QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Chuyển đổi mác bê tông

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Ðề: Chuyển đổi mác bê tông

    up lên đầu tiên để anh em nào thấy mà giúp đỡ!

    Ghi chú


    • #32
      Ðề: Chuyển đổi mác bê tông

      Tôi đã trình bầy về câu hỏi của anh ở đoạn trên của đề mục nay rồi. Xin anh xem lại
      GS.TS. Nguyễn Viết Trung - Trường ĐHGTVT Hà Nội
      ĐT: 0913 555 194

      Ghi chú


      • #33
        Ðề: Chuyển đổi mác bê tông

        Có bác nào có bảng quy đổi từ thép Ci, CII, CIII và CIV tương đương sang thép SD... (quy trình Nhặt Bản) không?

        Ghi chú


        • #34
          Ðề: Chuyển đổi mác bê tông

          Nguyên văn bởi struct
          Theo tôi có lẽ không nên chuyển đổi đơn giản, vì còn nhiều tham số mà tiêu chuẩn Việt Nam không xét đến. Ví dụ TCVN lấy hệ số an toàn vật liệu cho bê tông là 1.5 và thép là 1.15. Tuy nhiên ACI không lấy như vậy vì quan niệm trong trường hợp kiểm soát do nén thì sự phá hoại của bê tông dẫn tới sự phá hoại của thép (do đó cả hai đều phải có hệ số an toàn giống nhau và bằng của bê tông). Còn nhiều yếu tố nữa mà tiêu chuẩn Việt nam chưa xét ví dụ sự khác biệt cường độ của bê tông trong cấu kiện chịu nén, uốn...
          Có gì mong các bạn chỉ giáo.
          Các hệ số an toàn vật liệu cho bê tông và thép, ở tiêu chuẩn Anh cũng gần giống với tiêu chuẩn Việt Nam (cho bê tông là 1.5, cho cốt thép là 1.15 (BS8110:1985) hay 1.05 (BS8110:1997)).
          Còn về cường độ chịu nén khi uốn của TC Việt Nam va Anh cũng giống nhau chứ, hệ số 0.45Fcu đó (BS).

          Xin chào,

          Ghi chú


          • #35
            Ðề: Chuyển đổi mác bê tông

            Nguyên văn bởi struct
            Tuy nhiên đối với ACI thì khác đấy, hơn nữa liệu có 1 công thức để quy đổi mà sẽ đúng về bản chất vật lý và kết quả được không?
            Theo EuroCode 2, có thể quy đổi dể dàng cường độ khối vuông (fcu) và khối lăng trụ (fck):

            fck/fcu = 20/25; 25/30; 28/35; 30/37; 32/40; 35/45 v.v..

            Theo AS3600 (Úc) là sử dụng hệ số 1.25 hay 0.8
            fck/f'c = 0.8 hay f'c=1.25fck

            Nói chung là cũng giống nhau đó.

            Xin chào,

            Ghi chú


            • #36
              Ðề: Chuyển đổi mác bê tông

              Nguyên văn bởi struct
              Cái tôi muốn nói đây không phải chỉ là chuyển đổi mác đơn thuần mà kể đến những yếu tố ảnh hưởng đến nó nữa. Lấy 1 ví dụ: tiêu chuẩn Mỹ, Úc... đều cho rằng sự qui đổi khối ứng suất bê tông biến thiên theo mác bê tông, nếu như vậy thì sẽ không thể qui đổi bằng 1 hệ số đơn giản được.
              Ngoài ra như tôi đã trình bày, vì ACI coi hệ số an toàn vật liệu của bê tông và thép đều = 1.5 với cột (nếu cột bị phá hoại về bê tông thì thép phải bị phá hoại) dẫn tới tính ra thép rất lớn.
              Còn nhiều yếu tố khác nữa, các yếu tố nào vậy?
              Có phải bạn định trình bày về khái niệm "strength reduction factors" (ví dụ kéo:0.8, nén:0.6, cắt:0.7 - theo AS, theo ACI hình như kéo là 0.9 v.v..) hay hạn chế cường độ chịu kéo tối đa của cốt thép để kiểm soát nứt vậy?

              Xin chào

              Ghi chú


              • #37
                Ðề: Chuyển đổi mác bê tông

                Nguyên văn bởi struct
                Đúng vậy, hệ số an toàn này được lấy cho toàn bộ cấu kiện và được gọi là giảm cường độ chứ không phải cho vào vật liệu (để thành cường độ tính toán như VN).
                Đúng là phương pháp thiết kế bê tông kết cấu có khác nhau, và các phương pháp này cũng có lịch sử phát triển nữa.

                Phương pháp đầu tiên là "Phương pháp ứng suất cho phép", nói gần đúng là lấy phân nữa của giá trị bền.

                Theo thời gian, ngày càng thiết kế tiết kiệm hơn, nên các phương pháp thiết kế phát triển, mà tiếp theo là "phương pháp cường độ tới hạn", và "phương pháp thiết kế trạng thái giới hạn".

                Phương pháp trạng thái giới hạn, cân bằng giữa yêu cầu cường độ và điều kiện làm việc, được phát triển đầu tiên tại Liên Xô củ từ 1935-1955 (lâu quá trời lâu rồi). Sau đó được phát triển ở các nước Đông Âu và Tây Âu.

                Tiêu chuẩn Anh (CP110) 1972 đã đưa vào phương pháp này. Gần đây Canada và gần nhất là EuroCode sử dụng làm khái niệm cơ bản.

                Mặc dù tiêu chuẩn hiện tại của Mỹ ACI (Chắc bạn "struc" được học qua) được viết theo cách cường độ và điều kiện làm việc, ảnh hưởng của lý thuyết trạng thái giới hạn rất rõ ràng.

                Tiêu chuẩn Úc dựa rất nhiều vào khái niệm trạng thái giới hạn, dù rằng thuật ngữ lý thuyết trạng thái giới hạn lại không nói rõ ràng ra.

                Nói dài dòng chẳng qua về hướng phát triển của phương pháp thiết kế bê tông kết cấu (bê tông cốt thép và bê tông dự ứng lực) rồi một ngày nào đó sẽ giống nhau thôi các bạn ơi.

                Xin chào,

                Ghi chú


                • #38
                  Ðề: Chuyển đổi mác bê tông

                  Nguyên văn bởi huycdc
                  Xin giới thiệu với mọi người Bảng chuyển đổi mác Bê tông Theo Tiêu chuẩn Việt Nam và Tiêu chuẩn Hoa Kỳ do GS.TS. Nguyễn Đình Cống (Nguyên Chủ nhiệm khoa xây dựng - ĐHXD) trực tiếp quy đổi. Hy vọng sẽ có ích cho mọi người khi đưa số liệu đầu vào cho các phần mềm tính toán của Mỹ:
                  [ATTACH]8133[/ATTACH]
                  Cụ thể trong đồ án của em, em dùng bêtong B25 có Rb=14,5Mpa Rbt=1,05Mpa, thép CII có Rs=Rsc=280 Mpa, Rsw=225 Mpa. Giờ em muốn tính thép cho vách theo ACI thì các giá trị tương ứng f'c và fy sẽ có giá trị bằng bao nhiêu?
                  Em có đọc 1 tài liệu ghi rằng:
                  "Cũng có 1 cách đơn giản hơn là sử dụng tiêu chuẩn thiết kế bê tông Mỹ ACI 318-99 làm nền tảng, đặt các hệ số giảm cường độ bằng 1. Cường độ bêtong f'c lấy bằng cường độ Rn/0.85; cường độ cốt thép fy lấy bằng cường độ Ra, hệ số k lấy bằng 0.7".
                  Theo đó em sẽ có f'c=14,5/0,85=17,059 Mpa và fy=280Mpa thì có đúng ko ạ?
                  Attached Files

                  Ghi chú


                  • #39
                    Ðề: Chuyển đổi mác bê tông

                    Có ai trả lời em với! Em tối dạ quá, đọc topic 2,3 lần mà vẫn chưa hiểu rõ. Anh nào cho em 1 ví dụ chuyển đổi từ cấp độ bền của beetong và cốt thép từ TCVN sang CSI được ko ạ?
                    Ví dụ: Betong B25=>f'c=?
                    Thép CII =>fy=?

                    Ghi chú


                    • #40
                      Ðề: Chuyển đổi mác bê tông

                      Nguyên văn bởi bachi
                      Có ai trả lời em với! Em tối dạ quá, đọc topic 2,3 lần mà vẫn chưa hiểu rõ. Anh nào cho em 1 ví dụ chuyển đổi từ cấp độ bền của beetong và cốt thép từ TCVN sang CSI được ko ạ?
                      Ví dụ: Betong B25=>f'c=?
                      Thép CII =>fy=?
                      Chào bachi,

                      Nếu nhập vào CSI để thiết kế theo ACI thì bê tông B25 => f'c=20MPa (0.8*25), cốt thép CII => fy=295MPa.

                      Chúc may mắn,

                      Ghi chú


                      • #41
                        Ðề: Chuyển đổi mác bê tông

                        Tôi nghĩ rằng mọi vấn đề thảo luận đều đi đến một kết luận để mọi người có thể sử dụng được trong tính toán thiết kế.
                        1.Vì vậy bạn nào có thể đưa ra bảng chuyển đổi mác bêtông ra theo tiêu chuẩn BS và tiêu chuẩn ACI và quan trọng là công thức để chuyển đổi để đưa ra thông số đó. để đưa số liệu nhập vào ETAB và SAP.
                        2.Bảng của Thầy Cống bạn nào có thể chứng minh được không để anh em thiết kế hiểu và thông suốt hơn cũng như khi đi bảo vệ với cơ quan thẩm định.
                        3.Tôi đọc tài liệu thiết kế ứng suất trước của Thầy Minh thấy trong ví dụ có ghi Mác BT350  f’c = 22.75 Mpa cũng không hiểu chuyển đổi thế nào ra con số đó.
                        4.Trong Etab ghi là f’c còn trong Safe ghi là fc trong thông số vật liệu Vậy có khác nhau gì không.
                        Một số vấn đề mong các bạn giải đáp giúp
                        Attached Files

                        Ghi chú


                        • #42
                          Ðề: Chuyển đổi mác bê tông

                          Nguyên văn bởi mitdacvnn View Post
                          Tôi nghĩ rằng mọi vấn đề thảo luận đều đi đến một kết luận để mọi người có thể sử dụng được trong tính toán thiết kế.
                          1.Vì vậy bạn nào có thể đưa ra bảng chuyển đổi mác bêtông ra theo tiêu chuẩn BS và tiêu chuẩn ACI và quan trọng là công thức để chuyển đổi để đưa ra thông số đó. để đưa số liệu nhập vào ETAB và SAP.
                          2.Bảng của Thầy Cống bạn nào có thể chứng minh được không để anh em thiết kế hiểu và thông suốt hơn cũng như khi đi bảo vệ với cơ quan thẩm định.
                          3.Tôi đọc tài liệu thiết kế ứng suất trước của Thầy Minh thấy trong ví dụ có ghi Mác BT350  f’c = 22.75 Mpa cũng không hiểu chuyển đổi thế nào ra con số đó.
                          4.Trong Etab ghi là f’c còn trong Safe ghi là fc trong thông số vật liệu Vậy có khác nhau gì không.
                          Một số vấn đề mong các bạn giải đáp giúp
                          Chào mitdacvnn,

                          Để hiểu rõ hơn về mác bê tông (xác suất 50%) - cấp bê tông (xác suất 95%), khối vuông - lăng trụ, tôi thiết nghĩ ý kiến của GS Nguyễn Viết Trung ở trang 1 chủ đề này là rất chính xác (có đính kèm 1 file Excel để minh họa cách tính kết quả thí nghiệm).

                          Xin lưu ý thêm mác bê tông (xác suất 50%) có từ tiêu chuẩn BTCT cũ (TCVN 5574) là cường độ bê tông trung bình, hiện giờ chắc có lẽ không còn phù hợp nữa. Có lẽ ngày xưa người ta đưa vào là do số mẫu thử ban đầu quá ít (ít hơn 20 mẫu thử thì 5% ứng với 1 mẫu thữ không đạt), nên sữ dụng giá trị trung bình để dể dàng hơn. Ngày nay các tiêu chuẩn Anh, Mỹ v.v... đều dựa trên cấp bê tông (xác suất 95%) và có cách tính toán xác xuất để kiểm tra chất lượng ngay từ vài mẫu thử đầu tiên, khi có nhiều mẫu thử thì có thể sữ dụng file giống như GS Trung gữi lên để tính toán tiếp.

                          Để thuận tiện xữ dụng, tránh nhầm lẫn, có lẽ trong tương lai gần người ta sẽ bỏ qua khái niệm mác bê tông (xác suất 50%), cái đó chỉ sữ dụng trong thời kỳ quá độ từ TC cũ lên TC mới hòa nhập với các tiêu chuẩn tiên tiến thôi. Đến lúc đó, chỉ còn cấp bê tông (xác suất 95%) thôi.

                          1. Vậy là vấn đề còn lại chỉ còn là phân biệt giữa khối vuông (fcu - cubic) và khối lăng trụ tròn (f'c hay fc - cylinder) và điều này rất dể dàng bởi con số 0.8 (f'c=0.8*fcu). TC Mỹ ACI-318 và tiêu chuẩn châu Âu EC2 sử dụng f'c; tiêu chuẩn Anh BS-8110 sữ dụng fcu. - câu hỏi 1.

                          2. Công thức trong bảng của GS Cống như sau:

                          Ví dụ: Mác 350 kg/cm2 --> 35.7 MPa (350/9.81) --> cấp khối vuông 27 MPa (35.7 / 1.3 ) (nên đọc bài thầy Trung để hiểu con số 1.3 - 50% & 95%) --> cấp khối lăng trụ ~ 21 MPa (27*0.8).
                          Các bạn có thể kiểm tra lại dể dàng bằng cách thiết lập 1 bảng Excel.

                          3. Công thức PGS Minh cũng tương tự, có lẽ thay đổi con số 1.3 một chút ít (dựa vào sự đồng đều chất lượng bê tông).

                          4. Trong Safe fc cũng là f'c trong Etabs khi sữ dụng tiêu chuẩn thiết kế Mỹ ACI, là khối lăng trụ đó.

                          5. Ngoài ra, cường độ thực tế trên chính kết cấu sẽ nhỏ hơn (càng lên cao càng giảm nhiều) so với mẫu thữ được đổ bên dưới và dưỡng hộ, vui lòng xem hình sau:




                          Chúc bạn thành công,

                          Thảo luận để cùng tiến bộ

                          Ghi chú


                          • #43
                            Ðề: Chuyển đổi mác bê tông

                            Gửi anh em cách qui đổi cường độ giữa 2 loại mẫu theo EC để tham khảo thêm......
                            Attached Files
                            Hoàng Đức Anh -Vinacon ...giun

                            Ghi chú


                            • #44
                              Ðề: Chuyển đổi mác bê tông

                              Theo tôi thì bây giờ dùng tiêu chuẩn mới theo cấp độ bền bê tông B. Cấp độ bền B là con số lấy bằng cường độ đặc trưng mẫu thử tính theo đơn vị MPA mà cường độ đặc trưng là giá trị cường độ được lấy với xác suất đảm bảo 95%, nên qui đổi để tính theo ACI thì f'c=B/1.25 là Ok. Ví dụ Bê tông B25 thì f'c=25/1.25=20 MPA. Nên không cần quan tâm đến mác và hệ số chuyển đổi xác suât nưa.
                              Mong góp ý.
                              Last edited by mitdacvnn; 20-08-2009, 11:44 PM.

                              Ghi chú


                              • #45
                                Ðề: Chuyển đổi mác bê tông

                                Em xin cảm ơn các Thầy và thanh viên ban quản trị. Em biết đựoc rất nhiều điều qua bài viết này

                                Ghi chú

                                Working...
                                X