Vấn đề này tôi cũng có nghiên cứu cả lyư thuyết lẫn thực tế nên xin tham gia vài ý:
+ Thực tế khi thi công cọc, các đơn vị thi công đều phải thuê một đơn vị có tư cách pháp nhân để lập đề cương làm cơ sở cho việc thi công, giám sát và nghiệm thu: Quy trình gia tải theo các cấp lấy từ Ptk (tùy theo độ lơn nhỏ của Ptk mà chia cấp, thường khoảng 10 cấp gia tải). Gia tải từ cấp 0 (giữ tải thời gian 1h) đến cấp 10, (giữ tải thời gian 6h). Sau đó dỡ tải về không rồi lại gia tải đến 2*Ptk (giữ tải trong 6h) rồi dỡ tải về cấp 0. Thời gian giữ tải tuy nhỏ hơn tiêu chuẩn cho phép nhưng theo tôi thì vẫn có cơ sở đảm bảo an toàn cho thiết kế thi công cọc bởi: Ptk khi tính toán lấy nhỏ hơn Pgh từ 2-3 lần. Mà Pgh khi tính toán dựa trên Pvl và địa chất khảo sát đã kể đến hệ số an toàn; Khi có đầy đủ số liệu ép cọc thử thì Ptk cho phép lấy bằng 1,4 Pgh (thêm một hệ số an toàn nữa); Còn một vấn đề nữa thực tế vấn thực hiện: Khi ép thử cọc thì dựa trên kết quả ép thử mà có thể điều chỉnh lại Ptk cho phù hợp.
Như vậy theo lý thuyết thì tính toán cọc luôn đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, vấn đề số liệu khảo sát có thể có nhiều sai khác so với thực tế là nguyên nhân chính dẫn đến xử lý phát sinh trong thi công.
+ Về vấn đề chuyển vị của cọc quy định 10%D dựa trên cơ sở đất bị phá hoại nên sinh ra chuyển vị lớn dẫn đến cọc bị tụt, lúc này Pgh được xác định dựa trên Pđất là kết quả chính xác nhất để xác định lại Ptk phù hợp thực tế. Như vậy các điều 7.11 và 8.3b của TC 269 cũng chỉ để kết luận rằng Pgh chính là Pđất khi cọc bị tụt, từ đó sẽ làm cơ sở để xác định lại các giá trị cần thiết liên quan.
+ Vấn đề cọc còn rất nhiều vấn đề phức tạp nhưng rất thú vị như: Sự làm việc của cọc và nhóm cọc, vấn đề thử tải đối với đối với mặt bằng thi công rộng và địa chất phức tạp, vấn đề sơ đồ thi công cọc trên mặt bằng bố trí nhiều cọc...
Mong được trao đổi thêm với các bạn.
cái đề cương để tiến hành thí nghiệm nén tĩnh cọc cũng có nhiều cách khác nhau đấy chứ. như cách cậu miêu tả thí nghiệm nén tĩnh cọc giống như trong tiêu chuẩn thí nghiệm của tụi Pháp quá. tôi thì lập báo cáo yêu cầu thí nghiệm cọc cho chủ đầu tư thường dùng tiêu chuẩn của ASTM D 1143 (Phương pháp thí nghiệm cọc tiêu chuẩn chịu tải trọng nén dọc trục), bao giờ cũng phải chỉ rõ tải trọng thí nghiệm Ptn = 2* Ptk (tải trọng thiết kế),
- Áp dụng cấp gia tải như sau:
Thời gian quan trắc lún cho mỗi cấp tải trọng đến khi vận tốc lún không quá 0,25mm/giờ và thời gian cho một cấp không quá 2 giờ.
- Thời gian quan trắc
Giờ đầu tiên: Cứ 10 phút lại ghi độ lún một lần.
Giờ thứ hai: Cứ 15 phút lại ghi độ lún một lần.
Tiếp theo đó: Cứ 30 phút lại ghi độ lún một lần.
Ở VN mình tiện cái là muốn dùng tiêu chuẩn nào cũng được, miễn là tiêu chuẩn đó được BXD cho phép tham khảo.
các báo cáo này được gửi lại cho bên thiết kế để điều chỉnh thiết kế (nếu cần).
Nhưng không chính xác và có đủ tên tiêu chuẩn trên từng tiêu chuẩn
Chu oi chau can mot phan trong tieu chuan tap3 co noi ve tuong chan day nhung chau khong biet cu the phan do la thuoc tieu chuan so bao nhieu khong biet chu co khong ? chau hi vong la co neu co chu gui cho chau nhe
Bạn nào có tiêu chuẩn thiết kế tường chắn, kè không?
Anh à !!! anh nói kè và tường chắn với công trình gì chứ ?? kè sông , hay kè san nền....vv
Bên giao thông em thấy các bác hay dùng định hình 79X của bộ GTVT !!!
Bác nào biết rõ hơn , cho ý kiến nhé !
Anh T. tham khảo cái này nhé !!!
Ghi chú