QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Những câu "khó dịch" trong xây dựng

Collapse
This is a sticky topic.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Những câu "khó dịch" trong xây dựng

    Mình tạm gọi là "khó dịch" khi nó chứa những thuật ngữ mà mình
    - Không tìm thấy trong từ điển thông thường
    - Không tìm thấy trong từ điển chuyên ngành xây dựng trên thị trưòng
    - Không tìm thấy trong các sách chuyên ngành (như các tài liệu về xây dựng bằng tiếng Anh, niên giám thống kê, ...)
    - Không tìm thấy trên mạng Internet
    - Hoặc những thuật ngữ "còn đang tranh cãi" giữa những thành viên trong công ty mình.

    Ví dụ một câu:
    ... bù vênh mặt đường cũ (tuỳ chiều dày bù vênh) bằng BTN hạt thô hoặc cấp phối đá dăm...

    ở đây "bù vênh" nên dịch là gì? (mình tạm dịch là "quantity"="khối lượng" dù vẫn còn băn khoăn)

    còn rất nhiều những vấn đề tương tự như vậy nhưng mình tạm post 1 cái, giải quyết xong cái này sẽ có cái khác ngay
    Hoàng Sa, Trường Sa trong trái tim tôi.

  • #2
    Ðề: Những câu "khó dịch" trong xây dựng

    Bù vênh ở đây dược dịch là Level

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Những câu "khó dịch" trong xây dựng

      vậy theo bạn toàn bộ cả câu dịch thế nào?
      (bù trong câu này có thực ra là một động từ!) - híc, lần diễn đàn chập chờn quá, rất nhiều lần zmt gửi bài đều bị báo là:...link ko tồn tại...
      Hoàng Sa, Trường Sa trong trái tim tôi.

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Những câu "khó dịch" trong xây dựng

        zmt dịch như vậy là không ổn rồi.

        Bù vênh có nghĩa là gì?

        Nghĩa là mặt đường cũ bị vênh, twisted, jagged, unven, irregular, rough......
        after a long time in use or new rad of low workmanship (sau một thời gian sử dụng hoặc đường mới kém chất lượng)

        Bù vênh: là công tác làm cho đường phẳng lại, không còn lồi lõm, vênh chênh (to make it good..) -
        đây là cụm danh từ "noun phrase" chứ không phải là nói riêng động từ "bù vênh" như bạn hiểu.

        Các chữ: leveling, lining, restoring,.. đều dùng được, tuỳ trường hợp cụ thể. Ở đây tui đưa ra cho bạn "giải pháp" này nhé:

        "Restoring (the) existing/in-used/obsolete unven road surface (by filling/linning) with coarse(-aggregated) asphalt concrete or macadam mix". (bạn có thể dùng "to restore...., tùy lối hành văn của bạn đang dùng).

        Quả thực zmt (xin lỗi nhé) chẳng hiểu gì cả về tiếng Việt và tiếng Anh khi bạn lại dùng chữ "quantity", chức năng ngữ pháp và ngữ nghĩa hoàn toàn không đúng nguyên nghĩa tiếng Việt.

        Nếu bạn không có chuyên môn sâu sắc thì bạn chẳng thể dịch được tốt, mặt khác bạn còn phải hiểu bản chất ngữ pháp của cả ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích; biết cách thành lập, kéo dài, rút ngắn câu; biết phân tích ngữ nghĩa và cú pháp của câu nói thì mới mong chuyển nghĩa đúng được bạn à.

        Nếu bạn làm chủ được ngôn ngữ và chuyên môn, sẽ không còn từ nào khó. Có chăng còn những từ thuộc kỹ thuật mới mà Việt-nam chưa có nên hoặc phải mượn từ (sau đó phải Việt hóa) hoặc tìm từ Việt tương đương, số từ này rất ít.
        Thực ra muốn search trên mạng để tìm thì cũng dễ, vấn đề bạn phải hiểu bản chất công việc đó trước khi tìm).
        Last edited by XUAN THUY; 13-09-2005, 02:54 PM.

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Những câu "khó dịch" trong xây dựng

          Bàn thêm với bạn về chuyện từ điển:
          Hiện trên thị trường có nhiều từ điển về xây dựng, nhưng xem ra chỉ có cuốn của tác giả Nguyễn Văn Bình - DHBKTpHCM, là người trong chuyên nghành, là giáo viên nên mới dịch sát và dùng để "tham khảo" (xin nói là tham khảo) được.
          Còn từ điển dịch thì đến nay tôi chưa thấy cuốn nào đúng ở phần tiếng Việt cả. Có lẽ đã lâu rồi tôi không dùng từ điển nên không cập nhật được chuyện từ điển mới.
          Nếu muốn dùng từ điển nước ngoài thì nên dùng cuốn từ điển có hình "pictorial' thì mới ăn chắc. Hoặc nếu bạn vững có thể dùng từ điển Anh-Anh hoặc dùng riêng phần tiếng Anh của từ điển dịch.
          Tốt nhất bạn đọc tiêu chuẩn kỹ thuật của công tác đó thì sẽ có từ chính xác nhất, đương nhiên bạn phải hiểu được các tiêu chuẩn này như một kỹ sư.
          Last edited by XUAN THUY; 19-09-2005, 11:01 AM.

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Những câu "khó dịch" trong xây dựng

            Nguyên văn bởi XUAN THUY
            zmt dịch như vậy là không ổn rồi.

            Quả thực zmt (xin lỗi nhé) chẳng hiểu gì cả về tiếng Việt và tiếng Anh khi bạn lại dùng chữ "quantity", chức năng ngữ pháp và ngữ nghĩa hoàn toàn không đúng nguyên nghĩa tiếng Việt.

            Nếu bạn không có chuyên môn sâu sắc thì bạn chẳng thể dịch được tốt, mặt khác bạn còn phải hiểu bản chất ngữ pháp của cả ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích; biết cách thành lập, kéo dài, rút ngắn câu; biết phân tích ngữ nghĩa và cú pháp của câu nói thì mới mong chuyển nghĩa đúng được bạn à.

            Nếu bạn làm chủ được ngôn ngữ và chuyên môn, sẽ không còn từ nào khó. Có chăng còn những từ thuộc kỹ thuật mới mà Việt-nam chưa có nên hoặc phải mượn từ (sau đó phải Việt hóa) hoặc tìm từ Việt tương đương, số từ này rất ít.
            Thực ra muốn search trên mạng để tìm thì cũng dễ, vấn đề bạn phải hiểu bản chất công việc đó trước khi tìm).
            Mình nghĩ những câu này là thừa, dù cho bạn nói (có thể rất) đúng. Đây là vấn đề mang tính cá nhân, nếu bạn muốn hãy gửi PM cho mình. Mình nghĩ những người đọc topic này sẽ khó mà học hỏi hoặc đóng góp được gì từ những câu như vậy. (dễ dẫn tới lạc đề với topic)
            Dù sao cũng cảm ơn sự nhiệt tình của bạn. Rất đáng quý
            Còn về khoản : thế nào là "bù vênh", bạn vanhiep thì phải, bên diễn đàn: gtvt.org có lần đã giải thích khá kỹ, ko biết vanhiep có tham gia diễn đàn mình ko . Mình cũng là người làm việc có trách nhiệm, tất nhiên mình ko dịch "bù vênh" thành chỉ "quantity" đâu, mà thành một từ rất dài để giải thích cho từ "bù vênh" nhưng từ đó ko đáng đưa ra ở đây , vì mình chưa hài lòng với nó. Xin lỗi vì viết ko rõ ý
            Last edited by zmt; 13-09-2005, 05:24 PM.
            Hoàng Sa, Trường Sa trong trái tim tôi.

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Những câu "khó dịch" trong xây dựng

              Nguyên văn bởi zmt
              Mình nghĩ những câu này là thừa, dù cho bạn nói (có thể rất) đúng. Đây là vấn đề mang tính cá nhân, nếu bạn muốn hãy gửi PM cho mình. Mình nghĩ những người đọc topic này sẽ khó mà học hỏi hoặc đóng góp được gì từ những câu như vậy.
              Dù sao cũng cảm ơn sự nhiệt tình của bạn. Rất đáng quý
              Còn về khoản : thế nào là "bù vênh", bạn vanhiep thì phải, bên diễn đàn: gtvt.org có lần đã giải thích khá kỹ, ko biết vanhiep có tham gia diễn đàn mình ko . Mình cũng là người làm việc có trách nhiệm, tất nhiên mình ko dịch "bù vênh" thành chỉ "quantity" đâu, mà thành một từ rất dài để giải thích cho từ "bù vênh" nhưng từ đó ko đáng đưa ra ở đây , vì mình chưa hài lòng với nó. Xin lỗi vì viết ko rõ ý
              Mình xin lỗi bạn vì hồi nãy hơi quá lời , dù sao mình cũng mong bạn tiếp tục ở diễn đàn này với một góc cạnh hữu ích là "dịch thuật".

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Những câu "khó dịch" trong xây dựng

                Nguyên văn bởi XUAN THUY
                Mình xin lỗi bạn vì hồi nãy hơi quá lời , dù sao mình cũng mong bạn tiếp tục ở diễn đàn này với một góc cạnh hữu ích là "dịch thuật".
                Vấn đề không phải quá lời hay không bạn ạ, mà là chúng ta tránh những nhận xét về cá nhân thành viên (dù có thể đúng) trong một topic hoàn toàn mang tính học thuật như thế này

                Nếu bạn muốn góp ý cho cá nhân mình, bạn có thể gặp trực tiếp mình, hoặc dùng PM, YM hay email.

                Còn nếu muốn nói về "nghệ thuật" dịch, bạn có thể mở một topic khác, mình sẽ tham gia topic đó của bạn, hoặc tự mở một topic như vậy.

                sau đây là ý kiến của VanHiep bên gtvt.org về bù vênh
                "
                Trong lĩnh vực thiết kế tuyến, vấn đề thi công luôn được xem xét đồng thời, điều này các bạn đều biết, nên tôi chỉ nhấn mạnh những chú ý đối với đường n/c. Do vậy, thiết kế làm sao để cho việc thi công khả thi và thuận lợi nhất, nhưng vẫn đảm bảo yếu tố về kinh tế-kỹ thuật. Điều này sẽ được làm tốt hơn khi các kỹ sư thiết kế đường có những kiến thức thực tế về thi công.

                Khi thiết kế mở rộng thì thường hướng trục của tuyến mới trùng với tuyến hiện tại. Do đó, người thiết kế phải cân nhắc tim tuyến trùng, lệch phải, hay lệch trái so với tim hiện tại. Và khi mở rộng thì thường là 1 làn xe hoặc 2 làn xe. Nên nếu tuân thủ được điều này thì vấn đề thắc mắc ở trên được giải quyết (tức là bề rộng phần mở rộng sẽ tương đối cố định). Tuy nhiên đối với những đoạn chỉnh cong thì sẽ xảy ra hiện tượng lệch không đều, khi thiết kế thi công thì sẽ cân nhắc tình hình thực tế, có thể tận dụng mặt đường cũ hoặc không.

                Điều đáng chú ý ở đây là cao độ thiết kế đối với đường n/c. Ví dụ, kết cấu (k/c) phụ thêm của mặt đường hiện tại là 12cm (bêtông nhựa), nhưng do cao độ khống chế này vượt quá cao độ cho phép (khống chế) như đối với k/c mặt đường ở dưới cầu cạn qua đường, hay đường đô thị. Khi đó thì kết cấu cũ cần phải dỡ bỏ đi để thay vào đó kết cấu mới hoàn toàn nhằm tuân thủ cao độ khống chế. Ví dụ thực tế, trên Quốc lộ 1 đoạn qua thành phố Vinh (gần rạp chiếu bóng) mặt đường cũ phải đào bỏ đi và thay vào đó là kết cấu mới do yêu cầu về cao độ.

                Trường hợp không bị khống chế về cao độ như nói ở trên thì yêu cầu về kinh tế chiếm ưu thế. Do vậy, phương án tối ưu là CĐTK tuyến mới = CĐTN (cũ) + 12cm. Đây mới là vấn đề quan tâm vì mặt đường cũ sẽ không thể bằng phẳng (cả về theo phương dọc và phương ngang) để người thiết kế duy trì bề dày 12cm trên toàn tuyến, chính vì lý do này mà quy định TK cũng quy định đoạn đổi dốc nhỏ đối với đường n/c ngắn hơn so với đường thiết kế mới (ví dụ thiết kế mới là 150m, thì n/c sẽ là 100m). Phần k/c bù giữa phần k/c mới (12cm, như ở ví dụ này) và k/c cũ được gọi là bù vênh , phần bù vênh này sẽ có bề dày không cố định, mà chỉ khống chế cao độ đáy lớp BT nhựa (-12cm so CĐTK) và được thực hiện thông qua bộ phân Sensor của máy rải BT nhựa . Xác định phần bù vênh như thế nào cũng là do người thiết kế dựa trên quan điểm về hiệu quả kinh tế. Ví dụ nếu phần bù vênh dày quá 12-15cm thì có thể thay vật liêu xử lý nhựa thành lớp cấp phối, còn nhỏ hơn 12cm thì bù vênh bằng vật liệu xử lý nhựa. Nhưng vấn đề xử lý này cũng không cục bộ vì sẽ gây phức tạp cho thi công
                "
                Last edited by zmt; 13-09-2005, 06:14 PM.
                Hoàng Sa, Trường Sa trong trái tim tôi.

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Những câu "khó dịch" trong xây dựng

                  Vì không có nhiều bạn hưởng ứng lắm nên mình xin phép kết thúc topic tại đây! Thực ra thì những ví dự mình nêu ra cũng nhằm mong muốn có đóng góp từ những kỹ sư có kinh nghiệm và quan tâm đến vấn đề thuật ngữ (mà hình như chưa ai như thế tham gia topic này). Mình đang có trong tay một loạt tài liệu song ngữ phát hành bởi vụ Khoa Học Công nghệ Bộ GTVT cùng hàng trăm tài liệu, ebook tiếng Anh - đa số ebook dơwnload trên diễn đàn, một số nhỏ là scan từ sách - cũng như một loại tài liệu tiếng Anh về những dự án tương đối lớn như Cầu Mỹ Thuận, Cầu Bãi Cháy...cũng như một số dự án nhỏ hơn - nhưng zmt ko dám đưa lên vì ko biết điều này có hợp pháp không? và có làm ảnh hưởng đến công việc hiện tại của zmt không. Có rất nhiều thuật ngữ tuy chưa đạt được thống nhất nhưng hiện vẫn lưu hành, mà thôi, chắc phải chuyển sang chủ đề những thuật ngữ thông dụng trong cầu đường mất. Thôi thì trước khi kết thúc, zmt mạo muội trưng cầu dân ý một lần nữa xem các bạn dịch thế nào (tất nhiên lần này zmt cầm "đáp án" - nếu được coi như vậy - là một loạt sách tiêu chuẩn).
                  Quy chế, nghị định, thông tư hướng dẫn =?
                  Tiêu chuẩn và quy định thiết kế =?
                  Xe thiết kế=?
                  năng lực thông hành và mức độ phục vụ=?
                  tầm nhìn=?
                  bình đồ và trắc dọc=?
                  phao tiêu báo hiêu=?
                  đường cứu nạn khẩn cấp=?
                  nút giao cắt khác mức liên thông=?
                  ....
                  (không "chơi" đọc "đáp án" trước khi làm bài nhé )
                  Last edited by zmt; 11-10-2005, 02:23 AM.
                  Hoàng Sa, Trường Sa trong trái tim tôi.

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Những câu "khó dịch" trong xây dựng

                    Anh zmt thật là có tâm huyết với chủ đề này.
                    Hôm nay tôi mới được đọc bài của anh. Các tài liệu dịch của các dự án thường do các bạn Cử nhân ngoại ngữ dịch, khối lượng phải dịch thường khá nhiều và trong thời gian ngắn nên cũng có chỗ chua rõ nghĩa, các kỹ sư có chuyên môn thì còn bận đủ thứ, nhiều khi cũng không soắt kỹ mà sửa hết được.Nen thông cảm.
                    Lúc nào rỗi rãi ngồi xem lại, mới phát hiện sai sót đây đó.
                    GS.TS. Nguyễn Viết Trung - Trường ĐHGTVT Hà Nội
                    ĐT: 0913 555 194

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Những câu "khó dịch" trong xây dựng

                      Trước đây không biết có diễn đàn này ( vì nó ở tít phía dưới ). Hôm nay mới vào, thấy hay quá. Zmt đừng bỏ đi, theo mình thì có nhiều người quan tâm lắm đấy. Rất tiếc hôm nay mình không mang theo sách, không thì đã nhờ được bạn một số rồi.

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Những câu "khó dịch" trong xây dựng

                        Bạn zmt cứ nán lại trang này nhé,
                        lâu nay mình cũng không lên đây nên thấy mục này hơi vắng, mà thực ra mình là dân DD-CN nên nhiều thuật ngữ Việt của ngành cầu đường mình không rành lắm nên không dám bàn luận hay "múa rìu" nhiều.

                        Như Thầy Trung có nói ở trên, em cũng thấy rất rất nhiều tài liệu do các bạn cử nhân ngoại ngữ dịch hay bị sai (hehe, nhưng nhiều lúc mình góp ý cho họ cũng không dễ dàng vì background có khác nhau).

                        Hôm rồi, nhân có việc ghé nhà sách, em thấy có cuốn "Tiếng Anh cho Kỹ sư Xây dựng" (hay na ná có tên như vậy) của NXB GTVT, ngoài bìa có đề tên người dịch là Kỹ sư...... và người hiệu đính là một Tiến sỹ......
                        nhưng mà khi đọc vào trong đó một vài trang thì hầu như rằng anh "kỹ sư" kia hình như không phải là người trong ngành (xây dựng, giao thông hay thủy lợi)... nên quả thật khó cho người phải quyết định mua cuốn sách ấy.
                        Ví dụ: Chương: Soil Investigation được dịch là "khảo sát đất đai".
                        "Spillway" không được dịch là "đập tràn" mà là một từ gì đó, vì trong nguyên văn tiếng anh nó có thêm chữ "dam" (đập chính, đập ngăn).!!.. vướng quá..!!
                        Last edited by XUAN THUY; 11-10-2005, 12:24 PM.

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Những câu "khó dịch" trong xây dựng

                          Nguyên văn bởi XUAN THUY
                          Bạn zmt cứ nán lại trang này nhé,
                          lâu nay mình cũng không lên đây nên thấy mục này hơi vắng, mà thực ra mình là dân DD-CN nên nhiều thuật ngữ Việt của ngành cầu đường mình không rành lắm nên không dám bàn luận hay "múa rìu" nhiều.
                          .........................

                          Ví dụ: Chương: Soil Investigation được dịch là "khảo sát đất đai".
                          "Spillway" không được dịch là "đập tràn" mà là một từ gì đó, vì trong nguyên văn tiếng anh nó có thêm chữ "dam" (đập chính, đập ngăn).!!.. vướng quá..!!
                          Bạn cứ "múa" đi thì mới có "thợ" góp ý chứ, hì.
                          ....................
                          Từ "Soil Investigation" được dịch là "khảo sát địa chất" trong từ điển kỹ thuật thủy lợi
                          Còn "Spillway" được dịch là "đập tràn (lối thoát ra cho nước thừa của một hồ nước, con sông...)" trong từ điển Lạc Việt
                          .....................
                          Hoàng Sa, Trường Sa trong trái tim tôi.

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Những câu "khó dịch" trong xây dựng

                            Chào anh zmt. Rất cảm ơn anh đã đưa ra topic này. Thật sự, hiện tại ngoại ngữ đối với phần lớn kỹ sư Việt Nam đang là một thách đố. Hầu như rất ít kỹ sư xây dựng giỏi ngoại ngữ. Do đó, tôi nghĩ topic của anh sẽ rất có ý nghĩa. Rất mong anh sẽ tiếp tục với topic này.

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: Những câu "khó dịch" trong xây dựng

                              hì, mình rất muốn tiếp tục, chỉ tại thấy ít người tham gia quá thôi!
                              bây giờ là hai từ mới:
                              "nghiệm thu công trình"(trong Lạc Việt dịch là: To check and take over the buildings -> có vẻ không chính xác lắm ) và "hồ sơ hoàn công"???
                              Hoàng Sa, Trường Sa trong trái tim tôi.

                              Ghi chú

                              Working...
                              X