QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Làm việc ở Nhật hay ở Mỹ tốt hơn

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Ðề: Làm việc ở Nhật hay ở Mỹ tốt hơn

    hi, đằng nào cũng trót lạc đề (bệnh chung của các forum, dù nghiêm túc ), em nói thêm, có một bài viết khá chi tiết về
    http://www.nvhtn.org.vn/contents.php...t=13&cont=1043
    copy luôn cho các bác đọc

    Sau nhiều năm khảo sát, các cơ quan tư vấn vừa báo cáo với tổ công tác liên ngành của Chính phủ dự án nghiên cứu khả thi luồng tàu qua cửa Định An - sông Hậu. Đây là giải pháp để thông cảng Cần Thơ với biển Đông vốn đang bị “tắc” tại cửa Định An do quá trình bồi lắng: đào 10km kênh để thông cảng Cần Thơ ra biển

    Theo trình bày của tiến sĩ Bassem Eid, giám đốc dự án của Công ty tư vấn SNC-Lavalin International (Canada), vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có 17 triệu dân, sản lượng gạo xuất khẩu từ 3,8-4,2 triệu tấn (chiếm 85% tổng lượng xuất khẩu của cả nước). Hàng hóa xuất nhập khẩu của ĐBSCL là 7,37 triệu tấn (năm 2003).

    Với tốc độ tăng trưởng từ 8,75-9,2%/năm, dự kiến đến năm 2010 lượng hàng hóa của khu vực sẽ tăng lên 12,3 triệu tấn và đến năm 2020 là 21,7 triệu tấn. Hiện khu vực có cảng Cần Thơ lớn nhất vùng nhưng chỉ tiếp nhận được tàu 3.000 tấn ra vào.

    Nguyên nhân do cửa Định An thường xuyên bị bồi lắng, độ sâu chỉ khoảng 3m và không ổn định. Do không tiếp nhận được các tàu lớn, đến nay 80% lượng hàng hóa của ĐBSCL phải trung chuyển ở các cảng của TP.HCM, khiến chi phí vận tải tăng cao, giảm lợi thế cạnh tranh. Điều này cũng tạo áp lực cho vận tải đường bộ, gây ách tắc giao thông và không an toàn.
    Hai tuyến đê chắn ở cửa kênh để hạn chế bùn bồi lắng

    Để tiếp nhận tàu lớn có trọng tải từ 10.000 tấn trở lên ra vào cửa Định An, cần phải nạo vét sâu thêm 6,5m. Tuy nhiên với giải pháp này phải nạo vét duy tu hàng chục triệu khối bùn mỗi năm do tuyến luồng không ổn định và chuyển dịch thường xuyên, quá trình bồi lắng nhanh. Chi phí nạo vét khá tốn kém, từ 2-14 tỉ đồng mỗi năm. Đơn vị tư vấn cho rằng nếu tiếp tục nạo vét cửa Định An để phát triển cảng Cần Thơ là không khả thi về kinh tế - kỹ thuật.

    Tiết kiệm 170 triệu USD

    Giải pháp lâu dài là tìm một cửa ra khác cho cảng Cần Thơ. Ngoài cửa Định An, hiện có một kênh khác thông từ sông Hậu ra biển Đông, đó là kênh Quan Chánh Bố. Đơn vị tư vấn cho biết tuyến kênh này khá dài, chỉ sử dụng một đoạn khoảng 20km và nạo vét thêm một đoạn kênh 10km nữa để thông ra biển Đông theo con đường tắt, thuộc địa bàn tỉnh Trà Vinh.
    .... hi, tốt nhất là đọc theo link, có cả hình ảnh minh họa ....
    Hoàng Sa, Trường Sa trong trái tim tôi.

    Ghi chú


    • #17
      Ðề: Chương trình sông Hậu

      Chương trình này to lớn lắm, dĩ nhiên các hãng Tư-vấn gồm toàn những danh tài trong nghề, tôi không phải chuyên ngành thủy-lực, nhưng thiết nghĩ cũng có thể có cách làm cho bùn không lắng xuống nữa mà tiếp tục đổ ra biển xa hơn, bằng cách tăng vận tốc dòng chảy, muốn như vậy, phải đào theo một con kinh nhỏ (nằm trong sông Hậu), tiết diện nhỏ thì vận tốc tăng, nó xoáy vào lòng sông và cuốn bùn đi xa.
      Nếu vận tốc cao hơn 1m/s thì chắc chắn bùn sẽ không còn lắng xuống nữa, và 1m/s khong phải là vận tốc cao lắm.
      Muôn thực hiện con kinh đó, một mặt vét bùn lên, đổ trên bờ, một mặt tìm đất tốt (cát & đá to) đổ lấp hai bên bờ làm cho lòng sông hẹp lại. Dĩ nhiên là phải làm cho đều trên dọc bờ sông Hậu để cho nước đừng ngập quá vùng DBSCL.
      Cũng đừng quên ta nên học bài học của Hà-lan, xây một đập ngăn nước biển để cho DBSCL được hưởng trọn vẹn nước ngọt từ trên nguồn đổ xuống, đập này cho phép nươc ngọt trào ra biển khi vượt quá mức Overflow.

      Bạn thanhson,
      Theo ý kiến của một số KS Công-chánh xưa, hiện nay cư ngụ tại Mỹ thì họ có nói là các dãy cát cứ chạy hoài, khi nó nằm chỗ này khi chỗ kia, KS phải báo cho hoa tiêu đều đều.
      Ðó là vì vận tốc chảy ở cửa sông quá thấp, tình trạng này hay xảy ra ở bât kỳ cửa sông nào, nhưng nếu ta chịu sửa sang dòng sông thì hiện tương bôi lắng vừa giảm đi, mà lòng sông càng sâu hơn. Hải cảng thường ở ngoài cửa sông, và luôn luôn có xáng làm việc liên tục : múc bùn bỏ vào xà-lan, rồi kéo đi đổ lên bờ sông. Ðây là công việc có lợi, dù là giống như việc con dã tràng, tuy nhiên sau mỗi lần vét sông, cũng pha"i môt thời gian sau bùn mới lắp trở lại như lúc đầu.
      Last edited by Nguyễn-văn-Thu; 08-11-2005, 09:32 PM.

      Ghi chú


      • #18
        Ðề: Làm việc ở Nhật hay ở Mỹ tốt hơn

        Các bác các chú ơi, Trung Quốc đã và sẽ lấy mấy (và kiểm soát) 80% tổng lưu lượng Mekong rồi, bằng một hệ thống đồ sộ các thủy điện ở Vân Nam đã và sẽ xây dựng.

        Thái Lan cũng muốn lấy 10% nữa (bằng một dự án dẫn dòng nước sông mekong vào nội địa của họ.

        Trong tương lai gần, TQ sẽ nắm quyền sinh tử của "chúng sanh" miền hạ lưu.

        Quả thực là bi quan, nhưng cơ hội để ta "sống chung với lũ" không còn bao lâu nữa.

        Sẽ chẳng còn đủ "năng lượng" để đưa phù sa, nước ngọt về thau chua rửa mặn nữa đâu.

        Cần phải đấu tranh để Mekong là tài sản chung của cả cộng đồng ven sông, chứ không thì sẽ có "kẻ nhiều người ít" mất thôi.
        Last edited by XUAN THUY; 14-11-2005, 03:10 PM.

        Ghi chú


        • #19
          Ðề: Làm việc ở Nhật hay ở Mỹ tốt hơn

          Bạn XUANTHUY,
          Trung quốc lấy 80% nước sông Mekong, nhưng đối với tổng lưu lượng bên Tàu ấy mà, bên dưới này lưu lượng còn cao hơn. Nếu bạn xem tài liệu thì thấy con sông Mêkông ơ" Lào còn nhỏ lăm.
          Nếu ít nước thì ta làm đập ngăn nước, và rẽ nó vào đồng ruộng.
          Chỉ sợ là họ vớt nước tốt và thảy cho chúng ta nước thải thì chết, lúc đó thì không chỉ có cúm gà, mà có thể là cúm đủ thứ.
          Chánh phủ nên thương lượng với Trung quốc, dù là chuyện không dễ, cũng như các nươc ở Phi châu phải thương lượng về nước sông Nil...

          Ghi chú


          • #20
            Ðề: Làm việc ở Nhật hay ở Mỹ tốt hơn

            Nguyên văn bởi Nguyễn-văn-Thu
            Bạn XUANTHUY,
            Trung quốc lấy 80% nước sông Mekong, nhưng đối với tổng lưu lượng bên Tàu ấy mà, bên dưới này lưu lượng còn cao hơn. Nếu bạn xem tài liệu thì thấy con sông Mêkông ơ" Lào còn nhỏ lăm.
            Nếu ít nước thì ta làm đập ngăn nước, và rẽ nó vào đồng ruộng.
            Chỉ sợ là họ vớt nước tốt và thảy cho chúng ta nước thải thì chết, lúc đó thì không chỉ có cúm gà, mà có thể là cúm đủ thứ.
            Chánh phủ nên thương lượng với Trung quốc, dù là chuyện không dễ, cũng như các nươc ở Phi châu phải thương lượng về nước sông Nil...

            Wèi, lưu vực sông Mêkông mở rộng ở bên Tàu, vì thế lượng nước họ lấy đi là đáng kể.
            Họ có quyền điều tiết nước, ví dụ nếu mùa lũ, họ xả đập đồng loạt thì ta chết. Nhưng nhất là mùa khô, họ không cho ta nước thì ta cũng nguy.
            Để tranh giành nguồn nước mà trong tương lai sẽ còn lại rất ít thì Thái Lan cũng sẽ dẫn nước vào tưới cho vùng đông bắc khô cằn và nghèo khó của họ.
            Vấn đề là ở chỗ chế độ thủy văn tự nhiên của Mêkông sẽ thay đổi toàn diện, làm cho hệ sinh thái và cộng đồng quần cư bắt buộc phải thay đổi theo. Chế độ mưa cũng phải thay đổi.
            Vấn đề tuy không rầm rộ trên báo chí, nhưng mà đang rất gay gắt giữa các quốc gia đấy bác ạ.
            Tuy lo hơi xa nhưng quả thực là đáng để trăn trở, ví quá nhiều thủy điện thì chỉ có Nhà máy có lợi còn cái hại thì cả vùng phải gánh chịu.

            Mà cái anh Trung Quốc thì chẳng ai thương lượng được với họ cả, văn kiện đảng của họ cũng thể hiện rõ điều đó. Khi đàm phán với ai, bất thành văn, thì đến vòng kết thúc họ cũng lôi người ta về Bắckinh để "xử".
            Last edited by XUAN THUY; 15-11-2005, 01:41 PM.

            Ghi chú


            • #21
              Ðề: Làm việc ở Nhật hay ở Mỹ tốt hơn

              Bạn Xuanthuy,
              Dĩ nhiên tôi có nghe nói qua về vụ này, thật tình là rất khó khăn.
              Không lẽ mình làm một cái đập ở biên giới Miên-Việt, để điều hòa nước sông Tiền giang và Hậu giang thì Cao Miên lãnh đủ, nhưng nếu không có cách nào khác thì Việt-Miên-Lào cũng phải làm vậy thôi. Hậu quả ra sao, chắc phải đợi chuyên viên Thuỷ-lợi nghiên cứu rồi mới biết. Tôi có thằng bạn ở Mỹ có về VN nghiên cứu về chương trình Mêkông nhưng không nghe nói nữa, chắc khó khăn quá nên nó bỏ rồi.

              Ghi chú


              • #22
                Ðề: Làm việc ở Nhật hay ở Mỹ tốt hơn

                Co bac nao dang o My hay biet vie luat Mỹ xin cho ý kiến:
                Tôi đang làm việc o Úc, có bằng Civil Engineer cua Uc, nay muốn qua Mỹ o biết có phải học lại o nhỉ? nếu học thỉ mất bao lâu? Cám ơn nhiều.

                Ghi chú


                • #23
                  Ðề: Làm việc ở Nhật hay ở Mỹ tốt hơn

                  Có cô bạn gái mail cho tôi đi làm cho Nhật như thế nào. Gửi anh em đọc cho vui, đã xin phép cô ấy rồi
                  Làm cho Công ty Nhật.
                  Nói chung, bác nào mà có tham vọng lương cao vượt mức, hết giờ làm là về, thăng tiến vùn vụt ở cty Nhật thì đừng hy vọng! Nói thế cho ngắn!

                  Tiêu chí đoánh giá nhân viên của chúng nó ko phải là thông minh, nhanh nhẹn, hiệu quả công việc tốt bla bla... mà là : Cần cù đầu tiên (dù có thể hiệu quả cực kỳ kém cũng được, miễn sao gặp việc khó ko nản chí, ngồi trâu bò quyết tâm chiến đấu trong vô vọng đến 10 -11 giờ đêm vã cả mồ hôi là chúng nó rất sướng).
                  Kế đến là trung thành (cái này thì khỏi phải nói, các bác mà chuyển từ 1 cty Nhật sang 1 cty Nhật khác thì gần như chắc chắn chúng nó sẽ gọi điện bằng được cho GM cũ để check xem thằng này đi theo dạng gì, có bàn giao đầy đủ, tư cách tử tế ko hay là chộp giật sai phạm...).
                  Rồi đến lễ phép (gặp phát gập người 1 góc tối thiểu 150 độ và càng thấp càng tốt, sáng đến phải chào, tối về cũng phải chào, chưa kể nhiều lần dạ thưa vô nghĩa khác trong ngày);
                  Nghe lời một cách máy móc (dù là lời trái ngang phi lý, dù là lời cay đắng khôn nguôi );
                  Hết lòng hầu hạ nịnh bợ (cái này thì dân Việt mình kệ cụ chúng nó, nhưng bác nào chịu khó nhẫn nại tí thì lại được quý . Còn bọn Nhật với nhau thì thực sự sợ cấp trên kinh khủng, búng tay phát là nhớn nhác chạy đến như vịt, hôm nào có thằng sếp to hơn sang thì cả cty náo loạn, phó tổng đi coi toa lét xem sạch chưa thơm chưa, G.Director với G.Manager thằng thì đóng mở cửa xe cho sếp, thằng thì đi dẹp đường xích hầu...);
                  Gọn gàng sạch sẽ (theo cái tiêu chuẩn 5S: Sờ trên Sờ dưới Sờ trái Sờ phải Sờ giữa của chúng nó) cùng nhiều tiêu chí vớ vẩn khác...
                  Một đặc điểm nữa bọn Nhật là sống lâu lên lão làng, kể cả thằng dốt nhất cứ phèng phèng đến một độ tuổi nào đó là lên chức y chang như nhau nếu có cùng thời gian cống hiến. Đi gặp đối tác mà cử người trẻ hơn bên nó chừng 10 tuổi là nó ko thèm tiếp vì coi là ko ngang vai vế. Bác nào có giỏi mấy đi nữa triển vọng mấy đi nữa mà "chẳng may" lại còn trẻ trung thì cũng rất khó được cất nhắc. Nói chung là cực lãng phí và vùi dập nhân tài. Hiếm hoi có ai người Việt xuất chúng lên được chức to trong cty Nhật thì cũng ko bao giờ được thực sự làm trưởng vì chúng nó sẽ cài cắm ít nhất một thằng Nhật kè kè bên cạnh để giám sát chi phối . Vậy là cũng ko có toàn quyền trong lĩnh vực của mình!
                  Bên cạnh đấy, bọn Nhật ở Việt Nam nó có một cái Hiệp hội DN Nhật phạch gì đấy, trong đó nó phân chia rõ ra DN trong lĩnh vực, sản xuất, dịch vụ, tài chính ngân hàng bảo hiểm ... và có tổ chức giao lưu định kỳ để tìm đối tác quan hệ, thống nhất policies về nhân sự, lương lậu , các mức trần với sàn bla bla...Do vậy việc chênh lệch mức lương cho nhân viên ở các cty Nhật là rất ít, hy vọng tìm kiếm lương cao vượt bậc ở cty Nhật là điều mong manh, gần như ko khả thi.
                  Mặt khác bọn Nhật chỉ quen mua sắm buôn bán thuê mướn với đối tác là cty Nhật khác, chẳng hạn logistics là cứ phải Dragon hay Logitem, xây dựng nhà xưởng là Vinata, sửa chữa máy móc lắp đặt điện nước là Vina Kinden or Vina Shiroki, và IT thì 99% mời Fujisu (chứ đếu phải FPT )... dù cho giá cả cực kỳ đắt so với các chỗ khác. Vì thế viễn cảnh rung đùi chén hoa hồng của phòng Kế toán, phòng Hành chính, phòng Mua bán... người Việt là xa vời đi trông thấy

                  Ghi chú


                  • #24
                    Ðề: Làm việc ở Nhật hay ở Mỹ tốt hơn

                    Tiếp Quả là quá !!!
                    Nói chung, sau những điều kể trên, làm cty Nhật cũng sẽ được mấy thứ:
                    - Học được tính kiên nhẫn và ngồi dai giả vờ làm việc, được tác phong cúi đầu chào rất dẻo, đi lại rất nhanh, tay đánh đều, sáng và chiều được công khai tập thể dục
                    - Bọn Nhật ngoài giờ làm thì cởi mở và giải trí tẹt ga, có điều trong lúc vui chơi, nhiều anh Nhật hay lộ ra biểu hiện khá khác thường và đôi khi quá trớn... . Nhất là những chú Nhật làm sản xuất thì bậy bạ lộ liễu và ko ngần ngại...
                    - Nếu cty Nhật phá sản thì chúng nó sẽ viết thư giới thiệu tử tế cho nhân viên đến làm các nơi khác (tất nhiên là cũng là Nhật). Tuy nhiên thường anh em Việt Nam phong phanh cty sắp tạch là thu dọn bay mịa hết từ trước rồi, hiếm ai chờ đến lúc nhận thư recommendation
                    - Một nét văn hóa đẹp của người Nhật là mỗi lần đi công tác xa về đều có quà gói rất đẹp (mặc dù nhiều khi cái thực chất bên trong lại rất fo`). Và với tinh thần học hỏi lẫn nhau thì thấy, nhân viên Nhật hầu như ko bao giờ bật sếp, hay chia sẻ trong công việc và ít cắn xé nhau hơn nhân viên Việt...
                    E thấy cứ như là nhật ký 7 năm làm cho Nhật của em các bác ạ .
                    E dính với cái Cty này từ hồi ra trường các bác ạ.
                    Bọn bạn e nó ko hiểu vì sao e cứ gắn bó với Cty này trong khi
                    Chế độ đãi ngộ:
                    Mức lương: thấp nhất trong khối nước ngoài vì chúng nó bàn nhau hết cả rồi thông Hiệp hội doanh nghiệp NB
                    Chế độ tăng lương quá hẻo nhìn số chán chả buồn khóc.
                    Vì lương thấp lại tăng theo % thì có khi quy ra tiền Việt thì chỉ đủ trả tiền truyền hình cáp 1 tháng hoặc 2 tháng là cùng (loại ko kênh đặc biệt ạ) .
                    Cơ chế tính lương:
                    Lương tính theo tuổi nhiều khi tị lòi mắt các bác ạ.
                    Tuyển 1 Safety Officer lương cao e ngẩng lên mỏi cả cổ chỉ vì bác ấy già hơn em nhiều. (nói thật chỉ đi đuổi trâu bò & trẻ con ko cho vào công trường đang thi công).
                    Đời em chỉ có lúc làm Cty Nhật là mong mình nhiều tuổi cho lương nó cao.
                    Cơ hội thăng tiến:
                    suốt đời ko lên chức nhưng chỉ có công việc là tăng
                    E vào Cty này là Admin nhưng làm đủ thứ hầm bà là : từ kế toán, đấu thầu, đàm phán vật giá với nhà thầu, quản gia ….( e có kêu khóc thì nó bảo on the job training)
                    Mua bán : luôn luôn có khẩu hiệu “ngon bổ rẻ” dek cần quan tâm xem y/c có khả thi ko? supplier nhìn thấy khóc thét , thế thì còn màu mè giề nữa.
                    Tiền ngoại giao:
                    Đi ngoại giao xấu hổ lắm các bác ạ (các ông Việt Nam thấy Tây thì mơi tiền/quà, bố Nhật thì cáo già toàn lờ đi), nên e toàn móc tiền túi ra thôi.
                    Chúng nó biết đấy nhưng cứ lơ đi vì biết mình tự xoay xở được.
                    Ít thôi chứ tiền nhiều thì e cũng kệ xác.

                    Ghi chú


                    • #25
                      Ðề: Làm việc ở Nhật hay ở Mỹ tốt hơn

                      Giờ làm việc:
                      E làm như trâu như bò O.T đến 9, 10 h là chuyện bình thường, nhiều hôm mò về nhà lúc 1,2h sáng. May mà chồng e cũng làm xây dựng nên thông cảm chứ kẻo lại tưởng e đi với giai.
                      Cơ hội đi Nhật:
                      Đừng ai hỏi e làm cho Nhật ngừn ấy năm đã đi Nhật chưa e tủi thân khóc đấy nhá. Có lần bọn e đùa bảo thích đi Nhật nói nói thích thì xin nghỉ phép đi du lịch ý, mày làm đại diện ở VN thì chỉ ở VN thôi.

                      Nhưng mà e lại cứ cố ở cái Cty này vì:
                      E nhìn mọi sự AQ lắm:
                      - Mức lương: ko quan trọng, có tăng thêm thì cũng ko giàu được nhờ làm cho Nhật, để chồng lo
                      - Chế độ tăng lương: cũng ko quan trọng, e tự tăng lương bằng cách giảm giờ làm – các bác thấy e lượn WTT suốt đấy thôi.
                      - Cơ chế tính lương: bao giờ e già lương sẽ khắc cao các bác nhỉ, e cũng sắp già đến nơi rùi.
                      - Cơ hội thăng tiến: cái này e cũng cóc cần làm giề, vì tuy e ko có chức quyền nhưng e lại có thực quyền, ở lâu tiếng nói có trọng lượng hơn thôi về VN loại như e sếp ghét lắm vì cứ cãi nham nhảm.
                      Giờ làm việc: khi nào ko có việc cứ keng 5h là e phi ra cửa thôi.
                      - Cơ hội đi Nhật: e nghĩ là làm nó còn vắt mình như vắt chanh, nếu có đi ctác cũng chả enjoy được đâu. E ko thèm, e giành tiền vợ chồng con cái đi du lịch hàng ko giá rẻ châu Á sướng hơn.
                      Những cái e được đây:
                      - E có những người cùng khổ, có bác làm hơn chục năm thì chắc là khổ hơn e rùi
                      - E học cách ăn nhanh, đi nhanh, làm gì cũng nhanh
                      - E học cách căn giờ chính xác đến từng phút sau 1 lần e đi muộn có 5’ mà e bị sếp lườm đểu dù e đã xin lỗi trình bày lí do tắc đường.
                      - E chửi sếp thoải mái (cứ vừa chửi vừa cười nói với nhau bằng TV nó qué hiểu)
                      - E cãi sếp nham nhảm chứ ở Cty VN thì nó trù cho chết
                      - E chả phải biếu quà sếp dịp lễ tết
                      - E tự an ủi làm cho bọn Hàn có khi còn bị đánh (giống trong phim) còn ngoài đời e chứng kiến 1 thằng sếp HQ chửi e nhân viên ngay phòng dịch vụ khách hàng ở BĐ HN vì nó ko chịu thanh toán hết tiền tạm ngừng mobile 2 chiều để về nước.
                      Túm lại là:
                      E chấp nhận ở lại Cty này nó bọn nó mị dân rất giỏi các bác ạ.
                      Đi đâu về cũng có quà dù g/t rất nhỏ.
                      Nhân viên nữ mới sinh thì chỉ cần 3 tiếng sau là sếp đã đến tận viện thăm rùi.
                      Sếp VN chắc phải chờ đầy tháng.
                      Lương tháng thứ 13 thì sếp phải gọi từng thằng vào phòng hít đất cám ơn.
                      Thế là nhân viên lại ngậm ngùi tiếp tục làm trâu làm bò trong năm tới và nhiều năm sau nữa.

                      Ghi chú


                      • #26
                        Ðề: Làm việc ở Nhật hay ở Mỹ tốt hơn

                        Bổ sung thêm những tình tiết này:
                        Điểm dở hơi trước đã nhé, điểm hay nói sau:
                        1- Thích viết báo cáo: Cái quái gì cũng viết được thành báo cáo. Thực chất kết quả bằng quả táo thì nó viết được thành quả bưởi. Lắm khi mình là người trong cuộc, đọc xong còn giật mình. Cha chả là khiếp.
                        2- Rất hay để ý vặt: Thường chúng nó đứa nào cũng có một quyển sổ nhỏ. Để ý từng tí một. Tỉ dụ, hôm nay đứa A hắt hơi 2 lần, đứa B cười ha hả 3 lần, đứa C đi muộn, v.v... Dưng mà nó chỉ soi ngầm như thế thôi. Kệ bố nó.
                        3- Giả tạo rất giỏi: Có những việc chúng nó biết tỏng tong tong là như thế này rồi. Ấy thế mà khi nói chuyện với người khác, lúc nào cũng giả ngây giả ngô. Lúc nào cũng "sô đề sự nế". Nế cái con khỉ.
                        4- Tính sợ trách nhiệm cực cao: Việt Nam mình khoái Nhật vì nó đã mướn mình, đã mua hàng của mình thì nó cứ mua mãi. Dưng mà bản chất của nó là sợ trách nhiệm. Nhỡ ra, nếu nó thay đổi, công việc lại chẳng may có sự cố thì nó chết, nó không thể sương gió mà gánh trách nhiệm được.
                        5- Không công bằng trong công việc: Cứ ai giỏi nịnh thì lên lương vù vù. Mở ngoặc ra là lương tớ vào dạng phọt phẹt vì lúc nào cũng có ý nghĩ: Ông phải uốn lưỡi nịnh mày thì thà ông về nhà ông tươi cười nịnh chồng ông còn hơn. Biết đâu, chồng ông tinh thần hăng tiết vịt, hiệu quả công việc cao hơn => cuối tháng đưa tiền cho ông bằng mấy lần cái số mày tăng lương ấy chớ lị.
                        6- Kibo bủn xỉn: Nó, nếu tiêu bằng tiền công thì vô tư lự lắm, nhất là tiêu cho chúng nó, cho vợ con chúng nó, chứ còn nếu tiêu bằng tiền túi chúng nó, hoặc giả tiêu bằng tiền công nhưng cho người Việt thì chắc nó trợn ngược mắt lên vì tiếc tiền mất.
                        7- Tính phân biệt chủng tộc và khinh người cực cao: Đối với chúng nó, Nhật mới chính là bố tổ của thiên hạ, còn hạng khác là vứt hết. Mặc dù chúng nó vừa mới hít đất chào mình, nhưng có thể trong đầu chúng nó rít lên" Tao chào thế cho mày ... nhục". Đối với chị em nào lấy chồng Nhật và sống ở Nhật thì ... thảm (về tinh thần). Khó có thể hoà đồng vào cuộc sống của nó được.
                        8- Con gái Nhật cứ như bị "down": Bà con xem phim "chiaki tiếp viên hàng không" thì biết. Nhiều khi thấy những con mụ hổ ăn không hết thịt, mắt một mí như mắt rắn, mà giọng thì cứ như "rắn giả lươn, xu hào giả miến", thẽ thọt: ... san, hey...." nghe mà điên tiết.
                        9- Cứ cái gì kho khó là nó cho lên thành đạo. Ví dụ như trà đạo. Nhìn mấy con mẹ đi lại lệt xệt như vừa đẻ xong, ngoáy ngoáy mấy tách trà mà thấy vướng cả mắt. Có cái quái gì, ông đây làm một phát ăn ngay.
                        10- Thô lỗ, bỉ ổi: Nhân viên nam (Nhật) có thể thoải mái đứng trong văn phòng để "sơ vin" quần. Không tin, xem những kênh truyền hình của nó thì biết. Có những cuộc thi "đánh rắm" nữa kìa. Mỗi thằng ngồi lên một đống bột và tiến hành... đứa nào thổi được bay đống bột đi thì đứa ấy chiến thắng.
                        11- Ngu dốt: Cái này tớ nói về cá nhân từng đứa Nhật. Nếu tách chúng nó ra để thi tay bo với mình (về kiến thức) thì nó chết ngay. Ngu nga ngu ngơ (dốt thật, nó không dở vờ đâu). Nhưng được cái nó đoàn kết, ghét nhau mấy cũng không nói xấu nhau trước mặt người khác bao giờ.

                        Ghi chú


                        • #27
                          Ðề: Làm việc ở Nhật hay ở Mỹ tốt hơn

                          Các cao nhân đã kể hết nội tình các bác Nhật rồi, tui chỉ xin bổ sung thêm 1 số chi tiết :
                          - Khi mấy chú Nhật đứng nghe sếp lớn dạy bảo, sếp nói gì chú cũng khen "hay, hay" ("ha-i" trong tiếng Nhật có nghĩa là "yes" mờ, he he ...)
                          - Mọi người đều truyền tụng, công ty Nhật ưu đãi với nhân viên như cha mẹ đối với con. Đúng rồi, nhưng nhân viên Nhật mới là con ruột, còn nhân viên bản xứ là con ghẻ !
                          - Bọn Nhật hãi nhất là ăn bánh trung thu (bánh dẻo, bánh nướng) của Việt Nam. Bác nào lỡ cắn phải một miếng thì ngậm luôn, im thin thít, xong trả lại miếng cắn dở, nói "bánh của chúng mày ngọt quá ". Mình cũng ngượng ngùng vì thấy ngọt thật. Hỡi ôi có lần ăn bánh đậu xanh đậu đỏ của các bác Nhật đem qua cho, nó ngọt còn hơn đường phèn, ăn xong khé cổ ực liền mấy ca nước. Bọn này láo thật, bánh mình xách dép cho bánh nó về khoảng ngọt thế mà nó dám nói láo không biết ngượng !
                          - Coi thường nhân viên nữ có gia đình : có chồng con rồi thì dĩ nhiên năng suất làm việc sao bằng mấy em single, nhưng cũng đâu phải là đồ bỏ đi, thế nhưng vẫn bị chúng xem thường. Nhưng so với phụ nữ Nhật, mình còn may chán : có lần tui hỏi sếp "phụ nữ Nhật nghỉ hộ sản sinh em bé mấy tháng hở ông ?". Sếp (đã có 3 con), nhăn tít cả trán suy nghĩ xong nhún vai lắc đầu nói "tao không biết, vì mấy bà sinh con toàn phải nộp đơn xin nghỉ luôn, một đi không trở lại !"
                          Các bác thứ lỗi cho em, nhưng em đọc xong mà đến tận bây giờ

                          Ghi chú


                          • #28
                            Ðề: Làm việc ở Nhật hay ở Mỹ tốt hơn

                            Bác Congnghexaydungmoi nói có vẻ cũng đúng (dù em ko làm cho Nhật nên em ko biết), đấy cũng là 1 chiều thông tin để anh em kỹ sư quyết định làm cho "Tây" hay Nhật (em thấy người VN làm cho Tây hợp hơn, chứ làm cho Nhật hơi giống kỷ luật quân đội. Các bác so mà xem trong quân đội cũng có những nét y như thế).

                            Có điều văn hóa người Nhật là không thể xem thường. "Đừng nghe những gì người ta nói, hãy nhìn những gì người ta làm". Đây là em nói 1 chút tốt cho người Nhật, những người mà ngay cả trong những điểm mà chúng ta cảm thấy không ưa (như trên đã nói) cũng có những điều cho chúng ta học tập.


                            Tiện đây em trích câu hỏi của bác Nguyễn Lân Dũng

                            Nhật Bản khác ta những gì?
                            Nguyễn Lân Dũng - 29/06/2006
                            Nguồn: http://vietsciences.free.fr/

                            Nước ta có 83 triệu người, đứng thứ 13 trong 200 nước trên thế giới, nếu kể cả Việt kiều là 87 triệu người. Theo tài liệu của CIA (www.cia.gov) thì vào tháng 7-2006 dự kiến nước ta có 84 403 000 người! Như vậy chắc chắn không phải là nước nhỏ. Chúng ta có một lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, đã đánh bại chiến tranh xâm lược của hầu hết các cường quốc trên thế giới. Chắc chắn không phải là nước yếu. Thế hệ trẻ Việt Nam vứt vào môi trường Đại học nào ở nước ngoài đều học giỏi và rất nhiều người gốc Việt đang giữ các trọng trách tại các Trung tâm khoa học và công nghệ tiên tiến ở các nước phát triển . Chắc chắn trí tuệ dân mình chẳng chịu thua ai khi có điều kiện phát huy.

                            Nhưng chúng ta là nước nghèo và kém phát triển so với rất nhiều nước trên thế giới. GDP bình quân đầu người chỉ được có khoảng 640 USD (!). Mỗi năm hiện nay bình quân còn phải trả nợ 2 tỷ USD và càng ngày càng nhiều hơn nữa (!)

                            Do điều kiện công tác tôi có nhiều dịp sang Nhật Bản và lần nào tôi cũng không thể không tự hỏi: Vì sao nước Nhật có thể phát triển nhanh đến như vậy ?

                            * * *

                            Nước Nhật rộng gần 378 nghìn km2 , không hơn ta bao nhiêu (Việt Nam gần 330 nghìn km2) nhưng Nhật Bản gồm tới khoảng 6800 hòn đảo, trong đó chỉ có 5 đảo lớn, hơn nữa có tới 67% lãnh thổ là...núi! Đất trồng trọt thường xuyên chỉ chiếm 0,9% diện tích (!). Tỷ lệ này ở nước ta là 6,93% (www.cia.gov) .Chúng ta không nghèo vì đất.

                            Nước Nhật có tới khoảng 80 núi lửa hoạt động (10% tổng số núi lửa hoạt động trên thế giới ). Nhật lại là nước có cấu tạo địa tầng không ổn định nên rất hay động đất. Các trận động đất lớn là: năm 1923 làm khoảng 90 nghìn người chết và 100 nghìn người bị thương, năm 1995 làm chết 6 nghìn người và 40 nghìn người bị thương... Trung bình mỗi năm Nhật có 4 cơn bão đổ vào và có lần sóng thần đổ vào Okushiri đã làm cho 230 người chết và bị thương. Ta không có những hoàn cảnh khó khăn như vậy .

                            Chữ Nhật khó đọc và khó học vì bên cạnh chữ phiên âm lại còn có tới 5 vạn chữ Hán (Kanji) viết nguyên dạng, mỗi người dân tối thiểu cũng phải thuộc 1945 chữ Hán (!). Lại còn chữ mềm (Hiragana) dùng để ghép âm tiếng Nhật , chữ cứng (Katakana) dùng để phiên âm tiếng nước ngoài. Chữ Quốc ngữ của ta đâu có khó như thế, người dân học 3 tháng đã đủ thoát nạn mù chữ!

                            Nước Nhật là một quốc gia đất chật, người đông và hầu như có rất ít tài nguyên thiên nhiên. Dân số Nhật Bản là 127,46 triệu người (2006), đứng hàng thứ 7 trên thế giới , vậy mà vì diện tích nhỏ bé, lại nhiều núi non cho nên tuy theo lý thuyết thì bình quân mật độ dân cư là 335 người/km2 nhưng thực tế các khu dân cư có mật độ dân số rất cao. Người Nhật phải dành một nguồn ngoại tệ rất lớn (năm 2005 là 451,1 tỷ USD f.o.b.) để nhập khẩu nhiên liệu, kim loại, lương thực, thực phẩm... Nước ta có mật độ dân cư thấp hơn nhiều, là nước đứng thứ hai về xuất khẩu gạo, đứng thứ bậc cao trong xuất khẩu hải sản và nhiều sản phẩm cây công nghiệp (cà phê, điều, tiêu, cao su...), có nguồn dầu thô , khí thiên nhiên cùng nhiều khoáng sản quý giá khác đang được khai thác và còn có lượng dự trữ không nhỏ.

                            Nước Nhật phải đối đầu với tình trạng ô nhiễm hết sức nghiêm trọng . Mặc dầu Bộ luật Môi trường công bố năm 1967 đã làm giảm thiểu đi rõ rệt các bệnh có nguồn gốc từ các nhà máy (như bệnh hen suyễn do khí thải của công nghiệp lọc dầu, bệnh Mizumata do ô nhiễm thủy ngân, bệnh Itai-Itai do ô nhiễm cadmium...) nhưng đến nay vẫn chưa thể khắc phục được ô nhiễm từ các đám mây quang hóa, từ thủy triều đỏ (do sinh vật phù du phát triển quá mạnh khi tiếp nhận nhiều N và P trong nước thải) dẫn đến làm hạn chế sản lượng hải sản, các ô nhiễm do mưa acid gây thiệt hại cho mùa màng...

                            Vậy yếu tố nào làm cho nước Nhật nhanh chóng vươn lên từ đống tro tàn sau thế chiến II và hiện đã trở thành một quốc gia có nền kinh tế đứng thứ hai trên thế giới? Nhiều người Nhật nói với tôi: nguyên nhân chính là do đạt tới trình độ kỹ thuật cao nhờ trí thông minh và tinh thần lao động cần cù, nghiêm túc. Tôi cũng tin là như vậy.

                            Trong khi nhiều cường quốc lao vào công cuộc chạy đua vũ trang thì nước Nhật tập trung vào phát triển kinh tế. Độ độc lập ngoại thương (căn cứ vào tỷ lệ giữa tổng lượng mậu dịch (xuất nhập khẩu) trên tổng thu nhập quốc gia. Chỉ số này năm 1955 đã đạt tới 10%, nhưng từ năm 1955 đã tăng lên đến 20% và từ năm 1958 đến nay luôn giữ được ở mức 22-23%. Không có nước thứ hai nào trên thế giới đạt đến mức tăng trưởng như vậy. Năm 1960 GNP của Nhật chiếm 2,8% tổng sản lượng của thế giới, nhưng đến năm 1980 tỷ lệ này đã tăng lên đến 10,1% .GDP (tính theo PPP) của Nhật năm 2005 là 3 914 nghìn tỷ USD, trong khi GDP (tính theo PPP) của nước ta năm 2005 là 253,2 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu của Nhật (f.o.b.)năm 2005 là 550,5 tỷ USD, trong khi của Việt Nam (f.o.b.)năm 2005 là 32,23 tỷ USD (www.cia.gov) . Con đường công nghiệp hóa của Nhật phản ảnh rõ nét trong việc thu hẹp lại tỷ lệ nông dân. Nếu như năm 1960 còn có 26,8% dân số thuộc khu vực sản xuất nông nghiệp thì đến năm 1992 tỷ lệ này chỉ còn 5,5%. Diện tích canh tác thu hẹp lại rất nhiều nhưng nhờ có cải tiến kỹ thuật mà năng suất nông nghiệp lại tăng rất nhanh. Dù sao thì nước Nhật đã chọn con đường không cần tự túc lương thực , thực phẩm mà đầu tư vào các ngành công nghiệp, trong đó có Công nghệ sinh học. Tôi không chỉ được đến làm việc tại những trung tâm CNSH cấp quốc gia hết sức hiện đại như NITE, RIKEN...mà còn vô cùng ngạc nhiên khi tiếp cận với các trung tâm CNSH dược phẩm của tư nhân với quy mô đầu tư và hiệu quả lớn hơn rất nhiều. Sản phẩm nông nghiệp dùng làm nguyên liệu để lên men các chủng vi sinh vật mang gen tái tổ hợp nhằm chế tạo ra dược phẩm thì giá trị tăng lên không hiểu là hàng nghìn hay hàng vạn lần? Chắc là còn cao hơn nữa rất nhiều (!)

                            Có thể nói dân chúng Nhật có cuộc sống rất sung túc khi GDP bình quân tính theo đầu người đã đạt đến 30 700 USD (2005) đứng thứ nhì thế giới. Tuổi thọ bình quân cuỉa người Nhật đứng vào hàng cao nhất thế giới (sau 60 năm mà tuổi thọ bình quân cả nam lẫn nữ đều tăng thêm ...30 tuổi (!).Tuổi thọ bình quân hiện nay với nam là 77,96, với nữ là 84,7 (2006)

                            Sự tiến triển vượt bậc về trình độ khoa học và công nghệ không thể tách rời với các thành tựu về giáo dục. Giáo dục bắt buộc với bậc Tiểu học (6 năm) và Cấp II- gọi là Trung học (3 năm). Có thể học tiếp lên cấp III- gọi là Cao học (3 năm) hoặc vào thẳng các Trường chuyên nghiệp (5 năm). Gần 100% học sinh Nhật học tiếp cấp III sau đó nếu muốn chuyển sang Trường chuyên nghiệp chỉ cần học thêm 2 năm. Bậc học sau cấp III là Đại học (thường là 4 năm nhưng có trường chỉ 2 năm), bậc học mà ta gọi là Cao học thì Nhật gọi là Tu học. Sau bậc Thạc sĩ là bậc Tiến sĩ với trình độ tương đương với đẳng cấp quốc tế. Còn có các Trường dạy nghề (chỉ học 1 năm) và các Trường đặc biệt dành cho người khuyết tật. Ai cũng được học hành nhưng không phải ai cũng đổ xô vào việc có bằng được mảnh bằng Đại học. Có khoảng 48-50% học sinh cấp III vào học các Trường Đại học. Số còn lại chuyển sang học nghề và có tiền đồ cũng rất sáng sủa. Đã thi đỗ vào Đại học thi hầu như không có sinh viên nào không tốt nghiệp. Điều kiện nghiên cứu khoa học của thầy và trò ở các Trường Đại học là rất tốt.

                            Sự phát triển của giáo dục và khoa học- công nghệ ở Nhật được phản ánh một phần trên các giải Nobel. Có thể kể đến các giải Nobel dành cho các nhà khoa học Nhật Bản như Yukawa Hideki (Vật lý, 1949), Tomonaga Shin’ichiro (Vật lý, 1965), Esaki Reona (Vật lý,1973), Fukui Ken’Ichi (Hóa học, 1981), Tonegawa Susumu (Y học, 1987), Shirakawa Hideki (Hóa học, 2000), Noyori Ryoji (Hóa học, 2001), Masatoshi Koshiba (Vật lý, 2002), Koichi Tanaka (Hóa học, 2002). Trong Văn học có Kawabata Yasunari (1968), Oe Kenzaburo (1994). Ngoài ra còn có Nobel Hòa bình dành cho Thủ tướng Sato Eisaku (1974)...

                            Người Nhật chủ yếu làm việc trong các Công ty tư nhân. các Công ty này có truyền thống là tuyển dụng suốt đời và tạo được tâm lý Công ty là nhà của mình. Người Nhật nổi tiếng là làm việc nhiều . Tuy theo Luật lao động quy định mỗi tuần chỉ làm 5 ngày, mỗi ngày làm 8 tiếng nhưng giờ lao động ở Nhật thật sự là những giờ lao động nghiêm túc với kỷ luật rất tự giác.

                            Quan sát xã hội Nhật Bản, dù không được sâu sắc, nhưng theo tôi điều đáng học là việc tạo được điều kiện cho mọi người phát huy được hết năng lực của mình. Không có chuyện tiền lương không đủ sống nên đầu óc không tập trung hết mình vào trách nhiệm được giao như chuyện rất phổ biến ở nước ta. Tiền lương và tiền thưởng vừa theo thâm niên vừa theo năng lực và hiệu quả. Điều ấy làm cho ai nấy đều thấy cần gắn mình vào với Công ty hay đơn vị công tác và luôn tìm cách để đạt hiệu quả cao nhất trong công việc được giao. Quản lý tài chính không quá phức tạp .Hầu như mọi thứ cần mua đều có ở các siêu thị (và các cửa hàng nhỏ phục vụ suốt ngày đêm). Tiêu pha chủ yếu bằng thẻ tín dụng, mua gì cũng được tính tiền (và thuế) qua máy tính nên khó có thể gian lận thương mại . Các cửa hàng khác hầu như chỉ là cửa hàng ăn và may mặc (vì ý thích của mọi người quá đa dạng).

                            Điều dễ thấy là lương công chức rất cao vì bộ máy hành chính rất gọn nhẹ. Một nước phát triển và đông dân như nước Nhật Bản mà chỉ có 9 bộ (!): bộ Tư pháp, bộ Ngoại giao, bộ Tài chính, bộ Giáo dục-Văn hóa-Khoa học (!), bộ Y tế- Phúc lợi, bộ Nông- lâm- ngư nghiệp, bộ Công nghiệp - Thương mại, bộ Quốc thổ-Giao thông, bộ Môi trường. Ngoài ra Thủ tướng chỉ còn bổ nhiệm thêm Bộ trưởng Tổng vụ, Bộ trưởng Ngân hàng, Trưởng ban Tổ chức Chính phủ, Chủ tịch Uy ban Công an quốc gia ,Tổng tư lệnh Cục phòng vệ, Cục trưởng cục Khoa học -Kỹ thuật, Cục trưởng cục Kinh tế -Tài chính, Cục trưởng cục Cải cách hành chính.

                            Tôi đã có dịp giao thiệp với người phụ trách lĩnh vực Công nghệ sinh học trong Bộ Công nghiệp và Thương mại Nhật Bản. Tôi không ngờ được ở vị trí quan trọng như vậy mà lại là một người còn rất trẻ, và tất nhiên là rất thạo chuyên môn. Làm việc với chuyên gia Nhật Bản phải theo một lịch trình chính xác hết sức về giờ giấc và thường với cường độ khá căng thẳng. Hiệu quả cao của công việc tất yếu phải lĩnh lương cao. Nhiều người cho rằng nước ta hiện nay có tình trạng không làm việc thật sự nên không có lương thật sự. Tôi nghĩ rằng muốn có lương thật sự thì phải rà soát lại từng cương vị và trách nhiệm công tác của mỗi người để không phải gánh mãi một biên chế quá khổng lồ và rất kém hiệu quả như hiện nay. Nghe nói ngày xưa ở nước ta bình quân 3000 người mới có một người ăn cơm Vua (!). Nếu theo tỷ lệ này thì nhẽ ra hiện nay số người ăn lương của Chính phủ không được quá 28 000 người (!). Không hiểu số người thuộc biên chế ăn lương của ngân sách trong cả nước hiện nay là gấp bao nhiêu lần so với con số này? Số người hưởng lương và phụ cấp ngay ở một xã hiện nay cũng thường không dưới vài chục người (!), hiện nay cấp Thôn cũng đang đòi hỏi phải có lương hay phụ cấp cho cán bộ. Số tiền cho từng người thực tế chả đáng là bao, nhưng cộng lại tất cả xã, phường, thôn buôn thì số tiền lại là hết sức lớn.

                            Người ta đã tổng kết: Muốn làm giàu trước hết phải làm đường. Giao thông ở Nhật phát triển ở mức độ rất cao nên đã góp phần rất lớn cho sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội. Nhật Bản hiện có 173 sân bay, 23 577 km đường sắt (trong đó có 16 519km đường dành cho xe chạy bằng điện), 1 177 278 km đường bộ, đường thủy với 683 tầu biển (1000 GRT hay lớn hơn nữa) và rất nhiều tầu nhỏ hơn. Việt Nam có 23 sân bay nhưng chỉ có 2 sân bay quốc tế, chỉ mới có 2 600 km đường sắt (chưa có đường sắt cao tốc và chưa có đường tàu điện ngầm), 215 628 km đường bộ (chưa có đường cao tốc theo đúng nghĩa).

                            Chúng ta đã xem phim Oshin và thấy rõ sau chiến thanh thế giới (1945) nền kinh tế Nhật Bản bị tàn phá kiệt quệ đến mức nào. Vậy mà chỉ đến năm 1954 kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi và sau đó là thời kỳ phát triển cao độ (1955-1973). Từ 1974 đến nay tuy tốc độ phát triển có chậm hơn nhưng mọi mặt kinh tế- công nghiệp- tài chính- thương mại- dịch vụ- khoa học- kỹ thuật đều được đánh giá là ở mức đứng thứ nhì trên thế giới (chỉ sau Hoa Kỳ) và với dự trữ ngoại tệ đứng vào hàng đầu thế giới. Ngày xưa Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh đã chủ trương phong trào Đông Du- hướng tới Nhật Bản để học hỏi kinh nghiệm. Ngày nay với xu thế hội nhập thế giới nhẽ nào chúng ta không bình tĩnh và khiêm tốn nhìn lại những bài học kinh nghiệm mà Nhật Bản đã thu được trong 60 năm qua. Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú hơn, với điều kiện địa lý ít thiên tai bất khả kháng (núi lửa, động đất), với bản chất của một dân tộc không thua kém gì về trí tuệ, về tính cần cù lao động và chịu thương , chịu khó...chúng ta nhẽ nào không thể không có được những bước tiến nhảy vọt nếu như chúng ta biết đi ngay vào các mũi nhọn của khoa học và công nghệ , biết thực hiện cải cách hành chính để phát huy cao nhất tiềm lực của thiên nhiên và năng lực của toàn dân tộc?
                            Hoàng Sa, Trường Sa trong trái tim tôi.

                            Ghi chú


                            • #29
                              Ðề: Làm việc ở Nhật hay ở Mỹ tốt hơn

                              Em nói thêm 1 câu: bất chấp những bất hợp lý trong tổ chức làm việc (mà bạn congnghe... đã nêu), dân tộc Nhật vẫn đang là một dân tộc lớn, Nhật bản vẫn là 1 cường quốc (ít ra là về kinh tế, KHKT) và hiện đang phát triển với tốc độ khá cao. Bất chấp những vấn đề hiện tại (như nạn quan hệ tình dục sớm và phổ biến, vấn đề tự tử... ) , Nhật Bản vẫn là một đất nước đang tiếp cận gần nhất với mô hình XHCN trong mơ mà chúng ta được nghe nói hồi còn HS/SV (so với các nước khác trên thế giới). Ngay cả chuyện "ở lâu lên lão làng", "cần cù được đánh giá cao hơn thông minh"... cũng có những ưu điểm của nó (dù bản thân em thì ko thích như vậy, em cũng thích kiểu "nhảy vọt" của phương Tây hơn), và cũng thể hiện triết lý riêng của người Nhật. (triết lý đó rất gần với tư tưởng "công bằng", "làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu" của CN CS).Tuy nhiên nếu nói tiếp vấn đề này e rằng hơi lạc đề, khi nào rảnh và có hứng em sẽ bàn tiếp.

                              Đọc bài viết của bác Dũng, chúng ta thấy người Nhật thường cho rằng họ thành công là nhờ cần cù, nghiêm túc trong công việc (chứ ko phải do thông minh hay sáng tạo gì cả). Em bổ sung là : chính THÁI ĐỘ làm việc nghiêm túc một cách ĐÁNG SỢ của người Nhật là nguyên nhân chính - tất nhiên còn một loạt vấn đề khác về lịch sử, văn hóa, chính trị... nói chung em cũng ko hiểu mấy, nghĩ gì nói đấy thôi. Một cá nhân như thế thì có thể ko nổi bật, nhưng cả một dân tộc như thế thì sẽ nổi bật.

                              À, vui 1 chút, cái này lan truyền trên mạng :

                              A small truth to make our Life's 100% successful..........
                              If A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
                              Is equal to 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17
                              18 19 20 21 22 23 24 25 26
                              Then H+A+R+D+W+O+R+K = 8+1+18+4+23+15+18+11 =98%
                              K+N+O+W+L+E+D+G+E = 11+14+15+23+12+5+4+7+5 =96%
                              L+O+V+E=12+15+22+5 = 54%
                              L+U+C+K = 12+21+3+11 = 47%
                              (None of them makes 100%)
                              ..............................
                              Then what makes 100%
                              Is it Money? ..... No!!!!!
                              Leadership? ...... NO!!!!
                              Every problem has a solution, only if we perhaps change our "ATTITUDE".(=Thái độ)
                              It is OUR ATTITUDE towards Life and Work that makes
                              OUR Life 100% Successful..
                              A+T+T+I+T+U+D+E = 1+20+20+9+20+21+4+5 =100%
                              Hoàng Sa, Trường Sa trong trái tim tôi.

                              Ghi chú


                              • #30
                                Ðề: Làm việc ở Nhật hay ở Mỹ tốt hơn

                                Tôi không biết con số của các bác về Nhật thế nào, một con số cơ bản là thu nhập bình quân đầu người đứng thứ 2 thế giới là sai rồi. Theo list của IMF thì Nhật xếp hàng thứ 16. HongKong có thu nhập GDP per capita còn hơn Nhật (33k so với 30k).

                                Nhật vào được các dự án của VN hầu hết là do sự hậu thuẫn của Chính phủ Nhật, nếu không thì chắc các bác Nhật còn đứng ngoài ngáp dài, lấy đâu ra mà oai ở VN.

                                Đối với dân Việt thì cứ chỗ nào lương cao thì làm thôi, phân biệt làm gì cho mệt

                                Ghi chú

                                Working...
                                X