QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

TỔ HỢP TẢI TRỌNG

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Champs
    replied
    Cái đó chỉ dùng để thiết kế nhà dân, nhà 2, 3 tầng thì hợp.
    Nguyên văn bởi ducxd
    Nói cho bác biết thực tế mấy huynh chất đầy tải luôn chả cần tổ hợp nhiều trường hợp chi cho mệt.
    Last edited by Champs; 18-01-2005, 06:01 PM.

    Leave a comment:


  • nnt5093
    replied
    các thầy!

    Quả thật các thầy bây giờ hình như bận quá nên chẳng có thời gian update giáo trình,giáo trình của ta hiện nay hơi cổ rồi thì phải.Từ giáo trình áp dụng vào thực tế không nhiều.
    Các bác cho ý kiến!

    Leave a comment:


  • lê văn Minh
    replied
    chu noi the sao duoc
    phai to hop nhung truong hop nhu tui noi thi moi tim ra duoc noi luc lon chu
    neu chu thich thi tham khao sach sap nhe
    ban tai dhbk tp hcm

    Leave a comment:


  • ducxd
    replied
    Nói cho bác biết thực tế mấy huynh chất đầy tải luôn chả cần tổ hợp nhiều trường hợp chi cho mệt.

    Leave a comment:


  • lê văn Minh
    replied
    anh reivietnam !
    anh muon to hop tai trong cho nha cao tang ma khoe rre nhu bo keo xe thi de thọi
    Anh nhap nguyen ca cong trinh cao tang vao trong sap (vua san va khung khong gian ) sau do cho hoat tải chat day tren san
    nhu vay anh cho co cac truong hop tai nhu sau:
    tinh tai chat day
    hoat tai chat day
    gio trai
    gio phai
    gio truoc
    gio sau
    nhung khi nhap tai gio thi can phai quy ve khung
    va can phai tinh gio dong khi nha cao 40 m tro len
    viec nhap tai nhu vay thi khi to hop tai rat khoe va chenh lech nhau khong lon so voi viec nhap khung phang voi hoat tai nhap chan le rat cục
    nhap khung khong gian ket hop san thi chinh sac hon la viec tach khung phang
    tt+ht
    tt+0.9(ht+gt)
    tt+0.9(ht+gp)
    tt+0.9(ht+gtruoc)
    tt+0.9(ht+gtsau)
    tt+gt
    tt+gp
    tt+gtruoc
    tt+giosau

    Leave a comment:


  • reivietnam
    replied
    Tổ hợp tải trọng nhà cao tầng ?

    Cảm ơn các đại ca đã trình bày phần tổ hợp khá hay. Vậy bây giờ chúng ta nên dùng tổ hợp theo phương pháp nào . Bác nào viết bài tổ hợp tải trọng cho nhà cao tầng đi. Chứ em thấy tổ hợp tải trọng nhiều kiểu quá , nhiều sách viết
    TH1 = TT*1+HT*0.8+GIOTRAI*0.6
    TH2 = TT*1+HT*0.9*GIOPHAI*0.8
    ...................................................
    Rồi pha vào đó là các trường hợp chất tải cách tầng cách nhịp nữa. Mà nếu làm như thế này thì với nhà cao tầng có chết thôi , làm sao tổ hợp đây.
    Mấy anh cho ý kiến

    Leave a comment:


  • lê văn Minh
    replied
    the theo anh thi lam sao cho dung
    chang le tinh phan mem cua nuoc ngoai roi to hop cua nuoc ngoai
    thi khong co gi ban
    nhung doi voi nuoc ta viec tinh toan dua vao phan mem cua nuoc ngoai va to hop tai theo vn thi tiet kiem hon chu

    Leave a comment:


  • tungduong
    replied
    Tai trong gio dong

    Các bác ai có tài liệu về gió động thì gửi cho mình hoặc upload lên cho tât cả tham khảo với.Mình cảm ơn nhiều!

    Leave a comment:


  • Đỗ Bảo Tuân
    replied
    Nguyên văn bởi ducxd
    Em có thắc mắc muốn hỏi mấy sư huynh khi mà tổ hợp tải trong chúng ta thường dùng hệ số ví du 1:0,9:0,9 , trong khi tụi nước ngoài thì hệ số là 1:1,4:1,5 có phải tụi nó làm vậy an toằn hơn mình không vậy?
    Ah mà em nghe nói bộ xây dựng đang chuẩn bị cho ra TCXD mới mà trong đó cho áp dụng những tiêu chuẩn nước ngoài vào phải không?

    Đó là do quan điểm tinh toán khác nhau, với tải trọng họ lấy tải trọng tiêu chuẩn nhân với các hệ số vượt tải:
    - Ví dụ theo Mỹ: ACI (Mỹ) hệ số tĩnh tải là 1.4 và hoạt tải là 1.7.
    - BS (Anh) lấy hê số là 1.4 và 1.6
    - NF (Pháp) là 1.5. và 1.5
    và cường độ bê tông và thép f'c và fy lấy gần như theo cường độ của mác bê tông và thép (Tất nhiên mác của họ cũng khác của ta).

    Trong khi đó hệ số đối với TC của Nga và của ta, hệ số vượt tải thấp hơn phương Tây (1.1 cho tĩnh tải và 1.4 cho hoạt tải) thế nhưng với cường độ vật liếu sau khi thí nghiệm phải chia cho 1 loạt hệ số: an toàn vật liệu, hệ số không đồng nhất, hệ số độ tin cậy v.v... mới đưa vào tính toán là Rlt và Ra

    Nói chung kết quả cũng gần tương tự nhau, nhưng của Tây hệ số an toàn cao hơn (đấy là do quan điểm tính toán) còn của Nga và ta thì tính theo trạng thái giói hạn trước phương Tây nên quan điểm tính toán là gần với sự làm việc thực của vật liệu.

    Trong điều kiện quản lý lỏng lẻo và không đồng bộ (bớt xén nhiều) như ở ta thì sử dụng hệ số an toàn cao yên tâm hơn, ăn no ngủ kỹ hơn.

    Đỗ Bảo Tuân
    Last edited by Đỗ Bảo Tuân; 11-12-2004, 09:06 AM.

    Leave a comment:


  • n2binh_ace_cdcc
    replied
    Theo mình thì cách làm của các vị tiền bối cũng là có nguyên do. Ngày xưa là không có máy tính mà kể cả bây giờ khi có máy tính thì việc tính được bằng tay là rất đáng quý đáng trân trọng. Theo mình tổ hợp nội lực có thể xuất phát từ nguyên do mỗi trường hợp tải thì ta lại quy về 1 sơ đồ tính khác nhau. TH tĩnh tải có thể lấy theo 1 sơ đồ khác , hoạt tải lấy theo sơ đồ tính gần đúng khác , tải gió cũng quy về một sơ đồ tính gần đúng khác. Do vậy khi mà ta tổ hợp tải trọng vào thì tính theo thcb1, thcb2, thdb thì khi đó sơ đồ mô hình để tính gần đúng sẽ là phức tạp và nhiều khi gây khó khăn trong tính toán. Phương pháp mà mình nói ở trên là phương pháp tính phương pháp mô hình khung gần đúng cơ học kết cấu bình thường. Còn như hiện nay thầy Phong cho các bạn quay KALI, HCROSS (không nhớ rõ tác giả) thì quả là khối lượng lớn. Bạn nên kiến nghị với thầy dùng mô hình cơ học kết cấu gần đúng thôi. Tất nhiên nếu có thể so sánh cả 3 PP thì mới quý. Nếu bạn nào đã từng tính và so sánh thì liên hệ mình biết với nhé.

    Leave a comment:


  • NguyenPhong
    replied
    Nguyên văn bởi yanoby
    Tôi thấy mọi người bàn bạc khá sôi nỏi về chủ đề tổ hợp tải trọng và các vấn đề liên quan trong TCXD của Việt Nam và của nước ngoài... nên cũng muốn đóng góp một số ý kiên.

    1- Tổ hợp nội lực và tổ hợp tải trọng

    Các bác ở đây chắc cũng đã từng biết thế nào là tổ hợp nội lực khi làm đồ án môn học. Tôi cho rằng đó là kết quả của quá khứ. (chia sẻ với bác Tuananhcdc). Hồi trước do các phần mền phân tích kết cấu bằng phương pháp phần tử hữu hạn không có phong phú như bây giờ nên hầu hết nội lực trong kết cấu đều được các vị tiền bối tính toán bằng các phương pháp gần đúng hoặc đơn giản hóa sơ đồ tính hay kèm theo một số giả thiết (cũng gần đúng). Chính vì thế nên để giải một bài toán tìm nội lực cho một cùng kết cấu ta có thể có các mô hình tính khác nhau (structural scheme). Từ kết quả nội lực của các mô hình tính đo ta lại tổ hợp lại để được nội lực dùng cho tính toán. Chính vị vậy cái cụm từ "tổ hợp nội lực" ra đời và tồn tại cho tới ngày nay.

    Nhưng cùng với sự pháp triển không ngừng của công nghê thông tin. thì một trong những phương pháp số hay được sử dụng để phân tích kết cấu là phương pháp phần tử hữu hạn (finite element method) việc có được nội lực của một kết cấu phức tạm bây giờ trở nên hết sức đơn giản. Ta chỉ cần lập một sơ đồ tính duy nhất cho mọi loại tải trọng. Rồi việc còn lại là đặt tải cho các trường hợp tải trọng khác nhau.

    Tổ hợp tải trọng (load combination) là tổ hợp của các tải trong cơ bản (load case) (thường bao gồm: tĩnh tải - dead load ; hoạt tải - live load / impose load ; tải trọng gió - wind load....) kèm theo các hệ số tổ hợp, được quy định tùy theo tiêu chuẩn nào bạn sử dụng. Các hệ số tổ hợp này xuất hiện như thế nào. Dĩ nhiên nó không xuất hiện tình cờ mà có được dựa vào các kết quả thông kê và nguyên lý xác xuất (đúng như bác niki đã nói). Thậm chí các con số đó có thể thay đổi nêu sau một thời gian (thường là dài), tùy theo kết quả quan sát và thống kê, tùy theo trình độ phát triển của công nghệ vật liệu, sự phát triển của các lý thuyết tính và cả sự nâng cao hiểu biết của chúng ta,...yếu tố hài hòa giữa an toàn và kinh tế cũng đc kể đến. Các nguyên lý này cũng áp dụng khi thành lập hệ số an toàn (safety factor, resistance factor...)

    Nhưng tựu trung lại 2 cái tên "tổ hợp nội lục" và "tổ hợp tải trong" đều phải cùng một nguyên tắc. Đó là tìm ra những kết hợp nào (có thể xảy ra - cái này rất quan trọng) của các tác động bên ngoài (ở đây tôi không muốn giới hạn chỉ ở tải trọng đơn thuần...) gây nguy hiểm cho kết cấu nhất. Cùng một đích đến nhưng cách thực hiện thì có khác nhau.

    Bạn NguyenPhong viết

    Thực ra tổ hợp tải trọng không có nghĩa là phần mềm sẽ phân tích kết cấu dưới tác động của 2 hay nhiều trường hợp tải trọng (load case). Cái mà bạn có được của một tổ hợp tải trọng (trong đó có nhiều load case) chỉ là cộng tác dụng của kết quả của các load case mà thôi. Đây là hạn chế của nó vì thực tế là các tải trọng này xuất hiện đồng thời. Nhưng nếu chỉ phân tích kết cấu ở giai đoặn tuyết tính thì việc làm này là chấp nhận được. Tuy nhiên trong một số trường hợp bạn có thể phải tiến hành phân tích phi tuyến hay phân tich trên sơ đồ đã biến dạng của kết cấu (P-delta analysis, second order analysis, non-linear analysis...) nhưng đề tài này vượt ra ngoài phạm vi của chủ đề, nên xin phép không nói ở đây.
    Cam on Bac Yanoby ve bai viet rat hay, va cau tra loi chinh xac ve tohoptaitrong va tohopnoiluc, dung nhu bac viet:''tổ hợp nội lục" và "tổ hợp tải trong" đều phải cùng một nguyên tắc. Đó là tìm ra những kết hợp nào (có thể xảy ra - cái này rất quan trọng) của các tác động bên ngoài (ở đây tôi không muốn giới hạn chỉ ở tải trọng đơn thuần...) gây nguy hiểm cho kết cấu nhất. Cùng một đích đến nhưng cách thực hiện thì có khác nhau.'' Va nhu vay, theo cach ma hien nay o viet nam chung ta dang lam la TOHOPNOILUC co dieu la khong lam bang THUCONG ma bang PHANMEM tinhoc , Khong hieu bac tuananhcdc tra loi nhu the nay la co y gi day???? (sao em khong thay bogotiengviet nhi)
    Nguyên văn bởi tuananhcdc
    """""Thầy giáo của em nói thế là "Mong muốn ôn lại kỷ niệm xưa" đấy ???. Anh muốn nói với em thế này hiện nay thực tế mọi người dùng tổ hợp tải trọng để thiết kế vì nó dễ làm mà do máy tự tính toán, mình chỉ việc xem xét và thiết kế. Tiếu chuẩn của nước ngoài và của mình cũng đã qui định các hệ số tổ hợp theo tải trọng và cứ theo đó mà phang.
    Nói như mọi người nói chỉ có thằng cha nào ngu, thừa thời gian thì mới đi tổ hợp nội lực để tính toán kết cấu em ạ!
    Nguyên nhân sâu xa thì anh có thể nói với em thế này, thời xưa các bậc tiền bối làm gì đã có các phần mềm tính toán như bây giờ . Thời xa xưa, nhưng cũng phải xa xưa lắm đâu chỉ khoảng năm 1989 trở về trước, các bậc tiền bối phần lớn chỉ tính kết cấu bằng tra bảng tính khung hoặc quay CANOPY để ra nội lực tính toán. Có nghĩa là các bậc tiền bối phải tính rất nhiều ví dụ: Tính nội lực do tính tải gây nên, tính nội lực do hoạt tải gây nên, tính nội lực do gió gây nên rồi cặm cụi ghi ghi chép chép, cộng trừ nhân chia để tổ hợp nội lực theo các trường bất lợi để tính kết cấu công trình. Nói chung vất vả không thể tưởng tượng nổi , nói thật chú ngày xưa anh làm cho thấy Phong cũng bị dính chưởng rồi choáng lắm. Mà hồi đấy đâu có chương trình Exel mà cộng trừ như bây giờ đâu, thời xưa chỉ chơi tay và cộng trừ bằng máy tính cá nhân cũng đã là mừng lắm rồi em ạ! Xong một công trình cũng mất gần một tháng để tính toán chứ không phải như bây giờ đâu, đưa vào máy chưa uống xong cốc nước trà đã ra cả côt thép để mình thiết kế rồi.
    Thầy em chắc muốn em ôn lại kỷ niệm xưa ấy mà , Thông cảm thôi!!!'''''.
    Last edited by NguyenPhong; 04-12-2004, 05:09 PM.

    Leave a comment:


  • yanoby
    replied
    Tôi thấy mọi người bàn bạc khá sôi nỏi về chủ đề tổ hợp tải trọng và các vấn đề liên quan trong TCXD của Việt Nam và của nước ngoài... nên cũng muốn đóng góp một số ý kiên.

    1- Tổ hợp nội lực và tổ hợp tải trọng

    Các bác ở đây chắc cũng đã từng biết thế nào là tổ hợp nội lực khi làm đồ án môn học. Tôi cho rằng đó là kết quả của quá khứ. (chia sẻ với bác Tuananhcdc). Hồi trước do các phần mền phân tích kết cấu bằng phương pháp phần tử hữu hạn không có phong phú như bây giờ nên hầu hết nội lực trong kết cấu đều được các vị tiền bối tính toán bằng các phương pháp gần đúng hoặc đơn giản hóa sơ đồ tính hay kèm theo một số giả thiết (cũng gần đúng). Chính vì thế nên để giải một bài toán tìm nội lực cho một cùng kết cấu ta có thể có các mô hình tính khác nhau (structural scheme). Từ kết quả nội lực của các mô hình tính đo ta lại tổ hợp lại để được nội lực dùng cho tính toán. Chính vị vậy cái cụm từ "tổ hợp nội lực" ra đời và tồn tại cho tới ngày nay.

    Nhưng cùng với sự pháp triển không ngừng của công nghê thông tin. thì một trong những phương pháp số hay được sử dụng để phân tích kết cấu là phương pháp phần tử hữu hạn (finite element method) việc có được nội lực của một kết cấu phức tạm bây giờ trở nên hết sức đơn giản. Ta chỉ cần lập một sơ đồ tính duy nhất cho mọi loại tải trọng. Rồi việc còn lại là đặt tải cho các trường hợp tải trọng khác nhau.

    Tổ hợp tải trọng (load combination) là tổ hợp của các tải trong cơ bản (load case) (thường bao gồm: tĩnh tải - dead load ; hoạt tải - live load / impose load ; tải trọng gió - wind load....) kèm theo các hệ số tổ hợp, được quy định tùy theo tiêu chuẩn nào bạn sử dụng. Các hệ số tổ hợp này xuất hiện như thế nào. Dĩ nhiên nó không xuất hiện tình cờ mà có được dựa vào các kết quả thông kê và nguyên lý xác xuất (đúng như bác niki đã nói). Thậm chí các con số đó có thể thay đổi nêu sau một thời gian (thường là dài), tùy theo kết quả quan sát và thống kê, tùy theo trình độ phát triển của công nghệ vật liệu, sự phát triển của các lý thuyết tính và cả sự nâng cao hiểu biết của chúng ta,...yếu tố hài hòa giữa an toàn và kinh tế cũng đc kể đến. Các nguyên lý này cũng áp dụng khi thành lập hệ số an toàn (safety factor, resistance factor...)

    Nhưng tựu trung lại 2 cái tên "tổ hợp nội lục" và "tổ hợp tải trong" đều phải cùng một nguyên tắc. Đó là tìm ra những kết hợp nào (có thể xảy ra - cái này rất quan trọng) của các tác động bên ngoài (ở đây tôi không muốn giới hạn chỉ ở tải trọng đơn thuần...) gây nguy hiểm cho kết cấu nhất. Cùng một đích đến nhưng cách thực hiện thì có khác nhau.

    Bạn NguyenPhong viết
    Em hỏi các Bác thế này:
    Tổ hợp tải trọng thì kể đến sự tác dụng đồng thời của các trường hợp tải trọng, tức là kể đến sự thay đổi sơ đồ tác dụng (do kết cấu đã bị biến dạng). Còn tổ hợp nội lực như ở Vn thì cộng nội lực bất lợi nhất của từng trường hợp tải với nhau theo các hệ số qui định. Trong trường hợp chúng ta chạy nội lực theo các phần mềm SAP, etabs.. rồi tổ hợp theo kiểu vn ta được một kết quả nội lực nguy hiểm nhất vậy kết quả nội lực này có trùng với kết quả nội lực khi chúng ta tổ hợp tải trọng trong sap, etabs với đúng các hệ số tổ hợp như vậy không? Các Bác chỉ dẫn giúp nhé, cám ơn nhiều!
    Thực ra tổ hợp tải trọng không có nghĩa là phần mềm sẽ phân tích kết cấu dưới tác động của 2 hay nhiều trường hợp tải trọng (load case). Cái mà bạn có được của một tổ hợp tải trọng (trong đó có nhiều load case) chỉ là cộng tác dụng của kết quả của các load case mà thôi. Đây là hạn chế của nó vì thực tế là các tải trọng này xuất hiện đồng thời. Nhưng nếu chỉ phân tích kết cấu ở giai đoặn tuyết tính thì việc làm này là chấp nhận được. Tuy nhiên trong một số trường hợp bạn có thể phải tiến hành phân tích phi tuyến hay phân tich trên sơ đồ đã biến dạng của kết cấu (P-delta analysis, second order analysis, non-linear analysis...) nhưng đề tài này vượt ra ngoài phạm vi của chủ đề, nên xin phép không nói ở đây.

    2 - Các tiêu chuẩn xây dựng

    Các bạn đều biết là TCXD Việt Nam dựa khá nhiều vào tiêu chuẩn SNIP cua Nga, và gần đây rất nhiều bạn đã có điều kiện tiếp xúc với các loại tiêu chuẩn khác nhau như của My(ACI, ASD, LRFD, UBC, API...) hay Anh(BS5950, BS8110...), Úc, Canada... Điều này cũng đẽ hiểu vì việc chọn tiêu chuẩn nào áp dụng cho công trình nào là thuộc quyền quyết định của chủ đầu tư (qua tham khảocông ty tư vấn ). Ở nước ngoài đa phần các công trình xây dựng không phải từ vốn ngân sách nhà nước do đo nhà nước (hay đại diện là bộ xây dựng) không có ảnh hưởng đến việc quyết định tiểu chuẩn xây dựng sẽ được dùng trong tính toán.
    Việc áp dụng tiêu chuẩn không đơn thuần là áp dụng các công thức và con số vào trong tính toán. Các bạn cũng biết rằng các lý thuyết tính đều dựa trên những giả thiết và hạn chế nhất định. Do đo khi áp dụng tiêu chuẩn các bạn cũng phải biết được hạn chế đó. Lấy ví dụ đơn giản mà có nhiều bạn đã đóng góp ý kiến, đó là vật liệu sử dụng.

    Các bạn đọc bất kỳ tiêu chuẩn nào cũng sẽ có nói về những loại vântj liệu nào được sử dụng với tiêu chuẩn này. Điều này rất quan trọng vì những vật liệu không theo tiêu chuẩn sẽ làm viẹc áp dụng các công thức trong tiêu chuẩn trở nên vô nghĩa. Cường độ của vật liệu không phải là điều quan trong nhất khi thiết kế kết cấu. Chúng ta đã khá quen thuộc với việc thiết kế kết cấu vói các điều kiện về cường độ, độ bền, ổn định rồi võng và biến dạng. Tuy nhiên đối với các loại kết cấu có điều kiện làm việc đắt biệt thì các yếu tố khác như độ ăn mòn, tính dẻo, tính mỏi...phải tính đến. Thêm vào đó dung sai của các cấu kiện cũng là điều quan trọng, và nó cũng khác nhau đối với mỗi tiêu chuẩn.

    Tóm lại việc sự dụng tiêu chuẩn nào tính toán phải xem xét tới sự đòng bộ của nó với các tiêu chuẩn khác. Mọi việc áp dụng khập khiẽng đều không nên. Tôi cũng chia sẻ điều này với nhiều bạn ở đây, đó là việc này không đơn giản do tiêu chủan của chính chúng ta còn chưa đồng bộ.

    Tôi cho rằng điều này sẽ thay đổi trong thời gian tới. Sắp tới sau hơn 20 năm biên tập. Bộ tiêu chuẩn của châu Âu (eurocodes ) (trong đó có EC2(concrete), EC3(structural steel), EC4(composite) - tiêu chuẩn thiết kế cho kết cấu bê tông, thép,và vật liệu composite) sẽ được chính thức áp dụng rộng rãi (trước kia là những đã có, nhưng chua đc hoàn thiện). Bộ tiêu chuẩn này đc dánh giá là đầy đủ và đc kha nhiều nc sử dụng. Hy vọng một phần nào đó của các bộ tiêu chuẩn này sẽ đc áp dụng ở Việt Nam vì việc xây dựng một bộ tiêu chuẩn mất rát nhiều nghiên cứu và thực nghiệm, vậy chi bằng ta áp dụng nhưng có kể đến một số điều kiện của VN, thế còn hơn là tự đầu tư xây dựng cho riêng mình.

    Trên đây là một vài ý kiến cá nhân. Có thể có những thiếu xót, mong đc các bạn đóng góp.
    Last edited by yanoby; 04-12-2004, 09:44 AM.

    Leave a comment:


  • lê văn Minh
    replied
    xin CÁC SƯ PHỤ CHO EM HỎI
    KHI NHAP KHUNG KHÔNG GIAN VAO SAP
    HOAT TẢI SE NHẬP NHƯ THE NAO??

    Leave a comment:


  • ndmphuc
    replied
    tôi cũng đồng ý với anh Thuỷ, một trong những nhược điểm của ASD là sử dụng một hệ số an toàn cho tất cả các trạng thái chịu lực, nhưng LRFD đã khắc phục được nhược điểm đó, bằng việc hiệu chỉnh bằng các hệ số reduction factor (Phi), ứng với các trạng thái uốn, nén, kéo....sẽ có các hệ số (Phi) khác nhau điều này hợp lý hơn.

    Leave a comment:


  • XUAN THUY
    replied
    chú ý: hệ số vượt tải và hệ số an toàn

    Để nói cho các chú mới nhập môn dễ hiểu:
    Theo phương pháp PTHH (Load and Resistance Factor Design = LRFD):
    (1) mỗi thứ vật liệu ta lấy bớt một tí:
    vd: bêtông M200 chỉ lấy 90 kg/cm2 để tính thôi. Cốt thép chỉ lấy 2800 vvv..(resistance factor)
    (2) mỗi thứ tải trọng ta thêm một tí:
    vd: 2500kg/m2 thì lấy thành 2500x(1.1); 85kg/m2 thành 85x(1.2) vv...
    (overload factor)

    Hệ số (1.1), (1.2) mà ta thường thấy, TCVN gọi là hệ số vượt tải (overload factor),
    Hic, còn cái phần lấy thấp xuống của vật liệu, có nói ở mục 2 -TCVN 7754-91 (resistance factor) thì ít chú xem đến, nên cứ nghĩ "hệ số an toàn của ta là 1.1 và 1.2 so với tây là 2.5 hoặc 3.0" thì ...... hơi bị nhầm đấy,

    Theo phương pháp ứng suất cho phép (allowable stress design = ASD ) thì người ta cứ lấy nguyên xi vật liệu:
    VD: 210kg/cm2, 4200kg/cm2;
    rồi người ta chia ứng suất cho một số duy nhất, gọi là hệ số an toàn (safety factor) f=3.0, hoặc f=2.5 tùy trường hợp vvv...

    Tính theo ASD hoặc theo LRFD theo tiêu chuẩn Mỹ (ACI) hoặc Anh (BS) đều cho ra kết quả gần như nhau,
    Nếu tính ASD theo Mỹ đem so với tính theo PTHH (LRFD) theo TCVN thì lỗ đến gần 50% thép đấy (đồng nghĩa với việc tăng độ an toàn của công trình lên thôi mà, nhà tây thường làm chắc hơn nhà ta là vậy).

    Do quan niệm thành lập phương pháp tính toán khác nhau (và cách dạy cho kỹ sư cũng khác nhau nữa) nên nhiều kỹ sư ta rất hay quên thép cấu tạo hoặc hoàn toàn không hiểu về nó dẫn đến chỉ đặt cho vui hoặc đặt theo "tiêu chuẩn" => công trình hay bị nứt anh ách ấy chứ.
    Last edited by XUAN THUY; 25-11-2004, 04:38 PM.

    Leave a comment:

Working...
X