QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

TỔ HỢP TẢI TRỌNG

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • fascit
    replied
    ðề: Tổ hợp tải trọng

    Về hệ số độ tin cậy n=1.2 của tải trọng gió.
    Đây là hệ số chuyển đổi của tải trọng gió từ chu kỳ lặp 20 năm sang chu kỳ lặp 50 năm (vì áp lực gió tiêu chuẩn theo 2737 được xác định theo vận tốc gió giật 3s, chu kỳ lặp 20 năm, trong khi tuổi thọ của nhà/công trình thường là 50 năm).

    Về cường độ vật liệu theo TCVN và TC nước ngoài là tương đương nhau, đều bằng cường độ đặc trưng(BT)/cường độ chảy(thép) chia cho hệ số an toàn của vật liệu. Có điều các hệ số an toàn vật liệu này của TC nước ngoài đều cao hơn của việt nam, lại + thêm hệ số an toàn của tải trọng cũng cao hơn nữa (cái này ai cũng biết), thế nên thiết kế BTCT theo tiêu chuẩn nước ngoài (VD: BS) là thiên về an toàn hơn.

    Leave a comment:


  • namxd9
    replied
    Ðề: ðề: Tổ hợp tải trọng

    Nguyên văn bởi HVG_ACE View Post
    Có lẽ bạn nên xem lại. Vì tôi nhớ ko nhầm thì giá trị áp lực gió khi đưa vào tiêu chuẩn đã kể đến xác xuất sảy ra ko vượt quá bao nhiêu lần ji đó (hình như là 3 lần) trong vòng 30 năm. Như thế đâu có phải là thường xuyên.
    Còn về hệ số tải trọng DD trong THDB thì tại sao chỉ TCVN lấy bằng 1. trong khi đó tất cả các TC nước ngoài đề có hệ số lớn hơn. Không lẽ riêng VN ta chơi riêng một sân
    gió động thì xẩy ra hàng ngày hàng giờ tuy cường độ khác nhau,còn động đất thì hiếm hơn và thời gian tác động lại rất nhanh.nên toôi nghĩ hệ số gió động 1,2 còn động đất xẩy ra trong thời gian ngắn do đó ta có thể kể đến tính ko đồng thời giữa các dạng tải trọng

    Leave a comment:


  • DIEN Duc Duc
    replied
    ðề: Tổ hợp tải trọng

    Các tổ hợp tải trọng thường gặp là:
    - Sécurité structural: tổ hợp an toàn (để tính nội lực -> cốt thép, kiểm tra cường độ vật liệu, kiểnm tra chôc thủng cho dalle...).
    - Accidentelle (tai nạn: như động đất, cháy nhà, va chạm mạnh...)
    - Aptitude au service (tổ hợp tải trọng đưa vào sử dụng) gồm 3 tổ hợp nhỏ.

    Buồn ngủ quá, có gì liên lạc sau....

    Leave a comment:


  • DIEN Duc Duc
    replied
    ðề: Tổ hợp tải trọng

    Tôi là thành viên mới trong diễn đàn. Tôi có biết chút ít về tổ hợp tải trọng (tiêu chuẩn Thụy Sỹ và Châu Âu) nên xin góp vài lời:
    1. Theo tôi nên dùng "Tổ Hợp Tải Trọng" thì chính xác hơn. Vì tải trọng là nguyên nhân "bên ngoài" tác động lên kết cấu, Nội lực là cái sinh ra từ tải trọng.
    2. Hệ số cho tải trọng được tính toán đúng là theo Xác Suất, nhưng xác suất xảy ra trường hợp "vượt tải" thường là 95%, nên hệ số này không nhất thiết phải nhỏ hơn 1. Ví dụ cho trọng lượng bản thân người ta lấy hệ số 1,35 cho trường hợp trọng lượng bản thân "bất lợi", hoặc 0,8 (nếu tôi nhớ không lầm) cho trường hợp "có lợi" ví dụ Mái nhà bị gió thổi tốc lên -> trọng lượng bản thân của mái nhà là có lợi vì chống lại lực gió. Hoạt tải là hế số 1,5.....v.v
    3. Nếu các bạn muốn tham khảo phần mếm tính Kết cấu thì tôi xin giới thiệu phần mềm SCIA_Engineer là phần mềm sử dụng phổ biến ở Thụy Sỹ, bạn có thể tham khảo phần tổ hợp tải trọng theo Tiêu Chuẩn Thuy Sỹ, Tiêu chuẩn Châu Âu và Mỹ cũng như vài tiêu chuẩn khác. Mình củng có thể bổ sung tiêu chuẩn VN vào.

    Nếu bạn biết tiếng Pháp thì có thể dùng Google de search vài tài liệu trên Internet liên quan đến tiêu chuẩn Thụy Sỳ : Tiêu chuẩn = Norme, 2 tiêu chuẩn liên quan đến tổ hợp tải trọng là SIA 260, SIA 261, cho béton là SIA 262.1 và SIA 262

    Thân ái

    Leave a comment:


  • HVG_ACE
    replied
    Ðề: ðề: Tổ hợp tải trọng

    Nguyên văn bởi trung ha
    Không có chệ số tổ hợp của gió là 1.2 .
    Trong quy phạm có nói rõ :
    Hệ số 1.2: là hệ số an toàn , hoặc hệ số vượt tải ( trong quy phạm có nói đây là hệ số tin cây).cái này được tính trực tiếp vào lực tác động của gió.
    Hệ số 0.9: là hệ số tổ hợp ( có xét tới xác suất xuất hiện đồng thời khi có hoạt tải đi kèm)
    Hệ số 1.0 ( quy phạm không nhắc tới nhưng ta phải biết khi tổ hợp tải gió với tải trọng thường xuyên)
    Xin đọc lại từ bài #223 đến #228 xem ta đang nói về vấn đề ji.
    Còn thưa bạn, hệ số 1.2 ở đây thực chất là hệ số chuyển đổi từ xác xuất độ tin cậy của áp lực gió đo trong 30 năm sang 50 năm. còn hệ số tổ hợp của tải trọng gió tôi ko bàn đến vì nó quá rõ ràng.

    Leave a comment:


  • nonnuoc
    replied
    Ðề: ðề: Tổ hợp tải trọng

    Nguyên văn bởi cupidon
    Ở các tiêu chuẩn nước ngoài thì bê tông họ lấy cấp độ bền, thép họ lấy giới hạn chảy để đưa vào tính toán nên cường độ của vật liệu đưa vào để tính toán cao hơn Việt Nam rất nhiều vì vậy hệ số tổ hợp của họ phải cao hơn là đúng rồi. Dù là tiêu chuẩn nước ngoài hay tiêu chuẩn Việt Nam nếu cùng 1 tiêu trí thì kết quả cuối cùng vẫn là gần giống nhau thôi! Điều đó có nghĩa là nếu mình tính một cái dầm nếu theo Eurocode mà bỏ qua tiêu trí chống cháy thì kết qua thu được cũng phải gần giống như TCVN bạn chứ ko có sự chênh lệch nhau nhiều đâu!
    nhất trí với bác về khoản này

    Leave a comment:


  • nguyencongoanh
    replied
    Ðề: ðề: Tổ hợp tải trọng

    Nguyên văn bởi HVG_ACE View Post
    Có lẽ bạn nên xem lại. Vì tôi nhớ ko nhầm thì giá trị áp lực gió khi đưa vào tiêu chuẩn đã kể đến xác xuất sảy ra ko vượt quá bao nhiêu lần ji đó (hình như là 3 lần) trong vòng 30 năm. Như thế đâu có phải là thường xuyên.
    Còn về hệ số tải trọng DD trong THDB thì tại sao chỉ TCVN lấy bằng 1. trong khi đó tất cả các TC nước ngoài đề có hệ số lớn hơn. Không lẽ riêng VN ta chơi riêng một sân
    Cái này theo tÔi hiêủ là như thế theo TC cũ tức là "VN ta chơi riêng một mâm", nhưng nếu dùng theo 375 (hay EC) thì mình đang chuyỂn từ chiếu trên sang chiếu dưới bác ợ.

    Tổ hợp theo ACI và BS tất nhiên là không giỐng VN ta rồi.

    Leave a comment:


  • HVG_ACE
    replied
    ðề: Tổ hợp tải trọng

    Có lẽ bạn nên xem lại. Vì tôi nhớ ko nhầm thì giá trị áp lực gió khi đưa vào tiêu chuẩn đã kể đến xác xuất sảy ra ko vượt quá bao nhiêu lần ji đó (hình như là 3 lần) trong vòng 30 năm. Như thế đâu có phải là thường xuyên.
    Còn về hệ số tải trọng DD trong THDB thì tại sao chỉ TCVN lấy bằng 1. trong khi đó tất cả các TC nước ngoài đề có hệ số lớn hơn. Không lẽ riêng VN ta chơi riêng một sân

    Leave a comment:


  • HVG_ACE
    replied
    Ðề: ðề: Tổ hợp tải trọng

    Nguyên văn bởi ninh47xd
    Tải trọng động đất dùng trong thiết kế theo TC375 có thời gian tác động rất ngắn (chỉ vài chục giây), xác suất xuất hiện thấp (475 năm) nên ko có sự phân biệt giữa TTTC và TTTT ở đây; vì vậy, hệ số tổ hợp cho tải động đất đc lấy bằng 1.
    Xin hỏi thế về mặt tác động cũng như xác suất xảy ra của tải trọng động đất và gió động là gần tương tự nhau. tại sao hệ số của tải trọng gió trong các tổ hợp này lại là 1.2

    Leave a comment:


  • HVG_ACE
    replied
    ðề: Tổ hợp tải trọng

    Thêm một vấn đề này nữa hơi 'lăn tăn", ko biết có bác nào để ý ko?
    Trong tất cả các tổ hợp theo TCVN thì các loại tải trọng đưa vào mô hình tính và tổ hợp là Tải trọng tính toán (TTTT) tức đã có hệ số vượt tải: TTTT = TTTC* Hệ số vượt tải
    Nhưng trong tổ hợp đặc biệt thì Tải trọng đặc biệt ở đây cụ thể là tải DD là TTTT hay TTTC. Theo tôi hiểu thì nó là TTTC. Vậy thì hệ số tổ hợp của nó trong THDB lấy bằng 1 có ji đó không hợp lý.

    Điều này là điểm khác giữa TCVN và Tiêu chuẩn nước ngoài. Bởi tiêu chuẩn nước ngoài tất cả các tải trọng đưa vào đền là TTTC và trong THDB hệ số tổ hợp của DD cũng chỉ bằng 1

    Xin lấy VD tổ hợp đặc biệt theo BS8110-97 như sau:
    1.0TT + 1.4DD
    1.4TT + 1.4DD
    1.2TT+ 1.2HT + 1.2DD

    Có bác nào có ý kiến ji ko????

    Leave a comment:


  • eng-hiep
    replied
    Ðề: ðề: Tổ hợp tải trọng

    Nguyên văn bởi HVG_ACE View Post
    Cái này chưa rõ ràng lắm.

    1.Theo TCXDVN 375-2005 mục 3.2.3.2

    THDB= TT + "Ứng suất trước" + DD + n*HT

    Trong đó hệ số n: là hệ số tổ hợp cho giá trị được coi là lâu dài của hoạt tải.
    Hệ số này được xác định theo bảng 3.4 tùy thuộc công năng sử dụng. VD: Nhà ở, văn phòng n=0.3
    Phòng họp n=0.6
    Khu thương mại n=0.6
    Kho n=0.8 ....vv...
    Do vậy tùy công năng chính của công trình mà nên xem xét hệ số tổ hợp này cho hợp lý.

    2.Theo TCVN 2737-1995 mục 2.4
    -THDB là do tác đông jcuar động đất ko tính đến tải trọng gió
    - THDB có một tải trọng tạm thời thì giá trị của tải trọng tạm thời được lấy toàn bộ (n=1)
    - THDB có 2 tải trọng tạm thời trở lên, Tải DD lấy bằng 1, Tải tạm thời tức hoạt tải thì được nhân với hệ số tổ hợp như sau:
    + Tải trọng tạm thời dài hạn nhân với hệ số 0.95
    + Tải trọng tạm thời ngắn hạn nhân với hệ số 0.8
    Do vậy có thể hiểu
    THDB = TT+ 0.95 HTDH + 0.8 HTNH + DD

    Điều này có vẻ "đá nhau" trong hệ thống tiêu chuẩn của mình. Nhưng tôi nghĩ nếu ta tính DD theo 375-2005 thì ta nên tổ hợp theo 375-2005 là hợp lý.
    Cái sau sẽ thay thế cái trước ,vì nó quy định cụ thể và chặt chẽ hơn .
    Last edited by eng-hiep; 21-05-2010, 11:20 AM.

    Leave a comment:


  • HVG_ACE
    replied
    ðề: Tổ hợp tải trọng

    Cái này chưa rõ ràng lắm.

    1.Theo TCXDVN 375-2005 mục 3.2.3.2

    THDB= TT + "Ứng suất trước" + DD + n*HT

    Trong đó hệ số n: là hệ số tổ hợp cho giá trị được coi là lâu dài của hoạt tải.
    Hệ số này được xác định theo bảng 3.4 tùy thuộc công năng sử dụng. VD: Nhà ở, văn phòng n=0.3
    Phòng họp n=0.6
    Khu thương mại n=0.6
    Kho n=0.8 ....vv...
    Do vậy tùy công năng chính của công trình mà nên xem xét hệ số tổ hợp này cho hợp lý.

    2.Theo TCVN 2737-1995 mục 2.4
    -THDB là do tác đông jcuar động đất ko tính đến tải trọng gió
    - THDB có một tải trọng tạm thời thì giá trị của tải trọng tạm thời được lấy toàn bộ (n=1)
    - THDB có 2 tải trọng tạm thời trở lên, Tải DD lấy bằng 1, Tải tạm thời tức hoạt tải thì được nhân với hệ số tổ hợp như sau:
    + Tải trọng tạm thời dài hạn nhân với hệ số 0.95
    + Tải trọng tạm thời ngắn hạn nhân với hệ số 0.8
    Do vậy có thể hiểu
    THDB = TT+ 0.95 HTDH + 0.8 HTNH + DD

    Điều này có vẻ "đá nhau" trong hệ thống tiêu chuẩn của mình. Nhưng tôi nghĩ nếu ta tính DD theo 375-2005 thì ta nên tổ hợp theo 375-2005 là hợp lý.

    Leave a comment:


  • eng-hiep
    replied
    Ðề: ðề: Tổ hợp tải trọng

    Nguyên văn bởi forever31050 View Post
    Mọi người có thể đóng góp thêm về các hệ số tổ hợp trong tổ hợp đặc biệt được ko? Vấn đề là hệ số của hoạt tải trong các tổ hợp này lấy bằng bao nhiêu??? TCVN 2737-1995 quy định hệ số tổ hợp một kiểu, còn nếu theo TCXDVn 375_2005 thì hệ số tổ hợp lại khác. Rất nhiều đơn vị tư vấn sử dụng các hệ số này rất khác nhau. Mong được thảo luận.

    THDB=n1*TT+n2*HT+DD
    n2=?????
    Em nhớ không lầm thì n2=0.3 thì phải ^^

    Leave a comment:


  • forever31050
    replied
    ðề: Tổ hợp tải trọng

    Mọi người có thể đóng góp thêm về các hệ số tổ hợp trong tổ hợp đặc biệt được ko? Vấn đề là hệ số của hoạt tải trong các tổ hợp này lấy bằng bao nhiêu??? TCVN 2737-1995 quy định hệ số tổ hợp một kiểu, còn nếu theo TCXDVn 375_2005 thì hệ số tổ hợp lại khác. Rất nhiều đơn vị tư vấn sử dụng các hệ số này rất khác nhau. Mong được thảo luận.

    THDB=n1*TT+n2*HT+DD
    n2=?????

    Leave a comment:


  • eng-hiep
    replied
    Ðề: ðề: Tổ hợp tải trọng

    Nguyên văn bởi bachlonganh View Post
    Các bác chỉ giúp em cái này tý nha.Vd khi minh khai báo trong sap2000 là D200,400.mình gán dầm này cho phần tử trên khung.Vậy khi sap chạy nó có tính trọng lượng bản thân D200,400 cho mình ko hả các bác?/
    giúp em nha!!!!
    Phần mềm sẽ tự động tính nếu bạn khai báo trọng lượng vật liệu và hệ số nhân TLBT của tải trọng .

    Leave a comment:

Working...
X