QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Chọn sức chịu tải cho cọc ép 300x300?

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Cọc ép BTCT 300 x 300 có [Ptk] = 80 Tf.

    Chào các bạn.
    Tôi rất vui khi được tham gia ketcau.com , xin góp một vài hiểu biết và kinh nghiệm nhỏ của mình về việc sử dụng cọc ép 300 x 300 có sức chịu tải từ 70 Tf đến 80 Tf tại địa bàn TP. HCM.

    I ) Đầu năm 2004, Công ty Nam Long ( TP. HCM ) có thi công xây dựng chung cư dành cho người thu nhập thấp và khu phố thương mại tại phường Tân Thuận Đông , Q.7 TP.HCM ,trong đó phần móng có sử dụng cọc ép 300 x 300 , chiều dài L = 36 m với [Ptk] = 75 Tf . Nền đất thuộc loại đất yếu với chiều dày lớp bùn sét từ 31 đến 33 m ( N = 1 ) kế đến là lớp cát mịn trạng thái chặt vừa có góc nội ma sát : 28- 310 ( N = 20 đến 25 ) . Trong lớp bùn sét có 1 lớp cát mịn trạng thái bời rời dày 3 đến 4 m với góc nội ma sát : 25-260 . Đặc điểm của công tác ép cọc của công trình này như sau :
    (1) Sử dụng cọc BTCT ứng suất trước 300 x 300 , mác cọc 500 do Công ty Phan Vũ sản xuất , đảm bảo được lực ép 150 Tf không làm nứt đầu cọc .
    (2) Điều kiện thi công thuận lợi : mặt bằng trống không vướng công trình lân cận, đối trọng được xếp đối xứng với cọc ép .
    (3) Lực ép thực tế để đưa cọc đến chiều sâu thiết kế đa số nhỏ hơn lực ép Pép-min ( khi dừng ép ) do thiết kế qui định ( 1,5 x [Ptk] = 112,5 Tf ) : điều này gây ra nhiều tranh cãi giữa thiết kế và tư vấn giám sát , việc giải quyết có 2 hướng :
    + Nối thêm cọc để đạt Pép-min .
    + Chờ đất phục hồi và ép lại + lưu tải ép ( 2giờ ) để xác định lại Pép sau khi cọc nghỉ ( thực nghiệm trên một số cọc )

    Qua kết quả thực nghiệm cho thấy việc nối cọc không phải là giải pháp hay vì Pép-min vẫn không đạt ( nối thêm từ 8 đến 10 m cọc ) . Việc xác định lại Pép sau khi cọc nghỉ cho thấy khả năng phục hồi ma sát của đất nền tại đây rất lớn : sau 24 giờ , ép lại cọc với lực ép P = 150 Tf và giữ trong 2 giờ , cọc hầu như không có chuyển vị . Vì vậy các bên đã thống nhất giữ chiều dài cọc như thiết kế là 36 m . Thí nghiệm nén tĩnh kiểm tra sau đó ( trên cọc có lực ép thấp nhất ) với cấp tải max = 150 Tf đạt độ lún max 15,56 mm , độ lún dư 3,42 mm ( trả tải về 0 ) cho thấy [Ptk] = 75 Tf là phù hợp .

    II ). Qua một số công trình có sử dụng cọc ép 300 x 300 với [Ptk] từ 60 Tf đến 75 Tf tại Tp.HCM , tôi có một số ý kiến riêng về điều kiện dùng cọc ép loại này để cùng trao đổi với các bạn như sau :
    (1) Về cấu tạo cọc ép : Sức chịu tải theo vật liệu cọc phải đảm bảo lực ép từ 2 đến 2,5 lần [Ptk] , nhất là khi địa tầng có một lớp đất cứng cần phải xuyên qua . Theo kinh nghiệm tại TP.HCM, việc sử dụng cọc BTCT ứng suất trước với mác bê tông >= 500 là hợp lý hơn hết , giá thành cũng thấp hơn cọc truyền thống ( giá cọc thời điểm tháng 12/2004 khoảng 210.000 đ/ mét cọc 300x300, mác 500 do Công ty Phan Vũ sản xuất )
    (2) Về mặt bằng thi công : Do lực ép lớn , mặt bằng thi công cần phải trống , đảm bảo được khả năng sắp xếp các đối trọng , việc ép lệch ( xếp đối trọng dạng công xôn ) như thường thấy ở một số công trình trong nội thành TP.HCM thường không đảm bảo được lực ép lớn . Thực tế đã có một số thiết kế cọc ép loại này phải chuyển qua cọc khoan nhồi hoặc dạng móng khác do điều kiện thi công ép cọc không khả thi .
    (3) Về cấu tạo địa chất : Thuận lợi nhất là địa tầng không có lớp đất cứng cần phải xuyên qua , giải pháp dùng khoan mồi vẫn chấp nhận được nhưng không phải là biện pháp “ vạn năng “ ( thực tế đã gặp tầng cát rời chui vào lỗ khoan gây rất nhiều khó khăn cho công tác ép ) , chưa kể đến vấn đề tính toán lực ma sát đoạn cọc đi qua lỗ khoan mồi vẫn còn mang tính chủ quan của người thiết kế .

    (4) Về khả năng phục hồi của lực ma sát hông của cọc ép : Trong quá trình ép cọc , thường lấy trị số Pép khi dừng cọc làm mức đảm bảo “ an toàn “ ( thường bằng 2 lần [Ptk] ) . Tuy nhiên không phải lúc nào cũng thuận lợi như vậy , lúc này cần thực nghiệm cụ thể lực ép khi cho cọc nghỉ hoặc phải có niềm tin vào kết quả thử tĩnh ở giai đoạn tiền thiết kế ( pre-design phase ) , trừ trường hợp kết quả quá xấu ( tuột cọc , lực ép quá thấp ) . Vì vậy vấn đề phục hồi lực ma sát hông của cọc ép phải được quan tâm nhằm tránh những ứng xử quá máy móc trên hiện trường mặc dù những ứng xử như vậy hiện nay là đúng luật .

    Tóm lại , theo quan điểm của riêng tôi thì bài toán dùng cọc ép có tiết diện 300 x 300 , mác bê tông 350 , sức chịu tải : 80 Tf là một bài toán khó và có nhiều vấn đề cần làm rõ trước khi xem là một phương án khả thi .

    Thân chào các bạn.

    31/13/2004
    La văn Hiển ( Công ty CP Đầu Tư Nam Khang – TP.HCM )
    KSXD –ĐHBK Tp. HCM – niên khóa 1975-1981.
    Cao học Việt-Bỉ về cơ học ứng dụng EMMC .

    Ghi chú


    • #17
      Rất cảm ơn anh Hiển dã nêu ra một công trình thực tế về vấn đề này đồng thời đưa ra nhưng lời khuyên lý thú. Qua đó ta có thể thấy cọc 30x30, bê tông mác 350 lấy sức chịu tải là 80 tấn là không khả thi. Ngay vấn đề lực ép cọc vào trong đất cát, ta lấy lực ép tối thiểu: 3 lần Ptk là 240 tấn cũng có khả năng vỡ cọc (Trong TPHCM, do cọc cắm vào lớp sét nên P ép có thể nhỏ hơn (2-2,5 lần Ptk).
      Xin trích lại ý kiến của GS. Vũ Công Ngữ trong buổi giao lưu trực tuyến hôm trước:

      Câu Hỏi : Kính chào thầy! em xin hoi thầy một số câu sau: 1.Cọc 300x300 dài 24 m mác 350-8D18. sử dụng phương pháp ép vào tầng cát chặt lấy SCT của cọc là 80 tấn có hợp lý không! (Nhà em làm là móng nhà 12 tầng-Khu Mễ TRì -Trên đường Phạm Hùng)

      GS.TS. Vũ Công Ngữ trả lời:
      Để có thể ép vào tầng cát chặt thì lực ép, theo kinh nghiệm của tôi, ít nhất phải = 3 lần tải trọng làm viêc, nghĩa là cọc của bạn phải dùng lực ép tới xấp xỉ 250 tấn. Nếu cọc của bạn chịu được lực ép đó thì sức chịu tải làm việc 80 tấn là được.
      ThS.KS.Phạm Như Huy - Trưởng ban quản trị ketcau.com - Cty CP Tư vấn đầu tư và TKXD Việt Nam (CDC). Tel. 04.2.216.217.1; - Email: huycdc@gmail.com

      Ghi chú


      • #18
        Ðề: Chọn sức chịu tải cho cọc ép 300x300?

        a Huycdc cho e hỏi!
        Công trình 11 tầng sử dụng móng cọc ép 400x400 bê tông mác 350# sức chịu tải dự kiến 80t cắm vào lớp sỏi sạn sâu 40m với lực ép Pmax=240T. Theo anh có hợp lỹ không?
        Tính toán sct cọc theo đất nền dùng công thức nhật bản của tcxd 208-1998 ở công thức c2.2 Theo anh có hợp lý với nền đất Hà Nội không?

        Ghi chú


        • #19
          Ðề: Chọn sức chịu tải cho cọc ép 300x300?

          Nhân tiện vấn đề này ỏ Hphong chúng tôi dùng cọc ep 300x300 mũi cọc trong cát hạt mịn sâu 30m.Khi thủ tải đạt 70Tan.

          Ghi chú


          • #20
            Ðề: Chọn sức chịu tải cho cọc ép 300x300?

            Theo TUANANHCDC thì con thieu hs an tòan cho cọc, tuy nhiên lấy ứng suất cho phép trong cọc=0.33*fc ( theo tiêu chuẩn) so với thực tế sẽ rất bé. Tôi đã từng thiết kế cọ 25x25cm với tải trọng ép=110T( nếu tính thieo tiêu chuẩn, sức chịu tải tối đa chỉ chịu d9u7o75c khoẳng 64T mà thôi) vẫn vô tư, vẫn có thể tăng thêm nữa (mác bt300, thép 4D20).
            Tuy nhiên đây là kết quả trên lý thuyết, và kết quả chính xác nhất vẫn là kết quả thử tĩnh. Tôi nghĩ ông nên đọc kết quả thử tĩnh do đơn vị thiết kế cung cấp để quyết định chính xác nhật
            Tôi cũng đã thẫm tra rất nhiều hồ sơ thiết kế, đương nhiên phải theo TCVN, tuy nhiên nếu có kết quả thử tĩnh cọc thì tôi sẽ căn cứ vào kết quả thử tĩnh để quyết định kết quả cuối cùng.
            Chúc ông có sự lựa chọn tốt.

            Ghi chú


            • #21
              Ðề: Chọn sức chịu tải cho cọc ép 300x300?

              To Mr La Van Hien: Anh có thể nói rõ chút về cọc ép BTUL ko? em thấy với cọc loại này và mác bê tông >=500 thì có thể rẻ hơn cọc truyền thống không nhỉ!
              In every life we have some trouble
              When you worry you make it double
              Don't worry, be happy...
              ------------------------------------
              Mob: 0903235579

              Ghi chú


              • #22
                Ðề: Chọn sức chịu tải cho cọc ép 300x300?

                Chào bạn Tuan Anh,
                Băn khoăn của bạn là đúng khi sức chịu tải của cọc thi công bằng phương pháp ép lấy bằng 80 t/cọc 30 x 30 cm, mác bê tông 350. Ở đây có hai vấn đề cần xem xét:
                - Về góc độ lý thuyết: có thể chấp nhận đươc nếu như tất cả đều là lý tượng
                - Về góc độ thi công: tính an toàn quá thấp.
                Theo tôi, mỗi loại móng có một điều kiện áp dụng nhất định, tương ứng với công trình và điều kiện thi công và chi phí cho phép. Với điều kiện thị trường hiện tại cọc ép thuộc loại có độ tin cậy thấp, do chi phí thi công thấp. Đặc biệt là mối nối cọc, chúng tôi đã đo thời gian hàn một mối nối cọc 20 x 20 cm theo đúng thiết kế để xem xét, thời gian cần thiết là 45' với thợ hàn bậc cao và nếu đưa yêu cầu này cho đơn vị thi công thì không ai muốn làm cả mà mối nối là chính là một yếu tố quan trọng tác động đến chất lượng cọc. Thông thường người ta đã khuyến cáo các công thức xác định sức chịu tải của cọc là đúng khi số mối nối không quá 2, có nghĩa là cọc nhiều nhất chỉ nên có cấu tạo gồm 3 đột
                Một vấn đề nữa cũng nên quan tâm khi tăng sức chịu tải của cọc. Ví dụ đối với cọc khoan nhồi, do cọc phải làm việc với tải trọng lớn mà người ta đã áp dụng rất nhiều biện pháp an toàn cho nó mà có thể kể ra như sau:
                - Thép không kể đến khi xác định sức chịu tải (dọc trục).
                - Mác bê tông cọc không nhỏ hơn 250.
                - Cường độ bê tông tính toán không lớn hơn 25% của mác bê tông sử dụng.
                - Hệ số an toàn áp dụng cho việc dự tính sức chịu tải theo nền đất cao (ví dụ nguyên bản công thức của Meyerhof tính theo SPT hệ số an toàn lấy là 6).
                Tất cả đều xuất phát từ điều kiện làm việc của cọc khoan nhồi. Do lúc này tại vị trí cột, có khi chỉ có một cọc, như vậy nếu có sự cố thì âo. Ai có thể chống lún cho nhà cao tầng.
                Cũng tương tự như vậy đối với trường hợp cọc ép mà bạn nêu ra, rõ ràng lúc này cọc phải làm việc với tải trong lớn hơn số cọc trong một đài ít, nếu có sự cố của 1 cọc thì sẽ ra sao. Nhiều người nghĩ một cách đơn giản như quan niệm nhà cao tầng là chồng nhiều tầng lên. Tôi còn nhớ một câu chuyện về giải pháp móng một công trình cao tầng thứ hai ở Hà nội (nhà 11 tầng) định làm ở Giảng Võ, đối diện bên kia hồ Giảng võ với nhà 11 tầng hiện tại. Móng được thiết kế với phương án cọc cát thi công bằng phương pháp rung. Cũng trong thời gian đó có ông Phó chủ tịch Hội cơ học đất thế giới sang thăm. Ông ta đã có một cuộc tranh luận với các kỹ sư thiết kế của Bộ Xây dựng sau đó may mắn do có tại nạn ở công trường nên dfự án không tiếp tục được. Trong lúc tranh luận ông PCT có phát biểu một câu : " để thiết kế nhà cao tầng không khi nào tôi chọn các kỹ sư đã có kinh nghiệm với nhà 5 tầng, mà chọn những người mới ra trường để đào tạo... ".

                Chúng tôi tình cờ có thực hiện công việc nhổ cọc tại một công trình vừa thi công xong cọc ép (chưa có kết cấu bên trên) để chuyển sang thi công cọc khoan nhồi. Khoảng 140 cây cọc được nhổ lên và khoảng 70% số cọc đã bị phá huỷ. Đây là vấn đề cân lưu ý.

                Ghi chú


                • #23
                  Ðề: Chọn sức chịu tải cho cọc ép 300x300?

                  Tôi cũng xin tiếp lời Tiễn Sỹ Nguyễn Anh Dũng về vấn đề chất lượng thi công cọc ép.
                  Công trình rút cọc ép mà chú Dũng nói đến là một trong những dự án đặc biệt có một không hai o Việt Nam mà chú Dũng đã thực hiện. Tôi xin tóm tắt công việc này để anh em thiết kế rút kinh nghiệm và thay đổi tư duy thiết kế cọc chỉ dựa vào công thức tính toán.

                  Để xây dựng công trình nhà 27 tầng kết cấu BTCT ở 101 Láng Hạ hà nội bằng móng cọc Barrette (cọc nhồi) cần phải rút hết các cọc ép o công trình trước đó mà vướng vào vị trí các cọc nhồi sẽ thi công (dọn đường cho gầu đào móng cho cọc barrette).

                  Kết quả đào cọc nên cho thấy:
                  - 70% cọc đều bị phá hoại trước đó, ở trạng thái "chỉ còn 4 thanh thép để chịu lực", những phá hoại này là do phá hoại khi ép cọc xuống tầng đất sét chặt khoảng - 13 m
                  - Toàn bộ các mối nối cọc ở trạng thái dễ dỡ (dùng gầu máy xúc nhấc lên là tung)
                  - Các cọc không ở trạng thái lý tưởng là "thẳng đứng" như thiết kế cho là như vậy

                  Đây là một điều thú vị vì chúng ta chỉ ép và đóng cọc xuống thôi, lần này chúng ta đào cọc sau khi ép lên và nhìn thấy điều đó. Sở dĩ có việc phải đào lên 143 cây cọc mới ép xuống (chưa chịu tải bao giờ ngoài tải ép cọc) là vì sự thay đổi phương án thiết kế của chủ đầu tư, thay vì họ đinh xây 8 tầng thì họ đổi lại thành 27 tầng sau khi cọc của phương án 8 tầng "đã nằm trong đất".

                  Điều tôi muốn thêm ở đây là: chủ đầu tư cũng là nhà thầu xây dựng, vì thế cọc được đúc và thi công rất đúng quy trình chất lượng. Kinh nghiệm làm việc với họ giúp tôi tin vào sự cẩn thận của họ khi đúc cọc, hàn mối nối và ép cọc (điều này cũng được thể hiện trong hồ sơ).

                  Vậy thì câu hỏi đặt ra là: tại làm sao mà cọc lại hỏng như vậy? Việc này tôi để các bạn suy nghĩ tìm nguyên nhân, như thế mọi người sẽ có thêm sự cẩn trọng và nhìn xa trông rộng trong công tác thiết kế của mình.

                  Câu nói của ông PCT hội cơ học đất thế giới năm nào mà chú Dũng trích ở trên thật thấm thía, cháu chưa được học điều đó ở trường! Xin cảm ơn chú đã dậy cháu ở ngoài đời!

                  Vì vậy chúng ta phải luôn cẩn thận đặt câu hỏi và trả lời bằng được: Thiết kế theo tiêu chuẩn nào? tiêu chuẩn thiết kế đấy "thiếu những gì" với điều kiện công trình của ta.....
                  Người Mỹ họ xây dựng hệ thống tiêu chuẩn ASTM tuyệt vời, song các kỹ sư Mỹ họ luôn luôn tìm hiểu tiêu chuẩn đấy sai ở chỗ nào, và vì thế bản thiết kế của họ bao giờ cũng tốt hơn cả tiêu chuẩn, vì họ chỉ sử dụng tiêu chuẩn như là một tài liêu tham khảo từ đó họ phát triển lên các công thức tính toán thiết kế cho từng công trình cụ thể của họ tốt hơn, đầy đủ và hoàn thiện hơn.

                  Best wishes
                  Last edited by Nguyen Hoang; 16-05-2005, 10:50 AM.

                  Ghi chú


                  • #24
                    Ðề: Chọn sức chịu tải cho cọc ép 300x300?

                    Thực ra khi chưa co kết quả thí nghiệm cụ thể về nền đất thì cũng rất khó đưa ra kết luận gì. Tuy nhiên SCT của cọc theo vật liệu làm cọc cũng không lớn hơn nhiều so với thiết kế. Thực tế cho thấy rằng nếu ép cọc vào lớp đất cát như bạn mô tả thì với SCT theo thiết kế thì chắc chắn rằng cọc sẽ bị phá hoại. Bạn nên xem xét kỹ hơn rồi có ý kiến phản hồi với thiết kế.

                    Ghi chú


                    • #25
                      Ðề: Chọn sức chịu tải cho cọc ép 300x300?

                      Chao Tuananhcdc!
                      Mình đang cần tham khảo mặt cắt địa chất khu vực đường Nguyễn Phong Sắc kéo dài. Nó cung khá gần với khu Mễ Trì mà bạn đang thẩm định. Mình thất bạn Post lát cắt địa chất lên. Cho mình hỏi là lát cắt đó là do bên nào cung cấp vậy. Hệ số tin cậy có cao không?
                      Cám ơn nhiều!

                      Ghi chú


                      • #26
                        Ðề: Chọn sức chịu tải cho cọc ép 300x300?

                        Chào các bạn, mình là thành viên mới nên rất hân hạnh được làm quen các bạn, chào bạn tuananhcdc[U] mình muốn hỏi bạn mình có thể download TCXD 205-1998, 195-1997 và QPXD 26-65 từ đâu? vì mình muốn có thông tin cụ thể mà không tìm thấy.

                        Bạn vui lòng giúp mình nha!

                        Ghi chú


                        • #27
                          Ðề: Chọn sức chịu tải cho cọc ép 300x300?

                          Nguyên văn bởi huycdc
                          Các Tiêu chuẩn này ra lâu quá rồi nên không có file trên mạng đâu để mà Download. Bạn có thể tìm mua ở các Hiệu sách.
                          QPXD 26-65 (Quy phạm về thi công và nghiệm thu công tác đóng cọc) cũng cũ lắm rồi.
                          Hành trình đi tìm một công thức tính toán sức chịu tải của cọc đóng (ép) theo vật liệu cũng mất nhiều thời gian và thú vị.

                          Bác nào tìm được công thức khác của TCXD hiện hành thì giới thiệu thêm để anh em tham khảo.
                          Đề tài nầy có lẽ đã lâu rồi nhưng dù sao cũng đáng để chúng ta suy nghĩ: chúng ta thường đi quá xa với những dự án lớn nhưng khi gặp vấn đề hết sức cơ bản và có thể nói là nó lặp đi lặp lại trong công việc/mỗi công trình thì chúng ta lại... lúng túng.
                          (Sorry---> spam ti xíu...
                          Chúng ta mất 5 năm để đào tạo một Kỉ Sư, 1/2năm để học quen việc và có lẽ là phải mất chừng ấy năm để ... đào tạo lại vì kiến thức không còn theo kịp thực tế. Chúng ta đã bỡ ngỡ với chính công việc và chuyên môn của mình đù rằng chúng ta đã giành 5 năm cho việc đó...Quá trình đào tạo lại nầy sẽ thiệt hại rất rất nhiều cho bản thân và xã hội...

                          Một Kỉ Sư đã thiết kết rất nhiều công trình nhưng khi nhà thầu trình lên độ chối dự kiến khi đóng cọc. Anh ta phải mất 1/2 ngày để nghiên cứu và xem lại sách vở, qui trình, mất nữa ngày để có kết quả lần một. Sau một đem và môt ngày nghiên cứu thêm nữa (có lẽ la chưa an tâm vơí kiên thức của mình hoặc tính lại cho chắc ăn...???) cho ra kết quả lần 2
                          vì...chọn lại các hệ số và đơn vị đầu vào...và kết qủa khi được hỏi: chẳng biết đúng hay sai nưã...!???!. Mình kể ra để chúng ta cùng suy ngẫm về chính bản thân mình).
                          ---> Hết spam.

                          Quay laị đề tài một vài nhận xét cuả riêng mình nhu sau:

                          - Kết quả cuối cùng được xem xét thông qua nén tinh.
                          - Hệ số an toàn (2, 2.5, 3, 3.5..) tuỳ thuộc vào phương pháp và độ tin cậy khi xác định khả năng chịu tải cực hạn (thông qua nén tỉnh). Chú ý rằng hệ số này chỉ áp dụng khi xác định khả năng chịu lực theo đất nền mà thôi.--->Theo vật liệu hệ số an toàn càng lớn -->lang phí không cần thiết vì khi tính kết cấu bê tông phần superstructure chúng ta không tinh với hệ số an toàn >2.
                          - Không nên để "tât cả trứng vào một...nơi": cọc đóng thực tế thi công thường có độ xuyên sai lệch nhất định, taị các mối nối (khi cọc bị xuyên) chịu lực rất yếu-->1cột/1cọc đóngcó tải trọng lớn rât nguy hiểm. Cần có sự đánh giá nghiêm túc khi quyêt đinh cho những dư an cu thể (vì nếu đánh giá quá thấp khả năng chịu taỉ cuả cọc đối với những công trình bình thuờng (nhà phố chẳng hạn..)---> gây lãng phí cho không cần thiết -->Lần sau chẳng ai dám thuê nữa---> vợ + con đói nheo nhóc....
                          - Cần chú ý: Với đất Set, ma sat thành sẽ phục hồi sau môt thời gian nghi nhất định-->khả năng chịu tải theo đất nền thực tế sẽ lớn hơn lúc thử tải. Với đất cát thì ngược lại....
                          - Tính toán là cần thiết nhưng cấu tạo chi tiết và chất luợng thi công là quan trọng hơn cả và thực tế tính toán Ok nhưng sự cố vẫn xay ra vì chi tiết cấu tạo và chất luợng thi công kém...(nhất chống hố đào tầng hầm sâu và nền móng nói chung...).


                          Cuối cùng thì dự án nầy quết định thế naò nhỉ, tác giả chuyên mục nầy tóm tắt laị để anh em còn đi làm vài "ve" nữa chứ....

                          Ghi chú


                          • #28
                            Ðề: Chọn sức chịu tải cho cọc ép 300x300?

                            chào cả nhà !!!
                            Hiện tại , tôi đang giám sát một công trình nhà dân song quy mô cũng tương đối lơn..7tầng làm khách sạn ở khu phố cổ ( mới xin được giấy phép ).....
                            Vì địa thế của phố cổ chắc mọi người cũng biết...nên khi thiết kế..đơn vị tư vấn đã cân nhắc giữa việc chọn ép cọc 200x200 ,sâu 17m......sang phương án ép cọc 250x250. sâu 12m.mác 250.......
                            xong tôi đang băn khoăn một điều về máy ép của các đội thi công ép cọc tự do ở hà nội (thường là nhân viên của một công ty nào đó có đội riêng đi đánh quả )....theo thỏa thuận thì máy ép bên thi công nói ép neo ,được 50t, có khoan dẫn trước đó......
                            liệu ép neo có đạt được tải trọng đó không ? các loại máy ép phổ biến trong thi công các công trình vừa và nhỏ??
                            thông tin về các đơn vị ép cọc uy tín của hà nội ???
                            Mong anh em giúp tôi !!!

                            Ghi chú


                            • #29
                              Ðề: Chọn sức chịu tải cho cọc ép 300x300?

                              Qua kinh nghiệm của các bác ở đây em thấy như sau :
                              - Để ép được cọc cần có lực ép gấp khoẳng 2.5 đến 3 lần sức chịu tải theo đất nền.
                              - như vật khi thiết kế tiết diện cọc cần bố trí vật liệu để có sức kháng gấp 3 lần sức kháng theo đất nền.
                              - Đó là với cọc ép, còn cọc đóng bằng búa diezen thì sao, các bác có nhiều kinh nghiệm đóng cọc thấy cần thiết kế sức kháng theo vật iệu gấp mấy lần?

                              Ghi chú


                              • #30
                                Ðề: Chọn sức chịu tải cho cọc ép 300x300?

                                Hôm trước bên Xuân Mai mình lắp ghép cho công trình 11 tầng của Hà Đô ở ngay cạnh sân Mỹ ĐÌnh.
                                Phần móng họ thiết kế cọc 35x35, lấy SCT 90T, sau này thí ngiệm thấy đều đạt con số trên.

                                Ghi chú

                                Working...
                                X