QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

TỔ HỢP TẢI TRỌNG

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • ðề: Tổ hợp tải trọng

    Có lẽ bạn nên xem lại. Vì tôi nhớ ko nhầm thì giá trị áp lực gió khi đưa vào tiêu chuẩn đã kể đến xác xuất sảy ra ko vượt quá bao nhiêu lần ji đó (hình như là 3 lần) trong vòng 30 năm. Như thế đâu có phải là thường xuyên.
    Còn về hệ số tải trọng DD trong THDB thì tại sao chỉ TCVN lấy bằng 1. trong khi đó tất cả các TC nước ngoài đề có hệ số lớn hơn. Không lẽ riêng VN ta chơi riêng một sân
    HOANG GIAP
    Structural Engineer
    Mobile : +84 984 968 982
    "Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học"

    Ghi chú


    • Ðề: ðề: Tổ hợp tải trọng

      Nguyên văn bởi HVG_ACE View Post
      Có lẽ bạn nên xem lại. Vì tôi nhớ ko nhầm thì giá trị áp lực gió khi đưa vào tiêu chuẩn đã kể đến xác xuất sảy ra ko vượt quá bao nhiêu lần ji đó (hình như là 3 lần) trong vòng 30 năm. Như thế đâu có phải là thường xuyên.
      Còn về hệ số tải trọng DD trong THDB thì tại sao chỉ TCVN lấy bằng 1. trong khi đó tất cả các TC nước ngoài đề có hệ số lớn hơn. Không lẽ riêng VN ta chơi riêng một sân
      Cái này theo tÔi hiêủ là như thế theo TC cũ tức là "VN ta chơi riêng một mâm", nhưng nếu dùng theo 375 (hay EC) thì mình đang chuyỂn từ chiếu trên sang chiếu dưới bác ợ.

      Tổ hợp theo ACI và BS tất nhiên là không giỐng VN ta rồi.
      nc. oanh

      Safety begins with team work

      Ghi chú


      • Ðề: ðề: Tổ hợp tải trọng

        Nguyên văn bởi cupidon
        Ở các tiêu chuẩn nước ngoài thì bê tông họ lấy cấp độ bền, thép họ lấy giới hạn chảy để đưa vào tính toán nên cường độ của vật liệu đưa vào để tính toán cao hơn Việt Nam rất nhiều vì vậy hệ số tổ hợp của họ phải cao hơn là đúng rồi. Dù là tiêu chuẩn nước ngoài hay tiêu chuẩn Việt Nam nếu cùng 1 tiêu trí thì kết quả cuối cùng vẫn là gần giống nhau thôi! Điều đó có nghĩa là nếu mình tính một cái dầm nếu theo Eurocode mà bỏ qua tiêu trí chống cháy thì kết qua thu được cũng phải gần giống như TCVN bạn chứ ko có sự chênh lệch nhau nhiều đâu!
        nhất trí với bác về khoản này
        Nhìn lên trời xanh thấy thấy nhà cao cao
        Nhìn xuống đất thấy người đông đông

        Ghi chú


        • Ðề: ðề: Tổ hợp tải trọng

          Nguyên văn bởi trung ha
          Không có chệ số tổ hợp của gió là 1.2 .
          Trong quy phạm có nói rõ :
          Hệ số 1.2: là hệ số an toàn , hoặc hệ số vượt tải ( trong quy phạm có nói đây là hệ số tin cây).cái này được tính trực tiếp vào lực tác động của gió.
          Hệ số 0.9: là hệ số tổ hợp ( có xét tới xác suất xuất hiện đồng thời khi có hoạt tải đi kèm)
          Hệ số 1.0 ( quy phạm không nhắc tới nhưng ta phải biết khi tổ hợp tải gió với tải trọng thường xuyên)
          Xin đọc lại từ bài #223 đến #228 xem ta đang nói về vấn đề ji.
          Còn thưa bạn, hệ số 1.2 ở đây thực chất là hệ số chuyển đổi từ xác xuất độ tin cậy của áp lực gió đo trong 30 năm sang 50 năm. còn hệ số tổ hợp của tải trọng gió tôi ko bàn đến vì nó quá rõ ràng.
          HOANG GIAP
          Structural Engineer
          Mobile : +84 984 968 982
          "Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học"

          Ghi chú


          • ðề: Tổ hợp tải trọng

            Tôi là thành viên mới trong diễn đàn. Tôi có biết chút ít về tổ hợp tải trọng (tiêu chuẩn Thụy Sỹ và Châu Âu) nên xin góp vài lời:
            1. Theo tôi nên dùng "Tổ Hợp Tải Trọng" thì chính xác hơn. Vì tải trọng là nguyên nhân "bên ngoài" tác động lên kết cấu, Nội lực là cái sinh ra từ tải trọng.
            2. Hệ số cho tải trọng được tính toán đúng là theo Xác Suất, nhưng xác suất xảy ra trường hợp "vượt tải" thường là 95%, nên hệ số này không nhất thiết phải nhỏ hơn 1. Ví dụ cho trọng lượng bản thân người ta lấy hệ số 1,35 cho trường hợp trọng lượng bản thân "bất lợi", hoặc 0,8 (nếu tôi nhớ không lầm) cho trường hợp "có lợi" ví dụ Mái nhà bị gió thổi tốc lên -> trọng lượng bản thân của mái nhà là có lợi vì chống lại lực gió. Hoạt tải là hế số 1,5.....v.v
            3. Nếu các bạn muốn tham khảo phần mếm tính Kết cấu thì tôi xin giới thiệu phần mềm SCIA_Engineer là phần mềm sử dụng phổ biến ở Thụy Sỹ, bạn có thể tham khảo phần tổ hợp tải trọng theo Tiêu Chuẩn Thuy Sỹ, Tiêu chuẩn Châu Âu và Mỹ cũng như vài tiêu chuẩn khác. Mình củng có thể bổ sung tiêu chuẩn VN vào.

            Nếu bạn biết tiếng Pháp thì có thể dùng Google de search vài tài liệu trên Internet liên quan đến tiêu chuẩn Thụy Sỳ : Tiêu chuẩn = Norme, 2 tiêu chuẩn liên quan đến tổ hợp tải trọng là SIA 260, SIA 261, cho béton là SIA 262.1 và SIA 262

            Thân ái

            Ghi chú


            • ðề: Tổ hợp tải trọng

              Các tổ hợp tải trọng thường gặp là:
              - Sécurité structural: tổ hợp an toàn (để tính nội lực -> cốt thép, kiểm tra cường độ vật liệu, kiểnm tra chôc thủng cho dalle...).
              - Accidentelle (tai nạn: như động đất, cháy nhà, va chạm mạnh...)
              - Aptitude au service (tổ hợp tải trọng đưa vào sử dụng) gồm 3 tổ hợp nhỏ.

              Buồn ngủ quá, có gì liên lạc sau....

              Ghi chú


              • Ðề: ðề: Tổ hợp tải trọng

                Nguyên văn bởi HVG_ACE View Post
                Có lẽ bạn nên xem lại. Vì tôi nhớ ko nhầm thì giá trị áp lực gió khi đưa vào tiêu chuẩn đã kể đến xác xuất sảy ra ko vượt quá bao nhiêu lần ji đó (hình như là 3 lần) trong vòng 30 năm. Như thế đâu có phải là thường xuyên.
                Còn về hệ số tải trọng DD trong THDB thì tại sao chỉ TCVN lấy bằng 1. trong khi đó tất cả các TC nước ngoài đề có hệ số lớn hơn. Không lẽ riêng VN ta chơi riêng một sân
                gió động thì xẩy ra hàng ngày hàng giờ tuy cường độ khác nhau,còn động đất thì hiếm hơn và thời gian tác động lại rất nhanh.nên toôi nghĩ hệ số gió động 1,2 còn động đất xẩy ra trong thời gian ngắn do đó ta có thể kể đến tính ko đồng thời giữa các dạng tải trọng

                Ghi chú


                • ðề: Tổ hợp tải trọng

                  Về hệ số độ tin cậy n=1.2 của tải trọng gió.
                  Đây là hệ số chuyển đổi của tải trọng gió từ chu kỳ lặp 20 năm sang chu kỳ lặp 50 năm (vì áp lực gió tiêu chuẩn theo 2737 được xác định theo vận tốc gió giật 3s, chu kỳ lặp 20 năm, trong khi tuổi thọ của nhà/công trình thường là 50 năm).

                  Về cường độ vật liệu theo TCVN và TC nước ngoài là tương đương nhau, đều bằng cường độ đặc trưng(BT)/cường độ chảy(thép) chia cho hệ số an toàn của vật liệu. Có điều các hệ số an toàn vật liệu này của TC nước ngoài đều cao hơn của việt nam, lại + thêm hệ số an toàn của tải trọng cũng cao hơn nữa (cái này ai cũng biết), thế nên thiết kế BTCT theo tiêu chuẩn nước ngoài (VD: BS) là thiên về an toàn hơn.

                  Ghi chú


                  • ðề: Tổ hợp tải trọng

                    có ai bit cách lấy kết quả nội lực trong sap 2000 để tính côt thép dầm và khung giống cách của thầy VÕ BÁ TẦM trong sách BÊ TÔNG 2 không, chỉ em giùm với?

                    Ghi chú


                    • ðề: Tổ hợp tải trọng

                      anh tvtamhn và các bác cho em hỏi

                      anh tvtamhn co viết "5. Hiện tại ở Vn, nhiều người dùng các phần mềm của Tây và thiết kế theo tiêu chuẩn Tây nhưng tổ hợp tải trọng, cường độ vật liệu lại vẫn lấy theo Việt nam. Như vậy là rất nguy hiểm. Cũng không thể trách họ được mà trách những bác đầu ngành, các trường, viện không có nghị định, quy phạm, tài liệu để hướng dẫn làm, cứ để anh em mầy mò. Chắc các bác cũng biêt tính cái cột lệch tâm xiên (bi Moment) nó phức sờ tạp như nào rồi."

                      trong bài viết trên anh tvtamhn có nói là "rất nguy hiểm" vậy nguy hiểm ở đây là nguy hiểm gì ? và tại sao nguy hiểm ?

                      mong các bác gảii đáp hộ,e là sinh viên mới ra trường,chưa am hiểm lắm !!!!!!!!!!

                      Ghi chú


                      • ðề: Tổ hợp tải trọng

                        các bác oi!e mới hoc năm hai đang rất gà mờ kết cấu
                        các bác có thể nói cho em biết dầm btct trong nhà dân dụng dài tối da bao nhiêu mét dc ko?

                        Ghi chú


                        • Ðề: ðề: Tổ hợp tải trọng

                          Nguyên văn bởi trương công View Post
                          các bác oi!e mới hoc năm hai đang rất gà mờ kết cấu
                          các bác có thể nói cho em biết dầm btct trong nhà dân dụng dài tối da bao nhiêu mét dc ko?
                          Tôi không biết bạn hỏi như thế để làm gì. Bạn xem mấy cái cầu bằng bê tông cốt thép thì nhịp của nó dài bao nhiêu(tất nhiên nó còn phụ thuộc vào nhiều cái khác nữa). CÒn dầm bê tông cốt thép trong nhà dân dụng thì tui đã từng làm cái dài hơn 18m rồi(dầm cao 1,2m không dự ứng lực)
                          Làm việc tích cực nhưng cũng có lúc cần nghỉ nghơi, vui chơi????????

                          Ghi chú


                          • ðề: Tổ hợp tải trọng

                            Em chào các anh các bác, em mới tham gia diễn đàn thấy mọi người nói như vậy thì các thầy trong trường toàn bắt làm tổ hợp nội lực rồi mới lấy đó tính toán chứ đâu có tổ hợp tải trọng đâu, các anh các bác kinh nghiệm đi trước có những cách nào học tổ hợp tải trọng chỉ giáo cho tụi đàn em bọn em với!

                            Ghi chú


                            • ðề: Tổ hợp tải trọng

                              Tổ hợp tải trọng khi làm hồ sơ thiết kế, phần thuyết minh sẽ chứa rất nhiều dữa liệu xuất ra đặc biệt khi làm nhiều combo, tổ hợp nội lực thì kết quả ít hơn. Khi dùng tổ hợp nội lực các bạn chỉ cần khai báo các trường hợp tải trong etabs( static load case) mà không tạo các combo (add), lúc đó chạy etabs xuất nội lực ra, dùng phần mềm tổ hợp nội lực Việt Nam để tổ hợp. Hình như trước giờ chỉ có thằng RDW thì phải.

                              Ghi chú


                              • ðề: Tổ hợp tải trọng

                                THNL là giải nội lực rồi tồ hợp lải.
                                THTT là tố tải xong rồi giải nội lực.
                                phần mềm toàn là của nước ngoài nên chúng ta toàn làm theo tây, vì chưa có phần mềm chuyên dùng cho Việt Nam, chỉ còn hi vọng vào lớp trẻ, nhất là những ngời học xd nhưng rành về cntt.
                                khởi đầu của ban ngày là kết thúc của ban đêm.

                                Ghi chú

                                Working...
                                X