Tôi vừa đọc bài báo: "Nói thật hay nói dối" trên báo Xây dựng (số 73(583) -ra ngày thứ 5, ngày 9-9-2004), tôi bỏ công ra gõ lại cho các anh em cùng xem...và bình luận:
NÓI THẬT HAY NÓI DỐI
KTS Ngô Huy Giao
Từ xa xưa, đạo lý làm người, từ Tây sang Đông đều dạy con người phải tránh nói dối, biết nói thật.
Bác Hồ dạy thiếu nhi: thật thà dũng cảm. Các thủ trưởng chẳng ưa gì nhân viên cấp dưới quanh co nói dối.
Chẳng ông bà chủ nào ưa chuộng người làm thuê hay nói dối.
Các bà vợ rất sợ các ông chồng hay nói dối.
Nhìn chung, xã hội chẳng ưa gì "nói dối". Thế nhưng trong phòng thiết kế xây dựng, các sinh viên thực tập, các kiến trúc sư mới ra trường, bài học đầu tiên không phải là vẽ cho giỏi mà là nói dối theo hướng dẫn của người chủ trì.
Câu chuyện là như thế này.
Thiết kế phí theo bảng chuẩn của Bộ Xây dựng ban hành rất thấp so với giá nhiều nước trên thế giới, chỉ bằng khoảng 1/5 đến 1/6. Nhưng so với mặt bằng sinh hoạt chung của các tầng lớp "người làm thuê" ở Việt Nam hiện nay, cũng không nên kêu ca làm gì.
Nhưng hãy thử làm con tính:
100đ (100%) tiền thiết kế được chi phí như sau:
25đ tiền thuế (Trong bài viết gốc là 15đ có thể tác giả gõ nhầm)
5đ quản lý chi phí của bộ máy văn phòng
30đ cho bên A, ta thường gọi là "lại quả"
5đ cho "phong bì" hay chiêu đãi các hội nghị xét duyệt thẩm định
15đ chi phí in bản vẽ, giấy vẽ, máy vi tính,...
Cộng lại = 80đ
Số tiền còn lại: 100đ - 80đ = 20đ (tức là chỉ có 20%)
Đây là số tiền thực được phân phối cho người thiết kế của hàng chục bộ môn. Theo KTS Hoàng Đạo Kính, Phó Chủ tịch Hội KTS Việt Nam: "...Thiết kế phí, thù lao cho sáng tác hiện hành quá thấp, không thể làm cơ sở để huy động kiến thức và tài năng của KTS cho công việc sáng tạo đầy trách nhiệm. Chính do tình trạng này, nhiều KTS giỏi đã buộc phải chuyển dần sang làm cán bộ quản lý...".
Điều thú vị còn ở điểm này. Các khoản 3 và 4 không thể có chứng từ. Đừng nói có "Hóa đơn đỏ", ngay đến "Hóa đơn trắng" cũng không có. Vậy là coi như KTS thiết kế được hưởng. Họ sẽ phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp cao do chi phí quản lý xí nghiệp ít, hoặc có thể phải chịu cả thuế thu nhập cá nhân cao (dù lĩnh rất ít).
Vậy buộc họ phải tìm cách nói dối, kê khai ma chứng từ sao cho hợp lệ. Đi đến thực tế: không phải tài năng lớn thì hưởng thụ nhiều, mà lại là nói dối giỏi thì thu nhập cao. Cho nên vấn đề là chưa tăng tiền thiết kế thì phải làm sao cho tiền ấy rơi đúng chỗ.
Gần đây người ta bàn nhiều đến giảm phiền hà cho doanh nghiệp, kinh doanh kể cả giảm thuế hoặc cách thu thuế sao cho hợp lý. Chẳng riêng gì khối tư vấn xây dựng, nhiều tư vấn các ngành nghề khác, các dịch vụ khác cũng tương tự.
Kết quả cuối cùng, cũng theo KTS Hoàng Đạo Kính: "...Rốt cuộc là ta có nhiều KTS cán bộ, còn KTS hành nghề khoẻ cứ yếu dần đi".
Và các chủ đầu tư phải đi thuê thiết kế nước ngoài đang hành nghề ở Việt Nam với giá thiết kế cao hơn nhiều lần. Để rồi họ lại thuê lại các cộng sự Việt Nam !!!
HẾT
NÓI THẬT HAY NÓI DỐI
KTS Ngô Huy Giao
Từ xa xưa, đạo lý làm người, từ Tây sang Đông đều dạy con người phải tránh nói dối, biết nói thật.
Bác Hồ dạy thiếu nhi: thật thà dũng cảm. Các thủ trưởng chẳng ưa gì nhân viên cấp dưới quanh co nói dối.
Chẳng ông bà chủ nào ưa chuộng người làm thuê hay nói dối.
Các bà vợ rất sợ các ông chồng hay nói dối.
Nhìn chung, xã hội chẳng ưa gì "nói dối". Thế nhưng trong phòng thiết kế xây dựng, các sinh viên thực tập, các kiến trúc sư mới ra trường, bài học đầu tiên không phải là vẽ cho giỏi mà là nói dối theo hướng dẫn của người chủ trì.
Câu chuyện là như thế này.
Thiết kế phí theo bảng chuẩn của Bộ Xây dựng ban hành rất thấp so với giá nhiều nước trên thế giới, chỉ bằng khoảng 1/5 đến 1/6. Nhưng so với mặt bằng sinh hoạt chung của các tầng lớp "người làm thuê" ở Việt Nam hiện nay, cũng không nên kêu ca làm gì.
Nhưng hãy thử làm con tính:
100đ (100%) tiền thiết kế được chi phí như sau:
25đ tiền thuế (Trong bài viết gốc là 15đ có thể tác giả gõ nhầm)
5đ quản lý chi phí của bộ máy văn phòng
30đ cho bên A, ta thường gọi là "lại quả"
5đ cho "phong bì" hay chiêu đãi các hội nghị xét duyệt thẩm định
15đ chi phí in bản vẽ, giấy vẽ, máy vi tính,...
Cộng lại = 80đ
Số tiền còn lại: 100đ - 80đ = 20đ (tức là chỉ có 20%)
Đây là số tiền thực được phân phối cho người thiết kế của hàng chục bộ môn. Theo KTS Hoàng Đạo Kính, Phó Chủ tịch Hội KTS Việt Nam: "...Thiết kế phí, thù lao cho sáng tác hiện hành quá thấp, không thể làm cơ sở để huy động kiến thức và tài năng của KTS cho công việc sáng tạo đầy trách nhiệm. Chính do tình trạng này, nhiều KTS giỏi đã buộc phải chuyển dần sang làm cán bộ quản lý...".
Điều thú vị còn ở điểm này. Các khoản 3 và 4 không thể có chứng từ. Đừng nói có "Hóa đơn đỏ", ngay đến "Hóa đơn trắng" cũng không có. Vậy là coi như KTS thiết kế được hưởng. Họ sẽ phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp cao do chi phí quản lý xí nghiệp ít, hoặc có thể phải chịu cả thuế thu nhập cá nhân cao (dù lĩnh rất ít).
Vậy buộc họ phải tìm cách nói dối, kê khai ma chứng từ sao cho hợp lệ. Đi đến thực tế: không phải tài năng lớn thì hưởng thụ nhiều, mà lại là nói dối giỏi thì thu nhập cao. Cho nên vấn đề là chưa tăng tiền thiết kế thì phải làm sao cho tiền ấy rơi đúng chỗ.
Gần đây người ta bàn nhiều đến giảm phiền hà cho doanh nghiệp, kinh doanh kể cả giảm thuế hoặc cách thu thuế sao cho hợp lý. Chẳng riêng gì khối tư vấn xây dựng, nhiều tư vấn các ngành nghề khác, các dịch vụ khác cũng tương tự.
Kết quả cuối cùng, cũng theo KTS Hoàng Đạo Kính: "...Rốt cuộc là ta có nhiều KTS cán bộ, còn KTS hành nghề khoẻ cứ yếu dần đi".
Và các chủ đầu tư phải đi thuê thiết kế nước ngoài đang hành nghề ở Việt Nam với giá thiết kế cao hơn nhiều lần. Để rồi họ lại thuê lại các cộng sự Việt Nam !!!
HẾT
Ghi chú