QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Chuyển đổi mác bê tông

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Chuyển đổi mác bê tông

    Chào mọi người,
    Tôi đang đọc 1 bản vẽ có các loại bê tông có Fc=24N/mm2 và Fc=27N/mm2.
    Các loại BT này tương ứng với mác BT bao nhiêu của TCVN?
    Cấp phối của chúng ra sao?
    Xin mọi người giúp đỡ.
    Cám ơn

  • #2
    phần mềm chuyển đổi đơn vị
    Attached Files
    MR_AN

    Ghi chú


    • #3
      Chuyển đổi fc' sang mác BT theo TC Việt Nam

      Hueian muốn hỏi về chuyển đổi mác bê tông chứ không phải chuyển đổi đơn vị như chú Nhaviet đã viết
      Để chuyển đổi fc' (chứ không phải fc như hueian viết), qua 2 lần nhân hệ số chuyển đổi như sau:
      nhân mác BT của VN với hệ số 0,78 và 0,85 ta được fc'
      Một hệ số là chuyển từ mẫu lăng trụ sang mẫu lập phương, một hệ số độ tin cậy của việc thử nghiệm mẫu - đại khái như vậy)
      Ví dụ: Mác 200 có fc'= 13,2 N/mm2; Mác 250 có fc'=16,6 N/mm2, mác 300 có fc' = 20 N/mm2 và 350 có fc' = 24 N/mm2 ....
      Đây cũng là các giá trị đầu vào khi sử dụng các chương trình tính toán theo TC Mỹ mà bọn mình vẫnh sử dụng.
      Bác nào có cao kiến gì thì đề nghị viết hoặc giải thích rõ thêm nhé. Vấn đề này nếu được PGS.TS. Nguyễn Viết Trung, tác giả mấy cuốn sách về Thiết kế kết cấu BTCT hiện đại theo Tiêu chuẩn ACI (Mỹ) giải thích rõ hơnthì tốt quá .
      Last edited by ketcaucdc; 22-11-2004, 06:28 PM.
      ThS.KS.Phạm Như Huy - Trưởng ban quản trị ketcau.com - Cty CP Tư vấn đầu tư và TKXD Việt Nam (CDC). Tel. 04.2.216.217.1; - Email: huycdc@gmail.com

      Ghi chú


      • #4
        Vấn đề so sách về cường độ beton giữa 2 tiêu chuẩn TCVN & ACI

        Tôi chỉ so sách về cường độ beton giữa 2 tiêu chuẩn TCVN & ACI
        1. Về mẫu thí nghiệm
        Thằng thì mẫu trụ đứa thì mẫu vuông quy đổi hệ số 1.2
        2. Về cường độ
        TCVN lấy theo tải tính tóan (không rõ ràng) ??!..còn ACi thì thí nghiệm ra bao nhiêu thì lấy vào tình tóan bấy nhiêu.
        Còn chuyển đổi dơi vị về tóan thì ko có gì để bàn
        pro support Structure and consultaning: STAAD.Pro, ETABS, SAFE, TEKLA, ADT, Revit structure: Skype nick name: doan.vn

        Ghi chú


        • #5
          Mình xin góp một vài ý kiến của mình về việc qui đổi mẫu như sau:

          - Thật ra chúng ta chỉ cần qui đổi mẫu với hệ số 1.2 là đủ, nghĩa là nếu ta dùng BT#200 (TCVN) thì khi qui đổi sang mẫu trụ ta sẽ có giá trị là : 200/1.2 = 166.66 (Jack McCormac "For the same batches of concrete, the testing of 6-in by 12-in cylinders provides compressive strengths only equal to about 80% of the values in psi determined with the cubes".

          - Hệ số 0.85 trong (0.85*f'c) thật ra đó là giá trị chuyển đổi từ sự khác nhau trong việc tốc độ gia tải nhanh trong phòng thí nghiệm và tốc độ gia tải chậm hơn khi cấu kiện chịu lực thực tế. Biểu đồ b là biểu đồ test trong phòng thí nghiệm (ví dụ biểu đồ b cho giá trị đỉnh của đường cong có giá trị là 166.66) và biểu đồ c là biểu đồ gia tải thực tế. (Arthur H. Nilson "Curve b has the shape which would be obtained in a concrete cylinder test. The rate of loading in most structures is considerably slower than that in a cylinder test, and this effects the shape of the curve. Curve c, therefore, is drawn as being characteristic of the performence of concrete under slow loading. Under these conditions, test have shown that the maximum reliable compressive strength of reinforced concrete is about 0.85*f'c "

          Chào bạn

          Ghi chú


          • #6
            Về các khái niệm mác BT và cường độ đặc trưng BT

            Tôi thấy cần trao đổi một chút:

            - Theo các TCVN ,cũng là dịch tù Tiêu chuẩn Liên xô cũ,
            + Mác BT tương úng với xác suất P=0,5.
            + Cường độ tiêu chuẩn úng với xác suất P=0.95,
            + Cường độ tính tóan úng với xác suất P=0,9986.
            + Dùng mẫu vuông 15x15x15 cm.
            + Đơn vị đo là KG/cm2.

            Nhu vậy kỹ su thiết kế quan tâm đến Mac BT và Cường độ tính tóan.
            Nhà Thầu và Tu vấn giám sát quan tâm đến Mác BT.
            Nhà khoa học viết Tiêu chuẩn quan tâm đến cả 3 đại lượng nói trên

            - Theo các TC của Pháp như BAEL, BPEL, của Mỹ như ACI và AASHTO, AASHTO LRFD:
            + không có khái niệm mác BT theo cường độ chịu nén
            + dùng fc = cường độ đặc trung BT, ứng với xác suất P=0,95
            + không có khái niệm cường độ tính tóan , nhưng trong công thúc tính duyệt mặt cắt có dùng 0,85 fc
            + dùng mẫu trụ tròn 15x30 cm ( có thể khác đôi chút tùy nước)
            + đơn vị đo là N/mm2 = MPa

            - Bây giờ ở Việt nam có khi kỹ sư thiết kế quy định BT cấp 35 MPa theo Tiêu chuẩn Mỹ, Nhà thầu và Tư vấn giám sát muốn dùng khuôn mẫu vuông và chọn cấp phối, nghiệm thu theo kết quả nén mẫu trung bình ( nôm na là xác suất P=0,5), tính theo đơn vị KG/cm2 thì cần chuyển đổi vài lần.
            + đầu tiên là đổi đơn vị, dễ nhất trí rồi, ví dụ gần đúng 35MPa = 350 KG/cm2
            + tiếp theo là đổi xác xuất P=0.95 sang xác xuất P= 0.5. Việc này phải có thí nghiệm và xử lý thống kê vì phụ thuộc trình độ công nghệ của mỗi Nhà thầu và trình độ chung của mỗi quốc gia nữa.Tiêu chuẩn ACI của Mỹ cho công thúc tính cường độ nén trung bình cần có của các mẫu thử (fr) tính suy ra từ trị sô cấp BT (fc) mà Kỹ sư thiết kế yêu cầu. công thúc này đòi hỏi biết hệ số biến sai mẫu thử (phản ánh trình độ công nghệ). có sách cho lấy gần đúng một trị số nào đó chấp nhận được
            + rồi đến việc đổi tù kết quả nén mẫu trụ sang mẫu vuông. Cũng lại cần có thí nghiệm tại dụa án với đúng cấp phối đang xét, xây dựng đường cong quan hệ giữa cường độ vuông và cường độ lăng trụ. Sau đó mới suy diễn được. lại cũng ci\í sách cho trị số gần đúng để dùng tạm.

            Vậy là tổng hợp lại, nếu gần đúng thì nhân với hệ sô 13 là gần đúng,nếu quyết tâm không làm thí nghiệm. Ví dụ
            - cấp BT 35 MPa (mẫu trụ, xác suất 0.95) có thể đổi gần đúng thành mác BT 450 KG/cm2 (mẫu vuông, xác suất 0,5)

            xin các bạn thảo luận thêm

            Tôi xin gủi kèm đay 1 file EXCEL đã dùng số liệu kiểm tra chất lương bê tông cầu Sai gòn năm 2001.Bạn nào chưa rõ xin cứ gọi 0913 555 194

            Nguyễn viết Trung
            Attached Files
            GS.TS. Nguyễn Viết Trung - Trường ĐHGTVT Hà Nội
            ĐT: 0913 555 194

            Ghi chú


            • #7
              Thay mặt diễn đàn xin Cảm ơn Thầy Trung đã giải thích khá cặn kẽ, chi tiết, có căn cứ khoa học để anh em kết cấu sư hiểu một vấn đề mà trước đây còn hơi bị "lờ mờ".
              ThS.KS.Phạm Như Huy - Trưởng ban quản trị ketcau.com - Cty CP Tư vấn đầu tư và TKXD Việt Nam (CDC). Tel. 04.2.216.217.1; - Email: huycdc@gmail.com

              Ghi chú


              • #8
                Hiện nay tôi thấy nhiều đơn vị tư vấn chất tải khi tính toắn dùng hệ số vượt tải theo TCVN, sau đó dùng kết quả nội lực thu được tính cốt thép trong bê tông theo tiêu chuẩn nước ngoằi (BS, ACI...) tất nhiên là đã qui đổi mác bê tông và Ry thép. Theo tôi làm như thế là rất khập khiễng và cho kết quả sai. Mọi người có đồng ý không nhỉ?

                Ghi chú


                • #9
                  Các thầy cho em hỏi thêm tý là với cốt thép, có sự sai khác về mác như với bê tông không ạ? Vì em thấy mác thép của bọn Tây nó toàn ghi là 460Mpa, mà nhà mình thì có bao giờ dùng thép cường độ cao đến thế?

                  Ghi chú


                  • #10
                    Theo tôi, các trị số về cốt thép mà ktkm nói theo TC Anh, Mỹ là trị số Cường độ tiêu chuẩn theo TCVN (Rac ~ Fy) , từ Rac phải chia hệ số (TB là 1,15) để ra Ra để tính theo TCVN
                    ThS.KS.Phạm Như Huy - Trưởng ban quản trị ketcau.com - Cty CP Tư vấn đầu tư và TKXD Việt Nam (CDC). Tel. 04.2.216.217.1; - Email: huycdc@gmail.com

                    Ghi chú


                    • #11
                      Theo tôi, các trị số về cốt thép mà ktkm nói theo TC Anh, Mỹ là trị số Cường độ tiêu chuẩn theo TCVN (Rac ~ Fy) , từ Rac phải chia hệ số (TB là 1,15) để ra Ra để tính theo TCVN.
                      Theo TC Anh thường có hai loại thép Fy = 250 N/mm2 và Fy = 460 N/mm2.
                      Thép AIII của VN cũng đã có Rac (=Fy) = 400 N/mm2 và AIV (ít dùng) thì Rac=600 N/mm2>
                      ThS.KS.Phạm Như Huy - Trưởng ban quản trị ketcau.com - Cty CP Tư vấn đầu tư và TKXD Việt Nam (CDC). Tel. 04.2.216.217.1; - Email: huycdc@gmail.com

                      Ghi chú


                      • #12
                        Vâng, xin cảm ơn bác Huy . Vậy tóm lại nếu sử dụng các chương trình chạy thép theo tiêu chuẩn Anh / Mỹ thì khi nhập giá trị Fy, ta lấy giá trị là Ra*1.15 phải không bác?

                        (VD: Thép AIII (Ra=2800kg/cm2) thì Fy = 2800*1.15 = 322MPa ????)

                        Ghi chú


                        • #13
                          Theo tôi, ta lấy bằng đúng Cường độ Tiêu chuẩn (Rac) theo TCVN
                          ThS.KS.Phạm Như Huy - Trưởng ban quản trị ketcau.com - Cty CP Tư vấn đầu tư và TKXD Việt Nam (CDC). Tel. 04.2.216.217.1; - Email: huycdc@gmail.com

                          Ghi chú


                          • #14
                            Vâng, vậy em xin tóm tắt cái thread bên trên để cho các bác kỹ sư thực hành dễ nhớ, cộng thêm với những gì em biết về ACI 318 và TCVN 5574 - 1991 thì có phải là thế này không ạ:

                            1. Về bê tông:

                            * Với ACI 318:
                            Độ bền tính toán fc = (0.85~0.86)*f'c
                            (f'c: độ bền bê tông hay giới hạn bền)

                            * Với TCVN 5574 - 1991:
                            Cường độ tính toán Rn = (0.45~0.42)*R
                            (R: mác bê tông hay giới hạn bền)

                            * Qui đổi độ bền của bê tông giữa 2 tiêu chuẩn: f'c = R/1.2

                            2. Về cốt thép:

                            * Với ASTM A 615:
                            Giới hạn chảy: fy = 0.7*(cấp độ bền)*100
                            (VD: cấp độ bền 40ksi có giới hạn chảy 0.7*40*100= 2800kg/cm2)

                            * Với TCVN 1651 - 1985:
                            Giới hạn chảy (cường độ tiêu chuẩn): Rac = Ra*1.15
                            (Ra: Cường độ tính toán gốc của cốt thép VN)

                            Ghi chú


                            • #15
                              Chuyển đổi mác bê tông

                              Tôi là một thành viên mới nên hôm nay mới có dịp đọc bài của mọi người.
                              Trong bài viết của mình, anh nguyenviettrung có đề cập đến khái niệm xác xuất P đi kèm với các khái niệm về mác bê tông và cường độ của bê tông. Tại sao phải nhắc đến xác xuất P? Mong được anh nguyenviettrung giải thích rõ thêm.

                              Ghi chú

                              Working...
                              X