Cọc ép BTCT 300 x 300 có [Ptk] = 80 Tf.
Chào các bạn.
Tôi rất vui khi được tham gia ketcau.com , xin góp một vài hiểu biết và kinh nghiệm nhỏ của mình về việc sử dụng cọc ép 300 x 300 có sức chịu tải từ 70 Tf đến 80 Tf tại địa bàn TP. HCM.
I ) Đầu năm 2004, Công ty Nam Long ( TP. HCM ) có thi công xây dựng chung cư dành cho người thu nhập thấp và khu phố thương mại tại phường Tân Thuận Đông , Q.7 TP.HCM ,trong đó phần móng có sử dụng cọc ép 300 x 300 , chiều dài L = 36 m với [Ptk] = 75 Tf . Nền đất thuộc loại đất yếu với chiều dày lớp bùn sét từ 31 đến 33 m ( N = 1 ) kế đến là lớp cát mịn trạng thái chặt vừa có góc nội ma sát : 28- 310 ( N = 20 đến 25 ) . Trong lớp bùn sét có 1 lớp cát mịn trạng thái bời rời dày 3 đến 4 m với góc nội ma sát : 25-260 . Đặc điểm của công tác ép cọc của công trình này như sau :
(1) Sử dụng cọc BTCT ứng suất trước 300 x 300 , mác cọc 500 do Công ty Phan Vũ sản xuất , đảm bảo được lực ép 150 Tf không làm nứt đầu cọc .
(2) Điều kiện thi công thuận lợi : mặt bằng trống không vướng công trình lân cận, đối trọng được xếp đối xứng với cọc ép .
(3) Lực ép thực tế để đưa cọc đến chiều sâu thiết kế đa số nhỏ hơn lực ép Pép-min ( khi dừng ép ) do thiết kế qui định ( 1,5 x [Ptk] = 112,5 Tf ) : điều này gây ra nhiều tranh cãi giữa thiết kế và tư vấn giám sát , việc giải quyết có 2 hướng :
+ Nối thêm cọc để đạt Pép-min .
+ Chờ đất phục hồi và ép lại + lưu tải ép ( 2giờ ) để xác định lại Pép sau khi cọc nghỉ ( thực nghiệm trên một số cọc )
Qua kết quả thực nghiệm cho thấy việc nối cọc không phải là giải pháp hay vì Pép-min vẫn không đạt ( nối thêm từ 8 đến 10 m cọc ) . Việc xác định lại Pép sau khi cọc nghỉ cho thấy khả năng phục hồi ma sát của đất nền tại đây rất lớn : sau 24 giờ , ép lại cọc với lực ép P = 150 Tf và giữ trong 2 giờ , cọc hầu như không có chuyển vị . Vì vậy các bên đã thống nhất giữ chiều dài cọc như thiết kế là 36 m . Thí nghiệm nén tĩnh kiểm tra sau đó ( trên cọc có lực ép thấp nhất ) với cấp tải max = 150 Tf đạt độ lún max 15,56 mm , độ lún dư 3,42 mm ( trả tải về 0 ) cho thấy [Ptk] = 75 Tf là phù hợp .
II ). Qua một số công trình có sử dụng cọc ép 300 x 300 với [Ptk] từ 60 Tf đến 75 Tf tại Tp.HCM , tôi có một số ý kiến riêng về điều kiện dùng cọc ép loại này để cùng trao đổi với các bạn như sau :
(1) Về cấu tạo cọc ép : Sức chịu tải theo vật liệu cọc phải đảm bảo lực ép từ 2 đến 2,5 lần [Ptk] , nhất là khi địa tầng có một lớp đất cứng cần phải xuyên qua . Theo kinh nghiệm tại TP.HCM, việc sử dụng cọc BTCT ứng suất trước với mác bê tông >= 500 là hợp lý hơn hết , giá thành cũng thấp hơn cọc truyền thống ( giá cọc thời điểm tháng 12/2004 khoảng 210.000 đ/ mét cọc 300x300, mác 500 do Công ty Phan Vũ sản xuất )
(2) Về mặt bằng thi công : Do lực ép lớn , mặt bằng thi công cần phải trống , đảm bảo được khả năng sắp xếp các đối trọng , việc ép lệch ( xếp đối trọng dạng công xôn ) như thường thấy ở một số công trình trong nội thành TP.HCM thường không đảm bảo được lực ép lớn . Thực tế đã có một số thiết kế cọc ép loại này phải chuyển qua cọc khoan nhồi hoặc dạng móng khác do điều kiện thi công ép cọc không khả thi .
(3) Về cấu tạo địa chất : Thuận lợi nhất là địa tầng không có lớp đất cứng cần phải xuyên qua , giải pháp dùng khoan mồi vẫn chấp nhận được nhưng không phải là biện pháp “ vạn năng “ ( thực tế đã gặp tầng cát rời chui vào lỗ khoan gây rất nhiều khó khăn cho công tác ép ) , chưa kể đến vấn đề tính toán lực ma sát đoạn cọc đi qua lỗ khoan mồi vẫn còn mang tính chủ quan của người thiết kế .
(4) Về khả năng phục hồi của lực ma sát hông của cọc ép : Trong quá trình ép cọc , thường lấy trị số Pép khi dừng cọc làm mức đảm bảo “ an toàn “ ( thường bằng 2 lần [Ptk] ) . Tuy nhiên không phải lúc nào cũng thuận lợi như vậy , lúc này cần thực nghiệm cụ thể lực ép khi cho cọc nghỉ hoặc phải có niềm tin vào kết quả thử tĩnh ở giai đoạn tiền thiết kế ( pre-design phase ) , trừ trường hợp kết quả quá xấu ( tuột cọc , lực ép quá thấp ) . Vì vậy vấn đề phục hồi lực ma sát hông của cọc ép phải được quan tâm nhằm tránh những ứng xử quá máy móc trên hiện trường mặc dù những ứng xử như vậy hiện nay là đúng luật .
Tóm lại , theo quan điểm của riêng tôi thì bài toán dùng cọc ép có tiết diện 300 x 300 , mác bê tông 350 , sức chịu tải : 80 Tf là một bài toán khó và có nhiều vấn đề cần làm rõ trước khi xem là một phương án khả thi .
Thân chào các bạn.
31/13/2004
La văn Hiển ( Công ty CP Đầu Tư Nam Khang – TP.HCM )
KSXD –ĐHBK Tp. HCM – niên khóa 1975-1981.
Cao học Việt-Bỉ về cơ học ứng dụng EMMC .
Chào các bạn.
Tôi rất vui khi được tham gia ketcau.com , xin góp một vài hiểu biết và kinh nghiệm nhỏ của mình về việc sử dụng cọc ép 300 x 300 có sức chịu tải từ 70 Tf đến 80 Tf tại địa bàn TP. HCM.
I ) Đầu năm 2004, Công ty Nam Long ( TP. HCM ) có thi công xây dựng chung cư dành cho người thu nhập thấp và khu phố thương mại tại phường Tân Thuận Đông , Q.7 TP.HCM ,trong đó phần móng có sử dụng cọc ép 300 x 300 , chiều dài L = 36 m với [Ptk] = 75 Tf . Nền đất thuộc loại đất yếu với chiều dày lớp bùn sét từ 31 đến 33 m ( N = 1 ) kế đến là lớp cát mịn trạng thái chặt vừa có góc nội ma sát : 28- 310 ( N = 20 đến 25 ) . Trong lớp bùn sét có 1 lớp cát mịn trạng thái bời rời dày 3 đến 4 m với góc nội ma sát : 25-260 . Đặc điểm của công tác ép cọc của công trình này như sau :
(1) Sử dụng cọc BTCT ứng suất trước 300 x 300 , mác cọc 500 do Công ty Phan Vũ sản xuất , đảm bảo được lực ép 150 Tf không làm nứt đầu cọc .
(2) Điều kiện thi công thuận lợi : mặt bằng trống không vướng công trình lân cận, đối trọng được xếp đối xứng với cọc ép .
(3) Lực ép thực tế để đưa cọc đến chiều sâu thiết kế đa số nhỏ hơn lực ép Pép-min ( khi dừng ép ) do thiết kế qui định ( 1,5 x [Ptk] = 112,5 Tf ) : điều này gây ra nhiều tranh cãi giữa thiết kế và tư vấn giám sát , việc giải quyết có 2 hướng :
+ Nối thêm cọc để đạt Pép-min .
+ Chờ đất phục hồi và ép lại + lưu tải ép ( 2giờ ) để xác định lại Pép sau khi cọc nghỉ ( thực nghiệm trên một số cọc )
Qua kết quả thực nghiệm cho thấy việc nối cọc không phải là giải pháp hay vì Pép-min vẫn không đạt ( nối thêm từ 8 đến 10 m cọc ) . Việc xác định lại Pép sau khi cọc nghỉ cho thấy khả năng phục hồi ma sát của đất nền tại đây rất lớn : sau 24 giờ , ép lại cọc với lực ép P = 150 Tf và giữ trong 2 giờ , cọc hầu như không có chuyển vị . Vì vậy các bên đã thống nhất giữ chiều dài cọc như thiết kế là 36 m . Thí nghiệm nén tĩnh kiểm tra sau đó ( trên cọc có lực ép thấp nhất ) với cấp tải max = 150 Tf đạt độ lún max 15,56 mm , độ lún dư 3,42 mm ( trả tải về 0 ) cho thấy [Ptk] = 75 Tf là phù hợp .
II ). Qua một số công trình có sử dụng cọc ép 300 x 300 với [Ptk] từ 60 Tf đến 75 Tf tại Tp.HCM , tôi có một số ý kiến riêng về điều kiện dùng cọc ép loại này để cùng trao đổi với các bạn như sau :
(1) Về cấu tạo cọc ép : Sức chịu tải theo vật liệu cọc phải đảm bảo lực ép từ 2 đến 2,5 lần [Ptk] , nhất là khi địa tầng có một lớp đất cứng cần phải xuyên qua . Theo kinh nghiệm tại TP.HCM, việc sử dụng cọc BTCT ứng suất trước với mác bê tông >= 500 là hợp lý hơn hết , giá thành cũng thấp hơn cọc truyền thống ( giá cọc thời điểm tháng 12/2004 khoảng 210.000 đ/ mét cọc 300x300, mác 500 do Công ty Phan Vũ sản xuất )
(2) Về mặt bằng thi công : Do lực ép lớn , mặt bằng thi công cần phải trống , đảm bảo được khả năng sắp xếp các đối trọng , việc ép lệch ( xếp đối trọng dạng công xôn ) như thường thấy ở một số công trình trong nội thành TP.HCM thường không đảm bảo được lực ép lớn . Thực tế đã có một số thiết kế cọc ép loại này phải chuyển qua cọc khoan nhồi hoặc dạng móng khác do điều kiện thi công ép cọc không khả thi .
(3) Về cấu tạo địa chất : Thuận lợi nhất là địa tầng không có lớp đất cứng cần phải xuyên qua , giải pháp dùng khoan mồi vẫn chấp nhận được nhưng không phải là biện pháp “ vạn năng “ ( thực tế đã gặp tầng cát rời chui vào lỗ khoan gây rất nhiều khó khăn cho công tác ép ) , chưa kể đến vấn đề tính toán lực ma sát đoạn cọc đi qua lỗ khoan mồi vẫn còn mang tính chủ quan của người thiết kế .
(4) Về khả năng phục hồi của lực ma sát hông của cọc ép : Trong quá trình ép cọc , thường lấy trị số Pép khi dừng cọc làm mức đảm bảo “ an toàn “ ( thường bằng 2 lần [Ptk] ) . Tuy nhiên không phải lúc nào cũng thuận lợi như vậy , lúc này cần thực nghiệm cụ thể lực ép khi cho cọc nghỉ hoặc phải có niềm tin vào kết quả thử tĩnh ở giai đoạn tiền thiết kế ( pre-design phase ) , trừ trường hợp kết quả quá xấu ( tuột cọc , lực ép quá thấp ) . Vì vậy vấn đề phục hồi lực ma sát hông của cọc ép phải được quan tâm nhằm tránh những ứng xử quá máy móc trên hiện trường mặc dù những ứng xử như vậy hiện nay là đúng luật .
Tóm lại , theo quan điểm của riêng tôi thì bài toán dùng cọc ép có tiết diện 300 x 300 , mác bê tông 350 , sức chịu tải : 80 Tf là một bài toán khó và có nhiều vấn đề cần làm rõ trước khi xem là một phương án khả thi .
Thân chào các bạn.
31/13/2004
La văn Hiển ( Công ty CP Đầu Tư Nam Khang – TP.HCM )
KSXD –ĐHBK Tp. HCM – niên khóa 1975-1981.
Cao học Việt-Bỉ về cơ học ứng dụng EMMC .
Ghi chú