QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Trình tự thiết kế nhà cao tầng sử dụng phần mềm ETABS.

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Ðề: Trình tự thiết kế nhà cao tầng sử dụng phần mềm ETABS.

    Nguyên văn bởi eng-hiep
    To Nguyenducthành: Cám ơn anh Thành nhiều nhé . Chắc qua tết em sẽ post lên phần tính vách của trường em cho anh và các bác tham khảo (Mấy bữa nay dọn dẹp nhà cửa mệt quá-con một mừ)Về Lời giải thích của anh em đã biết : Khi công trình có L>2B thì ta có thể tính theo sơ đồ phẳng ( Lấy khung ngang phẳng ra tính ) & khi ta tính khung không gian thì nội lực < Khi ta tính Khung phẳng ( Có phải ý anh là như thế không ạ?)
    Ý của em là khi công trình không thể tính được theo sơ đồ phẳng , thì ta phải tính khung KG , khi đã có được nội lực khung KG rồi thì ta tách 1 khung có NL max ra mà tính theo Khung phẳng (và khung này sẽ đại diện cho các khung khác ), nội lực thì vẫn là N,Q2&M3 có từ việc giải Khung KG. Đây chỉ là suy nghĩ (thắc mắc )của em ( chứ em chưa học tới , mai mốt làm tốt nghiệp chắc mấy thầy cũng sẽ hướng dẫn .Em chỉ muốn hỏi các anh để giải đáp được thắc mắc trong lòng & để biết trước í à (em là người hay tìm tòi học hỏi mừ . Có gì sơ xuất mong các anh bỏ qua cho.).Còn về việc sử lý xoắn thì sao ạ (dù ĐA của anh không có nhưng ra ngoài thực tế gặp thì sao).Anh làm cho CTY thép ,anh có thể giải thích giùm em khung Zamil là gì không? (Vì em mới học Thép 1 nên chưa biết nó) Anh đã đi làm rồi thì anh có thể giới thiệu cho em & các bạn biết được công việc của người KSXD ntn được không ạ ? Em cũng chưa hình dung ra được ( Chẳng hạn : Khi tính 1 ctrình thì ta làm như ĐA tốt nghiệp ( A to Z) hay chỉ làm 1 phần …vv…).Anh cho em hỏi là khi làm ĐA tốt nghiệp thì các thầy thường hỏi những gì , thường bắt bẽ những gì nhỉ ? (Em cũng chưa hình dung ra được).Còn bác Ninh quê ở đâu hả anh ? Anh ta đang làm ở CTY nào?Quê em ở Nghệ An (quê Bác Hồ đấy)nhưng gia đình em đã chuyển vào đây sinh sống lâu rồi anh ạ .Hình như em & anh hơi tương đồng đấy : Lúc trước em cũng chỉ xem thôi không dám gởi bài (lúc trước anh cũng thế mà)& nhà em gần ĐHBK còn nhà anh thì gần ĐHXD ( tiết là em chưa đi làm xem có giống anh không nhỉ).Mai mốt vào học chắc sẽ rất bận (ĐA Thi Công , BT,Nền Móng, Thép) không biết có thể trao đổi vui vẻ như thế này không nhỉ.Khi nào làm tốt nghiệp chắc em phải nhờ anh & bác Ninh đấy nhỉ.Không biết các bác có vui lòng không nhỉ.
    To Ninh47xd : em cám ơn anh nhiều nhé . Rất hân hạnh khi quen được 1 người bạn như anh . Em còn phải học hỏi anh rất nhiều ( Không biết khi nào mới được như anh Ninh nhà ta nhỉ ).Vậy là bữa giờ anh đã hiểu lầm ý em rồi (về tách KP ra tính )và em cũng đả hiểu lầm ý anh(vì anh nói không rõ , hơi bị tắt mà )Những điều anh nói giờ đã trùng với ý em rồi đó .Xin lỗi vì đã tưởng anh làm sai nhé.Anh vẫn chưa trả lời em là khi nào thì sử dụng sàn UST? Và nó có ưu điểm gì , thực tế ở VN ra sao? Cám ơn vì những đóng góp của anh ( để nền XD của chúng ta có thể phát triển được với bạn bè các nước nữa chứ) Cho em xin email của anh đi ạ.

    Ặc ặc hỏi nhiều thế này loạn hết cả lên làm sao mà nhớ được. Nội lực tính khung không gian hay khung phẳng cái nào lớn hơn cái nào nhỏ hơn thì anh chưa thử nên ko rõ lắm. Tại vì khung không gian còn có tác dụng của dầm dọc (CKC ko rành lắm nên phải hỏi a Ninh vụ này ko thì em tự làm VD thử rồi nói anh bít ).
    Cái tính của anh là cứ đến đâu thì tìm hiểu đến đấy nên bây giờ chẳng bít giải quyết xoắn ra sao. Khi nào cần đến thì mới tìm hiểu sau . Em cứ tìm hiểu đi bít đâu về sau còn phải hỏi nhóc đó.
    A vừa mới thành kĩ sư hôm 1/2 vừa rùi . Vừa mới xin được việc thôi chứ đã đi làm đâu. Ra tết mới bắt đầu chiến đấu. Anh chỉ bít khung Zamil là khung nhà công nghiệp bằng thép (hết ). Còn đi làm thì tất nhiên một công trình như thế nào thì phải tính hết. VD với nhà khung không gian thì làm đồ án tốt nghiệp tính 1 khung nhưng đi làm tính hết. Cái gì cũng phải tính ( Nếu mà gần giống nhau thì có thể lấy tương tự ).
    Bắt bẻ thì các thấy ko bắt bẻ đâu. Chỉ cần nắm vững cái gì cậu làm là được. Chứ nếu mà copy paste thì chịu rùi .

    ..............HAPPY NEW YEAR.............
    nguyenducthanh83@yahoo.com

    Ghi chú


    • Ðề: Trình tự thiết kế nhà cao tầng sử dụng phần mềm ETABS.

      To eng-hiep:sàn ƯLT có nhiều ưu điểm: khả năng vượt nhịp lớn, chiều dầy sàn nhỏ nên làm giảm chiều cao tầng và trọng lượng kết cấu, giảm võng và ko nứt, tiết kiệm thép hơn sàn thường(tất nhiên ko fải lúc nào cg vậy), mặt sàn phẳng dễ trang trí, dễ đi các đường ống kĩ thuật(nếu làm trần treo),... như vậy e đã biết khi nào dùng sàn ƯLT rồi chứ . Tất nhiên trong 1 số trường hợp khi nhịp sàn ko lớn lắm (khoảng 6-7m) thì e nên làm thêm phương án sàn ko ƯLT để so sánh về mặt kinh tế.
      Hiện nay số cg trình dùng sàn ƯLT căng sau ở HN như a biết là chưa nhiều lắm, chủ yếu các công trình của VINACONEX dùng panel căng trước.
      Mail của a:
      - bianconero84@yahoo.com
      - juve1897_2006@yahoo.com

      Ghi chú


      • Ðề: Trình tự thiết kế nhà cao tầng sử dụng phần mềm ETABS.

        Nguyên văn bởi ninh47xd
        Năm mới, e tặng bác Minh câu danh ngôn này: "Để nói cho ng khác nghe, hãy nói dễ hiểu. Và để nói dễ hiểu, hãy nói những j mình nghĩ".
        E chỉ nói 3 câu thôi:
        - Câu 1: P-delta chứ ko fải P-detal (vãi chán với bác)
        - Câu 2: bác chưa đọc lý thuyết về nó, mà mới chỉ đoán lung tung khi dùng phần mềm thôi, thành ra mới đưa ra khái niệm "P-detal cho dao động". Đây là 1 quan điểm khoa học hoàn toàn mới, có lẽ là chưa đc công bố, bác nên đi sâu vào nghiên cứu vấn đề này, ko khéo làm được cái j đó để đời đấy
        - Câu 3: bác nên đọc sách kĩ hơn để có hiểu biết cơ bản về vấn đề mình nói, biết bản chất của vđề, như thế bác mới ko bị hớ, để mấy thằng đàn e như e vặn vẹo.
        Chúc bác ăn Tết vui vẻ!
        ok rất cảm ơn anh !
        tôi nghĩ quan niệm của tôi dư sức để làm cho mọi người hiểu hơn ; còn chuyện anh khuyên câu danh ngôn thì thừa rồi; thông cảm nhé vì danh ngôn của nhanh cảm thấy tầm thường lắm ;
        còn về chuyện phân tích của phần mềm P-delta thực ra có liên quan đến dao động ; khối lượng của các center of mass tạo ra độ lệch tâm trong quá trình dao động của công trình ; nó làm cho công trình giảm độ cứng và tăng chuyển vị.
        đó là cách tôi hiểu ; anh có thể coi đó là sai ; và tuy anh tôi ; chúng ta nên dừng ở đây với kiểu cách thảo luận của anh nhé.
        chúc tất cả
        Last edited by ksminh; 13-02-2007, 06:21 PM.
        TÌNH YÊU HẠNH PHÚC VÀ SỰ NGHIỆP THÀNH ĐẠT

        Ghi chú


        • Ðề: Trình tự thiết kế nhà cao tầng sử dụng phần mềm ETABS.

          [QUOTE=eng-hiep]
          +To ksMinh : -Em rất cám ơn vì sự nhiệt tình giúp đỡ của anh. Kiến thức về nhà cao tầng của em chưa có gì (Em mới chỉ có học 1 buổi mà thôi,v), mới chỉ biết thông qua sự thảo luận của các bác trong forum này & tự mày mà thông qua sách vở là chính,vì vạy cũng chẳng biết hỏi anh gì nữa cả.Chắc khi nào học xong môn này em có thể trao đổi & liên lạc với anh. Một lần nữa Xin cảm ơn anh vì sự nhiệt tình này.-Bác có thể chỉ rõ hơn (từ A to Z thì càng tốt: Anh làm giống như bài nhập sơ đồ tính từ acad mà anh đã post lên đấy) việc khai báo nhãn Pier & Spandrel lên Vách Cứng (Theo em biết thì việc tạo Pier là để xem VC,Lõi cứng như là cột ,tạo nhãn Spandrel để xem phần VC phía trên các lỗ cữa như là dầm ,từ đó tính toán nội lực & tính thép cho nó . Nhưng theo em thì khi dùng tiện ích này thì phải tính thép theo Etabs - theo tiêu chuẩn nước ngoài ,như thế có ổn không.?) . Em có sang trang web của ĐHKT – TPHCM thấy anh Minh có nói về việc THNL cho cột bằng Excel , anh có thể post lên hướng dẫn cho các anh em nào chưa biết để học hỏi & góp ý được không vậy. Sớm Mong tin của bác.

          QUOTE]
          chào bạn!
          thực ra cách làm của etabs biến vách lõi thành cột cho ra M;Q;N đó là nội lực chung ; không ảnh hưỡng gì đến cách tính toán thiết kế thép của etabs; bạn có thể lấy nội lực đó mà thiết kế theo tiêu chuẩn của việt nam ; nhưng lưu ý 1 điều là với vách có lỗ thì bạn có thể tính cho các spandrel không theo kiểu dầm bình thường ; bạn có thể tính thao deep beam; cách này sách MỸ có viết ; hình sư có thể thiết kế theo kiểu dàn ảo thì phải ; vì lý thuyết tính toán deep beam là dựa vào dàn ảo; bạn có thể tham khảo sách nếu cần tôi sẽ cho mượn ; gặp trực tiếp nhé; vì trên diễn đàn đưa file lên mất thời gian lắm.
          còn cách tổ hợp trong excel mà tôi post trong diễn đàn của trường có lẽ lâu quá rồi ; cách đó bây giờ người ta không sài nữa ; vì dài dòng và dể bị sai ; và nhầm lẫn. còn chuyện tổ hợp nội lực để tìm ra nội lực nguy hiễm nhất thì bây giờ áp dung cho các kết cấu thép ; đặc biệt là nhà thép công nghiệp có cầu trục.
          TÌNH YÊU HẠNH PHÚC VÀ SỰ NGHIỆP THÀNH ĐẠT

          Ghi chú


          • Ðề: Trình tự thiết kế nhà cao tầng sử dụng phần mềm ETABS.

            Ồ tưởng xoá rồi mà chưa xoá . Mong các bác chech hộ em nhá.
            +Theo em thì mô hình mbHCN thì mode 1 phải theo phương bề rộng nhà (phương X:có độ cứng bé hơn phương kia) . Ở đây thì ngược lại .Kì ghê.
            ++ Ở mô hình mbHV+VC(đối xứng) thì lại ra các mode theo phương xiên thì lúc tính gió động & động đất ntn ? Còn xảy ra hiện tượng xoắn nữa (đối xứng mừ)? . Không biết ntn , hay là em làm sai gì hở mấy bác?
            Tất cả các tiết diện ở các tầng như nhau&đã chia sàn tự động rồi. Em thử tạo màng cứng xem sao thì nó vẫn không thay đổi (việc này chỉ làm giảm dofs cho chương trình chạy nhanh hơn thôi mà), mô hình chỉ chịu TLBT cho nên không cần khai báo mass sourse ( mặc định là chương trình lấy seft của công trình ,Vả lại điều này chỉ ảnh hưởng đến T chứ đâu ảnh hưởng đến dạng dao động ).
            *Bác Thành có thể gởi thêm mặt bằng và nội lực trong Sap để chúng em tiện theo giỏi không nhỉ (bác gạch dưới chỗ nội lực bác lấy nữa nha.Ôi hình như là hơi làm phiền bác rồi nhỉ)? Cám ơn bác trước nhé .(Vì đàn em thân yêu mừ )
            *Bác Ninh giỏi như thế mà chưa đăng kí thi cao học à ?
            *Sớm Mong Tin của các Bác
            *Có bác nào nghỉ Tết chưa vậy . Tiền thưởng chắc khẩm nhỉ ( để ngày mai còn đi chơi vui với ‘ghệ’ chứ ) . Chúc các bác 1 mùa Valentine vui vẽ bên người ấy nha ( Vui vẻ nhưng củng nhớ trả lời cho em nữa nhé)
            *Hẹn tối mai gặp lại nhé ( Sáng mắc đi chơi rùi )
            Attached Files

            Ghi chú


            • Ðề: Trình tự thiết kế nhà cao tầng sử dụng phần mềm ETABS.

              *Bữa nay anh Thành có chử ký đẹp quá nhỉ .Đó là mail mới của anh à. Vậy mail anh cho em có còn xài không vậy?Anh không hướng dẫn em phần tính xoắn à?
              *To ksMinh :Anh có thể giúp em trả lời các câu hỏi của em từ bữa giờ được không ạ.Cách xử lý xoắn công trình ntn vậy anh?Em đọc trong cuốn BTII của trương DHXD mà không thấy đề cập đến..Chắc qua tết em hi vọng là sẽ hân hạnh được gặp anh nhé.
              *Anh Ninh : Em đã post bài của em lên rồi đó . Mong anh giúp đỡ ( như phần chia sàn bữa trước anh chỉ em í).Hẹn tối mai gặp lại nha.

              Ghi chú


              • Ðề: Trình tự thiết kế nhà cao tầng sử dụng phần mềm ETABS.

                *Ô , anh Thành lại không biết vấn đề này à. Khi ta giải khung KG thì nội lực chắc chắn là sẽ phải nhỏ hơn khung phẳng ( Không tin thì anh hỏi bác Ninh thử , và hình như trong diễn đàn này cũng đã đề cập đến rồi thì phải) . Thầy Thông cũng nói với em như vậy,bởi vì khung KG còn có các dầm dọc liên kết với nhau tạo thành 1 hệ cứng hơn là khung phẳng đó , tính theo sơ đồ phẳng thì thiên về an toàn rất nhiều (hồi xưa các bác nhà ta thì phần mềm tính kết cấu chưa phổ biến , dùng cách này để đơn giản hoá ý mà.).
                *Vậy là anh Thành có 1 điểm khác em rồi đó : vấn đề nào chưa biết hay thắc mắc thì phải làm sao cho hiểu được , không để khi nào gặp rồi mới bắt đầu nhào vô.
                *Anh có thể trình bày cho em việc x/đ ứng suất min , max trong Sap không vậy? (Vì việc có nó để áp dụng CT tính thì không phải bàn , việc hiểu được KQ từ các chương trình tính kết cấu (tức là hiểu bản chất vấn đề mới là quan trọng chứ run ào ào mà không biết gì hết thì cũng như không phải không ạ?)
                *Em nghĩ kiến thức của mình cũng không đến nỗi tệ , chỉ vì chưa học tới mà thôi . Mong các bác thông cảm và chỉ giáo cho.
                HỌC THẦY KHÔNG TÀY HỌC BẠN @@@@@@@@

                Ghi chú


                • Ðề: Trình tự thiết kế nhà cao tầng sử dụng phần mềm ETABS.

                  Chưa có bác nào giúp em sao?

                  Ghi chú


                  • Ðề: Trình tự thiết kế nhà cao tầng sử dụng phần mềm ETABS.

                    Nguyên văn bởi eng-hiep
                    *Bữa nay anh Thành có chử ký đẹp quá nhỉ .Đó là mail mới của anh à. Vậy mail anh cho em có còn xài không vậy?Anh không hướng dẫn em phần tính xoắn à?
                    *To ksMinh :Anh có thể giúp em trả lời các câu hỏi của em từ bữa giờ được không ạ.Cách xử lý xoắn công trình ntn vậy anh?Em đọc trong cuốn BTII của trương DHXD mà không thấy đề cập đến..Chắc qua tết em hi vọng là sẽ hân hạnh được gặp anh nhé.
                    *Anh Ninh : Em đã post bài của em lên rồi đó . Mong anh giúp đỡ ( như phần chia sàn bữa trước anh chỉ em í).Hẹn tối mai gặp lại nha.
                    chào bạn; theo mình nghĩ là tính xoắn cho công trình thì cũng không khó lắm; trong sách BTCT 2 của hà nội ; hình như quên mất là nhà xuất bản nào rồi; hiểu nôm na thế này ; khi lực ngang tác động vào công trình ; lực ngang của từng tầng sẽ gây xoắn cho từng tầng và cộng dồn đến chân móng; cuối cùng chân móng chịu xoắn cho công trình -----; cách xác định mômen xoắn cho công trình là: Mi=Pi*ei; VỚI ei LÀ CÁNH TAY đòn từ tâm cứng đến vị trí tác dụng của lực ngang.từ đó bạn có Mômen Xoắn cho công trình ; bạn có thể lợi dụng etabs hay sáp để nhập Mi cho công trình ; hay bạn có thể quy đổi ra phản lực tác dụng lên từng vách cho công trình ; nếu phản lực làm cho vách nguy hiểm thì bạn kể đến còn nếu vô tinh làm cho vách an toàn thì bạn không tính đến xoán cho công trình đó ; nói chung nếu tính tay thì rất phức tạp nhưng sẽ hiểu bản chất của tác dụng xoắn; còn tính máy thì máy sẽ tự phân phối Mi về các vách ;
                    đó là ý kiến của tôi ; bạn có thể tham khảo
                    TÌNH YÊU HẠNH PHÚC VÀ SỰ NGHIỆP THÀNH ĐẠT

                    Ghi chú


                    • Ðề: Trình tự thiết kế nhà cao tầng sử dụng phần mềm ETABS.

                      *Ồ , bác Ninh và bác Thành chắc mãi đi chơi với người iu quá nên quên trả lời cho em rồi nhỉ.Hy vọng là tối nay sẽ nhận được câu trả lời của các bác nhé.Cám ơn bác ksMinh đã bỏ chút thời gian để trả lời cho em.
                      *Cho em hỏi thêm 1 vấn đề cuối cùng trong năm nay nhé .Em có nghe nói về vấn đề tổ hợp nội lực cho vách cứng.Theo em biết là khi ta khai báo THNL trong các chương trình tính kết cấu thì cũng cho ra mim ,max trong pt shell rồi mắc gì mà phải THNL cho VC.Nếu không phải thì xin các bác chỉ giáo cho & chỉ em cách tổ hợp.
                      HAPPY NEW YEARRRRRRRRRRRRRRRRRR @@@@@@@@

                      Ghi chú


                      • Ðề: Trình tự thiết kế nhà cao tầng sử dụng phần mềm ETABS.

                        Nguyên văn bởi eng-hiep
                        +Theo em thì mô hình mbHCN thì mode 1 phải theo phương bề rộng nhà (phương X:có độ cứng bé hơn phương kia) . Ở đây thì ngược lại .Kì ghê.
                        Ko kì tẹo nào cả, e nhầm lẫn ở đây mà: mô hình của e tuy hcn nhưng lại có kích thước tiết diện bằng nhau hết, ở 2 phương đều có số cột vuông bằng nhau, nhịp dầm theo phương dài do đó lớn hơn phương ngắn->độ cứng của dầm phương dài nhỏ hơn->phương đó yếu hơn. Nhà có mb hcn trong đồ án bê tông có số cột theo 1 phương lớn hơn nhiều so với phương còn lại nên độ cứng theo phương dọc mới lớn hơn.
                        ++ Ở mô hình mbHV+VC(đối xứng) thì lại ra các mode theo phương xiên thì lúc tính gió động & động đất ntn ? Còn xảy ra hiện tượng xoắn nữa (đối xứng mừ)? . Không biết ntn , hay là em làm sai gì hở mấy bác?
                        E ko làm sai j cả, phương có dao động là phương yếu hơn mà. Do e đặt các vách lớn ở biên công trình-> độ cứng theo 2 phương x,y rất lớn, phương xiên khi đó mới là phương yếu nhất. Lúc này e fải đổi trục toạ độ x,y trùng với phương xiên để giải. Còn mode xoắn mà e thấy thì a đã nói rồi, mình ko sử dụng trong tính toán, nó ko fải là biểu hiện công trình bị xoắn khi chịu tải. Ok?
                        ---------------------------------
                        CHÚC MỪNG NGÀY LỄ TÌNH YÊU, ĐI CHƠI THÔI!

                        Ghi chú


                        • Ðề: Trình tự thiết kế nhà cao tầng sử dụng phần mềm ETABS.

                          Nguyên văn bởi eng-hiep
                          *Cho em hỏi thêm 1 vấn đề cuối cùng trong năm nay nhé .Em có nghe nói về vấn đề tổ hợp nội lực cho vách cứng.Theo em biết là khi ta khai báo THNL trong các chương trình tính kết cấu thì cũng cho ra mim ,max trong pt shell rồi mắc gì mà phải THNL cho VC.Nếu không phải thì xin các bác chỉ giáo cho & chỉ em cách tổ hợp.
                          Thì cg như khi e THNL cho các cấu kiện khác thôi mà, nếu e đã THTT trong phần mềm rồi và đc thầy cho fép thì ko cần fải làm bằng cel nữa, nếu ko thì cg fải xuất ra cel để làm.

                          Ghi chú


                          • Ðề: Trình tự thiết kế nhà cao tầng sử dụng phần mềm ETABS.

                            Chúc mừng năm mới đến các đồng nghiệp!
                            Tôi xin muốn hỏi nếu tải trọng gió có thêm thành phần động thì khi đưa vào Etabs cũng có điểm đặt lực như phần tĩnh? Xin cảm ơn!

                            Ghi chú


                            • Ðề: Trình tự thiết kế nhà cao tầng sử dụng phần mềm ETABS.

                              [QUOTE=ninh47xd]Ko kì tẹo nào cả, e nhầm lẫn ở đây mà: mô hình của e tuy hcn nhưng lại có kích thước tiết diện bằng nhau hết, ở 2 phương đều có số cột vuông bằng nhau, nhịp dầm theo phương dài do đó lớn hơn phương ngắn->độ cứng của dầm phương dài nhỏ hơn->phương đó yếu hơn. Nhà có mb hcn trong đồ án bê tông có số cột theo 1 phương lớn hơn nhiều so với phương còn lại nên độ cứng theo phương dọc mới lớn hơn.

                              E ko làm sai j cả, phương có dao động là phương yếu hơn mà. Do e đặt các vách lớn ở biên công trình-> độ cứng theo 2 phương x,y rất lớn, phương xiên khi đó mới là phương yếu nhất. Lúc này e fải đổi trục toạ độ x,y trùng với phương xiên để giải. Còn mode xoắn mà e thấy thì a đã nói rồi, mình ko sử dụng trong tính toán, nó ko fải là biểu hiện công trình bị xoắn khi chịu tải. Ok?
                              ---------------------------------
                              Ninh này nếu lấy theo phương xiên thì lấy 1 góc = bao nhiêu so với phương hệ trục ban đầu để tính? và khi xác định được rồi thì tính nó có dễ dàng không?
                              Theo tớ mình xét đến dao động riêng để xét đến tải trọng ngang tác dụng vào công trình. sau khi có nội lực thì mình tổ hợp nội lực cho cả 2 phương thì sẽ được NL cho phương nguy hiểm nhất
                              @eng-hiep: thứ tự mode không quan trọng đâu mà quan trọng là dạng dao động, theo hai phương sẽ có các dạng dao động ứng với dạng 1, dạng 2, dạng 3.... và mình sẽ lấy bao nhiêu dạng dao động để tính ( mode 1 có thể t.ư với dạng dao động cơ bản thứ2 theo phương x, y gì đấy...)
                              Last edited by dxd; 14-02-2007, 03:26 PM.

                              Ghi chú


                              • Ðề: Trình tự thiết kế nhà cao tầng sử dụng phần mềm ETABS.

                                Nguyên văn bởi uacg
                                Chúc mừng năm mới đến các đồng nghiệp!
                                Tôi xin muốn hỏi nếu tải trọng gió có thêm thành phần động thì khi đưa vào Etabs cũng có điểm đặt lực như phần tĩnh? Xin cảm ơn!
                                Vâng, như e hiểu thì thành phần động của tải gió cg có điểm đặt như tp tĩnh.

                                Ghi chú

                                Working...
                                X