Ðề: Làm việc ở Nhật hay ở Mỹ tốt hơn
hi, đằng nào cũng trót lạc đề (bệnh chung của các forum, dù nghiêm túc ), em nói thêm, có một bài viết khá chi tiết về
http://www.nvhtn.org.vn/contents.php...t=13&cont=1043
copy luôn cho các bác đọc
Sau nhiều năm khảo sát, các cơ quan tư vấn vừa báo cáo với tổ công tác liên ngành của Chính phủ dự án nghiên cứu khả thi luồng tàu qua cửa Định An - sông Hậu. Đây là giải pháp để thông cảng Cần Thơ với biển Đông vốn đang bị “tắc” tại cửa Định An do quá trình bồi lắng: đào 10km kênh để thông cảng Cần Thơ ra biển
Theo trình bày của tiến sĩ Bassem Eid, giám đốc dự án của Công ty tư vấn SNC-Lavalin International (Canada), vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có 17 triệu dân, sản lượng gạo xuất khẩu từ 3,8-4,2 triệu tấn (chiếm 85% tổng lượng xuất khẩu của cả nước). Hàng hóa xuất nhập khẩu của ĐBSCL là 7,37 triệu tấn (năm 2003).
Với tốc độ tăng trưởng từ 8,75-9,2%/năm, dự kiến đến năm 2010 lượng hàng hóa của khu vực sẽ tăng lên 12,3 triệu tấn và đến năm 2020 là 21,7 triệu tấn. Hiện khu vực có cảng Cần Thơ lớn nhất vùng nhưng chỉ tiếp nhận được tàu 3.000 tấn ra vào.
Nguyên nhân do cửa Định An thường xuyên bị bồi lắng, độ sâu chỉ khoảng 3m và không ổn định. Do không tiếp nhận được các tàu lớn, đến nay 80% lượng hàng hóa của ĐBSCL phải trung chuyển ở các cảng của TP.HCM, khiến chi phí vận tải tăng cao, giảm lợi thế cạnh tranh. Điều này cũng tạo áp lực cho vận tải đường bộ, gây ách tắc giao thông và không an toàn.
Hai tuyến đê chắn ở cửa kênh để hạn chế bùn bồi lắng
Để tiếp nhận tàu lớn có trọng tải từ 10.000 tấn trở lên ra vào cửa Định An, cần phải nạo vét sâu thêm 6,5m. Tuy nhiên với giải pháp này phải nạo vét duy tu hàng chục triệu khối bùn mỗi năm do tuyến luồng không ổn định và chuyển dịch thường xuyên, quá trình bồi lắng nhanh. Chi phí nạo vét khá tốn kém, từ 2-14 tỉ đồng mỗi năm. Đơn vị tư vấn cho rằng nếu tiếp tục nạo vét cửa Định An để phát triển cảng Cần Thơ là không khả thi về kinh tế - kỹ thuật.
Tiết kiệm 170 triệu USD
Giải pháp lâu dài là tìm một cửa ra khác cho cảng Cần Thơ. Ngoài cửa Định An, hiện có một kênh khác thông từ sông Hậu ra biển Đông, đó là kênh Quan Chánh Bố. Đơn vị tư vấn cho biết tuyến kênh này khá dài, chỉ sử dụng một đoạn khoảng 20km và nạo vét thêm một đoạn kênh 10km nữa để thông ra biển Đông theo con đường tắt, thuộc địa bàn tỉnh Trà Vinh.
.... hi, tốt nhất là đọc theo link, có cả hình ảnh minh họa ....
hi, đằng nào cũng trót lạc đề (bệnh chung của các forum, dù nghiêm túc ), em nói thêm, có một bài viết khá chi tiết về
http://www.nvhtn.org.vn/contents.php...t=13&cont=1043
copy luôn cho các bác đọc
Sau nhiều năm khảo sát, các cơ quan tư vấn vừa báo cáo với tổ công tác liên ngành của Chính phủ dự án nghiên cứu khả thi luồng tàu qua cửa Định An - sông Hậu. Đây là giải pháp để thông cảng Cần Thơ với biển Đông vốn đang bị “tắc” tại cửa Định An do quá trình bồi lắng: đào 10km kênh để thông cảng Cần Thơ ra biển
Theo trình bày của tiến sĩ Bassem Eid, giám đốc dự án của Công ty tư vấn SNC-Lavalin International (Canada), vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có 17 triệu dân, sản lượng gạo xuất khẩu từ 3,8-4,2 triệu tấn (chiếm 85% tổng lượng xuất khẩu của cả nước). Hàng hóa xuất nhập khẩu của ĐBSCL là 7,37 triệu tấn (năm 2003).
Với tốc độ tăng trưởng từ 8,75-9,2%/năm, dự kiến đến năm 2010 lượng hàng hóa của khu vực sẽ tăng lên 12,3 triệu tấn và đến năm 2020 là 21,7 triệu tấn. Hiện khu vực có cảng Cần Thơ lớn nhất vùng nhưng chỉ tiếp nhận được tàu 3.000 tấn ra vào.
Nguyên nhân do cửa Định An thường xuyên bị bồi lắng, độ sâu chỉ khoảng 3m và không ổn định. Do không tiếp nhận được các tàu lớn, đến nay 80% lượng hàng hóa của ĐBSCL phải trung chuyển ở các cảng của TP.HCM, khiến chi phí vận tải tăng cao, giảm lợi thế cạnh tranh. Điều này cũng tạo áp lực cho vận tải đường bộ, gây ách tắc giao thông và không an toàn.
Hai tuyến đê chắn ở cửa kênh để hạn chế bùn bồi lắng
Để tiếp nhận tàu lớn có trọng tải từ 10.000 tấn trở lên ra vào cửa Định An, cần phải nạo vét sâu thêm 6,5m. Tuy nhiên với giải pháp này phải nạo vét duy tu hàng chục triệu khối bùn mỗi năm do tuyến luồng không ổn định và chuyển dịch thường xuyên, quá trình bồi lắng nhanh. Chi phí nạo vét khá tốn kém, từ 2-14 tỉ đồng mỗi năm. Đơn vị tư vấn cho rằng nếu tiếp tục nạo vét cửa Định An để phát triển cảng Cần Thơ là không khả thi về kinh tế - kỹ thuật.
Tiết kiệm 170 triệu USD
Giải pháp lâu dài là tìm một cửa ra khác cho cảng Cần Thơ. Ngoài cửa Định An, hiện có một kênh khác thông từ sông Hậu ra biển Đông, đó là kênh Quan Chánh Bố. Đơn vị tư vấn cho biết tuyến kênh này khá dài, chỉ sử dụng một đoạn khoảng 20km và nạo vét thêm một đoạn kênh 10km nữa để thông ra biển Đông theo con đường tắt, thuộc địa bàn tỉnh Trà Vinh.
.... hi, tốt nhất là đọc theo link, có cả hình ảnh minh họa ....
Ghi chú