QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Chọn sức chịu tải cho cọc ép 300x300?

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Ðề: Chọn sức chịu tải cho cọc ép 300x300?

    Theo như lời của TS Nguyễn Anh Dũng và Nguyên Hoàng nói thì em lo ngại cho công trình của em quá.
    Nhóm em đang thiết kế một dự gồm nhiều công trình trong đó có 2 công trình cao 12 tầng mà bọn em vẩn dùng phương án cọc ép
    tiết diện cọc 35x35 dài 40m cắm vào lớp sỏi cuội 1m sức chịu tải đầu cọc dự kiến là 80 tấn công trình này ở Hà Nội hiện tại đang là hồ sơ thiết kế cơ sở
    liệu như vậy có được không các bác ? các bác cho ý kiến để em còn thay đổi khi thực hiện hồ sơ kỷ thuật thi công
    ai có phương án hay hơn thì chỉ cho em với vì em mới ra trường nên chưa biết nhiều mong các bac giúp đở
    cuộc sống là biển cả ai không bơi sẻ chìm

    Ghi chú


    • #32
      Ðề: Chọn sức chịu tải cho cọc ép 300x300?

      CHÀO CÁC BÁC !
      TÔI THẤY CÁC BÁC THẢO LUẬN RẤT XÔI NỔI VỀ SỨC CHỊU TẢI CUẢ CỌC VÀ CHIỀU DÀI CỌC TUY NHIÊN VẦN ĐỀ VỀ ĐỘ MẢNH CUẢ CỌC THÌ KHÔNG THẤY AI NHẮC ĐẾN TRONG CÁC TIÊU CHUẨN CUẢ VIỆT NAM VỀ THIẾT KẾ MÓNG CỌC THÌ CŨNG KHÔNG THẤY NHẮC ĐẾN ĐỐI VỚI CÁC VÙNG ĐẤT YẾU NHƯ Ờ MIỀN TÂY THÌ 1 CÂY CỌC 300X300 DÀI 35M (3 ĐOẠN 11.7M) THÌ SỨC CHIỤ TẢI CUẢ CỌC KHOẢNG 30-40t. NẾU TĂNG CHIỀU DÀI CỌC THÌ CỌC SẺ RẤT MẢNH.
      KHÔNG BIẾT BÁC NÀO CÓ NHIỀU KINH NGHIỆM KHI THIẾT KẾ CỌC TRÊN NỀN ĐẤT YẾU CHO XIN Ý KIẾN VỀ ĐỘ MẢNH CUẢ CỌC.
      ĐỐI VỚI CÁC CỌC 200X200, 300X300, 350X350. THÌ CHIỀU DÀI CUẢ CỌC BAO NHIÊU LÀ HỢP LÝ?
      HỌC LÀ VÔ BIÊN !

      Ghi chú


      • #33
        Ðề: Chọn sức chịu tải cho cọc ép 300x300?

        Mình thì biết không nhiều nhưng thấy mấy người đi trước tính độ mảnh của cọc như sau L/d < 120 là được không biết công thức ấy có đúng không nửa??
        Đối với cọc bon mình thiết kế ở trên l=40 m , d = 350
        thì 40000m/350 = 114 < 120
        bon mình đi thẩm định thấy bộ xây dựng họ chấp nhận.
        các bác cho ý kiến nhé
        cuộc sống là biển cả ai không bơi sẻ chìm

        Ghi chú


        • #34
          Ðề: Chọn sức chịu tải cho cọc ép 300x300?

          Nguyên văn bởi tuananhcdc
          Giải pháp móng cho công trình được thiết kế đề xuất là móng cọc ép BTCT tiết diện 300x300, mác BT 350, cốt thép 8D18-AII. Chiều dài cọc 24m, mũi cọc được cắm vào tầng cát hạt trung-trạng thái chặt vừa (Xem hình vẽ phía dưới). Theo tính toán của thiết kế SCT của cọc được lấy 80 Tấn .
          Theo tôi sức chịu tải Thiết kế lấy như vậy là lớn đối với cọc ép 300x300 .
          Các bác cho em hỏi , nếu dùng giải pháp đóng cọc thì có thể đạt được không? (Em chưa rõ sự khác nhau về cách tính toán SCT của cọc giữa 2 pp thi công này).

          Ghi chú


          • #35
            Ðề: Chọn sức chịu tải cho cọc ép 300x300?

            Nguyên văn bởi bacnghean
            Theo như lời của TS Nguyễn Anh Dũng và Nguyên Hoàng nói thì em lo ngại cho công trình của em quá.
            Nhóm em đang thiết kế một dự gồm nhiều công trình trong đó có 2 công trình cao 12 tầng mà bọn em vẩn dùng phương án cọc ép
            tiết diện cọc 35x35 dài 40m cắm vào lớp sỏi cuội 1m sức chịu tải đầu cọc dự kiến là 80 tấn công trình này ở Hà Nội hiện tại đang là hồ sơ thiết kế cơ sở
            liệu như vậy có được không các bác ? các bác cho ý kiến để em còn thay đổi khi thực hiện hồ sơ kỷ thuật thi công
            ai có phương án hay hơn thì chỉ cho em với vì em mới ra trường nên chưa biết nhiều mong các bac giúp đở
            Đến lúc bác đã thực hiện thiết kế bản vẽ thi công chưa?
            Vấn đền này nghe có vẻ nghiêm trọng quá! Nhưng theo mình thì với công trình từ 13 tầng trở xuống + bước nhịp không lớn + lát cắt địa chất không có quá nhiều tầng bùn ( VD ở vĩnh tuy ) thì có thể dùng phương án cọc ép hoặc cọc đóng được.
            Mình ví dụ một số công trình đã thi công dùng cọc đóng hoặc ép để bạn thấy. Khách sạn DEAWOO Hà Nội dùng cọc đường kính 400x400, toà nhà 12 tầng CT2 yên hoà cũng dùng cọc BTCT tiết diện 400 x400, Toà nhà làm việc của phân viện Báo trí và tuyên truyền 13 tầng cũng dùng phương án cọc ép tiết diện 400x400.....
            Rất nhiều chuên gia + kỹ sư đánh giá là phương án cọc BTCT (thi công bằng phương pháp ép hoặc đóng ) thì an toàn hơn phương án cọc khoan nhồi. Mình có thể đưa ra một vài sự so sánh như sau :
            * Cọc ép thì ta có thể kiểm soát được vật liệu.
            * Kiểm soát được sức chịu tải của cọc. Nó rất an toàn vì khi chịu tải trọng của công trình cọc chỉ làm việc khoảng từ 30% đến 50% khả năng thực tế mà nó chịu được.
            * Và một điều rất quan trọng đối với Chủ Đầu tư là phương án cọc ép hoặc đóng này tiết kiệm hơn rất nhiều so với móng cọc khoan nhồi.
            Tuy vậy sức chịu tải của cọc loại này chỉ thích hợp với những công trình như nêu trên và nó có một điểm yếu nữa là do có nhiều mối nối nên khả năng ổn định, chịu tải trọng ngang kém. Với những công trình đang đứng vững như vậy mình tin là bạn sẽ yên tâm với phương án móng mình đã chọn. Cũng không nên quá lợi dụng phương án móng cọc khoan nhồi theo trào lưu như hiện nay!
            Chúc bạn thành công!

            Ghi chú


            • #36
              Ðề: Chọn sức chịu tải cho cọc ép 300x300?

              Theo tôi nghĩ nguyên tắc đầu tiên của kỹ sư thiết kế xây dựng là tuân thủ tuyệt đối theo các tiêu chuẩn tùy theo yêu cầu của chủ đầu tư hoặc mục đích sử dụng của công trình. Người kỹ sư thiết kế giỏi là người hiểu biết nhiều tiêu chuẩn và biết rõ từng quan điểm giả định của mổi tiêu chuẩn. Tất cả các tiêu chuẩn đều đúng và đều có mục đích là đảm bảo an toàn cho mổi công trình. Điều quan trọng thứ hai là giải pháp, rồi đến việc lựa chọn tiêu chuẩn nào để đảm bảo tính kinh tế.

              Về sức chịu tải vật liệu theo TCVN thì cũng đã được nêu, riêng tôi chỉ xin bổ sung một số công thức về sức chịu tải cho phép và ứng xuất cho phép tối đa của vật liệu trong các tiêu chuẩn nước ngoài.

              Sức chịu tải cho phép của cọc bê tông:

              - Theo tiêu chuẩn Anh BS: 1/4(f'c-zc)Ac = (0.25f'c - 0.25zc)Ac
              - Theo tiêu chuẩn ACI, và AASHTO: (0.33f'c-0.27zc)Ac

              Ứng suất cho phép tối đa của vật liệu:

              - Theo tiêu chuẩn ACI và AASHTO: 0.85f'c - zc

              Trong đó :
              - zc là ứng suất hiệu quả (effectice prestress) của cọc dự ứng lực, nếu là cọc thường thì lấy zc=0
              - Ac là diện tích bê tông mặt cắt ngang của cọc
              - f'c là cường độ bêtông (mác) thiết kế của cọc (28 ngày).


              So sánh giữa 2 tiêu chuẩn, thì thấy tiêu chuẩn BS thiên về an toàn hơn vỉ có hệ số thấp hơn (.25 so với .33 của ACI), tuy nhiên chắc chắn sẽ phí vật liệu hơn vì cùng một loại cọc nhưng cho phép sức chịu tải của cọc thấp hơn. Nhưng ngược lại, cường độ bê tông của TC BS là mẫu vuông 15x15x15cm, trong khi theo ACI là mẫu hình trụ 15x30cm

              Ghi chú


              • #37
                Ðề: Chọn sức chịu tải cho cọc ép 300x300?

                Công ty tôi đã thẩm tra thiết kế và giám sát thi công công trình chung cư 12 tầng + 1hầm (nhịp cột theo phương ngang nhà 9.2m, phương dọc 6.4m) sử dụng phương áp cọc BTCT 30x30, M350, L=35m (3 đoạn) [P]=85T, (số lượng cọc/1móng từ 8, 12, 18 đến 26 cọc/móng) địa chất 18m trên là bùn sét nhão, bên dưới là sét dẻo cứng, sét cứng. Công trình này đã đưa vào sử dụng khoảng 5 tháng (chưa thấy sự cố gì xảy ra).
                Lúc thẩm tra thiết kế cũng đặt ra vấn đề như Anhtuan đã nêu (nếu công trình này sử dụng cọc khoan nhồi D800- Chiều dài cọc khoảng 40mtheo kinh nghiệm và các công trình lân cận [P] = 250T đến 300T- thì chi phí phần cọc giảm gần 40% chưa kể phần đài cọc) nhưng đơn vị thiết kế bảo lưu không thay đổi và CĐT cũng đồng ý với TK vì thời gian thi công gấp rút nếu sửa thiết kế sẽ không kịp tiến độ.
                Khi ép thử cọc (bên ngoài phạm vi công trình) cho đến khi đầu cọc xuất hiện vết nứt là 165T.
                Khi thử tĩnh cọc (P thử = 2Ptk) vẫn OK.
                Tương tự công trình chung cư 9 tầng sử dụng cọc BTCT 300x300, M350, L=24m 2đoạn 12m- cốt thép 4d18 + 4 cáp 9ly [P]=80T, sức chịu tải theo vật liệu do nhà SX cọc cung cấp dạng Catalog = 162T(chỉ đưa ra kết quả, không có bảng tính) hoàn thành cách đây hơn 1năm đến nay vẫn OK.
                Qua các công trình tương tự đã đưa vào sử dụng thì tôi thấy nếu cọc 30x30 lấy [P]=80T thì vẫn chấp nhận được(nhưng hơi mạo hiểm, hệ số an toàn thấp). Điều đáng lưu ý ở đây là lúc thi công phải thi công mối nối cọc nghiêm chỉnh và định vị cọc thật chính xác.

                Ghi chú


                • #38
                  Ðề: Chọn sức chịu tải cho cọc ép 300x300?

                  Nguyên văn bởi alpha_xd
                  ...nếu công trình này sử dụng cọc khoan nhồi D800- Chiều dài cọc khoảng 40mtheo kinh nghiệm và các công trình lân cận [P] = 250T đến 300T- thì chi phí phần cọc giảm gần 40% chưa kể phần đài cọc) nhưng đơn vị thiết kế bảo lưu không thay đổi và CĐT cũng đồng ý với TK vì thời gian thi công gấp rút nếu sửa thiết kế sẽ không kịp tiến độ.
                  Nếu phương án cọc nhồi đảm bảo chịu lực mà chi phí phần cọc giảm tới 40% thì thiết kế bảo lưu với lý do gì nhỉ ? Thời gian sửa đổi thiết kế móng và cọc cũng chỉ vài ngày!

                  Có lẽ là do chủ đầu tư không tiếc tiền và thời gian cho các thủ tục trình duyệt lại lâu quá!

                  Xin lỗi các bác lạc đề chút!

                  Ghi chú


                  • #39
                    Ðề: Chọn sức chịu tải cho cọc ép 300x300?

                    Nguyên văn bởi mauxanhmuonthua
                    Rất nhiều chuên gia + kỹ sư đánh giá là phương án cọc BTCT (thi công bằng phương pháp ép hoặc đóng ) thì an toàn hơn phương án cọc khoan nhồi. Mình có thể đưa ra một vài sự so sánh như sau :
                    * Cọc ép thì ta có thể kiểm soát được vật liệu.
                    * Kiểm soát được sức chịu tải của cọc. Nó rất an toàn vì khi chịu tải trọng của công trình cọc chỉ làm việc khoảng từ 30% đến 50% khả năng thực tế mà nó chịu được.
                    * Và một điều rất quan trọng đối với Chủ Đầu tư là phương án cọc ép hoặc đóng này tiết kiệm hơn rất nhiều so với móng cọc khoan nhồi.
                    Tuy vậy sức chịu tải của cọc loại này chỉ thích hợp với những công trình như nêu trên và nó có một điểm yếu nữa là do có nhiều mối nối nên khả năng ổn định, chịu tải trọng ngang kém. Với những công trình đang đứng vững như vậy mình tin là bạn sẽ yên tâm với phương án móng mình đã chọn. Cũng không nên quá lợi dụng phương án móng cọc khoan nhồi theo trào lưu như hiện nay!
                    Chúc bạn thành công!
                    Mình đồng ý với quan điểm này của bạn đó, theo bạn nghĩ nếu thiết kế cho nhà cao khoảng 30 tầng có thể nghĩ đến phương án cọc ép không? chẳng hạn cọc 500x500

                    Ghi chú


                    • #40
                      Ðề: Chọn sức chịu tải cho cọc ép 300x300?

                      Cho em xen ngang với các pác (Hic chỉ tại để ở kia chờ mãi kô thấy ai trả lời)

                      Chào các bác. Em là thành viên mới toe. Em vừa ra trường xong, hiện e đang làm cho một công ty kinh doanh thiết bị xây dựng.

                      Công ty e hiện có bán một thiết bị cho phép đo được độ sâu trong quá trình khoan cọc, và đo được khối lượng bê tông đổ vào cọc theo độ sâu. Em không biết mình có nên nhận kinh doanh sản phẩm này không vì có thể thị trường không cần. Hic. Các bác cho em lời khuyên nhé.
                      Các bác vào đây để xem thêm:
                      http://gbs-jsc.com/modules.php?name=...uid=616&subid=
                      Cám ơn các bác trước.
                      Last edited by tvkhanh; 03-03-2008, 11:18 AM.

                      Ghi chú


                      • #41
                        Ðề: Chọn sức chịu tải cho cọc ép 300x300?

                        Hic Nói như bác thì em thua r oài. Hay là bán cho bọn giám sát bác nhi?

                        Ghi chú

                        Working...
                        X