QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Chọn sức chịu tải cho cọc ép 300x300?

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Chọn sức chịu tải cho cọc ép 300x300?

    Chọn sức chịu tải cho cọc ép 300x300?
    Hiện nay tôi đang thẩm định một công trình nhà 12 tầng dạng nhà chung cư thuộc khu vực Mỹ đình-Mễ trì-Hà Nội . Giải pháp móng cho công trình được thiết kế đề xuất là móng cọc ép BTCT tiết diện 300x300, mác BT 350, cốt thép 8D18-AII. Chiều dài cọc 24m, mũi cọc được cắm vào tầng cát hạt trung-trạng thái chặt vừa (Xem hình vẽ phía dưới). Theo tính toán của thiết kế SCT của cọc được lấy 80 Tấn .
    Theo tôi sức chịu tải Thiết kế lấy như vậy là lớn đối với cọc ép 300x300 .
    Tôi đã nêu ý kiến này với Đơn vị thiết kế và đã nhận được ý kiến là thiết kế lấy theo kết quả thí nghiệm nén tĩnh cọc tại hiện trường . Tôi đang rất băn khoăn về điều này . Theo các bạn trong trường hợp này chúng ta nên có ý kiến như thế nào cho hợp lý ?
    Mời các bạn cho ý kiến !
    Attached Files

  • #2
    Anh tuan anh cdc ơi em cũng rất quan tâm đến địa chất khu vực này. Anh có thể mô tả địa chất chi tiết được không. Nhưng theo em nghĩ chắc là anh chỉ kiến nghị họ chọn khoảng 50-60 tấn thôi có đúng không ạ.
    96 ĐỊNH CÔNG, PHƯƠNG LIỆT, THANH XUÂN
    TEL: 9763564-FAX: 9745233
    @: ACE@FPT.VN

    Ghi chú


    • #3
      Nguyên văn bởi n2binh_ace_cdcc
      Anh tuan anh cdc ơi em cũng rất quan tâm đến địa chất khu vực này. Anh có thể mô tả địa chất chi tiết được không. Nhưng theo em nghĩ chắc là anh chỉ kiến nghị họ chọn khoảng 50-60 tấn thôi có đúng không ạ.
      Vài bữa nữa anh sẽ POST lên cho em xem.! Hiện nay anh chỉ mới đưa được mặt cắt thôi . Thiết kế đang lấy sức chịu tải là 80 tấn cho cọc 300x300, cọc mác 350, chiều dài cọc 24m, thi công theo phương pháp ép trước .
      Theo anh thì người ta lấy cao quá . Thông thường thì anh cũng chỉ dám lấy ~40->50 tấn , có những vùng như Hưng yên , hoặc Hà nam anh chỉ dám lấy ~30->40 tấn . Đây là trường hợp đầu tiên anh gặp Thiết kế lấy cao như vậy .!
      Nếu khu vực này mà có thể thi công theo phương pháp đóng thì có thể lấy lên cao được . Ví dụ cọc 400x400 đóng xuống đến tầng cuội sỏi (chiều dài cọc~ 42m) SCT của cọc có thể lấy đến 100->120T . Cọc 350x350 đóng xuống đến tầng cuội sỏi (chiều dài cọc~ 42m) SCT của cọc có thể lấy đến 80->100T. Theo anh nghĩ khi thiết kế cọc cần quan tâm đến hệ số làm việc của cọc trong một đài cọc, SCT của cọc đơn sẽ giảm xuống chứ không như ban đầu nữa mình chọn nữa, theo kinh nghiệm của anh thì hệ số này trong khoảng 0.75-0.85 là có vẻ hợp lý .

      Ghi chú


      • #4
        Mối nối cho cọc ép

        Anh tuan anh cdc ơi em thấy trong mặt cắt địa chất của anh có phần đất có thể gây ma sát âm lúc đó mối nối cọc là rất quan trọng. Em gửi bác mối nối cọc mà không biết đến bao giờ anh em mình mới được áp dụng trong thiết kế
        Attached Files
        96 ĐỊNH CÔNG, PHƯƠNG LIỆT, THANH XUÂN
        TEL: 9763564-FAX: 9745233
        @: ACE@FPT.VN

        Ghi chú


        • #5
          Việc ép cọc vào NỀN ĐẤT CÁT để lấy được sức chịu tải 80 tấn thì cần lực ép 80 x 3 = 240 tấn !!! Chắc cọc vỡ từ lâu rồi, kể cả mác BT 350
          ?
          Last edited by ketcaucdc; 22-11-2004, 01:30 PM.
          ThS.KS.Phạm Như Huy - Trưởng ban quản trị ketcau.com - Cty CP Tư vấn đầu tư và TKXD Việt Nam (CDC). Tel. 04.2.216.217.1; - Email: huycdc@gmail.com

          Ghi chú


          • #6
            Tính toán SCT cho cọc ép có khoan dẫn

            Anh tuan anhcdc đang trao đổi về cọc ép mà anh Huy. Có điều là ép vào cát hạt trung chặt vừa mà 2m thì cũng hơi vất vả tí có khi lại phải khoan dẫn. Anh Huy cho em tranh thủ hỏi luôn là khi khoan dẫn thì tính toán cọc ép khoan dẫn có khác gì không ạ?
            96 ĐỊNH CÔNG, PHƯƠNG LIỆT, THANH XUÂN
            TEL: 9763564-FAX: 9745233
            @: ACE@FPT.VN

            Ghi chú


            • #7
              Khoan dẫn cũng có mấy loại, khoang theo đường nội tiếp của cạnh cọc, theo các đỉnh cọc hoặc trung gian .

              Nếu khoan dẫn theo đường tròn nội tiếp thì có thể lấy 100% ma sát, còn lại nên lấy khoảng 50% ...
              Nói chung chẳng có quy định hay tiêu chuẩn nào cả, anh cũng nói đại như thế, cuối cùng là cứ làm đại rồi thí nghiệm nén tĩnh thôi.
              ThS.KS.Phạm Như Huy - Trưởng ban quản trị ketcau.com - Cty CP Tư vấn đầu tư và TKXD Việt Nam (CDC). Tel. 04.2.216.217.1; - Email: huycdc@gmail.com

              Ghi chú


              • #8
                Anh tuấn Anh có thể post lên biểu đồ kết quả thí nghiệm được không.
                Theo em thì nhìn vào mặt cắt địa chất có thể phán đoán như sau :
                Cọc chỉ đạt được SCT cao khi mui cọc đặt vào lớp cát hạt trung ( trong trường hợp này sức kháng của mũi cọc khá lớn). Vì vậy quá trình ép có thể vẫn ép được cho đến lúc mũi cọc nằm vào lớp cát hạt trung (lúc đó SCT có thể đạt ± 80 t) thì cọc mới bị phá hoại. Tất nhiên còn phải xem xem kết quả thí nghiệm có đáng tin cậy hay không , và đv thiết kế lấy hs an toàn và tải trọng phá hoại như thế nào. Lúc đó có thể kết luận người lấy 80 t là " điếc không sợ súng " hay những người lấy 50-60 t là " sợ súng điếc "
                MR_AN

                Ghi chú


                • #9
                  Nguyên văn bởi nha viet
                  Anh tuấn Anh có thể post lên biểu đồ kết quả thí nghiệm được không.
                  Theo em thì nhìn vào mặt cắt địa chất có thể phán đoán như sau :
                  Cọc chỉ đạt được SCT cao khi mui cọc đặt vào lớp cát hạt trung ( trong trường hợp này sức kháng của mũi cọc khá lớn). Vì vậy quá trình ép có thể vẫn ép được cho đến lúc mũi cọc nằm vào lớp cát hạt trung (lúc đó SCT có thể đạt ± 80 t) thì cọc mới bị phá hoại. Tất nhiên còn phải xem xem kết quả thí nghiệm có đáng tin cậy hay không , và đv thiết kế lấy hs an toàn và tải trọng phá hoại như thế nào. Lúc đó có thể kết luận người lấy 80 t là " điếc không sợ súng " hay những người lấy 50-60 t là " sợ súng điếc "
                  Vài hôm nữa có địa chất anh sẽ POST lên cho mọi người cùng tham khảo
                  và tính thử SCT của cọc xem thế nào .
                  Anh đã tính thử theo vật liệu nếu ép với tải 300% thì vỡ cọc là cái chắc . Còn nếu ép với 200% thì nguy cơ vỡ cọc rất cao . Anh đưa công thức tính SCT của cọc theo vật liệu lên cho mọi người tham khảo .
                  Theo anh Thiết kế không nên dùng cọc 300x300 cho công trình 12 tầng
                  vì lý do an toàn cho công trình .
                  Attached Files

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ý em muốn nói là kết quả thí nghiệm nén tĩnh của cọc chứ không phải địa chất.
                    MR_AN

                    Ghi chú


                    • #11
                      Tại sao lại áp dụng công thức tính cọc nhồi cho cọc ép

                      Em là một một kỹ sư thực hành nên em đang băn khoăn là anh tuananhcdc căn cứ vào tài liệu nào khác mà lấy chỉ tiêu của cốt thép như vậy.
                      96 ĐỊNH CÔNG, PHƯƠNG LIỆT, THANH XUÂN
                      TEL: 9763564-FAX: 9745233
                      @: ACE@FPT.VN

                      Ghi chú


                      • #12
                        chon SCT cho coc ep 30x30

                        Theo tôi nghĩ tốt nhất bạn nên đưa ra biểu đồ quan hệ P-S của thì nghiệm nén tĩnh kiễm tra cọc trên. Từ đó có thể quyết định SCT của cọc là bao nhiêu.
                        Còn về SCT của cọc theo vật liệu làm cọc chỉ xin lưu ý bạn đây là cọc BTCT đúc sẵn chứ ko phải là cọc nhồi và ứng suất lớn nhất cho phép xuất hiện trong cọc trong quá trình thi công cũng khác với trong quá trình sử dụng.

                        Ghi chú


                        • #13
                          Áp dụng TCXD205 cho mục nào thì đúng?

                          Em nghiên cứu lại TCXD205 thì thấy là ứng suất trong cọc không vượt quá 0,33fc nhưng bên dưới nó lại cho phép trong quá trình ép (tiêu chuẩn là đóng) thì không được vượt quá 0,85fc như vậy thì mình nên áp dụng Tiêu chuẩn như nào cho đúng. Anh có thể nói rõ hơn cho bọn em được không?
                          Bạn thử nghiên cứu mấy ảnh này xem.
                          http://www.ketcau.com/showthread.php?t=350&goto=nextoldest
                          Last edited by n2binh_ace_cdcc; 23-11-2004, 12:51 PM.
                          96 ĐỊNH CÔNG, PHƯƠNG LIỆT, THANH XUÂN
                          TEL: 9763564-FAX: 9745233
                          @: ACE@FPT.VN

                          Ghi chú


                          • #14
                            Tcxd 205:1998

                            theo tôi cho cọc thi công bằng phương pháp ép thì ta có thể chọn hệ số 0,85 cho tính SCT của cọc theo VL trong quá trình thi công.

                            Ghi chú


                            • #15
                              Tính toán SCT cho cọc ép có khoan dẫn

                              Hệ số SCT cho cọc có khoan dẫn (cọc đóng) có trong tiêu chuẩn 205 -1998 bảng A3. Theo tôi có thể su dụng cho cọc ép.

                              Ghi chú

                              Working...
                              X