Ðề: ðề: Tổ Hợp Tải Trọng
Trường ĐHBK có mở khóa dạy SAP2000 thường xuyên đấy! Nếu bạn thích thì đi học (đến dãy nhà B6 nha)!
QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG
Collapse
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
TỔ HỢP TẢI TRỌNG
Collapse
X
-
Ðề: ðề: Tổ Hợp Tải Trọng
Nguyên văn bởi Nguyễn-văn-ThuÐó là loại KS nước ngoài làm biếng đó bạn ơi, nếu bạn có phần mềm tính và so sánh kỹ hơn và hợp lý hơn thì nên dùng phần mềm.
Leave a comment:
-
ðề: Tổ Hợp Tải Trọng
Uh, đã có bản SAP 9.0.3 rồi. Mình không hay dùng SAP mà dùng STAAD nhiều hơn.
Leave a comment:
-
Ðề: ðề: Tổ Hợp Tải Trọng
Nguyên văn bởi ducxdCác bác lưu ý là cách tổ hợp tải trọng của Sap 9.03 khác hoàn toàn và tối ưu hơn đấy
bác cho em hỏi ké với, đã có SAP 9 rồi à, sao hôm nọ em ra hàng hỏi nó bảo là chưa có nhỉ. Bản 9 dùng có hay không hả bác, ***** có hết không đấy!
Leave a comment:
-
ðề: Tổ Hợp Tải Trọng
Chào các bác, tôi là thành viên mới gia nhập forum nạy Thấy đề tài các bác trao đổi sôi nổi quá nên có một vài ý kiến như sau:
- Việc tổ hợp tải trọng và tổ hợp nội lực về bản chất là giống nhau vì hiện nay quan niệm của tính toán kết cấu là hệ làm việc trong giai đoạn đàn hồi tuyến tính (trừ khi các bác giải khung theo những options khác như P-delta, buckling..) nên nếu giải bằng máy thì cũng dựa trên ma trận độ cứng của phần tử (E,J) và giải hệ phương trình [K].[qi]=[Pi] (theo phương pháp phần tử hữu hạn).
- Cách tổ hợp tải trọng dùng tay hay máy cũng giống nhau do khi giải ra nội lực của từng trường hợp tải thì các bác cũng tổ hợp theo Linear, hoặc tổ hợp bao Evenlope (SAP) hoặc tự tổ hợp bao (STAAD)
Leave a comment:
-
Ðề: ðề: Tổ Hợp Tải Trọng
Nguyên văn bởi tuananhcdcBàn về tổ hợp tải trọng cho phép mình được tham gia cho vui.
Hồi học ở trường khi làm bài tập lớn tính tóan về khung phẳng thì thầy giáo đều bắt bọn mình chất tải lệch tầng lệch nhịp để tính tóan. Theo mình nghĩ các thầy dạy như thế là hợp lý., tuy hơi vất vả một tí.
Lý do theo mình nghĩ:
Thứ nhất: Làm nhiều dẫn đến sẽ quen giúp cho mọi người đỡ bỡ ngỡ và nhất là làm nhiều ít khi bị sai sót khi vào dữ liệu.
Thứ hai: Giúp cho mọi người có cái nhìn tổng quan về nội lực phân bố trên kết cấu theo các trường hợp tải trọng.
Theo mình nếu tính khung phẳng thì nên làm như vậy.
Nhưng khi tính hệ không gian mà nhà nhiều tầng thì có lẽ nên xem xét bài tóan này. Vì riêng tổ hợp tải trọng cơ bản phải xem xét đã ≥ 5 rồi. Nếu chất lệch tầng lệch nhịp chắc tiêu mất . Mình cũng đã hỏi một số kỹ sư lâu năm thì khi giải bài tóan không gian mô tả tất cả các cấu kiện sàn, dầm, cột, vách thì người ta thường chất theo đúng thực tế có nghĩa họat tải phòng hội trường thì vào đúng của hội trường. Họat tải của phòng làm việc thì mô tả đúng họat tải của phòng làm việc. và không ai chất lệch tầng lệch nhịp cả.
Với TCXDVN hiện nay mọi người hay dùng tổ hợp như sau:
Giả thiết có 2 phương án hoạt tải chất cách tầng cách nhịp là phương án 2 và 3 (phương án 1 là tĩnh tải). Khi tổ hợp:
-Nếu cộng 2 và 3: được mô men min tại hai gối của dầm
-Nếu xét riêng 2 hoặc 3: Đươc mô men max tại nhịp dầm được chất tải.
Như vậy sự khác nhau giữa chất tải toàn bộ và chất tải cách nhịp ở đây là: khi chất cách nhịp mô men giữa nhịp của dầm lớn hơn khi chất toàn bộ. Vấn đề là phải nghiên cứu xem sự chênh lệch đó có lớn hay không thôi. Cái này phải nhờ mấy bác chạy khung nhiều cho nhận xét. Theo tôi có thể dùng phương án chất tải toàn bộ nhưng dùng hệ số để tăng mô men giữa nhịp. Hệ số này phụ thuộc vào độ chênh lêch tải trọng giữa các nhịp, kích thước các nhịp, độ cứng của dầm và cột.
Tôi mới chỉ đưa ra hướng như vậy thôi. Cái này chưa có thời gian để nghiên cứu.
Mong các bác cho ý kiến thêm.
Leave a comment:
-
Ðề: ðề: Tổ Hợp Tải Trọng
Nguyên văn bởi hienconsNhờ bác Nguyễn văn Thu hoặc bác nào biết thì chỉ giúp: Đối với khung không gian (có khai báo cả sàn) thì phải chất tải thế nào để vừa cho kết quả đúng vừa đỡ mất thời gian?
con to hop theo dang o co thi cuc lam ma sai khac chang bao nhieu
Leave a comment:
-
ðề: Tổ Hợp Tải Trọng
Nhờ bác Nguyễn văn Thu hoặc bác nào biết thì chỉ giúp: Đối với khung không gian (có khai báo cả sàn) thì phải chất tải thế nào để vừa cho kết quả đúng vừa đỡ mất thời gian?
Leave a comment:
-
Ðề: ðề: Tổ Hợp Tải Trọng
Nguyên văn bởi hien nghiemNếu la khung phẳng, hoạt tải thường được chất theo 2 phương án cách tầng cách nhịp. Thế còn khung không gian, nếu chất cách tầng cách nhịp cho dầm chính như khung phẳng theo cả hai phương thì có tới 4 phương án hoạt tải. Đó là chất cách ô sàn. Làm như thế có vẻ mất công quá. Có phương pháp nào đơn giản hơn không các bác. Vi dụ như chất tải toàn bộ cho hoạt tải nhưng sử dụng thêm hệ số gì đó cho mô men giữa nhịp của dầm chẳng hạn (vì chất cách nhịp thì chủ yếu tìm mô men max giữa nhịp dầm, chất tải toàn bộ chính là để tìm được mô men min ở gối dầm rồi). Bác nào biết post lên cho anh em tham khảo với nhé.
1) Khi công-trình quan trọng, mới phải thay đổi nhiều tổ hợp để mà kiểm soát cho hợp lý. Thí dụ, nếu phải thiết kế một dầm liên tục 13 nhịp, nhưng nhỏ chừng 20.000kgm, thì bạn nên bỏ tất cả tĩnh tải, hoạt tải lên mà tính cho lẹ, vì nếu bạn còn phải chất hoạt tải cách nhip... và tính như vậy cho 13 nhịp thì mất hết thì giờ, chỉ lỗ công thôi.
2) Cũng lý luận theo dầm liên tục, bạn cần nhớ là khi bạn chất hoạt tải ở đầu dầm thì ảnh hưởng nó ít so với những nhịp ở giữa dầm. Vì vậy cho nên chỉ cần chất hoạt tải chừng 3 nhịp thôi, đối với nhà nhiều tầng cũng vậy, chỉ nên chất hoạt tải chừng 2,3 tầng gần đó mà thôi. Nếu bạn có chương trình tính dầm liên tục bằng Méthode des foyers (phương pháp tiêu điểm) thì bạn nắm chắc được vấn đề.
3) Theo phép tính thông thường mà Âu-châu chấp nhận cho nhà cao tâng :
- 1 phép tính tĩnh tải,
- 1 phép tính gió, lựa 2 chiều gió chính nguy hiểm nhất cho công trình,
- 1 phép tính với hoạt tải : nếu tất cả các nhịp dài bằng nhau thì chất hoạt tải đồng đều, còn nhịp nào quá lớn (dài hơn 1,25 nhịp trung bình) thì tính riêng 1 phép tính khác.
Xong tô" hợp lại bằng máy.
4) Cuôi cùng xem lại, những điểm nguy hiểm thì ta kiểm lại thêm. Và phải quen các phép tính tay (dùng máy tính thường mà thử), để có thê" đoán được là nếu ta gỡ bỏ hoạt tải một nhịp thì tình trạng sẽ ra sao ?
Ngoài ra phép tính mà các bạn có thể chất hoạt tải từng nhịp, cho từng dầm đối với nhà cao tầng thì không thể thực hiện được, thí dụ ta có n cấu kiện (element), mỗi một element cho ta 3n nội lực, thì đại khái sô lượng phép tính là 3 lần n bình phương. Nếu n bằng 100, số lương phep tính là 30.000, quá lớn.
Vả lại, trường hợp bất lợi tối đa mà bạn tìm được do những tổ hợp có the có được, có thể sẽ không bao giờ xảy ra, do đó cần phải có óc thực tế thí dụ : trong một nhà cao tầng, không bao giờ các tầng đều bị chât hoạt tải 100%, không bao giờ nhiều ngoại lực quá lớn xảy ra cùng môt lúc, vả lại hệ số an-toàn được lập ra cũng có thể bù đắp cho chút ít sai lầm trong việc đánh giá tải trọng.
Ngoài ra bạn hiennghiem có nói về một sàn mà bạn tính chất tải trọng theo tưng ô, phép tính hiện nay cũng chưa cho phép đem lại cho bạn những kết quả đúng được (phép tính Marcus với mômen ngàm chỉ là để giả thuyết ngàm tuyệt đối thôi, đó cũng là điều không đúng), nhưng có thể được. Nhưng việc chất tải trọng trên một ô sàn rất ít ảnh hưởng trên các tầng khác, hoạ may là sức nặng trên các cột, mà các bạn cần nhớ là có nhiều tiêu chuẩn cho phép ta giảm hoạt tải trong việc tính cột...
Nói tóm lại, phải có chút kinh nghiệm, tốt hơn bạn nên bắt đầu với một toà nhà nhỏ hơn, tập dần cho quen rồi bắt qua nhà cao tầng ...
Leave a comment:
-
ðề: Tổ Hợp Tải Trọng
Nếu la khung phẳng, hoạt tải thường được chất theo 2 phương án cách tầng cách nhịp. Thế còn khung không gian, nếu chất cách tầng cách nhịp cho dầm chính như khung phẳng theo cả hai phương thì có tới 4 phương án hoạt tải. Đó là chất cách ô sàn. Làm như thế có vẻ mất công quá. Có phương pháp nào đơn giản hơn không các bác. Vi dụ như chất tải toàn bộ cho hoạt tải nhưng sử dụng thêm hệ số gì đó cho mô men giữa nhịp của dầm chẳng hạn (vì chất cách nhịp thì chủ yếu tìm mô men max giữa nhịp dầm, chất tải toàn bộ chính là để tìm được mô men min ở gối dầm rồi). Bác nào biết post lên cho anh em tham khảo với nhé.
Leave a comment:
-
Ðề: ðề: Tổ Hợp Tải Trọng
Nguyên văn bởi ttkhCho em hỏi: có phải là tụi nước ngoài chất tải khác ta ? Em nghe thầy nói : tụi nó chỉ chất TĨNH TẢI , HOẠT TẢI toàn bộ và gió HÚT và ĐẨY thôi, chứ không có cách tầng cách nhịp gì cả. Mâu thuẩn quá.... Vậy ta có thể làm giống tụi nó được không
Leave a comment:
-
Ðề: ðề: Tổ Hợp Tải Trọng
Nguyên văn bởi ducxdCác bác lưu ý là cách tổ hợp tải trọng của Sap 9.03 khác hoàn toàn và tối ưu hơn đấy
Leave a comment:
-
ðề: Tổ Hợp Tải Trọng
Cho em hỏi: có phải là tụi nước ngoài chất tải khác ta ? Em nghe thầy nói : tụi nó chỉ chất TĨNH TẢI , HOẠT TẢI toàn bộ và gió HÚT và ĐẨY thôi, chứ không có cách tầng cách nhịp gì cả. Mâu thuẩn quá.... Vậy ta có thể làm giống tụi nó được không
Leave a comment:
-
ðề: Tổ Hợp Tải Trọng
Thật ra các thầy làm như thế là để các bạn nắm được nguyên tắc của việc tổ hợp nội lực. CHứ thực ra ko phải các thầy làm khó gì đâu. Phải sau một thời gian tôi mới thấy các thầy bắt chúng ta làm như thế thật là có i nghĩa.
Leave a comment:
-
Ðề: ðề: Tổ Hợp Tải Trọng
Nguyên văn bởi songphao101the minh dung sap ,to hop 5 truong hop tai trong thanh cac to hop co ban 1 va co ban 2 voi scale dung nhu khi to hop noi luc ,sau do chay sap ra va so sanh noi luc tai cac tiet dien roi dung no de tinh thep thi co phai cung nhu to hop noi luc khong vay cac dai su huynh,
luc do thi bat sap no cong tru nhan chia chu minh co nhan chia dau
mong cac dai su huynh chi giao cho thang su de ham hoc hoi nay
thanks
TRONG SÁP QUÁ TRÌNH NHẬP CÁC TRƯỜNG HỢP TỔ HỢP TẢI VÀO MÔ HÌNH ; SAU KHI CHO RUN THÌ SÁP SẺ GIẢ RTA NỘI LỰC RỒI TỔ HỢP THEO NHỮNG GÌ MÀ NGƯỜI NHẬP QUY ĐỊNH CHO NÓ
VẤN DỀ TẠI VIỆT NAM TỔ HỢP KHÁC VỚI NƯỚC NGOÀI ,CẦN LƯU Ý RẰNG VỚI NƯỚC NGOÀI CÓ HỆ SỐ TỔ HỢP ĐÃ ỊNH SẲN , TA LẤY TỔ HỢP ĐÓ THÌ THIẾT KẾ KHÔNG KINH TẾ , dÙNG SÁP CHỦ YẾU XUẤT RA CÁC TRƯỜNG HỢP CÓ THỂ SẢY RA CỦA TẢI TRỌNG TỪ ĐÓ DÙNG EXEO MÀ TỔ HƠP.HOẶC CÓ THỂ TỔ HỢP NAY TRONG SÁP , SAU ĐÓ CHO SUẤT RA BIỂU ĐỒ BAO MÔ MEN , LỰC CẮT , LỰC DOC.
ĐỐI VỚI DẦM THÌ CÓ THỂ SÀI BIỂU ĐỒ BAO MÔMEN HAY LỰC CẮC TRONG SÁP MÀ TÌNH THÉP ; CÒN BIỂU ĐỒ BAO LỰC DỌC MÔ MEN VÀ LỰC CẮT TRONG SÁP MÀ TÍNH THÉP THÌ KHÔNG ĐÚNG ; VÌ BIỂU ĐỒ BAO CHỈ SUẤT RA MOMEN MAX ,MIN, VÀ LỰC DỌC MAX , KHÔNG CÓ SUẤT RA ĐƯỢC KIỂU TÍNH NHƯ Ở VIỆT NAM LÀ Mmax thì có Ntươngứng
hay Mmin -Ntương ứng và N max -Ntương ứng , nhưng mà cũng có thể dùng biểu đồ bao đó giúp ta tìm được Nmax ,Mmax,Mmin , còn lại là đi tìm các Ntương ứng nữa thôi , việc tìm Ntươngứng trong sáp hơi rắc rối 1 tý là phải suất tất cả các trường hợp tổ hợp tải ra exeo và từ đó ta có thể tìm được Ntương ứng bằng cách dùng hàm vlookup, Hlookup , match,offset.để tìm
quan trọng là khi khai báo mô hình cần phải chú ý làm sao để suất ra nội lực của bản exeo 1 cách rỏ ràng để việc dò tìm không bị lôn và rối tung lên.
Leave a comment:
Quảng cáo cuối trang
Collapse
Leave a comment: