QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

TỔ HỢP TẢI TRỌNG

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • beton
    replied
    ðề: Tính gió động

    Thực tế, khi tính toắn nội lực đối với công trình có gió động. Dùng cách tổ hợp nôi lực như phụ lục về tính tải trọng gió động của việtnam mình thấy mồ hôi toắt ra đầm đìa. vì qui phạm có nhiều lổ hổng quá. bắt tính toắn theo căn của tổng bình phương là nội lực luôn mang dấu dương mà sau đó lại cộng đại số với các nội lực còn lại e dễ bị u đầu quá. Anh em nào tính công trình trên 40 mét có thấy vấn đề này không?
    Tui đọc các qui phạm khác có thấy người ta chia theo chiều cao 40 mét đâu !
    Bắt làm gió thì cho thật chính xác trong khi đưa ra công thức tổ hợp thì không có lấy một lời giải thích. Lại còn giải bài toắn tần số dao động quá gần đúng, làm kết quả sai khác nhiều với thực tế. Không biết "các Bác ở Bộ" có thấy không, thật là đáng buồn cho cái cuốn phụ lục tính gió động
    Last edited by beton; 09-03-2005, 09:45 PM.

    Leave a comment:


  • lmchinh
    replied
    ðề: Tổ Hợp Tải Trọng

    Nguyên văn bởi ducxd
    Ah mấy đại ca có biết về mấy tổ hợp tải trọng của Mĩ,Anh,Nhật..Em đang làm so sánh mấy tiêu chuẩn đó với TCVN bằng giải khung nhà.Em các ơn trước nha.
    Theo các tiêu chuẩn thiết kế của châu ÂU (Eurocode) thì hệ số an toàn của tổ hợp trọng tải là 1:1,1 hoặc max là 1:1,2 để tính toán thiết kế một cách an toàn nhưng cũng kinh tế nhất.

    Leave a comment:


  • dunglx533
    replied
    ðề: Tổ Hợp Tải Trọng

    Vi du:
    Khi tinh dam lien tuc: tren đường ảnh hưởng sẽ có dấu khác nhau:

    - Khi bạn tính Mo men dương chăng hạn, lúc đó hệ số vượt tải cho phần dương >1, và phần âm <1(tuy theo quy phạm mà có hệ số khác nhau)

    Leave a comment:


  • kennyloc
    replied
    ðề: Tổ Hợp Tải Trọng

    máy bác cho em hoi tý nha : em dang hoc năm cuối bên đại học thủy lợi ,mà bên em về phần kết cấu họ ít quan tâm, hiện nay em muốn tham khảo thêm phần này và em nghe bọn bạn em no bảo nên xem thêm sap2000, nhưng em ra thi trường thì sách nhan nhãn , em chảng biết nên chọn cuốn nào cả. Vậy máy bro nào co kinh nghiệp xin chỉ giúp em nên mua cuốn nào là tốt nhất? đề nghị cho luôn tác giả , nhà xuất bản , va cả gia tiền nửa thì càng tốt vì hiện tại tôi vẫn đang con la sinh viên mà: nội dung đi từ cơ bản, diễn giải chi tiết để có thể tự học được , và nếu được chỉ dùm em thêm cuốn nào chỉ cách đặt cốt thép trong nhưng trường hợp dễ mắt sai lầm nhất nha , thui tui cám ơn đây!!!

    Leave a comment:


  • pat
    replied
    ðề: Tổ Hợp Tải Trọng

    Thôi, có bác nào quăng cho anh em cai phan mềm tổ hợp nội lực cho SAP2000 đi cho gọn (anh em cám ơn nhiều). Nếu có bán chẳng hạn thị cho các mức phí luôn cho anh em khỏi băn khoăn. Nếu được bà con sẵn sàng ủng hộ hàng nội.....

    2 cents

    Leave a comment:


  • dungthikeco
    replied
    Tiêu chuẩn thiết kế của một quốc gia hay một tổ chức nào đó đều là một hệ thống tiêu chuẩn mang tính thống nhất của các yếu tố sau:
    - Phương pháp tính toán (phương pháp TTGH hay ƯSCP...);
    - Việc xác định tải trọng (tải trọng tiêu chuẩn-service loads và các hệ số vượt tải-load factors);
    - Việc xác định độ bền của cấu kiện đối với PPTHGH (độ bền danh định-norminal strength và các hệ số giảm độ bền-strength reduction factors) hoặc xác định ứng suất cho phép của vật liệu đối với PPƯSCP. Việc xử lý và chọn các giá trị cường độ vật liệu cũng nằm trong bước này;
    - Quá trình phân tích kết cấu (thường là phân tích đàn hồi);
    - Quá trình thiết kế (chọn kích thước tiết fiện, cốt thép, cắt uốn thép, cấu tạo...).

    Việc xác định các yếu tố trên khác nhau theo từng tiêu chuẩn và phụ thuộc vào cách tiếp cận vấn đề, quan điểm, kinh nghiệm, xử lý thống kê, đặc điểm tự nhiên và mức độ chấp nhận của xã hội của từng quốc gia (hay tổ chức). Tiêu chuẩn có thể là bắt buộc áp dụng hoặc không bắt buộc mà chỉ khuyến khích. Ví dụ: ACI là tiêu chuẩn không bắt buộc áp dụng, nếu một ai đó dùng ACI để thiết kế nhà, sau đó nhà đổ và điều tra cho thấy lỗi ở khâu thiết kế thì xin mời bác thiết kế vào bóc lịch (vì ACI không có quyền bảo hộ cho việc này); còn nếu dùng tiêu chuẩn Viêt Nam thì nếu nhà đổ còn biết đường mà cãi ở tòa.

    Mặc dù việc xác định toàn bộ các yếu tố trên khác nhau theo từng hệ tiêu chuẩn (tất nhiên là cũng có những điểm chung vì các tiêu chuẩn đều có chung mục đích là cố gắng đảm bảo an toàn và sự sử dụng bình thường cho công trình với chi phí chấp nhận được và các nước hoặc tổ chức cũng thường tham khảo nhau), nhưng trong một tiêu chuẩn thì nó là một hệ thống thống nhất. Do vậy khi thiết kế theo tiêu chuẩn nào thì nên áp dụng toàn bộ quy trình của tiêu chuẩn đó. Việc quy đổi một yếu tố nào đó từ tiêu chuẩn này sang tiêu chuẩn khác là không khuyển khích vì dễ nhầm lẫn có thể đem lại kết quả không chính xác do không xét được hết các yếu tố một cách đồng bộ.

    Tuy nhiên, với tình hình tiêu chuẩn trong nước phần nào không bắt kịp yêu cầu phát triển và sự "xâm nhập" của nhiều hệ thống tiêu chuẩn ngoại tiên tiến (Bộ xây dựng cũng khuyến khích dùng các tiêu chuẩn tiến tiến), thì vấn đề chuyển đổi các yếu tố giữa các tiêu chuẩn được đặt ra là tất yếu.

    Theo tôi khi chuyển đổi một yếu tố nào đó giữa hai tiêu chuẩn thì cần đọc kỹ toàn bộ hệ thống hai tiêu chuẩn này để có được một cái nhìn tổng quát và không bị sót các yếu tố ảnh hưởng khác. Chỉ quy đổi những yêu tố gì cần thiết, chẳng hạn như mác bê tông M theo TCVN và cường độ chịu nén đặc trưng của bê tông f'c theo ACI vì nhiều chủ đầu tư nước ngoài yêu cầu tư vấn Việt Nam phải thiết kế theo ACI, tức là số liệu đầu vào phải là f'c, trong khi nhiều nhà cung cấp bê tông Việt Nam lại chỉ cung cấp theo Mac, do vậy cần chuyển đổi. Có những yêu tố không cần chuyển đổi, chẳng hạn như tính thép theo tiêu chuẩn ngoại rồi tìm cách đổi sang TCVN, vì chỉ cấn tận dụng phần mềm nước ngoài đển bước xác định được nội lực, rồi dùng phần mềm của VN để thiết kế theo TCVN, một lý do nữa là việc chuyển đổi này cũng rất phức tạp và thường cho kết quả không chính xác.

    Trên đây là một vài suy nghĩ của tôi. Thanks.

    Leave a comment:


  • LeThangHCDC
    replied
    Các ý kiến của các bạn niki và haikcvncc rất có sức thuyết phục , đây là vấn đề rất quan trọng trong tình hình thiết kế KC hiện nay. Khi học trong trường chúng ta hoàn toàn không học gì về việc sử dụng các tiêu chuẩn của nước ngoài , nhưng khi đã làm thiết kế chúng ta dứt khoát phải biết và sử dụng , vì vậy tôi coi các ý kiến của 2 bạn là những lời cảnh báo đúng đắn. Xin được 2 bạn chỉ giáo thêm là hiện ở VN , nên tham khảo những tài liệu nào (về tiêu chuẩn nước ngoài - Mỹ , châu Âu và Nhật).

    Leave a comment:


  • lê văn Minh
    replied
    em cam on cac su phu da chi cho em
    nhung thay em day rang la cac truong hop to hop voi tinh tai co he so 1,1 va hoat tai thi 0,9 hay 1
    con QUYEN-BK92 chi cho em la 1,8 thi thep tinh ra kha chinh xac voi tieu chuan viet nạm
    vay thi vay de nay khi thiet ke thep cho cau kien co anh huong den he so to hop ma may tinh se tinh den.
    noi nhu anh tung duong thi giai ra noi luc thi khi to hop ta nhan he so 1,1 ---- phai khong???

    Leave a comment:


  • tungduong
    replied
    Nguyên văn bởi QUYEN-BK92
    To lê văn Minh:
    Tuy nhiên, tôi thì vẫn thường giải tới nội lực , còn thép thì dùng các phần mềm hỗ trợ hoặc tính tay.
    Have fun.
    Cứ làm vậy cho chắc ăn đi chú Minh ơi!
    Làm sẵn mấy file excel ấy.Có nội lực là bụp ra thép thôi!

    Leave a comment:


  • QUYEN-BK92
    replied
    To lê văn Minh:
    Bạn có thể thử dùng cách sau:nhân một hệ số nào đó vào các thành fần của tổ hợp tải trọng khi dùng Sap2000 hay Etabs để thiết kế, chú ý vẫn giữ nguyên các chỉ tiêu cường độ thép, béton trong máy như fy, fc, fys, fỵc. Không thay đổi các thông số của họ vì khó kiểm soát bài toan.Cụ thể:
    Thiết kế thép cho dầm nếu dùng BT#200 , thép Ra = 2100 kG/cm2, phải nhân hệ số như sau trong giai đoạn khai báo, :
    VN gamma = 1;
    ACI gamma = 1.8;
    CAN gamma = 1.8;
    EURO gamma = 1.8;
    nghĩa là phải khai báo dạng : 1.8TT + 1.8 HT + 1.8 WIND.
    Vào mục Design tính thép.
    Bạn thử xem và nghiên cứu với trường hợp BT#250, 300, với thiết kế cột.Kết quả gần giống nhau đấy.
    Tuy nhiên, tôi thì vẫn thường giải tới nội lực , còn thép thì dùng các phần mềm hỗ trợ hoặc tính tay.
    Have fun.

    Leave a comment:


  • lê văn Minh
    replied
    chào các bác
    các baqc1 có thể cho em biết làm thế nào để tính thép theo tiêu chuẩn việt nam trong khi tính toán tren phàn mèm của nước ngoài

    Leave a comment:


  • ducxd
    replied
    Bác mua cuốn của thầy Trung có diễn giải đầy đủ , chứ coi tiêu chuẩn không có diễn giải khó hiểu lắm.

    Leave a comment:


  • reivietnam
    replied
    Cách tổ hợp ở nước ngoài như thế nào?

    Cho em hỏi là :

    Trong nhà cao tầng thì việc tổ hợp tải trọng nhà cao tầng ở Mỹ có khác gì ở Việt Nam mình không ?

    Và khi tính toán sàn trong nhà , thì ACI nó tính toán theo phương pháp gì ? Hiện giờ em thấy thầy Tuân có viết sách về ACI nhưng không thấy phần ứng lực trước và sàn ? hay một số cấu kiện khác.

    Như vậy muốn tìm sách tính các cấu kiện đó thì mua ở đâu ?

    Nếu bác nào có sách ACI tiếng Anh , tiếng Mỹ. tiếng Việt thì cho em cái địa chỉ để em làm đồ án tốt nghiệp.

    Cảm ơn các anh nhiều !

    Leave a comment:


  • tungduong
    replied
    Tôi có quyển đó lâu rồi!Ủa toàn hỏi làm gì vậy?

    Leave a comment:


  • nguyencanhtoan
    replied
    To Tungduong :
    bạn có cuốn TCXD 229 : 1999 Chỉ dẫn tính toán thành phần động của tải trọng gió theo TCVN 2737:1995 chưa?

    Leave a comment:

Working...
X