QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Thiết kế kháng chấn theo TCXDVN 375-2006

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Ðề: Thiết kế kháng chấn theo TCXDVN 375-2006

    Nguyên văn bởi nguyenngoc74
    - Giảm tải trọng tác dụng lên kết cấu khi tính toán làm giảm chu kỳ dao động nhưng đồng thời cũng làm giảm lực động đất tác dụng lên công trình, như vậy tốt hơn là ta nên tăng độ cứng hoặc nhân với chu kỳ dao động một hệ số giảm phi.
    Bác ơi, giảm chu kì dao động <-> tăng độ cứng thì lực động đất cũng tăng theo chứ

    Ghi chú


    • #17
      Ðề: Thiết kế kháng chấn theo TCXDVN 375-2006

      Nguyên văn bởi nguyenngoc74
      Tớ trao đổi thêm mấy ý này:
      - Giảm tải trọng tác dụng lên kết cấu khi tính toán làm giảm chu kỳ dao động nhưng đồng thời cũng làm giảm lực động đất tác dụng lên công trình, như vậy tốt hơn là ta nên tăng độ cứng hoặc nhân với chu kỳ dao động một hệ số giảm phi.
      - Nguyên tắc tính toán động đất chỉ trừ các công trình đặc biệt cho phép hư hỏng nhưng không được sụp đổ, còn cấu tạo của kết cấu phù hợp với độ dẻo khi tính toán. Hệ số dẻo q theo tôi biết thì từ 2-8 lần .
      -----------------------------------------------------------------
      Người Việt Nam dùng hàng VN
      Bạn chưa hiểu ý của mình rồi , đúng là mục tiêu của q là để giảm tải trọng tính toắn của động đất tác dụng lên công trình. Vậy thì mục tiêu của thiết kế kháng chấn là vẫn tính toắn với tải trọng động đất nhỏ ( tất nhiên là trong giai đoặn đàn hồi ) nhưng cấu tạo kết cấu với độ dẻo hợp lý để chịu được các trận động đất lớn --> giảm giá thành công trình.
      Nói thêm là nếu hệ kết cấu khi xuất hiện biến dạng dẻo thì độ cứng giảm --> chuyển vị tăng , nhưng đồng thời khi chảy dẻo thì khả năng hấp thu năng lượng của hệ kết cấu tăng , độ cản dao động tăng ---> lại làm giảm chuyển vị , hai quá trình này đồng thời và gần như cân bằng.
      BỂ HỌC MÊNH MÔNG , QUAY ĐẦU LẠI LÀ BỜ

      Ghi chú


      • #18
        Ðề: Thiết kế kháng chấn theo TCXDVN 375-2006

        Nguyên văn bởi ninh47xd
        Bác ơi, giảm chu kì dao động <-> tăng độ cứng thì lực động đất cũng tăng theo chứ
        tất nhiên rùi, chỉ có giảm tải trọng thì mới giảm lực động đất

        Ghi chú


        • #19
          Ðề: Thiết kế kháng chấn theo TCXDVN 375-2006

          Nguyên văn bởi tuananhcdc
          Vừa rồi tôi có vào trang web của bộ theo đường link:
          http://www.moc.gov.vn/Vietnam/Docume...dard/index.htm
          để tải TCXDVN 375-2006 về động đất.
          Một phần của quyết định được trích như sau:
          Tôi thấy chắc là có vấn đề gi nhầm lẫn.
          Anh ơi, em cũng muốn tham khảo về TCXDVN 375-2006, nhưng không biết làm cách nào để tải về. E đã vào đường link ở trên nhưng không được. A có thể gởi giúp cho em được không ạ ? Địa chỉ mail của em là housenobita@yahoo.com. Thanks anh nhiều !

          Ghi chú


          • #20
            Ðề: Thiết kế kháng chấn theo TCXDVN 375-2006

            Nguyên văn bởi ThangCoi
            Thanks a lot !

            Ghi chú


            • #21
              Ðề: Thiết kế kháng chấn theo TCXDVN 375-2006

              Bộ tiêu chuẩn Eurocode để thiết kế kết cấu liên hợp thép-bê tông, kết cấu thép, kết cấu bê tông cốt thép hiện đang trong quá trinh dịch, biên soạn phụ lục và hướng dẫn sử dụng, hi vọng sẽ ra mắt các bạn sớm! Hiện nay nhiều đơn vị vẫn sử dụng tiêu chuẩn UBC, ACI,.. để thiết kế kháng chấn, chủ đầu tư vẫn chấp thuận...
              Tiếp xúc với những người trong cuộc mới biết, quá trình biên soạn TC ở VN gặp khá nhiều khó khăn khách quan! Nói chung trong đk như vậy, bản thân những người biên soạn TC cũng đã phải rất cố gắng và rất nhiệt huyết với công việc!

              -----
              Diễn đàn xây dựng CETEC
              http://cetec.ccu.com.vn/forum/
              E-mail: dinh@eri.u-tokyo.ac.jp or thuatvandinh@yahoo.com

              Ghi chú


              • #22
                Ðề: Thiết kế kháng chấn theo TCXDVN 375-2006

                Khi đọc các bài viết này trên diễn đàn thực sự đã khiến em cảm thấy các anh chị giỏi quá và rất ham học hỏi nhìn lại mình mới thấy dốt nát quá.

                Nhân tiện em đang làm đồ án tốt nghiệp công trình 23t cao 81m, yêu cầu phải tính động đất . Có nhiều vấn đề mà em chưa hiểu lắm mong các anh chị đàn anh trên diễn đàn chỉ giúp cho em :
                1. Khi tính toán phân bố lực nằm ngang công thức tính Fi (4.10)
                em chưa hiểu lắm cách tính khối lượng mi,mj và chuyển vị si,sj trong cac dạng dao động. TC hướng dẫn tính theo 3.2.4(2) nhưng đọc đến đoạn này thì chẳng hiểu gì. CÓ phải là mi, mj là khối lượng hữu hiệu các tầng của dao động i và j đúng kô ạ , nó được lấy ra từ output của etab là
                M O D A L P A R T I C I P A T I N G M A S S R A T I O S không ạ . Các anh chị giúp em cách tính công thức 4.10 nhá! em dốt quá kô hiểu gì cả.
                2. Có cần phải kể đến hiệu ứng xoắn do động đất gây ra kô a?

                Ghi chú


                • #23
                  Ðề: Thiết kế kháng chấn theo TCXDVN 375-2006

                  các bạn cũng có thể tính động đất theo UBC-97 tôi thấy cũng rất hay . Tôi xin phép bác Thuật mạo muộn gửi cho các bạn cũng tham khảo.
                  http://cetec.ccu.com.vn/forum/showthread.php?t=7

                  Cách nay có vẻ dễ hiểu hơn TCVN375

                  Ghi chú


                  • #24
                    Ðề: Thiết kế kháng chấn theo TCXDVN 375-2006

                    ai có thể có file etab mà nhập tải động đất theo phổ và theo lực ngang mà kết quả cho chuyển vị và nội lực giống nhau được nhỉ

                    Ghi chú


                    • #25
                      Ðề: Thiết kế kháng chấn theo TCXDVN 375-2006

                      làm sao bằng nhau được
                      TIỀN KHÔNG QUAN TRỌNG, NHƯNG ĐÔI KHI TIỀN LÀ TẤT CẢ

                      Ghi chú


                      • #26
                        Ðề: Thiết kế kháng chấn theo TCXDVN 375-2006

                        thì tương đương có được không. Phân phối tải động đất theo phương ngang lên các tầng theo phương pháp phổ( không phải theo phương pháp tĩnh lực ngang tương đương) rồi nhập các lực vào tâm khối lượng. Cácg khác là nhập đường cong phổ theo Response Spectrum Function trong Etab. Mình nghĩ đều là phương pháp phổ tại sao lại không giống nhau được quan trọng là nhập hệ số thế nào thôi?

                        Ghi chú


                        • #27
                          Ðề: Thiết kế kháng chấn theo TCXDVN 375-2006

                          Bạn có thể giải thích kỹ hơn không?Lỗi do cái gì , do phần mềm à? Mình thấy tính toán 375 có bạn nhập luôn đường cong phổ ,có bạn tính toán các lực rồi nhập vào. Vậy thì nên dùng cái nào cái nào đúng cái nào an toàn?

                          Ghi chú


                          • #28
                            Ðề: Thiết kế kháng chấn theo TCXDVN 375-2006

                            Đúng vậy thế nên mình hỏi xem ai đã lam thử theo 2 cách chưa kết quả khác nhau có nhiều không? và nhập số liệu như thế nào thì nó ra kết quả nội lực chuyển vị tương đương.ai có file up lên cho anh em xem với
                            Last edited by mitdacvnn; 07-08-2010, 02:50 PM.

                            Ghi chú


                            • #29
                              Ðề: Thiết kế kháng chấn theo TCXDVN 375-2006

                              Nguyên văn bởi trinhxd87 View Post
                              làm sao bằng nhau được
                              Vì sao vậy?

                              Ghi chú


                              • #30
                                Ðề: Thiết kế kháng chấn theo TCXDVN 375-2006

                                Nguyên văn bởi ntlong View Post
                                Ai hiểu hết được TCXDVN 375-2006 quả là siêu sao
                                Ai làm theo được TCXDVN 375-2006 quả là siêu sao
                                Tính toắn tải trọng dd thì không nói nhưng để thỏa mãn hết các yêu cầu cấu tạo "ngặt nghèo" trong TCXDVN 375-2006 thì miễn bàn
                                Các bác soặn ra TCXDVN 375-2006 có nghĩ gì không khi chính các bác cũng có thể phải thiết kế theo tiêu chuẩn mà các bác đã dịch
                                Làm theo TCVN mà cứ hở ra là "XEM tiêu chuẩn EN" ( thua ) , yêu cầu cấu tạo theo EN , tiêu chuẩn bê tông và thép theo TCVN , theo cái nào đây.TCXDVN 375-2006 thực sự soặn ra để tìm câu trả lời cho một vấn đề " ĐỐ THẰNG NÀO LÀM ĐƯỢC '"
                                @ntlong: viết vui thật!

                                BỂ HỌC MÊNH MÔNG , QUAY ĐẦU LẠI LÀ BỜ
                                - ĐỪNG LỘI RA CŨNG Ở LẠI BỜ, bao giờ mới giỏi nổi hởi bạn KS ?

                                @mitdacvnn: hỏi hoài mà cũng không biết nổi ! có chán không ?

                                Thôi đành ráng tìm trong Diễn đàng hai chử "động đất" đã được thảo luận, giải thích rất nhiều lần.

                                Cho tất cả các bạn còn thắc mắt về động đất. Chỉ đọc TCXDVN375-2006 thôi không đủ xem thêm TC, TL nhiều nơi khác.
                                Ngày nay có Internet rất hay.
                                Cứ theo phương cách ếch ngồi đáy giếng, tự hào là VN thông minh. Chưa đủ, phải (tự) học hỏi thêm nhiều có khả năng thật sự mới có lương cao. Trình độ kỷ thuật, hiểu biết trong nước có tiến bộ thì mới nâng đời sống cao hơn.

                                Thôi thì tôi cho một Tips để hiểu thêm:
                                Xem trong CSI-ETABS- hoặc SAP-Analysis Refence:

                                1) modal analyse (Eigenvalueanalysis) --> Frequencies, Periode, participamass (Khối lượng tác dụng), nếu thêm chử ratio co nghĩa tỷ số với toàn khối lượng ratio < =100%.
                                Sau đó theo các TC Thông dụng của VN hay ngoại quốc: đọc gia tốc trong spectral curve theo 2,3 Tần số, Chu kỳ đầu của các phương X,Y,Z mà tính tiếp --> tạm gọi là quasi static

                                2) Spectral analyse với phối hợp SRSS, CQC ....
                                3) Time History, Material linear, nonlinear, với contact elements ...
                                4) Puschover (Material nonlinear static analysis)

                                Kết quả của các phương pháp khác nhau. Vì đây theo statistic chứ không phải thuần static vơi nguyên tắc cân bằng!

                                Thông thường kết quả tương đối chính xác 3>2>1.
                                còn 4 còn "mới" quá tôi chưa so sáng đươc.

                                Đây là lời ghi có giá trị chung cho mọi TC và mọi phần mềm!

                                Động đất và kháng chấn còn là vấn đề nóng, hằng năm các chuyên gia (trong cụ thể kỹ nghệ và nghiên cứu ở Đại Học) gặp nhau nhiều lần còn phát triển thêm cách tính củng như cách thiết kế.

                                TCXDVN375-2006 thật tình mà nói cũng chỉ là bướt đầu thôi, các bạn chỉ biết qua đấy chưa đủ để giải quyêt vấn đề thực tế nổi đâu.

                                Hôm nay tôi phải ghi ra nhiều nếu có lầm lổi và đụng chạm xin bỏ qua.

                                Ghi chú

                                Working...
                                X