QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

TỔ HỢP TẢI TRỌNG

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • huyksxdqn
    replied
    ðề: Tổ hợp tải trọng

    Nguyên văn bởi ndmphuc View Post
    mình xin chia sẻ với ý kiến của NQV02X như sau

    --> Bạn tổ hợp Comb: 1.0*TT+0.9*HT+0.9*Gió là đúng theo TCVN nhưng bạn cần lưu ý là chúng ta còn một hệ số nửa đó là hệ sộ vượt tải, và khi tính toán tải trọng để chuyển vào máy bạn phải kể đến hệ số này :-)

    --> công thức của bạn K.S=P chỉ đúng một phần, vì thực ra bạn đang xét bài toán tĩnh, khi bạn xét đến bài toán động, phương trình cân bằng (equilibrium equation) của bạn sẽ như sau: M*x'' + c*x' + k*x = f (ký hiệu ' là đạo hàm theo thời gian), bạn sẽ nhận thầy rằng bài toán động sẽ là bài toán tổng quát của bài toán tĩnh (kx=f). Thật ra các hệ số tổ hợp đang tác động vào vế phải của phương trình (vế f). nếu f nhỏ thì đương nhiên chuyển vị và nội lực sẽ nhỏ, và nếu f lớn thì ngược lại.

    --> cách bạn đang làm là dùng Sap để tính nội lực và sau đó dùng Excel hoặc các phần mềm tự lập để tính toán là đúng. bạn cũng cần phân biệt trên Sap có hai bài toán đó là Analysis và Design. do đó nếu làm theo cách bạn tại ô vật liệu chúng ta có thể không cần để ý khai báo đến "Design Property Data", mà chỉ cần khai báo chính xác ở phần "Analysis property data"

    Chao ban
    Tôi hoàn toàn đồng ý với bạn vì tôi cũng đang dùng phương pháp này để tính

    Leave a comment:


  • vuhoan
    replied
    ðề: Tổ hợp tải trọng

    chào các bạn!
    theo mình hiểu thì nội lực được hiểu là "ứng sử "của vật liệu chế tạo kết cấu khi chịu tải trọng.vì vậy khi tính toán ta phải dùng tổ hợp tải trọng để tìm ra nội lực lớn nhất trong kết cấu cho các trường hợp tải trọng.nên thực ra chỉ có biểu đồ bao nội lực cho các trường hợp tải trọng chứ không có khái niệm được gọi là tổ hợp nội lực.

    Leave a comment:


  • CongBinh
    replied
    ðề: Tổ hợp tải trọng

    Theo cac bac thi to hop tai trong dac biet nhu the nao cho dung. Em co doc TCXD 2737 va TCXD 375 nhung chua thong cho lam.

    Leave a comment:


  • vividkt
    replied
    Ðề: Trả lời thắc mắc svxd45!

    Nguyên văn bởi tuananhcdc View Post
    Thầy giáo của em nói thế là "Mong muốn ôn lại kỷ niệm xưa" đấy ???. Anh muốn nói với em thế này hiện nay thực tế mọi người dùng tổ hợp tải trọng để thiết kế vì nó dễ làm mà do máy tự tính toán, mình chỉ việc xem xét và thiết kế. Tiếu chuẩn của nước ngoài và của mình cũng đã qui định các hệ số tổ hợp theo tải trọng và cứ theo đó mà phang.
    Nói như mọi người nói chỉ có thằng cha nào ngu, thừa thời gian thì mới đi tổ hợp nội lực để tính toán kết cấu em ạ!
    Nguyên nhân sâu xa thì anh có thể nói với em thế này, thời xưa các bậc tiền bối làm gì đã có các phần mềm tính toán như bây giờ . Thời xa xưa, nhưng cũng phải xa xưa lắm đâu chỉ khoảng năm 1989 trở về trước, các bậc tiền bối phần lớn chỉ tính kết cấu bằng tra bảng tính khung hoặc quay CANOPY để ra nội lực tính toán. Có nghĩa là các bậc tiền bối phải tính rất nhiều ví dụ: Tính nội lực do tính tải gây nên, tính nội lực do hoạt tải gây nên, tính nội lực do gió gây nên rồi cặm cụi ghi ghi chép chép, cộng trừ nhân chia để tổ hợp nội lực theo các trường bất lợi để tính kết cấu công trình. Nói chung vất vả không thể tưởng tượng nổi , nói thật chú ngày xưa anh làm cho thấy Phong cũng bị dính chưởng rồi choáng lắm. Mà hồi đấy đâu có chương trình Exel mà cộng trừ như bây giờ đâu, thời xưa chỉ chơi tay và cộng trừ bằng máy tính cá nhân cũng đã là mừng lắm rồi em ạ! Xong một công trình cũng mất gần một tháng để tính toán chứ không phải như bây giờ đâu, đưa vào máy chưa uống xong cốc nước trà đã ra cả côt thép để mình thiết kế rồi.
    Thầy em chắc muốn em ôn lại kỷ niệm xưa ấy mà , Thông cảm thôi!!!
    Em thấy các bác CDC toàn nói về tổ hợp tải trọng nhiều quá! Thực ra các thầy yêu cầu sinh viên tổ hợp nội lực để hiều bản chất vấn đề thôi. Các bác đã học qua rồi nên giờ các bác thấy nó rườm rà, nhưng nếu các bác mà không học qua cái đó thì làm sao các bác có nền tảng để đi thiết kế.

    Leave a comment:


  • 3dnow
    replied
    Ðề: ðề: Tổ hợp tải trọng

    Thì chính xác là join pattern không phải là trường hợp tải. Nó chỉ định nghĩa 1 cái mặt phẳng ta định dùng để mô tả tải trọng. Muốn nhập tải thì vào area pressure, các trường hợp tải vẫn định nghĩa trong load case như bình thường.

    Leave a comment:


  • nonnuoc
    replied
    ðề: Tổ hợp tải trọng

    ồ sao em attack file không được

    Leave a comment:


  • nonnuoc
    replied
    ðề: Tổ hợp tải trọng

    Các bác xem em có file nay đã tổ hợp tải trọng rồi , có gì chỉ giáo giúp đến đây em cws thấy rối tung rối mù lên cả hiểu ra sao cả, cố gắng chỉ giúp nhé
    cảm ơn các bác nhiều

    Leave a comment:


  • nguyencongoanh
    replied
    Ðề: ðề: Tổ Hợp Tải Trọng

    Nguyên văn bởi nguyentrongquan
    ác bác có thể trả lời em 1 câu hỏi là:
    Em khai báo tên tải trọng trong load case là PBD rồi gán lực phân bố đều vào phần tử tấm.
    Sau đó,i khai báo joint patterns có tên là ALN, rồi gán lực vào phần từ tấm (tải trọng phân bố dạng tam giác).
    Đến khi em vào phần tổ hợp tải trọng để tổ hợp 2 tải trọng trên thì sao chỉ có mỗi PBD, còn ALN thì không có. Em muốn hỏi các bac làm thế nào để tổ hợp 2 tải trọng đó lại với nhau hay là trong sap đã tự hiểu Joint patterns luôn có trong các tải trong còn lại rồi?
    nguyentrongquan is online now Sửa/Xóa nội dung
    Joint pattern là dùng để khai báo hàm cho trường hợp áp suất thôi. Nó không phải là trường hợp tải nên không thể xuất hiện trong load case được. Sau khi tao joint pattern thì dùng nó để gán tải vào trường hợp (vd: trường hợp tải Pressure dùng joint pattern ALN) thì bạn sẽ có áp suất phân bố trên phần tử tấm vỏ theo hàm khai báo trong joint pattern.

    nc. oanh

    Leave a comment:


  • nguyentrongquan
    replied
    Ðề: ðề: Tổ Hợp Tải Trọng

    Minh lam day du cac buoc nhu ban noi roi nhung khi to hop van khong thay co. Khi minh xem ket qua tinh toan ung voi truong hop tai trong phan bo deu thi minh thay no da tinh them phan ap luc nuoc tam giac roi.
    Ban co cho rang khi khai bao joint patterns thi no da hieu la tai trong do luon co mat trong cac truong hop tai trong ma minh da khai bao trong load case khong?

    Leave a comment:


  • ks.minhphung
    replied
    ðề: Tổ Hợp Tải Trọng

    Khi khai báo các trường hợp Tổ hợp tải trọng trong Etabs mình thường khai báo như thế này các bác cho ý kiến mình với nhé!

    C1 ADD DL Static 1.1000
    C2 ADD DL Static 1.1000
    LL Static 1.2000
    DLL Static 1.2000
    (C2: 1.1DL+1.2DL+1.2DLL)
    C3 ADD DL Static 1.1000
    LL Static 1.0800
    WX Static 1.0800
    DLL Static 1.0800
    C4 ADD DL Static 1.1000
    LL Static 1.0800
    WX Static -1.0800
    DLL Static 1.0800
    C5 ADD DL Static 1.1000
    LL Static 1.0800
    WY Static 1.0800
    DLL Static 1.0800
    C6 ADD DL Static 1.1000
    LL Static 1.0800
    WY Static -1.0800
    DLL Static 1.0800
    C7 ADD DL Static 1.1000
    LL Static 0.3600
    XSPEC Spectra 1.0000
    DLL Static 0.3600
    C8 ADD DL Static 1.1000
    XSPEC Spectra -1.0000
    LL Static 0.3600
    DLL Static 0.3600
    C9 ADD DL Static 1.1000
    LL Static 0.3600
    YSPEC Spectra 1.0000
    DLL Static 0.3600
    C10 ADD DL Static 1.1000
    LL Static 0.3600
    YSPEC Spectra -1.0000
    DLL Static 0.3600
    C11 ADD DL Static 1.0000
    DLL Static 1.0000

    Leave a comment:


  • ks.minhphung
    replied
    ðề: Tổ Hợp Tải Trọng

    Vậy khi khai báo các trường hợp tải trọng trong Etabs các bác thường khai báo ntn, cho e ý kiến với!

    Than s lót!

    Leave a comment:


  • nguyentrongquan
    replied
    ðề: Tổ Hợp Tải Trọng

    ác bác có thể trả lời em 1 câu hỏi là:
    Em khai báo tên tải trọng trong load case là PBD rồi gán lực phân bố đều vào phần tử tấm.
    Sau đó,i khai báo joint patterns có tên là ALN, rồi gán lực vào phần từ tấm (tải trọng phân bố dạng tam giác).
    Đến khi em vào phần tổ hợp tải trọng để tổ hợp 2 tải trọng trên thì sao chỉ có mỗi PBD, còn ALN thì không có. Em muốn hỏi các bac làm thế nào để tổ hợp 2 tải trọng đó lại với nhau hay là trong sap đã tự hiểu Joint patterns luôn có trong các tải trong còn lại rồi?
    nguyentrongquan is online now Sửa/Xóa nội dung

    Leave a comment:


  • nguyentrongquan
    replied
    ðề: Tổ Hợp Tải Trọng

    Các bác có thể trả lời em 1 câu hỏi là:
    Em khai báo tên tải trọng trong load case là PBD rồi gán lực phân bố đều vào phần tử tấm.
    Sau đó,i khai báo joint patterns có tên là ALN, rồi gán lực vào phần từ tấm (tải trọng phân bố dạng tam giác).
    Đến khi em vào phần tổ hợp tải trọng để tổ hợp 2 tải trọng trên thì sao chỉ có mỗi PBD, còn ALN thì không có. Em muốn hỏi các bac làm thế nào để tổ hợp 2 tải trọng đó lại với nhau hay là trong sap đã tự hiểu Joint patterns luôn có trong các tải trong còn lại rồi?

    Leave a comment:


  • anhboketcau
    replied
    ðề: Tổ Hợp Tải Trọng

    Tiện thể em hỏi luôn lây tổ hợp nào tính móng nhỉ.có phải tổ hợp bao không.

    Leave a comment:


  • anhboketcau
    replied
    ðề: Tổ Hợp Tải Trọng

    Các bác cho em hoi?
    Tổ hợp tải trong khung không gian thế nào nhi?
    có bao nhiêu tổ hợp tải trọng?
    trong Etabs Or Sap2000
    thanks!

    Leave a comment:

Working...
X