QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Thiết kế kháng chấn theo TCXDVN 375-2006

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #46
    Ðề: Thiết kế kháng chấn theo TCXDVN 375-2006

    Nguyên văn bởi ntlong View Post
    Tìm hiểu về hệ số ứng xử q trong TCXDVN 375-2006
    Như chúng ta đã biết , quan điểm thiết kế kháng chấn là đảm bảo cho công trình an toằn trong miền đàn hồi và có khả năng phân tán năng lượng thông qua việc hình thành khớp dẻp. Nếu chỉ thiết kế trong công trình trong miền đàn hồi thì sẽ dẫn đến một sự lãng phí lớn vì trong thực tế khi mà nội lực trong kết cấu lớn hơn nhiều lần nội lực xác định theo các tiêu chuẩn kháng chấn thì công trình vẫn có khả năng chưa bị sụp đổ do khả năng biến dạng dẻo và khả năng phân tán năng lượng , các yếu tố này bỏ qua khi tính kết cấu trong miền đàn hồi.
    Vấn đề đặt ra là thiết kế công trình không sụp dổ trước một trận động đất mạnh nhưng giá thành so với khi thiết kế công trình chịu các trận động đất nhỏ và trung bình tăng không nhiều.Điều này có nghĩa là khi chịu các trận động đất mạnh thì công trình làm việc ngoằi miền đàn hồi , xuất hiệ biến dạng dẻo nhưng không mất đi một phần đáng kể khả năng chịu lực của nó.
    Vấn đề trên được giải quyết như sau :
    -Giảm tải trọng tác dụng lên kết cấu khi tính toắn
    -Cấu tạo kết cấu có độ dẻo thích hợp để đảm bảo không sụp đổ
    Như vậy công trình có thể chịu được tác đọng địa chấn theo một trong hai cách : hoặc bằng khả năng chịu lực lớn nhưng trong miền đàn hồi , hoặc bằng khả năng chịu lực bé hơn nhưng phải có khả năng biến dạng dẻo. Khả năng của hệ có thể biến dạng dẻo được đặc trưng qua tính dẻo của nó. Đây là một tính chất rất quan trọng của các kết cấu kháng chấn vì nó cho phép người thiết kế có thể lựa chọn lực tác động bé hơn nhiều so với khi tính toắn cũng hệ đó nhưng với giả thiết làm việc trong miền đàn hồi. Hệ số dẻo được định nghĩa như là tỷ số giũa biến dạng ngay trước khi phá hoặi và biến dạng lúc bắt đầu chảy dẻo.
    Trong TCXDVN 375-2006 thì trị số này chính là hệ số ứng xử q của kết cấu nhằm làm giảm bớt lực địa chấn tính toắn theo giả thiết kết cấu làm việc trong miền đàn hồi. Tùy thuộc cấp độ dẻo của kết cấu mà tải trọng địa chấn thường giảm 2-5 lần.
    TB : Đây chỉ là những kiến thức mình thu lượm được , chia xẻ với các bạn đồng nghiệp. mong mọi người cùng thảo luận
    Có gì sơ xuất mong được lượng thứ
    Anh ntlong thấy xa hiểu rộng, nhận ra vấn đề chảy dẻo (material nonlinear) cho tính động đất. Theo tôi nhận thấy hiện nay có thể dùng
    a) pushover (khớp dẻo) hoặc b) nonlinear Time history
    Lối tính nầy cao, nếu ACE cùng dùng tới và bàn luận cùng nhau thì chúng ta cùng tiến được.
    Kết cấu kháng chấn cho cấu tạo thép thì TL tiêng Mỹ đã có đưa lên diễn đàng nhiều.
    Cho Beton hoăc gạch (masonry) các TL tiếng Pháp tại Âu Châu đang nghiên cứu và giảng giải nhiều, tôi sẻ tìm cách đưa lần lược lên.

    @ anh mitdacvnn,
    ok, anh trã lời rỏ ràng, tôi không giận anh. yên tâm! Chịu khó tìm thêm TL bên các topic khác đọc thêm- Dùng pushover để tính cũng rầt hay.
    Phần mềm seismostruct (free) để sử dụng, rất tiện ...

    Ngoài ra "triết lý" về an toàn cho chấn động đất, theo tôi học được và tính cho bên Âu châu theo 2 điều kiện:
    -Bực cao cấp: Sau khi động đất (hoặc do những chấn động lớn khác) công trình vẫn sử dụng tiếp được (Vũ khí Quân sự, lò hạt nhân...)
    --> material elastic. Nơi đây có thể phải kiểm với tỹ số nén như bạn nói.

    -Bực nhì an toàn bảo vệ sinh mạng: công trình bị dẻo, nhưng không đươc sập. Nhà thương, Trường học, công sở, Siêu Thị tât cả những nơi tụ tâp đông người !
    Có lần bàn luận với các bạn trong topic pushover có nói vấn đề nầy
    Từ dẻo đến đứt của Thép: Strain = khoãng 20%-30%, Anh Ninh có nhăc nhở tôi (rất đúng) cho tính toán, và nghiệm lại chỉ nên dùng đến 2-3% . Beton cốt thép và nền phải xem thêm, tôi không rành !

    Bạn đừng lười, chỉ cần học rồi hỏi, cởi mở, đứng đắng thì chúng ta có thể đạt được trình độ cao trong thời gian ngắn hơn.

    Ghi chú

    Working...
    X