QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Chuyển đổi mác bê tông

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Nguyên văn bởi ntkhoa
    Tôi là một thành viên mới nên hôm nay mới có dịp đọc bài của mọi người.
    Trong bài viết của mình, anh nguyenviettrung có đề cập đến khái niệm xác xuất P đi kèm với các khái niệm về mác bê tông và cường độ của bê tông. Tại sao phải nhắc đến xác xuất P? Mong được anh nguyenviettrung giải thích rõ thêm.
    nguyenviettrung la PGS roi day bac oi!Doi cach xung ho di!

    Ghi chú


    • #17
      Theo tôi, có thể chuyển đổi giữa mác bê tông theo TCVN (M) và cường độ chịu nén đặc trưng của bê tông theo ACI (f'c) theo công thức gần đúng sau:
      f'c=0.75xM/1.2=0.62M (*)
      (thường dùng f'c = (0.6 ~ o.65)M).

      Có thể dẫn giải như sau:
      Cường độ tiêu chuẩn của BT theo TCVN la Rtc =An.Rn(1-1.64v)
      Với Rn: giá trị trung bình của cường độ các mẫu thử chuẩn -
      chính là mác bê tông M.
      v: hệ số biến động của cường độ BT, nếu thiếu số liệu thống kê,
      có thể lấy v =0.15 (theo TCVN).
      An: hệ số đưa độ bền của mẫu thử sang độ bền của kết cấu.
      Do vậy không xét hệ số này trong quá trình chuyển đổi.

      Như vậy sau khi xử lý thống kê, bê tông (TCVN) có cường độ là
      R = M(1-1.64x0.15)= 0.75M

      Xét tới yếu tố cường độ mẫu lập phương (15x15x15cm) bằng khoảng 1.2 cường độ mẫu lăng trụ 6x12in. (Giá trị này càng giảm về 1 khi cường độ BT càng cao), ta có thể suy ra công thức (*).

      Tuy nhiên đây chỉ là công thức gần đúng vì cách xử lý thống kê của 2 tiêu chuẩn TCVN và ACI khác nhau. (Theo ACI để có được BT có cường độ chịu nén đặc trưng tiêu chuẩn là f'c, thì phải đảm bảo (i) giá trị trung bình của 3 cặp mẫu thí nghiệm liên tiếp bất kỳ luôn > hoặc = f'c với xác suất đảm bảo là 99% và (ii) không có giá trị trung bình của cường độ của cặp thí nghiệm nào thấp hơn f'c 500psi hoặc 0.1f'c khi lần lượt f'c < 5000psi hay >5000psi với xác suất đảm bảo là 99% ).

      Ngoài ra (đối với ACI) giá trị 0.85 được để cập ở các bài trước là giá trị được sử dụng khi giả thiết vùng ứng suất chịu nén của tiết diện bê tông có dạng chữ nhật khi tính dầm. Hệ số 0.85 cũng được dùng khi tính khả năng chịu nén của cột BTCT xét tới điều kiện không tiêu chuẩn ở hiện trường. Các hệ số này đã được xét tới khi thanh lập các công thức. Do vậy hệ số 0.85 không có vai trò gì trong việc chuyển đổi cường đô.

      Mong các bác trao đổi thêm.

      Ghi chú


      • #18
        Xin giới thiệu với mọi người Bảng chuyển đổi mác Bê tông Theo Tiêu chuẩn Việt Nam và Tiêu chuẩn Hoa Kỳ do GS.TS. Nguyễn Đình Cống (Nguyên Chủ nhiệm khoa xây dựng - ĐHXD) trực tiếp quy đổi. Hy vọng sẽ có ích cho mọi người khi đưa số liệu đầu vào cho các phần mềm tính toán của Mỹ:
        Attached Files
        Last edited by ketcaucdc; 25-01-2005, 11:16 AM.
        ThS.KS.Phạm Như Huy - Trưởng ban quản trị ketcau.com - Cty CP Tư vấn đầu tư và TKXD Việt Nam (CDC). Tel. 04.2.216.217.1; - Email: huycdc@gmail.com

        Ghi chú


        • #19
          Bàn về cường độ bt

          Tôi xin bàn cụ thể về cường độ bê tông theo chuẩn BS và JIS(nhật) để cả nhà thấy cái khác với SNIP của Nga.
          Như thầy Trung nói các tiêu chuẩn này dùng khái niệm cường độ đặc trưng như vậy nếu nói bê tông 25, 30, 35N/mm2 là nói đến cường độ đặc trưng. Cách tính toán cường độ đặc trưng như sau:
          Thí nghiệm số lượng lớn các mẫu cùng điều kiện cấp phối, dưỡng, tuổi(28days) rồi vẽ kết quả lên như hình dưới đây(hình mang tính chất minh họa). Trục tung là số lượng mẫu, trục hoành là cường độ thực đo được cho các mẫu. Dùng curve fitting để vẽ được đường cong trên cơ sở kết quả thí nghiệm đường này được gọi là histogram. Nhìn histogram có thể thấy các kết quả thí nghiệm có xu hướng phân phối đối xứng(thực tế hơi lệch) qua trục của histogram. Phân phối này được biết đến như normal hay Gaussian distribution.Giá trị cường độ trung bình của tất các mẫu nằm ở trục đối xứng được gọi là cường độ trung bình(mean strength) được tính
          bằng công thức
          cường độ trung bình fm=(fcu1+fcu2+....+fcun)/n
          fcui: fcu1 đến fcun là các cường độ thực đo được ở tất cả các mẫu.
          Do có phân tán kết quả thí nghiệm như ta thấy nên người ta quan tâm đến mức độ phân tán của nó và dùng Standard deviation (phương sai chuẩn? tôi không rõ hán việt nói thế nào cho thuật ngữ này)
          Standard deviation=SQRT(SUM(fcui-fm)*2/(n-1))
          công thức này có thể luận như trung bình bình phương của giá trị sai khác giữa cường độ thực với cường độ trung bình nó cho thấy nhìn trung các kết quả phân tán "xa" bao nhiêu so với giá trị trung bình.
          Có hai giá trị trên ta có được cường độ đặc trưng
          cường độ đặc trưng fk=fm-KxStandard deviation
          tức là cường độ đặc trưng nhỏ hơn so với cường độ trung bình một lương KxStandard deviation.
          Tại sao không lấy cường độ trung bình để thiết kế? đơn giản là vì như thế sẽ nguy hiểm.Có một phần trăm rất lớn các mẫu không đạt được cường độ này. Chính vì lẽ đó mới tính đến việc dùng cường độ đặc trưng fk. hệ số K ở phép tính trên khi nhân với Standard deviation dùng để tính fk nhằm mục đích đảm bảo an toàn ta sẽ có cường độ mong muốn với xác xuất cao nào đó. chẳng hạn ở BS K=1.64 sẽ đảm bảo rằng chỉ có 5% các mẫu có cường độ thấp hơn fk. Nói ngược lại ta có 95% (P=0.95)xác xuất đảm bảo cường độ bê tông trộn ra sẽ cao hơn fk.

          Bây giờ xin nói đến cường độ thiết kế. Chắc sẽ có bạn thấy lạ khi tôi nói điều sau đây: Cường độ(ứng suất nén cực đại) thực ta đo được ở mẫu (mẫu trụ cao 200 đường kính 100 chẳng hạn) cao hơn hẳn so với ứng suất nén cực đại (không nói bằng từ cường độ được vì cường độ chỉ đến ứng suất cực đại của mẫu chuẩn) đo được trong thí nghiệm nén đúng tâm của cái cột bê tông không cốt thép có kích thước 500x500 chẳng hạn. Như vậy là ứng suất cực đại mà kết cấu chịu được nhỏ hơn so với ứng suất cực đại ở hình trụ mẫu. Hiện tượng này được gọi là size effect (rất nhiều tác giả Hognestad chẳng hạn làm cái này từ những năm 60) Hognestad phát hiện là ứng suất cực đại F" ở cái cột bê tông không cốt thép của ông chỉ bằng 0.85 cường độ fc của mẫu hình trụ. Do vậy các tiêu chuẩn khi kiểm tra mặt cắt không ai dám dùng cường độ đặc trưng cả mà phải có hệ số 0.85.
          Do có sự khác biệt về mẫu dùng thí nghiệm cách lấy xác xuất an toàn nên phải thận trọng khi dùng tiêu chuẩn không dễ bị râu ông nọ cắm cằm bà kia. Việc qui đổi bằng hệ số này nọ là hoàn toàn có thể tuy nhiên theo tôi dùng tiêu chuẩn nào thì phải dùng phương pháp thí nghiệm tương ứng của nó vì không chỉ có chuyện tương quan về cường độ do hình dáng mà còn cả chuyện lấy xác xuất thế nào trong tính toắn
          Have a nice day
          HNTuanJP
          Attached Files
          3 fundametal questions of mankind:
          Where we are from? Why we exist? What is our ultimate aim?

          Ghi chú


          • #20
            Ðề: Chuyển đổi fc' sang mác BT theo TC Việt Nam

            helo khoe khong

            Ghi chú


            • #21
              Ðề: Về các khái niệm mác BT và cường độ đặc trưng BT

              Nguyên văn bởi nguyenviettrung
              Tôi thấy cần trao đổi một chút:

              - Theo các TCVN ,cũng là dịch tù Tiêu chuẩn Liên xô cũ,
              + Mác BT tương úng với xác suất P=0,5.
              + Cường độ tiêu chuẩn úng với xác suất P=0.95,
              + Cường độ tính tóan úng với xác suất P=0,9986.
              + Dùng mẫu vuông 15x15x15 cm.
              + Đơn vị đo là KG/cm2.

              Nhu vậy kỹ su thiết kế quan tâm đến Mac BT và Cường độ tính tóan.
              Nhà Thầu và Tu vấn giám sát quan tâm đến Mác BT.
              Nhà khoa học viết Tiêu chuẩn quan tâm đến cả 3 đại lượng nói trên

              - Theo các TC của Pháp như BAEL, BPEL, của Mỹ như ACI và AASHTO, AASHTO LRFD:
              + không có khái niệm mác BT theo cường độ chịu nén
              + dùng fc = cường độ đặc trung BT, ứng với xác suất P=0,95
              + không có khái niệm cường độ tính tóan , nhưng trong công thúc tính duyệt mặt cắt có dùng 0,85 fc
              + dùng mẫu trụ tròn 15x30 cm ( có thể khác đôi chút tùy nước)
              + đơn vị đo là N/mm2 = MPa

              - Bây giờ ở Việt nam có khi kỹ sư thiết kế quy định BT cấp 35 MPa theo Tiêu chuẩn Mỹ, Nhà thầu và Tư vấn giám sát muốn dùng khuôn mẫu vuông và chọn cấp phối, nghiệm thu theo kết quả nén mẫu trung bình ( nôm na là xác suất P=0,5), tính theo đơn vị KG/cm2 thì cần chuyển đổi vài lần.
              + đầu tiên là đổi đơn vị, dễ nhất trí rồi, ví dụ gần đúng 35MPa = 350 KG/cm2
              + tiếp theo là đổi xác xuất P=0.95 sang xác xuất P= 0.5. Việc này phải có thí nghiệm và xử lý thống kê vì phụ thuộc trình độ công nghệ của mỗi Nhà thầu và trình độ chung của mỗi quốc gia nữa.Tiêu chuẩn ACI của Mỹ cho công thúc tính cường độ nén trung bình cần có của các mẫu thử (fr) tính suy ra từ trị sô cấp BT (fc) mà Kỹ sư thiết kế yêu cầu. công thúc này đòi hỏi biết hệ số biến sai mẫu thử (phản ánh trình độ công nghệ). có sách cho lấy gần đúng một trị số nào đó chấp nhận được
              + rồi đến việc đổi tù kết quả nén mẫu trụ sang mẫu vuông. Cũng lại cần có thí nghiệm tại dụa án với đúng cấp phối đang xét, xây dựng đường cong quan hệ giữa cường độ vuông và cường độ lăng trụ. Sau đó mới suy diễn được. lại cũng ci\í sách cho trị số gần đúng để dùng tạm.

              Vậy là tổng hợp lại, nếu gần đúng thì nhân với hệ sô 13 là gần đúng,nếu quyết tâm không làm thí nghiệm. Ví dụ
              - cấp BT 35 MPa (mẫu trụ, xác suất 0.95) có thể đổi gần đúng thành mác BT 450 KG/cm2 (mẫu vuông, xác suất 0,5)

              xin các bạn thảo luận thêm

              Tôi xin gủi kèm đay 1 file EXCEL đã dùng số liệu kiểm tra chất lương bê tông cầu Sai gòn năm 2001.Bạn nào chưa rõ xin cứ gọi 0913 555 194

              Nguyễn viết Trung
              Xin gơ"i GS Nguyễn viết Trung và các bạn chút tài liệu, vì nó có thể cho phép các bạn hiểu những ứng suất dùng trong phép tính.









              Xin lỗi các bạn, nhớ sắp lại theo thứ tự số trang, mình tải sao mà nó lộn xộn quá.
              Bài trích trong "Calcul du Béton armé suivant la théorie des états limites, par André Paduart", Bruxelles, Belgique.
              Attached Files
              Last edited by Nguyễn-văn-Thu; 25-04-2005, 07:53 PM.

              Ghi chú


              • #22
                Ðề: Chuyển đổi mác bê tông

                toi van chuyen doi mac be tong tu TCVN sang ACI hoac BS de tinh cot thep trong file kem theo. Xin cac bac cho y kien
                Thanks
                Last edited by trungdoquoc; 25-04-2005, 11:52 PM.

                Ghi chú


                • #23
                  Ðề: Chuyển đổi mác bê tông

                  Trong thi công, nếu chủ đầu tư cần Bê tông mác 35MPa thì cứ sản xuất bê tông ra mác ấy chứ không cần phải quy đổi làm gì cho dài dòng. Việc quy đổi trên chỉ mang tính lý luận cho tiêu chuẩn, thực tế sự sai khác về mác bê tông ở công trường là rất lớn mà không đủ số liệu đề làm thống kê phân tích với một độ tin cậy nào đó.

                  Nên tốt nhất là sản xuất bê tông theo đúng yêu cầu của chủ đầu tư, tất cả các Nhà sản xuất bê tông đều có đủ khuôn trụ (15x30) để thực hiện việc đúc và kiểm tra mẫu theo ASTM C39.

                  Còn về chuyển đổi mác trong TCVN và trong ACI (ACI 318, ACI211.1) đều có chuẩn quy đổi 35MPA (ASTM C39) = 35*1.2*10 = 420kG/cm2 (TCVN 3118).

                  Mác cốt thép thì bắt buộc phải chuyển qua dùng thép TCVN hay thép JIS, là những thép có ở thị trường VN, nếu không muốn phải nhập thép tròn từ nước ngoài về hay yêu cầu nhà máy thép sản xuất riêng cho dự án.

                  Ghi chú


                  • #24
                    Ðề: Chuyển đổi mác bê tông

                    Xin phép trao đổi thêm
                    - Theo pháp luật Việt nam hiện hành, có đến 3 tư vấn dính líu đến 1 dự án, Đến khi công trình đang thi công, hay đã xong rồi còn tiếp tục có sụ kiểm tra của các Quan chức, ngành Tài chính, ngành Công an. Do vậy chuyện thống nhất khái niệm chất lượng BT, trước hết về cường độ nén yêu cầu của thiết kế và cường độ nén đạt thực tế là chuyên rất quan trọng, không nên đặt vấn đề là cường độ nén mẫu thục tế biến đổi rất nhièu để coi nhẹ chuyện này. Hậu quả có thể rất thiệt thòi cho người kỹ sư.
                    - Tôi không dám bàn đến các công trình xây dụng nhà xưởng,
                    - Nói về công trình giao thông, bây giờ phải lập khung Tiêu chuẩn cho từng dụ án cầu.Trong đó thống nhất các nội dung chính nào thì áp dụng TC nào thật cụ thể, vì ngay cả TC của Mỹ cũng có nhưng công trình cầu đặc biệt không có điều khoẳn tương úng. Ví dụ điển hình là tác dụng động học của gió và vấn đề nhịp cầu dài hơn 150m.Có thể trong một dụ án, áp dụng vài TC trong nước và nước ngoài ở các đề mục khác nhau cho phù hợp. Cấi này phải được Bộ hay Chủ đầu tư phê duyêt. Sau này có chuyện gì, còn có căn cứ pháp lý mà xem xét.
                    - Tu vấn thiết kế cũng thường soặn TC kỹ thuật của Hợp đồng, trong đó về BT sẽ nêu rõ công thúc tính cường độ mục tiêu ( đẻ Nhà thầu và Tu vấn Giám sát theo đó mà sản xuất và nghiệm thu)
                    Ví dụ cầu VT, cầu RM có công thúc fc = f'c+1,64.s
                    trong đó s= lấy không nhỏ hơn 3,4 MPa.
                    Ngay trang bản vẽ có ghi Thuyết minh chung rằng,ví dụ cấp BT là f'c= 35 MPa. Tiêu chuẩn thiết kế cầu là 22TCN 272-01..
                    Vậy thì Trên công trường phải dùng mẫu trụ 15x30 cm. Trị số để nghiệm thu theo kết quả nén mẫu trung bình phải là fc theo công thúc trên. Ví dụ fc= 35+1,64.3,4 =...
                    - Nhung con số 3,4 MPa là thi công theo trình độ của nước Mỹ, còn ở Việt nam, theo kết quả xủ lý thông kê vài nghìn dầm dự úng lục thì tôi đề nghị nên ước đóan s= 5 MPa trong tính toắn đầu tiên.
                    -Sau này khi đã thi công và thử mẫu đuọc nhiều của chính Dụ án đang làm. Tu vấn GS sẽ tinh lại chính xác trị số s của Dú án với từng Cấp BT cụ thể. Nếu thấy cần thì sẽ tính lại fc và quy định lại về chuẩn nghiệm thu.
                    - Nếu bỏ qua chuyện này. Đển khi kết thúc Dụ án, Tu vấn đánh giá chất luong công trình cũng sẽ phải tính lại s cho tùng cấp BT và tùy theo kết quả mà ghi vào Báo cáo đánh giá chất luọng để Cấp Giấy Chúng nhận Chất luong cho công trình. Nếu là công trình quan trọng thì biết đâu ngành Tài chính, ngành Công an còn kiểm tra nũa.
                    - Cho nên tôi chỉ xin đóng góp ý kiến là phải hết súc cẩn thận, cái gì cũng phải có văn bản pháp lý làm căn cứ, đủ chữ ký các bên có liên quan. Nghề kỹ sư XD bây giờ thu nhập không cao, vất vả mà nguy hiểm lắm. Nói cho vui nủa đùa nủa thật như thế.
                    GS.TS. Nguyễn Viết Trung - Trường ĐHGTVT Hà Nội
                    ĐT: 0913 555 194

                    Ghi chú


                    • #25
                      Ðề: Chuyển đổi mác bê tông

                      Em dang doc 1 ban ve ghi : (theo ACI 318-98CODE )

                      Concrete Strength: Fck=210 kg/cm2
                      Re-Bar: Fy=3900 kg/cm2 (SD390)
                      Lean Conc:Fck=135kg/cm2

                      Vay cho em hoi vat lieu nhu tren neu quy doi sang BT Viet Nam la mac bao nhieu, thep dung la loai thep nao (hien co tren thi truong Viet nam). em dang tinh phan du toan so bo cua ct nay.

                      Xin cam on cac anh nhieu!
                      Last edited by hoang_an_xd; 12-02-2007, 11:55 AM.

                      Ghi chú


                      • #26
                        Ðề: Chuyển đổi mác bê tông

                        ơ, em thấy theo "Bảng chuyển đổi mác Bê tông Theo Tiêu chuẩn Việt Nam và Tiêu chuẩn Hoa Kỳ" do GS.TS. Nguyễn Đình Cống mà anh Huy post ở trên thì mácBT phải là 350 chứ nhỉ. Fck=210 kg/cm2=21Mpa, từ cái bảng đấy ta suy ra là 350.
                        Zhi Yao Wei Ni Huo Yi Tian

                        Ghi chú


                        • #27
                          Ðề: Chuyển đổi mác bê tông

                          Vay theo cac anh em nen hoi la fc bang bao nhieu hay hoi f'c bang bao nhieu. Tac gia la nguoi nuoc ngoai nen chac ko the doi Macbetong sang mac Vietnam hay dung.
                          Neu theo ACI 318-98 Code thi fck co phai la fc ko?

                          Anh nao con file ACI 318 thi post cho em voi ( May anh post rui nhung die links rui).

                          Ghi chú


                          • #28
                            Ðề: Chuyển đổi mác bê tông

                            Xin cam on cac anh !
                            Em vua nhan duoc ban thuyet minh tinh toan goc cua tai lieu tren. nguoi thiet ke dung phan mem MIDAS va tieu chuan KCI-USD99 (Build). vay chac la Fck la f'c phai ko ah. Neu nhu vay thi mac be tong dung la mac 250 hay 350? ( theo bang tra cua thay Cong).

                            Ghi chú


                            • #29
                              Ðề: Chuyển đổi mác bê tông

                              Vậy các anh cho em hỏi.Có công thức nào thể hiện mối liên hệ giữa Fcs (Concrete shear strength) và Fc (Concrete shear strength) không ạ ?

                              Ghi chú


                              • #30
                                Ðề: Về các khái niệm mác BT và cường độ đặc trưng BT

                                Nguyên văn bởi nguyenviettrung
                                Tôi thấy cần trao đổi một chút:
                                - Theo các TC của Pháp như BAEL, BPEL, của Mỹ như ACI và AASHTO, AASHTO LRFD:
                                + dùng mẫu trụ tròn 15x30 cm ( có thể khác đôi chút tùy nước)
                                + đơn vị đo là N/mm2 = MPa
                                Nguyễn viết Trung
                                Theo em biết là bây giờ trong 272-05 chưa có điều nào quy định pháp lý là dùng mẫu trụ tròn 15x30 cm để thí nghiệm cả? Còn trong TCXDVN 356-2005 (Kết cấu BT và BTCT - Tiêu chuẩn thiết kế) thì đã quy định tại điều 3.1 cấp độ bền chịu nén B, đơn vị là Mpa được xác định trên các mẫu lập phương 150x150x150; vậy đâu là căn cứ pháp lý để lấy mẫu BT cầu đây, nếu em là thiết kế, em sẽ lấy căn cứ pháp lý nào để quy định dùng mẫu trụ tròn hay mẫu lập phương?

                                - Mình nghe nói cái vụ lấy mẫu trụ tròn 15x30cm cho cầu lâu lắm rồi mà ko biết quy trình, quy định nào yêu cầu vụ này, nếu các bác biết xin giúp mình với?
                                Last edited by civilbd; 10-07-2007, 09:52 AM.

                                Ghi chú

                                Working...
                                X