QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Thiết kế kháng chấn theo TCXDVN 375-2006

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Ðề: Thiết kế kháng chấn theo TCXDVN 375-2006

    Em gửi tài liệu tiín toán động đất của bác Umy lên diến đàn để anh em tham khảo.
    Luan An Thac Si, Tinh Dong dat va gio dong cho Guyed Mast: theo đường link sau:
    http://congtrinhthep.com/ansys/grey%...yed%20Mast.pdf
    -----------------------
    www.congtrinhthep.vn
    Yahoo ID: ducsw2003@yahoo.com

    Ghi chú


    • #32
      Ðề: Thiết kế kháng chấn theo TCXDVN 375-2006

      Tôi hỏi hoài mà không có ai chứng minh được.Cao thủ như Umy ít quá .Bác Umy có file cho anh em kiểm chứng cái kết quả tương đối 3>2>1 của bác.
      Last edited by mitdacvnn; 09-08-2010, 12:35 PM.

      Ghi chú


      • #33
        Ðề: Thiết kế kháng chấn theo TCXDVN 375-2006

        Nguyên văn bởi mitdacvnn View Post
        Tôi hỏi hoài mà không có ai chứng minh được.Cao thủ như Umy ít quá .Bác Umy có file cho anh em kiểm chứng cái kết quả tương đối 3>2>1 của bác.

        Rất tiếc không cho được ! Vì đây là bí mật kỷ nghệ tại Âu châu. Tôi không được phép phổ biến.

        Tôi đã cố gắn cho biết nhưng gì có thể cho biết được. Các Bạn dùng hiểu biết từ kinh nghiệm nầy áp dụng thử.

        Làm một mô hình đưa vào SAP, ETABS, STAAD PRO cho tính thử qua cả 3 phương pháp và so sánh kết quả các nội lực thì thấy ngay. Đưa files lên đây tôi xem và hướng dẩn thêm.
        Có thể dùng ANSYS kiểm lại các bài tập nầy, giử đó làm tài liệu chung của Diễn đàng.

        Khoảng 20 năm gần đây, tôi tính và kiểm về các chấn động (có phần động đất) thường bằng ANSYS, Nằm trong các chương trình hạt nhân tách ra (lò điện nguyên tử) và Hạt nhân hợp lại (Kern fusion --> nguồn Energie trong tương lai) - Phạm vi tôi tham dự là kỷ nghê tư, không nằm trong Đại Học hay các viện nghiên cứu như các đồng nghiệp khác nên khó được phổ biến.

        PS: anh mitdacvnn có tìm trong Diễn đàng hai chử "động đất" chưa ?
        ACE đã cho rất nhiều TL, ý kiến. Lấy xuống đọc ráng hiểu được thì kiến thức mở sâu rộng thêm. Đở hỏi "lòng vòng" vì chưa nắm được căn bản của các phương pháp tính động đất.
        Last edited by umy; 09-08-2010, 02:51 PM. Lý do: Thêm PS !

        Ghi chú


        • #34
          Ðề: Thiết kế kháng chấn theo TCXDVN 375-2006

          Nguyên văn bởi ninh47xd
          2 phương pháp 2 và 1 của bác umy theo cháu thực ra chỉ là 1
          Phân tích time history đương nhiên là chính xác nhất, ko cần phải chứng minh rồi ^^
          1) phương pháp 1: còn tính tay nhiều theo công thức (empiris,analyis), phối hợp cũng chỉ ở vài mode đầu thôi thông thường qua exel. Vì thiếu sót các mode sau, nên hay phải bị bắt buột nhân lên hệ số khoãng 1,3 đến 1,5 tùy lTC nào đó, cho mô hình 2D, 3D khó tạo, hoặc chỉ phối hợp 2 phương XZ, YZ, XY !

          2) phương pháp 2: thường được tự động hóa gần tất cả quá numeric tùy phần mềm chọn thí dụ từ 12 mode (ETABS, SAP) đến vài trăm mode
          (ANSYS ...). Chon cách phối hợp CQC, hay SRSS,...
          Tất cả kết quả tử nội lực (force, momen), ứng suất (stress), di chuyễn
          được phối hợp và đưa ra kết quả không sơ xuất. (các công thức của các TC trên thế giới cã VN, thường ghi hơi khác nhau, không đủ giải thích rỏ ràng, hay dể thiếu sót nên áp dụng cũng dể làm sai lắm)

          Ghi chú


          • #35
            Ðề: Thiết kế kháng chấn theo TCXDVN 375-2006

            Nguyên văn bởi mitdacvnn View Post
            Đúng vậy thế nên mình hỏi xem ai đã lam thử theo 2 cách chưa kết quả khác nhau có nhiều không? và nhập số liệu như thế nào thì nó ra kết quả nội lực chuyển vị tương đương.ai có file up lên cho anh em xem với
            Mô hình nhà cao tầng như một thanh conson, khối lượng tập trung đặt tại các tầng. Đảm bảo kết quả giống hệt.

            Ghi chú


            • #36
              Ðề: Thiết kế kháng chấn theo TCXDVN 375-2006

              Các bác giải thích hộ em: Vì sao trong tải trọng động đất lại là tổ hợp các dạng dao động. Như vậy là các dạng dao động diễn ra đồng thời thì mới có tổ hợp, mà các dạng dao động có diễn ra đồng thời không nhỉ???

              Ghi chú


              • #37
                Ðề: Thiết kế kháng chấn theo TCXDVN 375-2006

                Nguyên văn bởi hien nghiem View Post
                Mô hình nhà cao tầng như một thanh conson, khối lượng tập trung đặt tại các tầng. Đảm bảo kết quả giống hệt.
                Bác hien nghiem nói đúng y như vidu-Prof.Daiminh dùng mô hình giản dị để kiểm soát va so sánh kết quả.
                Nhưng trong trường hợp mô hình phức tạp nhiều Nodes, Elments và Masse (tôi gặp nhiều mô hình khoảng vài trăm nghìn nodes, hình dạng khó khăn kiểu như dàng không gian tổ chim bên Trung quốc) phải tính ra hơn cả 200 mode, phối hợp từ nội lực, ứng suất, di chuyến --> cã mấy trăm nghìn kết quả !! thì phải làm sao?

                --> Phương pháp 2: Spectral analyse cho Spectral curve vào bài tính.
                Chọn lối phối hợp nào mà TC đòi hỏi
                Phần mềm sẻ tính qua 2 giai đoạn:
                Trước tiên tính modal analyse để có vài trăm Tần số, Chu kỳ, masse hữu hiệu ...,
                Sau đó tự động qua phần Spectral analyse cứ mỗi tần số hoặc chu kỳ sẻ đọc một gia tốc tính thành môt static load case,
                lần lược như vậy cho cả mấy trăm lần mode như mình muốn. Tất cả kết quả của từng Nodes (Nội lực, ứng suất, di chuyễn) được ghi lại.
                Phối hợp đúng theo công thức, phương cách mà ta lưa chọn

                Xem file Part1 Seismic ...(ANSYS) Chú Ý Trang 19-21: Giải thích rỏ hơn về SRSS, CQC ...

                Để xem thêm, tôi kèm thêm file Donikian: training cách tính động đất cho cầu thép. (Ra ngoài TCXDVN 375-2006). Để thầy được vấn đề tính động đất còn rất rộng và phức tạp hơn sự hiểu biết của ACE mình !
                Hy vọng file nầy được thầy Trung chú ý.

                @ anh mitdacvnn, thưởng cho sư kiên nhẩn của anh, tôi trã lời thêm.
                Khi phải tính toán phức tạp của các phương pháp 3 > 2> 1 để kết quả chính xác hơn. logic chứ.
                Động đất thường xẩy ra trong vòng 5 đến 15 phút, Chuyễn động trong ms (milisecunde), người ta dùng statistic phối hợp tác dụng trong thời gian nầy. Chỉ khi tính Time History với bướt giờ (Zeitchritt) ms thì khỏi phối hợp !
                Tạm hiểu chưa cho biết. Và tìm TL sách vở học thêm, rồi mới hỏi. Đừng hỏi vớ vẫn tôi "nổi cáu" đấy !
                Attached Files

                Ghi chú


                • #38
                  Ðề: Thiết kế kháng chấn theo TCXDVN 375-2006

                  Mấy bác cho hỏi khi làm đồ án tốt nghiệp làm về nhà cao tầng khi tính động đất thì áp dụng theo tiêu chuẩn nào ạ. Chứ đọc topic này lên thì không biết dùng tiêu chuẩn nào cho sát với thực tế ở nước ta

                  Ghi chú


                  • #39
                    Ðề: Thiết kế kháng chấn theo TCXDVN 375-2006

                    Thanks bác Umy mong bác đừng giận, hì hì cho em hỏi thêm 1 câu nữa: Bác có thể giải thích cho em tỷ số nén là gì? em thấy ở Việt nam chưa thấy có ai dùng.

                    Ghi chú


                    • #40
                      Ðề: Thiết kế kháng chấn theo TCXDVN 375-2006

                      Nguyên văn bởi mitdacvnn View Post
                      Các bác giải thích hộ em: Vì sao trong tải trọng động đất lại là tổ hợp các dạng dao động
                      người ta đã chứng minh tải động đất là hàm "chồng chất các dạng dao động riêng". Vì tải độ có thể phân tích thành tổng hàm lượng giác nên theo toán học, nó sẽ là hàm "hội tụ nhanh". Trên thực tế với độ chính xác "vừa phải", chỉ cần các dạng dao động "đầu" là đủ.
                      Nguyên văn bởi mitdacvnn View Post
                      Như vậy là các dạng dao động diễn ra đồng thời thì mới có tổ hợp, mà các dạng dao động có diễn ra đồng thời không nhỉ???
                      Thực tế không phải các dạng dao động diễn ra đồng thời mà là ... có thể phân tích dao động "thực" thành tổng các dạng dao động riêng thành phần

                      Ghi chú


                      • #41
                        Ðề: Thiết kế kháng chấn theo TCXDVN 375-2006

                        Nguyên văn bởi son06x1d View Post
                        Mấy bác cho hỏi khi làm đồ án tốt nghiệp làm về nhà cao tầng khi tính động đất thì áp dụng theo tiêu chuẩn nào ạ. Chứ đọc topic này lên thì không biết dùng tiêu chuẩn nào cho sát với thực tế ở nước ta
                        Tại VN thì dùng TCVN 375 trước nhất, nhưng vì phần mềm không có TCVN nên khi áp dụng Eurocode8, hay TC Mỹ nhớ chỉnh lại Spectral curve và theo vùng tại VN --> xem prof.Bich-gioi thieu, hỏi các bạn và thầy cô bên VN thêm. Tôi không giãi thích được nhiều đâu !

                        Tôi gửi thêm 1 file. giải thích tính spectral với ETABS (> 1MB không đưa lên được !! tại sao ??) , so sánh với MATLABS.
                        Nhờ các bạn (-> anh mitdacvnn) xem và làm theo lời khuyên:
                        Tự làm một mô hình cho chuẩn, cho chạy qua 3,4 phương pháp đã nói trên.
                        Tính bằng ETABS hoặc SAP hay phần mềm nào mà bạn biết sữ dụng, đưa kết quả lên đây ACE xem tiếp giúp so sánh cho. Chứ tôi không rảnh và cũng không biết làm cách nào cho bạn hiểu nổi (muốn chuyên về động đất học thêm mất 3 Semester và làm việc với nó >3 năm mới tạm giỏi).
                        Còn hỏi đáp lòng vòng trên đây vài câu mà không có căn bản chỉ làm sai kết quả, nguy hiểm thêm cho công trình.

                        cám ơn anh anhosg tham dự và giải thích tiếp cho bạn mitdacvnn.-
                        Attached Files

                        Ghi chú


                        • #42
                          Ðề: Thiết kế kháng chấn theo TCXDVN 375-2006

                          Nguyên văn bởi mitdacvnn View Post
                          Thanks bác Umy mong bác đừng giận, hì hì cho em hỏi thêm 1 câu nữa: Bác có thể giải thích cho em tỷ số nén là gì? em thấy ở Việt nam chưa thấy có ai dùng.
                          hì hì anh mitdacvnn tìm được "tỷ số nén" trong tài liệu nào sao ích kỷ qua không đưa lên cho ACE đọc cho biết để chỉ lại anh ?
                          Thôi cho tôi biết anh muốn tính động đất trong chương trình cụ thể nào, sử dụng bằng phần mềm gì để tính toán. Đưa file lên đây !
                          Có phải anh ở trình độ KS để tính chăng ? hay còn là SV lười học, muốn nổi nhờ các câu hỏi "quá thông minh"? hì hì
                          Trả lời cho tôi biết, để xem có giận bạn hay không đấy!

                          Ghi chú


                          • #43
                            Ðề: Thiết kế kháng chấn theo TCXDVN 375-2006

                            Tỷ số nén là tỷ lệ giữa lực dọc của cấu kiện(cột,vách) trên khả năng chịu nén của chúng. Được định nghĩa bằng công thức sau:
                            T= N/Ab.Rn
                            - T : Tỷ số nén
                            - N : Lực dọc
                            - Ab: Diện tích tiết diện
                            - Rn: Cường độ chịu nén của bê tông
                            Tỷ số nén giới hạn của cột(phụ thuộc cấp thiết kế và hệ kết cấu):

                            Hệ thuần khung 0,7 0,8 0,9 ( các số ứng với cấp thiết kế 1,2,3)
                            Hệ khung giằng 0,75 0,85 0,95 ( các số ứng với cấp thiết kế 1,2,3)
                            Hệ giằng 0,6 0,7 - ( các số ứng với cấp thiết kế 1,2,3)
                            Last edited by mitdacvnn; 13-08-2010, 02:59 PM.

                            Ghi chú


                            • #44
                              Ðề: Thiết kế kháng chấn theo TCXDVN 375-2006

                              Nguyên văn bởi mitdacvnn View Post
                              Tỷ số nén là tỷ lệ giữa lực dọc của cấu kiện(cột,vách) trên khả năng chịu nén của chúng. Được định nghĩa bằng công thức sau:
                              T= N/Ab.Rn
                              - T : Tỷ số nén
                              - N : Lực dọc
                              - Ab: Diện tích tiết diện
                              - Rn: Cường độ chịu nén của bê tông
                              Tỷ số nén giới hạn của cột(phụ thuộc cấp thiết kế và hệ kết cấu):

                              Hệ thuần khung 0,7 0,8 0,9 ( các số ứng với cấp thiết kế 1,2,3)
                              Hệ khung giằng 0,75 0,85 0,95 ( các số ứng với cấp thiết kế 1,2,3)
                              Hệ giằng 0,6 0,7 - ( các số ứng với cấp thiết kế 1,2,3)
                              Anh mitdacvnn đưa Công thức của Tỷ số nén theo TL nào vậy ?
                              Phải cho biết ngọn nguồn, mà tai sao theo ý bạn phải dùng Tỷ số nén trong tính động đất ? liên hệ thế nào với các phương pháp tính.?
                              Hay dùng nó để nghiệm kết quả không vượt qua Cường độ chịu nén của bê tông.

                              Rất tiếc tôi không có ở Việt nam để biết có ai dùng nó chưa !

                              Mà còn vài câu hỏi của tôi anh làm lơ không trả lời đấy nhé.
                              Cho tôi biết anh muốn tính động đất trong chương trình cụ thể nào, sử dụng bằng phần mềm gì để tính toán. Đưa file lên đây cho xem được chăng? Hay muốn học cách tính động đất ?

                              Ghi chú


                              • #45
                                Ðề: Thiết kế kháng chấn theo TCXDVN 375-2006

                                Cái tỷ số nén này lấy theo tài liệu của bác Triệu Tây An, Phương pháp thực dụng trong thiết kế kết cấu nhà cao tầng (Bản tiếng Trung Quốc, xuất bản lần 3), NXB Đại Học Đồng Tế, Thượng Hải -1998. Nhưng tôi không có bản gốc chỉ chép được một số cái thôi.Nó chỉ quy định như thế còn vì sao nó lại quy định như thế thì tôi đang hỏi các bác có ai biết về cái quy định đó không.Nó không phải là lý thuyết để tính toán, nhưng nếu các bạn đã thiết kế nhà cao tầng mà không đạt các quy định đó thì khi xảy ra động đất thì sẽ ra sao?
                                Tôi tính động đất theo 375 và dùng Etab. Tôi thường sử dụng một trong 2 cách tính lực động đất hoặc nhập đường cong phổ vào, tôi nghĩ là kết quả sẽ tương đương nhưng để chứng minh bằng lý thuyết thì không có tài liệu để đọc nên hỏi các bác để có thể biết sâu hơn. Tôi biết rằng có nhiều bạn cũng chỉ biết áp dụng các tiêu chuẩn và cho vào Etab chạy ra kết quả rồi tính toán còn vì sao nó như thế thì chắc là mất 3 học và 3 năm làm việc như bác nói thì mới tự hiểu được, à mà cũng vì tôi lười chứ mất có 6 năm thì cũng không cần hỏi các bác.

                                Ghi chú

                                casino siteleri bahis siteleri
                                erotik film izle Rus escort gaziantep rus escort
                                deneme bonusu veren siteler deneme bonusu deneme bonusu veren siteler
                                bahis siteleri
                                bahisnow giri? casinoslot sultanbet giri? grandpashabet giri?
                                hd sex video
                                Mobilbahis
                                antalya escort bayan
                                gaziantep escort
                                betpas gncel link
                                gaziantep escort
                                bonus veren siteler
                                pinbahis pinbahis dizitune.com
                                bostanci escort pendik escort
                                ?stanbul Escort
                                Car Fuck XXX ????? ???????? ?????? ? ???? ????? sexo gay gratis xxxx
                                betbonusking.com deneme bonusu
                                deneme bonusu veren siteler deneme bonusu veren siteler bonus veren siteler
                                gvenilir casino siteleri
                                Kacak iddaa Siteleri
                                mraniye escort sancaktepe escort
                                quixproc.com
                                Working...
                                X