QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Kết cấu nhà Zamil

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Ðề: Kết cấu nhà Zamil

    cam on anh em!!! minh muon post bản ve lên mà không được

    Ghi chú


    • #32
      Ðề: Kết cấu nhà Zamil

      Nhờ các bác xem và chỉ giáo nhà em kinh nghiệm và cả việc tính toán còn yếu
      cảm ơn đại gia đình ketcau.com!
      Attached Files

      Ghi chú


      • #33
        Ðề: Kết cấu nhà Zamil

        Nguyên văn bởi pham quoc trinh
        Nhờ các bác xem và chỉ giáo nhà em kinh nghiệm và cả việc tính toán còn yếu
        cảm ơn đại gia đình ketcau.com!
        Tôi có vài quan điểm như sau :
        1) Mặt bằng mái : nên tạo khe nhiệt ở trục 6, bỏ những hệ thống dây chằng giữa các trục 4-5 và 7-8 vì nó không có tác dụng gì cả.
        2) Kèo : cần thêm gousset, và dùng bù-lon HR (haute résistance = sức chịu cao). Ngoài ra kèo đủ sức chịu hay không thì phải còn tùy vào phép tính (mômen, T,...)
        Attached Files
        Last edited by Nguyễn-văn-Thu; 02-05-2005, 07:23 PM.

        Ghi chú


        • #34
          Ðề: Kết cấu nhà Zamil

          Sau khi đọc trả lời của bác Thu, em xin mạm muội góp ý thế nầy

          1) Khe nhiệt có lẽ không cần thiết với nhà dài 50 m. Giằng cột ở trục 4-5, 7-8 có thể có tác dụng vì lực gió có thể truyền qua purlin và mái tôn.
          2) Em nghĩ là Zamil đã kiểm tra cái connection roi. Gusset chắc kô cần (có thể làm giảm clearance).

          Ghi chú


          • #35
            Ðề: Kết cấu nhà Zamil

            Nguyên văn bởi sept_man
            Sau khi đọc trả lời của bác Thu, em xin mạm muội góp ý thế nầy

            1) Khe nhiệt có lẽ không cần thiết với nhà dài 50 m. Giằng cột ở trục 4-5, 7-8 có thể có tác dụng vì lực gió có thể truyền qua purlin và mái tôn.
            2) Em nghĩ là Zamil đã kiểm tra cái connection roi. Gusset chắc kô cần (có thể làm giảm clearance).

            Bạn sept_man,
            Ðiểm 1 : Tại Bỉ (là xứ lạnh), với mái tôn, nhiệt độ bên trong (nếu đóng kín) có thể lên 50°C, nếu không làm khe nhiệt độ thì có thể có biến dạng vĩnh viễn.. khi không may. Cái đó tùy, làm khe thì tốn kém hơn, nhưng tránh được một số vấn đề, nếu không làm thì phải xem lại là sự dãn nở có làm hại đến phần hoàn thiện bên trong?
            Ðiểm 2 : Zamil chỉ là một xưởng làm dàn thép, chứ Zamil có phải là cơ quan đặt ra tiêu chuẩn? Họ sẽ làm những gì có lợi và làm vui lòng khách, công trình rẻ tiền... Một công ty như Zamil (chắc chắn là nặc danh, hay tạm thời, nên sau khi thi công xong, họ có thể hủy bỏ đăng ký doanh nghiệp...), nếu có giữ tên Zamil, chẳng qua chỉ vì một thương hieu... Cho nên điều kiện bảo hành 10 năm chắc em không thể hy vọng dược.
            Ta không nên nghĩ là Zamil, hay là cái công ty nổi danh nào đó đã kiểm, mà nếu các bạn có đủ sức, cũng nên kiểm lại... Trừ khi bạn không có quyền ký tên với tư cách kỹ-sư trách nhiệm, người ta baỏ gì làm đó thì thôi.
            Tât cả những tài liệu ở Ðại học hay trong nghề kỹ-sư thiết kế đều có nói rõ, và kinh nghiệm đã cho thấy có nhiều khung đã gãy, quằng xuống khi tải trọng chưa đạt mức thiết kế. Kỳ vừa qua họp mặt với các đàn anh Công-chánh tại Paris, có kỹ-sư đã nói đến vấn đề này, tôi có góp ý và nêu ra một thí dụ như bài "Tensions régnant dans les portiques..." của Paduart để nhắc cho các đồng nghiệp nhớ là trong những góc khung, bao giờ ta cũng có stress lớn.
            Ðiều thứ hai, lấy một thí dụ : bạn có biết là tại cái mối nối, khi profile hay tôn làm bằng thép cán, ta chỉ có thể dùng 60% sức chịu của thép hay không? Lý do là tinh thể thép đã bị kéo dài ra theo chiều cán thép, nên theo chieu thă"ng góc với hướng đó, sức chịu không thể đạt 100% mà cấu trúc không bị nhiều chuyển vị.

            Môt điều nữa, các bạn cùng gọi là khung Zamil..., nhưng thật ra cái kiểu này đã có lâu đời rồi, đây là kiểu giàn thép cho nhà công nghệ, chuyên dùng cho những vùng canh nông để trữ thóc lúa, hay cỏ khô cho bò ăn tại Âu-châu.

            Ghi chú


            • #36
              Ðề: Kết cấu nhà Zamil

              To Bac Thu,

              Hiện ở VN có rất nhiều nhà máy chế tạo nhà tiền chế. Nhưng trước đó ở VN chỉ dùng kết cấu dàn (truss) thường là vì kèo tam giác, gọi là khung Tiệp (Chezch Republic). Sau khi mở cửa cho nước ngoài vào, thì Zamil (có đăng ký kinh doanh tại Saudi Arabi), nhưng là của người Mỹ, lần đầu tiên đưa khung nhà bằng thép tấm cắt hàn này vào (rafter), nên dân xây dựng VN gọi nó luôn là Zamil cho tiện. Lúc đầu họ còn nhập luôn cả khung đã chế sẵn từ Thailand hay Trung Đông vào, nhưng sau đã lập nhà máy (thông qua pháp nhân thầu phụ nội địa) để sản xuất tại Việt Nam.
              Công việc kinh doanh có hiệu quả, ngày nay thì bản thân Zamil ngàn nào cũng đã thành vài ba công ty khác, do những người chung vốn ban đầu của Zamil đến Việt Nam tách ra, như PEB chẳng hạn (đăng ký tại Cyprus), vv, và có cả người Việt từng làm cho Zamil cũng tách ra như "Trí Việt". vvv.

              Và vì công nghệ này không phải là công nghệ bản quyền, nên chỉ một vài năm sau, các xưởng cơ khí lớn nhỏ nội địa cũng làm được khung nhà dạng này, vì chỉ cần cắt hàn là được, nó tương đối thuận tiện do có tiết kiệm vật liệu, lắp dựng nhanh chóng. Bây giờ hầu như 95% khung nhà xưởng đều dùng dạng khung này.

              Còn về thiết kế, do Zamil, PEB, Trí Việt, vv thiết kế theo tiêu chuẩn MBMA, SBC, ASCE, IBC, UBC,... của Mỹ và họ có dùng những phần mềm riêng như Gennie của Zamil, Precision Plus của PEB, vvv , và mỗi công trình họ đều xuất Thuyết minh Tính Toán - Calculation Sheet cho khách hàng. Do kỹ sư VN có xem được tài liệu này nhưng không nắm các tiêu chuẩn kia, đâm ra khó hiểu.

              Còn các xưởng của VN thì cũng dùng rafter (gọi là "khung Zamil", phân biệt với khung Tiệp) nhưng tính toán theo TCVN, những người mới vào nghề thì bở ngỡ nên hay hỏi và không biết tính stability làm sao.

              Thực ra, các phần mềm chuyên dụng trên của Mỹ chỉ hỗ trợ cho công việc thiết kế có tiện hơn, như vẽ luôn được bản vẽ Autocad, xuất ra được Calculation Sheet, nhưng tính toán theo tiêu chuẩn Mỹ (MBMA, UBC, IBC, ASCE,), các chuẩn về Local Conditions of Wind, Temperature in Viet Nam chưa được tích hợp vào trong đó.

              Nhược điểm của khung Zamil là độ ổn định, thiết kế khung zamil thường tách biệt phần móng ra khỏi phần khung sườn (móng chỉ chịu tải trọng thẳng đứng) (liên kết khớp, pin-connection), nên hệ thống giằng tường, giằng mái phải đặc biệt chú ý. Tại Ấn Độ, đã có trường hợp đổ sập hàng loạt các khung dựng lên mà không giằng kịp thời nên khung Zamil ở Ấn độ vẫn không được ưa chuộng lắm. (Pin-connection vì nhà thầu khung thép không muốn dính dáng về mặt "kết cấu" với nhà thầu xây dựng).

              Còn về khả năng chịu lực, thì tính theo tiêu chuẩn nào cũng được, chẳng qua cũng chỉ là việc cắt thép sao cho phù hợp với biểu đồ môment để tiết kiệm vật liệu mà thôi.

              Về nút cột, mà như bác Thụ nói ở trên, phải dùng bản mã gouset thì hiện ở khung Zamil không thấy dùng, vì người ta "làm to" cái chỗ nối ấy ra là được, mà chỉ cần làm dày cái bản nối end-plate ra là đủ, cái chỗ tiết diện ấy nó đã to sẵn rồi (tức là bao hàm cả phần gousset ấy vào trong cái connection). Nếu làm gousset rời chủ yếu gây bất tiện khi thi công và thay đổi sự phân bố lực tại góc nối khi lắp dựng và khi chịu tải. Thực tế thì tải trọng thẳng đứng (lực cắt) tại vị trí gousset không lớn lắm.

              Theo hướng dẫn trong MBMA, thì cứ 3-4 gian cần bố trí một hệ giằng mái (giằng đầu tiên ở nhịp thứ 2, nếu khung đầu hồi không phải là khung cứng), nếu 10 gian nhà như trên thì cần ở giữa 01 giằng xà gồ (bản vẽ hiện là 02 giằng).
              Tuy nhiên, việc bố trí giằng này hay không tùy theo việc tính gió diaphram của tôn mái, tôn vách, trong đa số trường hợp ở VN, bỏ đi cũng không sao. Ở đây, diện tích mái quá nhỏ, tính ra, không cần bố trí giằng mái ở giữa cũng được.

              Nhưng mà bố trí bước cột 6m thì không kinh tế cho lắm, nên bố trí từ 7,5 - 9,0m

              Do đặc thù kinh doanh, nhà sản xuất có thể phải đưa ra thời hạn bảo hành để làm tin cho chủ đầu tư, 5 năm hay 10 năm cũng được, chứ cái khung thép ấy chắc phải 100 năm mới hư ấy chứ.

              Về khe nhiệu, do đặc điểm khí hậu, biên độ nhiệt ngày đêm ở Việt Nam, nên các tiêu chuẩn thiết kế về bê tông hay kết cấu thép ở VN quy định 60m mới cần 1 khe nhiệt.

              Trong các tiêu chuẩn Mỹ ở trên thì có tiêu chuẩn MBMA là do hiệp hội các nhà sản xuất khung nhà thép tiền chế Mỹ ban hành (Metal Building Manufacturers Association). Một số tiêu chuẩn do các bang ban hành vvv.

              Vì nhiều anh em chưa làm quen với dạng khung đó rafter đó, vì tiêu chuẩn là của nước ngoài, Việt Nam chưa có tiêu chuẩn tương đương, vì bị quảng bá nhiều quá, và vì đắt quá, nên nhiều người trẻ vẫn coi zamil là cái gì đó "American Standard" (!)

              Ghi chú


              • #37
                Ðề: Kết cấu nhà Zamil

                To bác Thu,

                Lúc cháu đọc, cháu nghĩ là cái nhà đó đã được thiết kế bởi chính Zamil Steel Vietnam Ltd. Nhưng có vẻ như là thiết kế bởi PQ Trinh.

                Thực ra cái khung đó rất giống khung của ZS. Tuy nhiên vì bản vẽ không chi tiết nên không thể nhận xét hết được.

                Cháu biết rất rõ ZS thiết kế khung thế nào. Mọi cấu kiện đều được tính toán rất cẩn thận (ít nhất là hồi mấy năm trước). Tất nhiên ứng suât thép max. của thép chỉ dùng 60% tại mối nối. Cũng chưa có nhà nào bị đổ cả. (trường hợp đổ đều là do lỗi lắp ráp). Cháu cũng biết nhiều nơi ở VN bắt chước làm khung Zamil nhưng không hiểu mấy về cách tính toán của họ.

                Về khe nhiệt, đúng là mỗi công ty có một điều kiện riêng. Phụ thuộc chủ yếu vào kinh nghiệm. Bác nói rất chính đúng là biết dạng vĩnh viễn có thể xảy ra.

                Sept_man

                Ghi chú


                • #38
                  Ðề: Kết cấu nhà Zamil

                  Bạn XUANTHUY và sept_man,
                  Có lẽ các bạn không chú ý rằng một dầm hay cột bằng thép, khi nó chịu sức uốn thì phần lớn nội lực nằm ở trên 2 nhánh (patin) trên và dưới, cho nên, nếu cắt nó đi, phải xem làm sao ổn định nội lực của nó. Lấy thí dụ, dầm cao 50cm, mômen là 30.000kgm, nội lực trên patin nén có thể ước tính là : F = 30.000 / 0.5 = 60.000 kg.
                  Tôi chỉ nhắc các bạn có 2 điều quan trọng (trên phương diện quan niệm thiết kế), theo hình vẻ minh hoạ dưới đây :
                  1) Sườn kiểu Zamil : sự ổn định chính nhờ ở lực ngang H tác dụng vào móng, cọng với mái nhà nghiêng cho nên khi mái nhà quằng xuống, nó đẩy nhiều trên móng (thành phần ngang H), nếu móng không chắc, chịu không nổi lực H, sườn sẽ sập xuống.
                  2) Xem cách phân lực mối nối, cần phải tính sao để cân bằng lực F, tài liệu khoa học cho thấy ta chỉ có thể bỏ qua nó khi âme (miếng thép nối lại hai patin) dư sức chịu.
                  Attached Files

                  Ghi chú


                  • #39
                    Ðề: Kết cấu nhà Zamil

                    To Sept-man: Cái khung trên đúng là của PQ Trinh thiết kế rồi, chứ nếu mà do Zamil thiết kế thì, thì theo kinh nghiệm của tôi, cái vai của nó phải cao ít nhất là 500mm chứ sau lại chỉ 420mm, bởi vì họ lấy hệ số vượt tải (gọi nôm na theo kiểu TCVN) cao hơn bạn PQ Trinh lấy. Chung quy là chắt bóp tiết kiệm. Cả xà gồ cũng vậy, hẻo quá, nhưng mà nhà như vậy cũng xây nhiều lắm, miền Nam ít mưa to gió lớn nên cũng "không sao". Zamil họ sử dụng tiêu chuẩn MBMA là chính, có khi tiêu chuẩn Mỹ khác UBC, IBC, SBC, vv. Nếu bạn có xem tiêu chuẩn đó rồi thì thấy nó cũng chỉ giống TCVN mà thôi, bạn cũng thiết kế được. Nhưng nếu có phần mềm chuyên dụng thì chỉ mấy phút là xong, có thêm thuyết minh đưa cho khách hàng là họ tin sái cổ ấy chứ. Ngày xưa chứ bây giờ ở Zamil cũng đa phần là KS Việt Nam mà thôi.

                    To Bác Thụ: Cái khung dạng Zamil điển hình không có cái lực H lớn phải xử lý như bác nói nữa, cái lực H nguy hiểm ấy có thể cho nó phân bổ vào cho các vai ở đỉnh mái nó chịu (đây cũng là một liên kết ngàm và bottom flange phải chịu kéo) và chia cho hai cái vai ở vai cột nó chịu, tải trọng đi xuống móng là lực thẳng đứng và lực ngang, tuy nhiên, lực ngang H ấy yếu so với khả năng chịu lực ngang thông thường của móng. Việc triệt tiêu lực H sẽ làm cho cái khung nó to hơn so với trường hợp bố trí cái dây neo tinant như bác nói (cái tinant làm việc tương tự thanh cánh hạ - bottom chord- của truss - khung Tiệp (khi đó vị trí gối tính ở đầu cột) còn khung Zamil thì chính cái bottom flange sẽ phải đảm đương việc này), tuy nhiên do lợi thế chế sẵn mà tiết kiệm được chi phí. Nếu muốn, chúng ta hoàn toàn có thể gỡ bỏ lực H. Cháu đã chạy phần mềm Precision Plus cũng như tham khảo IBC, MBMA rồi, cũng đã thiết kế các dạng nhà này theo IBC-2000, MBMA-1996, cũng có thể chạy bằng các phần mềm SA khác (SAP chẳng hạn). Sự không ổn định của khung Zamil chủ yếu cũng không xảy ra ở phương của khung mà ở phương dọc nhà khi không chú ý đến biện pháp giằng dọc nhà mà thôi. Cái mối nối chỗ vai cột (haunch) cũng không đến nỗi nặng nề cho lắm. Người ta không dùng bản gia cường BC mà chỉ dùng tấm ABCD dày hơn mà thôi. Liên kết bulông khi lắp dựng có thể bố trí theo đường AB (Vertical Haunch) hoặc BD (Horizontal Haunch) ở trên.

                    Ghi chú


                    • #40
                      Ðề: Kết cấu nhà Zamil

                      Chào các bác,

                      Tôi đang kiểm tra một công trình cải tạo nhà xưởng hiện hữu dùng dàn vì kèo Tiệp Khắc cũ,mái fibrocement và treo trần gỗ -ván ép. KTS định treo trần nhôm-thạch cao & và kỹ sư điện lạnh cũng định treo các ống lạnh của họ lên dàn vì kèo này . Tôi không có kinh nghiệm về các thông số thiết kế, khả năng chịu tải của các dàn Tiệp, nên rất mong bác nào có tài liệu, kinh nghiệm góp ý giúp đỡ .

                      Ghi chú


                      • #41
                        Ðề: Kết cấu nhà Zamil

                        Nguyên văn bởi trungnn_mpe2
                        Chào các bác,

                        Tôi đang kiểm tra một công trình cải tạo nhà xưởng hiện hữu dùng dàn vì kèo Tiệp Khắc cũ,mái fibrocement và treo trần gỗ -ván ép. KTS định treo trần nhôm-thạch cao & và kỹ sư điện lạnh cũng định treo các ống lạnh của họ lên dàn vì kèo này . Tôi không có kinh nghiệm về các thông số thiết kế, khả năng chịu tải của các dàn Tiệp, nên rất mong bác nào có tài liệu, kinh nghiệm góp ý giúp đỡ .
                        Có một trong 2 cách :
                        1) Bạn thêm tải trọng (tĩnh tãi), thì tìm cách giảm bớt tĩnh tải nơi khác, thí dụ thay mái fibro-ciment bằng mái tôn + chất cách nhiệt như rockwool, sao cho tĩnh tải tổng cộng không thay đổi.
                        2) Chịu khó tính lại từ đầu nếu tải trọng tổng cộng thay đổi, nhưng hơi cực đó.
                        Tôi đã có dịp giám-định cho một vụ sụp xưởng sửa garage sửa xe Renault ơ" Bruxelles năm 1973, lý do cũng là vì KTS thêm false-ceiling ma nó sập, nhưng cái mái này nó đã yếu vì KTS dùng loại tôn hình cung tròn và tính theo kiểu vòm cung ngàm ở 2 đầu, nhip 8m (trên gôi tựa) mà xài 12m (vơi 2 ngàm) nên đã yếu, đến khi thêm trần giả thì một hôm tuyêt rơi nhiều, nó đã sụp.
                        Một khi nhà sụp, dù bạn có thêm tải trọng chút xíu, bạn cũng là có lỗi hoàn toàn, mà người KTS xưa dù có cho tải trọng quá lớn vẫn không có lỗi (lý do : dựa vào nguyên nhân và hậu quả mà thôi).

                        Ghi chú


                        • #42
                          Ðề: Kết cấu nhà Zamil

                          Nguyên văn bởi Tu ACC
                          Chào các bác trong diễn đàn! Tôi vừa mới thiết kế một nhà tiền chế nhịp khung 35m, bước cột 7.5m(chiều dài nhà 120m). Chiều cao đỉnh cột 7.2m. Tiết diện theo tính toán đỉnh cột H900x200x6x12 mm, chân cột H450x200x6x12 mm (chân cột liên kết khớp) Tiết diện chân kèo H900x200x6x12 mm, giữa đỉnh kèo H500x200x6x12 mm , đỉnh kèo H700x200x6x12 mm. Theo tính toán của tôi thỉ chuyển vị đứng đỉnh kèo (theo phương z) = (U3max/L*1.25) =(119/35000*1.25)<1/250 hoặc tính theo TCVN 338-2005 thì Zmax = (11.9/1.25)*0.8 < 3500/400 thì đều đạt.Khi đưa thẩm tra, đơn vị thầm tra tính toán ra U3max = 14.8 cm và tôi có kiểm tra theo cách tính toán trên thì không chênh nhau là mấy và đạt yêu cầu. Nhưng đơn vị thẩm tra không chấp nhận kết quả đó.Họ nói là cách tính thứ nhất tính theo TCVN 5575-1991 nay đã bỏ và cách tính thứ 2 họ chỉ tính = 14.8/1.2 > Z cho phép( không đạt yêu cầu). Họ yêu cầu tăng tiết diện đỉnh cột lên H 1100x200x6x12 mm và chân kèo H 1100x200x6x12mm. Qua đây tôi muốn hỏi các bác nào đã có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề này tư vấn cho tôi phải giải quyết vấn đề này ra sao, cách tính của tôi thì có đúng không?(Thực tế tôi đã thẩm tra một ct có nhịp 45 m bươc cột 8 m và tiết diện nhỏ hơn sau khi ct của tôi đỉều chỉnh theo ý kiến của thẩm tra và nó đang hoạt động ổn đinh) Xin cảm ơn các bác trước!
                          Bạn ơi! Thẩm tra họ nói có ý đúng đấy bạn ạ. Giá trị 3500 của bạn đó là nhịp nhà L, còn tiêu chuẩn quy định khống chế chuyển vị của đầu cột là so với chiều cao H của cột kia mà. Bạn đã hiểu sai TC rồi. Tùy loại kết cấu bao che có quy định khác nhau:
                          + Tường tôn là: (1/100)*H
                          + Tường gạch là : (1/240)*H
                          Bạn nên xem lại tiêu chuẩn cho đúng. Hơn nữa hệ số 1.25 của bạn và 1.2 của phía thẩm tra cần phải được thống nhất còn nếu không phải sử dụng đúng tải tiêu chuẩn để tính chuyển vị.

                          Ghi chú


                          • #43
                            Ðề: Kết cấu nhà Zamil

                            Bạn tìm cách giảm tải trọng lên khung được không, ví dụ: không có trần, mái tôn, xà gồ loại nào, đường ống lạnh vvv., áp lực gió,
                            Thực ra, với nhịp nhà đó, chiều cao dầm H=900 là được rồi đấy.

                            Ghi chú


                            • #44
                              Ðề: Kết cấu nhà Zamil

                              Nguyên văn bởi Tu ACC
                              Cảm ơn bác "nhapy" đã trả lời. Nhưng ý mà tôi hỏi là chuyển vị đứng của khung (đỉnh kèo, theo phương z ). Theo như ý bác thì đó là chuyển vị ngang đỉnh côt(theo phương x). Cái đó công trình của tôi đảm bảo,thẩm tra không có ý kiến gì.
                              Tôi thấy bác Xuân Thủy nói đúng đó. Cơ bản là bạn thống nhất với thẩm tra về hệ số còn nếu không bạn chạy lại file tính với đúng tải trọng tiêu chuẩn rồi đem ra tranh luận với họ xem. Bên tôi với khung kiểu đó Hdầm cũng chỉ khoảng 900 thôi.

                              Ghi chú


                              • #45
                                Ðề: Kết cấu nhà Zamil

                                Khung Zamil hau het dc tinh theo ASD, do vay neu ai muon nc van de nay co the tim cuon Zamilsteel Design Manual or cuon tài lieu ASD Design..

                                Ghi chú

                                Working...
                                X