QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Thiết kế kháng chấn theo TCXDVN 375-2006

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Thiết kế kháng chấn theo TCXDVN 375-2006

    E mở box này để mọi ng cùng trao đổi về TC 375. TC này mới phát hành nên chắc chắn mọi ng còn có nhiều thắc mắc về cách áp dụng. Như e chẳng hạn, có bác nào biết trả lời hộ e là trong công thức tính têta ở điều 4.4.2.2.(2) thì giá trị Ptot lấy như thế nào? Lấy giá trị tổng cộng hay chỉ lấy giá trị hiệu dụng ứng với dạng dao động? E thì lấy giá trị hiệu dụng nhưng ko chắc chắn lắm dù e thấy cách này hợp lí hơn vì nếu lấy giá trị tổng thì lúc nào cg fải xét đến P-delta hết, nhất là với dạng dao động thứ 3. Hơn nữa giá trị têta hay lớn hơn 0,3. Trong TC ko nói rõ về điều này

  • #2
    Ðề: Thiết kế kháng chấn theo TCXDVN 375-2006

    Ai hiểu hết được TCXDVN 375-2006 quả là siêu sao
    Ai làm theo được TCXDVN 375-2006 quả là siêu sao
    Tính toắn tải trọng dd thì không nói nhưng để thỏa mãn hết các yêu cầu cấu tạo "ngặt nghèo" trong TCXDVN 375-2006 thì miễn bàn
    Các bác soặn ra TCXDVN 375-2006 có nghĩ gì không khi chính các bác cũng có thể phải thiết kế theo tiêu chuẩn mà các bác đã dịch
    Làm theo TCVN mà cứ hở ra là "XEM tiêu chuẩn EN" ( thua ) , yêu cầu cấu tạo theo EN , tiêu chuẩn bê tông và thép theo TCVN , theo cái nào đây.TCXDVN 375-2006 thực sự soặn ra để tìm câu trả lời cho một vấn đề " ĐỐ THẰNG NÀO LÀM ĐƯỢC '"
    BỂ HỌC MÊNH MÔNG , QUAY ĐẦU LẠI LÀ BỜ

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Thiết kế kháng chấn theo TCXDVN 375-2006

      Đúng là thế, e ko biết các bác thế nào chứ e thì bó tay rồi

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Thiết kế kháng chấn theo TCXDVN 375-2006

        Tôi có được tham gia góp ý cho TC này trước khi nó ra đời. Các bạn góp ý như ỷ như trên là rất thẳnng thắn và đúng, phản ánh nỗi băn khoăn của nhiều người. Thực ra, đây là bản dịch tử EuroCode 8. Nó ra đời 1 mình nên lẻ loi không đồng bộ.

        Tuy vậy Bộ XD đã có chủ trương sẽ dịch lần lượt cả bộ E này rồi chỉnh sửa các số liệu địa phương cho phù hợp điẻu kiện tự nhiên VN. Như vậy TC động đất này chỉ phát huy hiệu lực khi nó nằm trong cả bộ E hòan chỉnh. Còn hiện nay thì khập khiễng . Hơn nữa, TC ra xong phải có người sọan hay dịch các sách Ví dụ tính tóan nữa thì TC mới đi vào cuộc sông được.Nhưng các bạn lưu ý là cái bản đồ đông đất thì rất quý báu và dùng được ngay đấy.

        Cái bộ TC XD của minh hiện nay đang trong thời kỳ quá độ , có những cái mới ra như TC BTCT , nhưng chắc rồi phải thay sớm vì khập khiễng, theo thiển ý của tôi các TC gốc Nga thì sẽ là khó đáp ứng hòan cảnh hội nhập khi VN đã vào WTO. Càng sớm công bố TC theo gốc EuroCode sẽ càng đỡ tốn công học tập cho cả triệu kỹ sư và sinh viên ngành XD mà lại đảm bảo tính hòa nhập công đồng thế giới.

        Xin lưu ý là triết lý về biên sọan EuroCode sẵn sàng chấp nhận những đề nghị bổ sung cải tiến do nhiều nước đề xuất, miễn là hợp lý và có cơ sở khoa học.
        GS.TS. Nguyễn Viết Trung - Trường ĐHGTVT Hà Nội
        ĐT: 0913 555 194

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Thiết kế kháng chấn theo TCXDVN 375-2006

          Nguyên văn bởi nguyenviettrung
          Tôi có được tham gia góp ý cho TC này trước khi nó ra đời. Các bạn góp ý như ỷ như trên là rất thẳnng thắn và đúng, phản ánh nỗi băn khoăn của nhiều người. Thực ra, đây là bản dịch tử EuroCode 8. Nó ra đời 1 mình nên lẻ loi không đồng bộ.

          Tuy vậy Bộ XD đã có chủ trương sẽ dịch lần lượt cả bộ E này rồi chỉnh sửa các số liệu địa phương cho phù hợp điẻu kiện tự nhiên VN. Như vậy TC động đất này chỉ phát huy hiệu lực khi nó nằm trong cả bộ E hòan chỉnh. Còn hiện nay thì khập khiễng . Hơn nữa, TC ra xong phải có người sọan hay dịch các sách Ví dụ tính tóan nữa thì TC mới đi vào cuộc sông được.Nhưng các bạn lưu ý là cái bản đồ đông đất thì rất quý báu và dùng được ngay đấy.

          Cái bộ TC XD của minh hiện nay đang trong thời kỳ quá độ , có những cái mới ra như TC BTCT , nhưng chắc rồi phải thay sớm vì khập khiễng, theo thiển ý của tôi các TC gốc Nga thì sẽ là khó đáp ứng hòan cảnh hội nhập khi VN đã vào WTO. Càng sớm công bố TC theo gốc EuroCode sẽ càng đỡ tốn công học tập cho cả triệu kỹ sư và sinh viên ngành XD mà lại đảm bảo tính hòa nhập công đồng thế giới.

          Với cách soạn thảo tiêu chuẩn như hiện nay, có thể nói có nhiều vấn đề cần phải suy ngẫm:

          Không đồng bộ giưã các tiêu chuẩn với nhau, một tiêu chuẩn khi đã ban hành lại tham chiếu vào tiêu chuẩn khác nhưng tiêu chuẩn đó chưa được ban hành điều nầy gây khó khăn cho việc áp dụng (ví dụ về cấu tạo cốt thép- bê tông, TCXDVN 375-2006 yêu cầu áp dụng các điều khoản cuả EN 1994-1-1:2004 nhưng EN 1994-1-1:2004 chưa ban hành (chưa dịch thì chính sát hơn) và thực tế khi áp dụng EN 1994-1-1:2004 thì có quá nhiều khác biệt với các t/c bêtông cốt thép cuả chúng ta ( đơn giản như chiều dài neo/ nối chồng, cấu tạo chi tiết, các giả thiết tính toán, các hệ số ...)

          Không có sự phối hợp đồng bộ giữa đào tạo và thực tế áp dụng tiêu chuẩn --> Tốn thời gian và tiền bạc để đào tạo đi và đào tạo lại đội ngũ kĩ sư: quá trình đào tạo lại nầy có thể nói gây lãng phí rất lớn cho xã hội.

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Thiết kế kháng chấn theo TCXDVN 375-2006

            - Đúng là có cái khó ở chỗ EUROCODE 1-7 chưa có ai dịch nên khó khăn trong việc trích dẫn, yêu cầu về cấu tạo thì thiếu nhiều quá. Nhưng mà các bạn nếu tính theo SNHIP II hoặc UBC, IBC thì các yêu cầu kèm theo chả có ai nói cả, hình như là không biết thì không cần làm hay sao ấy.
            - Còn nếu sử dụng 375 tôi thấy tính lực cắt nền V theo phương pháp tĩnh lực tương đương còn dễ hơn các TC trên đấy:
            V=lamda x m x Sd
            + lamda = 0.85 đối với CT BTCT
            + m: khối lượng công trình (hoàn toàn tính được)
            + Sd:Đã có công thức cụ thể tính toán dựa vào chu kỳ dao động cơ bản T1 của công trình.
            - Như vậy những gì mà TC nước ngoài làm được thì 375 cũng làm được, còn những điều mà 375 đã làm được như gia tốc nền của từng quận, huyện ở VN này có TC nào nhắc đến đâu, nếu đem vấn đề tương đương về địa lý để áp dụng vào thì về mặt nguyên lý có thể chấp nhận được nhưng khi áp dụng vào thực tế tôi lại thấy có nhiều kiểu áp dụng khác nhau.
            ---------------------------------------------------------------
            Có điều gì sai sót mong được chỉ giáo

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Thiết kế kháng chấn theo TCXDVN 375-2006

              Vấn đề TCXD 375 dịch theo EC8 và nếu sử dụng 375 thì phải dùng EC cho đồng bộ tôi đã đề cập trong thread tải trọng động đất vài tuần trước.

              TCXD 375 làm cho giới thiết kế nhức đầu.

              - Nếu dùng 375 phải dùng toàn bộ EC để thiết kế. Như vậy TCVN và TCXD quăng hết vào sọt rác.

              - 375 ban hành phạm luật. về nguyên tắc 375 ban hành phải dựa vào qui chuẩn. Hiện qui chuẩn tập III số liệu tự nhiên dùng cho công tác thiết kế sử dụng bản đồ phân vùng động đất khác với bản đồ phân vùng trong 375.
              Lẽ ra Bộ xây dựng phải sửa qui chuẩn tập III, phụ lục 2.8 - bản đồ phân vùng động đất trước khi ban hành TCXD 375.

              Ban hành tiêu chuẩn kiểu này e không ổn

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Thiết kế kháng chấn theo TCXDVN 375-2006

                Cấu tạo các cấu kiện theo 375 chủ yếu cần đạt được hệ số dẻo muy phi. Kiểm tra điều kiện này cho cột thì không khó lắm nhưng cho vách thì quả là hơi mất công.

                Với cột chủ yếu cần bố trí đủ cốt đai trong vùng tới hạn 2 mút cột thỏa mãn phương trình 5-15. Các thông số trong phương trình 5-15 là khá rõ và có thể tính được ngay với bất kỳ tiết diện cột nào.

                Với vách phải xác định được chiều dài của phần tử biên (boundary element) nơi cần phải cấu tạo các đai kín nhằm bó chặt phần beton trong vùng này. Nếu làm theo hướng dẫn của 375, tính tay thì mất công quá, nhất là khi xác định chiều dài lc của phần tử biên.

                Tuy nhiên cấu tạo vách thường là đạt do tỷ số Med/Mrd khá nhỏ (ý kiến chủ quan, mong các bạn đóng góp thêm), dẫn tới hệ số dẻo khi uốn muy phi yêu cầu nhỏ.

                Mong các bạn cho ý kiến về cách xác định tỷ số này (trình bày sau đây)

                Med là moment uốn thiết kế ở các tổ hợp động đất
                Mrd là khả năng chịu uốn thiết kế.
                Tiêu chuẩn không nói rõ Mrd lấy ứng với lực dọc là bao nhiêu?

                Tôi xác định Mrd theo Ned nghĩa là Mrd lấy từ biểu đồ ảnh hưởng của phần tử vách ứng với Ned. Như vậy thường Mrd lớn hơn khá nhiều so với Med.

                Nếu Med/Mrd ~1 thì vách gần như không thể cấu tạo để thỏa mãn phương trình 5-20.

                Tôi đang kiểm tra 1 công trình theo 375, nếu xác định tỷ số Med/Mrd theo cách trên, cấu tạo vách OK. Nếu không, vô phương

                Yêu cầu cấu tạo dầm khá đơn giản, có thể kiểm tra bằng tay.

                Phần tính vách trong Etabs đã có xét tới tính toán & thiết kế trong trường hợp động đất, dĩ nhiên nếu chọn các code khác EC8. Trước đây tôi hay dùng NEHRP + ACI 318; để thiết kế trong trường hợp chủ đầu tư yêu cầu. kết quả tương đối ổn.

                Một vài ý kiến, có sai sót mong lượng thứ.

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Thiết kế kháng chấn theo TCXDVN 375-2006

                  Nguyên văn bởi pmdc
                  Cấu tạo các cấu kiện theo 375 chủ yếu cần đạt được hệ số dẻo muy phi. Kiểm tra điều kiện này cho cột thì không khó lắm nhưng cho vách thì quả là hơi mất công.

                  Với cột chủ yếu cần bố trí đủ cốt đai trong vùng tới hạn 2 mút cột thỏa mãn phương trình 5-15. Các thông số trong phương trình 5-15 là khá rõ và có thể tính được ngay với bất kỳ tiết diện cột nào.

                  Với vách phải xác định được chiều dài của phần tử biên (boundary element) nơi cần phải cấu tạo các đai kín nhằm bó chặt phần beton trong vùng này. Nếu làm theo hướng dẫn của 375, tính tay thì mất công quá, nhất là khi xác định chiều dài lc của phần tử biên.

                  Tuy nhiên cấu tạo vách thường là đạt do tỷ số Med/Mrd khá nhỏ (ý kiến chủ quan, mong các bạn đóng góp thêm), dẫn tới hệ số dẻo khi uốn muy phi yêu cầu nhỏ.

                  Mong các bạn cho ý kiến về cách xác định tỷ số này (trình bày sau đây)

                  Med là moment uốn thiết kế ở các tổ hợp động đất
                  Mrd là khả năng chịu uốn thiết kế.
                  Tiêu chuẩn không nói rõ Mrd lấy ứng với lực dọc là bao nhiêu?

                  Tôi xác định Mrd theo Ned nghĩa là Mrd lấy từ biểu đồ ảnh hưởng của phần tử vách ứng với Ned. Như vậy thường Mrd lớn hơn khá nhiều so với Med.

                  Nếu Med/Mrd ~1 thì vách gần như không thể cấu tạo để thỏa mãn phương trình 5-20.

                  Tôi đang kiểm tra 1 công trình theo 375, nếu xác định tỷ số Med/Mrd theo cách trên, cấu tạo vách OK. Nếu không, vô phương

                  Yêu cầu cấu tạo dầm khá đơn giản, có thể kiểm tra bằng tay.

                  Phần tính vách trong Etabs đã có xét tới tính toán & thiết kế trong trường hợp động đất, dĩ nhiên nếu chọn các code khác EC8. Trước đây tôi hay dùng NEHRP + ACI 318; để thiết kế trong trường hợp chủ đầu tư yêu cầu. kết quả tương đối ổn.

                  Một vài ý kiến, có sai sót mong lượng thứ.
                  E đã kiểm tra cấu tạo đc cho cột, dầm rồi nhờ đọc bài trên của a đấy, hoá ra hồi xưa mình lười ko chịu đọc kĩ nên thấy khó . Vách thì e chưa làm nên chưa biết.
                  Anh cho e hỏi, trong TC có nói là cho phép phân phối lại Mômen theo EN, e ko có nên ko biết cụ thể như thế nào. Có fải là lấy giá trị Mômen đầu dầm khung bằng 0,7-0,8 giá trị tính toán ko? Lúc đấy Mômen trong cột thay đổi thế nào?
                  À, thế bác có biết thì trả lời luôn cho e câu hỏi ở bài #1 nhé. E cảm ơn bác trước!

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Thiết kế kháng chấn theo TCXDVN 375-2006

                    Xin trích dẫn một vài điều của TCXDVN 375-2006 :
                    --Điều 5.4.1.1.(1)P (Trang 83 ) :Bê tông có cấp độ bền thấp hơn so với C16/20 không được sử dụng trong các cấu kiện kháng chấn chính.
                    -Điều 5.4.1.1.(3)P (Trang 84 ) : Trong vùng giới hạn của cấu kiện kháng chấn chính , phải sử dụng cốt thép thuộc loặi B hoặc C trong EN 1992-1-1 , bảng C.1.
                    -Điều 5.4.2.1.(1)P (Trang 85) : Ngoằi việc phải áp dụng các điều khoản đặc biệt của 5.4.2.4 đối với tường có tính dẻo kết cấu là kết cấu kháng chấn chính , cấc giá trị thiết kế của mô men uốn và lực dọc phải được xác định từ phép phân tích kết cấu khi thiết kế chịu động đất theo EN 1990:2001,6.4.3.4 , có tính đến các hiệu ứng bậc 2 thep 4.4.2.2 và những yêu cầu thiết kế theo khả năng chịu lực và tiêu tán năng lượng trong 5.2.3(2). Cho phép phân phối lại mô men uốn phù hợp với EN 1992-1-1....
                    Bạn đời ơi , hãy tin hãy yêu và hát cùng chúng tôi , những người thợ xây tin yêu cuộc đời mới.
                    Cho ngày nay , cho ngày mai , cho muôn đời sau.
                    BỂ HỌC MÊNH MÔNG , QUAY ĐẦU LẠI LÀ BỜ

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Thiết kế kháng chấn theo TCXDVN 375-2006

                      Nguyên văn bởi ntlong
                      Xin trích dẫn một vài điều của TCXDVN 375-2006 :
                      --Điều 5.4.1.1.(1)P (Trang 83 ) :Bê tông có cấp độ bền thấp hơn so với C16/20 không được sử dụng trong các cấu kiện kháng chấn chính.
                      -Điều 5.4.1.1.(3)P (Trang 84 ) : Trong vùng giới hạn của cấu kiện kháng chấn chính , phải sử dụng cốt thép thuộc loặi B hoặc C trong EN 1992-1-1 , bảng C.1.
                      -Điều 5.4.2.1.(1)P (Trang 85) : Ngoằi việc phải áp dụng các điều khoản đặc biệt của 5.4.2.4 đối với tường có tính dẻo kết cấu là kết cấu kháng chấn chính , cấc giá trị thiết kế của mô men uốn và lực dọc phải được xác định từ phép phân tích kết cấu khi thiết kế chịu động đất theo EN 1990:2001,6.4.3.4 , có tính đến các hiệu ứng bậc 2 thep 4.4.2.2 và những yêu cầu thiết kế theo khả năng chịu lực và tiêu tán năng lượng trong 5.2.3(2). Cho phép phân phối lại mô men uốn phù hợp với EN 1992-1-1....
                      Bạn đời ơi , hãy tin hãy yêu và hát cùng chúng tôi , những người thợ xây tin yêu cuộc đời mới.
                      Cho ngày nay , cho ngày mai , cho muôn đời sau.
                      Làm rõ các ý của bạn ntlong

                      1. Vật liệu
                      a, Quy định của EC2
                      - Beton không được sử dụng thấp hơn mác 200 (C16/20 là 16Mpa mẫu lăng trụ ~ 20Mpa mẫu vuông)
                      - Cốt thép tối thiểu là class B: ứng suất chảy dẻo không thấp hơn 500 Mpa, tỷ số ứng suất kéo đứt/ứng suất chảy dẻo không thấp hơn 1.08, độ gãin dài khi đứt không thấp hơn 5%. Cốt thép theo tiêu chuẩn BS4495-2005.

                      b, comment:

                      - Beton thì OK vì chúng ta không sử dụng beton thấp hơn mác 200 khi thiết kế
                      - Cốt thép thì không ổn vì các loại thép hay sử dụng trong thiết kế ở VN đều có fy<500 Mpa. Chắc phải chuyển qua dùng thép ASTM A615 grade 75 mới đươc. Coi bộ hơi khó

                      2. Phân tích kết cấu
                      a, Quy định
                      - Hiệu ứng bậc 2: TCXD 375 đã có hướng dẫn, với quymô các công trình phổ biến ở VN (dứơi 20 tầng), hiệu ứng P-Delta có thể bỏ qua
                      - Điều kiện tiêu tán năng lượng: Cấu tạo cột cứng hơn dầm nhằm tránh phá hoại cột trước khi phá hoại dậm Lưu ý phương trình 4-29 khi thiết kế cột, cấu tạo đai cho đủ để đảm bảo muy phi yêu cậu
                      - Phân phối lại moment: Chỉ được phân phối moment với tổ hợp ULS (Ultimate Limit State), không được phân phối ở tổ hợp SLS (Sẻvice Limit State). Chỉ phân phối moment dầm, không được phân phối moment côt. Moment dầm được phân phối tối đa 30% nhưgn phải đảm bảo sự phân phối lại moment vẫn cân bằng với moment tĩnh do tải trọing tác dụng đồng thời không vi phạm các điều kiện hạn chế khác như điềunkiện hạn chế về chiều cao vùng nẹn Ngoài ra:
                      + Khi dầm hay sàn đổ toàn khối với gối tựa, moment thiết kế có thể lấy moment mép gối tựa nhưng không nhỏ hơn 65% giá trị moment trong trường hợp gối tựa là ngàm cựng
                      + Vối dầm hay sàn liên tục cho phép xoay quanh gối tựa, momnent tại tim gối tựa có thể được giảm 1 giá trị bằng Fed,sup * t/8 với Fed là phản lực gối và t là bề rộng gội

                      b, comment:
                      Phân phối lại moment nhằm mục đích chuyển bớt moment dầm tại gối về nhip. Điều này làm phương trình 4-29 đỡ critical hơn và tránh phải thiết kế cột lớn hay quá nhiều cốt thẹp Nếu không có vấn đề gì với cột thì nên giữ nguyên moment có được từ phân tích đàn hồi để thiết kế (như vậy cho đỡ cực

                      3. Tổ hợp tải trọng theo EC2

                      Gởi các bạn quy định THTT theo EC2 để tham khảo

                      Xin lỗi EC0
                      Last edited by pmdc; 10-12-2006, 12:36 PM.

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Thiết kế kháng chấn theo TCXDVN 375-2006

                        Nguyên văn bởi ninh47xd
                        E đã kiểm tra cấu tạo đc cho cột, dầm rồi nhờ đọc bài trên của a đấy, hoá ra hồi xưa mình lười ko chịu đọc kĩ nên thấy khó . Vách thì e chưa làm nên chưa biết.
                        Anh cho e hỏi, trong TC có nói là cho phép phân phối lại Mômen theo EN, e ko có nên ko biết cụ thể như thế nào. Có fải là lấy giá trị Mômen đầu dầm khung bằng 0,7-0,8 giá trị tính toán ko? Lúc đấy Mômen trong cột thay đổi thế nào?
                        À, thế bác có biết thì trả lời luôn cho e câu hỏi ở bài #1 nhé. E cảm ơn bác trước!
                        Phân phối moment tôi đã đề cập ở đoạn trên
                        Nếu bạn giảm moment âm = 70% giá trị phân tích đàn hồi (giả sử dầm của bạn thoả yêu cầu chiều cao vùng nén), thì nhớ tăng moment dương lên để thoả điều kiện cân bằng nội-ngoại lực.

                        Moment cột giữ nguyên không giảm

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Thiết kế kháng chấn theo TCXDVN 375-2006

                          THTT theo Eurocode 0

                          Xem file đính kèm
                          Attached Files

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Thiết kế kháng chấn theo TCXDVN 375-2006

                            Tìm hiểu về hệ số ứng xử q trong TCXDVN 375-2006
                            Như chúng ta đã biết , quan điểm thiết kế kháng chấn là đảm bảo cho công trình an toằn trong miền đàn hồi và có khả năng phân tán năng lượng thông qua việc hình thành khớp dẻp. Nếu chỉ thiết kế trong công trình trong miền đàn hồi thì sẽ dẫn đến một sự lãng phí lớn vì trong thực tế khi mà nội lực trong kết cấu lớn hơn nhiều lần nội lực xác định theo các tiêu chuẩn kháng chấn thì công trình vẫn có khả năng chưa bị sụp đổ do khả năng biến dạng dẻo và khả năng phân tán năng lượng , các yếu tố này bỏ qua khi tính kết cấu trong miền đàn hồi.
                            Vấn đề đặt ra là thiết kế công trình không sụp dổ trước một trận động đất mạnh nhưng giá thành so với khi thiết kế công trình chịu các trận động đất nhỏ và trung bình tăng không nhiều.Điều này có nghĩa là khi chịu các trận động đất mạnh thì công trình làm việc ngoằi miền đàn hồi , xuất hiệ biến dạng dẻo nhưng không mất đi một phần đáng kể khả năng chịu lực của nó.
                            Vấn đề trên được giải quyết như sau :
                            -Giảm tải trọng tác dụng lên kết cấu khi tính toắn
                            -Cấu tạo kết cấu có độ dẻo thích hợp để đảm bảo không sụp đổ
                            Như vậy công trình có thể chịu được tác đọng địa chấn theo một trong hai cách : hoặc bằng khả năng chịu lực lớn nhưng trong miền đàn hồi , hoặc bằng khả năng chịu lực bé hơn nhưng phải có khả năng biến dạng dẻo. Khả năng của hệ có thể biến dạng dẻo được đặc trưng qua tính dẻo của nó. Đây là một tính chất rất quan trọng của các kết cấu kháng chấn vì nó cho phép người thiết kế có thể lựa chọn lực tác động bé hơn nhiều so với khi tính toắn cũng hệ đó nhưng với giả thiết làm việc trong miền đàn hồi. Hệ số dẻo được định nghĩa như là tỷ số giũa biến dạng ngay trước khi phá hoặi và biến dạng lúc bắt đầu chảy dẻo.
                            Trong TCXDVN 375-2006 thì trị số này chính là hệ số ứng xử q của kết cấu nhằm làm giảm bớt lực địa chấn tính toắn theo giả thiết kết cấu làm việc trong miền đàn hồi. Tùy thuộc cấp độ dẻo của kết cấu mà tải trọng địa chấn thường giảm 2-5 lần.
                            TB : Đây chỉ là những kiến thức mình thu lượm được , chia xẻ với các bạn đồng nghiệp. mong mọi người cùng thảo luận
                            Có gì sơ xuất mong được lượng thứ
                            BỂ HỌC MÊNH MÔNG , QUAY ĐẦU LẠI LÀ BỜ

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: Thiết kế kháng chấn theo TCXDVN 375-2006

                              Nguyên văn bởi ntlong
                              Vấn đề đặt ra là thiết kế công trình không sụp dổ trước một trận động đất mạnh nhưng giá thành so với khi thiết kế công trình chịu các trận động đất nhỏ và trung bình tăng không nhiều.
                              Vấn đề trên được giải quyết như sau :
                              -Giảm tải trọng tác dụng lên kết cấu khi tính toắn
                              -Cấu tạo kết cấu có độ dẻo thích hợp để đảm bảo không sụp đổ
                              Tùy thuộc cấp độ dẻo của kết cấu mà tải trọng địa chấn thường giảm 2-5 lần.
                              TB : Đây chỉ là những kiến thức mình thu lượm được , chia xẻ với các bạn đồng nghiệp. mong mọi người cùng thảo luận
                              Có gì sơ xuất mong được lượng thứ
                              Tớ trao đổi thêm mấy ý này:
                              - Giảm tải trọng tác dụng lên kết cấu khi tính toán làm giảm chu kỳ dao động nhưng đồng thời cũng làm giảm lực động đất tác dụng lên công trình, như vậy tốt hơn là ta nên tăng độ cứng hoặc nhân với chu kỳ dao động một hệ số giảm phi.
                              - Nguyên tắc tính toán động đất chỉ trừ các công trình đặc biệt cho phép hư hỏng nhưng không được sụp đổ, còn cấu tạo của kết cấu phù hợp với độ dẻo khi tính toán. Hệ số dẻo q theo tôi biết thì từ 2-8 lần .
                              -----------------------------------------------------------------
                              Người Việt Nam dùng hàng VN

                              Ghi chú

                              Working...
                              X