QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Kết cấu nhà Zamil

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #76
    Ðề: Kết cấu nhà Zamil

    Nguyên văn bởi nhapy2006
    CHào rei!
    Với nhà dạng như của rei, theo mình cột tiết diện (300~900)x200x10x16 là ổn. Mình đã làm nhà bước cột 9m, nhịp 50m có tiết diện (300~900)x250x8x14. Ngoài ra tiết diện cột còn phụ thuộc các yếu tố khác.
    Để tính ổn định cột tiết diện thay đổi theo TCVN là ko đủ và rất kỳ phức tap. Cty mình thường vẫn check code ở STAAD với kết quả tạm chấp nhận nhưng chưa đủ tính pháp lý và sự thuyết phục. Vấn đề này chắc còn nhiều tranh cãi.
    Cái này đúng là nhức đầu , sụp thì không , nhưng mà gió đến thì hơi run run một chút.
    Có ai có bài toán tính toán thuyết phục , đưa lên cho mọi người tham khảo với !
    Steel Design Solution Forum

    Ghi chú


    • #77
      Ðề: Kết cấu nhà Zamil

      Thưa quý vị!
      Tất cả các quý vị hãy tìm các quyển sách sau để đọc:
      1. Thiết kế kết cấu thép theo ASD - GS.TS Đoằn Định Kiến
      2. Thiết kế kết cấu thép theo BS-5590. GS.TS Đoằn Định Kiến
      3. Thiết kế kết cấu thép nhà tiền chế. GS.TS Đoàn Định Kiến
      4. Thiết kế kết cấu thép vỏ mỏng tạo hình nguội. GS.TS Đoàn Định Kiến
      Tôi xin mạn phép đưa ra các quy tắc thiết kế (theo thực tế thi công vì tôi đang làm gia công khung kèo kiểu ZAMIL)
      - Bước 1: nhập SAP (điều kiện tối thiểu của KS)
      + Bề rộng tiết diện cánh thường lấy: 148, 164, 186, 212... để chia cho chẵn tờ thép 1.5x6(m)
      + Chiều dày của tiết diện cánh và bụng có thể không cần dày quá (chưa bao giờ tôi gia công khung kèo nào có chiều dầy 16mm như quý vị đã thiết kế) để thuận lợi cho việc thi công.Nếu quá dày, khi hàn sẽ bị nứt thép(nguyên lý thép qua trục cán)
      + Chiều cao H của tiết diện lớn (để giảm chiều dầy của tiết diện). Điều này theo TCVN thì không thỏa mãn, nhưng theo BS5590,ASD hay LRFD đều thỏa mãn do các tiêu chuẩn này chia ra nhiều trạng thái giới hạn hơn TCVN.
      + Chiều dài mỗi đoạn kèo hay cột không được quá 9(m) để dễ vận chuyển lắp dựng, mặc dù ta có thể thiết kế chiều dài đoạn lớn hơn 9(m).Có hai cách để gia công: nếu dùng thép tấm thì phải nối lưỡi gà, nếu dùng thép cuộn thì chiều dài của cuộn thép lên đên 24(m) (tha hồ mà gia công)
      - Bước 2: Kiểm tra ổn định khung: Quý vị có thể dùng LRFD trong SAP để kiểm tra, nhưng quý vị nhớ phải khống chế hệ số giằng.Kiểm tra bằng LRFD thì tiết kiệm được 30% so với kiểm tra bằng TCVN.
      + Quý vị cũng nên nhớ rằng, các giới hạn về ổn định công trình của ZAMIL đều cao hơn rất nhiều so với TCVN vì phương pháp gia công của họ hiện đại hơn chúng ta.
      Trên đây là những vấn đề cơ bản.Nếu có thắc mắc, hãy gọi 0904.101020 gặp Đức Zamil

      Ghi chú


      • #78
        Gửi Pác Rei

        Nếu khung nhà lớn hơn 50(m) thì Pác nên làm có cột giữa.Theo tôi có mấy lí do như sau: Thứ nhất, về ổn định, khung nhà KĐ lớn thì khả năng mất ổn định cao.Nếu thiết kế đạt ổn định thì tiết diện thiết kế sẽ rất lớn, gây phức tạp cho việc gia công và lắp dựng. Thứ hai, nếu pác thiết kế có cột giữa thi tiết diện giảm đi rất nhiều, tiết kiệm được rất nhiều kinh phí thi công mà lắp dựng lại dễ dàng.Thứ ba, nếu Pác dùng thép cường độ cao thì thực tế thị trường thép VN không có thép cường độ cao, thứ nữa do que hàn sản xuất tại VN không đủ cường độ nên gia công thép cường độ cao dẫn đến sẽ bị nứt tấm thép, que hàn không ngấu....Thứ tư, hiện nay với công nghệ tại VN, hầu hết các công ty gia công nhà tiền chế đều không thể gia công được khẩu độ lớn hơn 50(m) mà không có cột giữa.Đây là mấy ý kiến của tôi.Nếu có gì thắc mắc, gọi cho tôi theo số 0904101020.Đặc biết nếu Pác nào ở biên hòa,cuối tuần có thể gặp để trao đổi kinh nghiệm

        Ghi chú


        • #79
          Ðề: Liên kết chân cột Zamil

          Chào các bác, tui cũng đang làm và nghiên cứu về kết cấu khung Zamil. Tui có vài điều thắc mắc đưa lên xin anh em chỉ giúp. Trong kết cấu khung Zamil thì chân cột là liên kết khớp, tui đã đọc cuốn Manual của Zamil họ định nghĩa chân cột liên kết khớp khi chỉ có 2 bulông theo phương vuông góc với mặt phẳng khung. Trong thực tế anh em ta vẫn dùng cột vát ầm ỹ nhưng tui thấy trường hợp dùng 2 bulông là rất ít, và như vậy chân cột hoá cứng (không fù hợp với sơ đồ tính ban đầu). Hơn nữa để cấu tạo liên kết khớp là rất khó và không an toàn (đặc biệt là khi nhà cao chịu tải gió). Tui nghĩ chân cột Zamil khi > 2 bulông nên coi là liên kết nửa cứng. Tui mới lượm đc tài liều về loại lk này. Nếu anh em quan tâm tui sẽ up lên. Xin anh em cho ý kiến.
          Last edited by PT.Phuong; 05-08-2006, 11:16 AM.
          tphuongcdc@gmail.com

          Ghi chú


          • #80
            Ðề: Liên kết chân cột Zamil

            Nguyên văn bởi PhuongV.IBC
            Chào các bác, tui cũng đang làm và nghiên cứu về kết cấu khung Zamil. Tui có vài điều thắc mắc đưa lên xin anh em chỉ giúp. Trong kết cấu khung Zamil thì chân cột là liên kết khớp, tui đã đọc cuốn Manual của Zamil họ định nghĩa chân cột liên kết khớp khi chỉ có 2 bulông theo phương vuông góc với mặt phẳng khung. Trong thực tế anh em ta vẫn dùng cột vát ầm ỹ nhưng tui thấy trường hợp dùng 2 bulông là rất ít, và như vậy chân cột hoá cứng (không fù hợp với sơ đồ tính ban đầu). Hơn nữa để cấu tạo liên kết khớp là rất khó và không an toàn (đặc biệt là khi nhà cao chịu tải gió). Tui nghĩ chân cột Zamil khi > 2 bulông nên coi là liên kết nửa cứng. Tui mới lượm đc tài liều về loại lk này bằng Tiếng Ạnh. Nếu anh em quan tâm tui sẽ up lên. Xin anh em cho ý kiến.
            Nữa cứng thì cái hệ số liên kết tính sao đây??? Cách tính K để khai báo vào Soft thế nào??
            Bác nào sành SAP , check Ổn định cái khung thép tiền chế Upload lên cái File cho anh em tham khảo !!!! Nhớ khai báo cái sườn đó nha
            Thanks
            Steel Design Solution Forum

            Ghi chú


            • #81
              Ðề: Liên kết chân cột Zamil

              Nguyên văn bởi reivietnam
              Nữa cứng thì cái hệ số liên kết tính sao đây??? Cách tính K để khai báo vào Soft thế nào??
              Em đã post tài liệu lên rồi đó ở mục "Liên kết chân cột Zamil" Bác tìm hiểu nhé.
              tphuongcdc@gmail.com

              Ghi chú


              • #82
                Ðề: Kết cấu nhà Zamil

                Nguyên văn bởi hacidmember
                Mời bác nào rành về kết cấu thép mời tham gia thẩm tra công trình nhà công nghiệp cao 27m, 2 nhịp 2x36x2. Cẩu 60T+10T.Xin cho biết địa chỉ để tôi chủ động liên hệ.
                Hacidmember : hacid@hn.vnn.vn
                TÔI BỔ XUNG : BƯỚC CỘT 7M CHIỀU CAO VAI CẦU TRỤC 9M VÌ TRONG YÊU CẦU TRÊN CHƯA CÓ !
                NẾU BẠN CẦN TÍNH TOÁN CỤ THỂ ĐỂ THIẾT KẾ HAY THẨM ĐỊNH (THEO TIÊU CHUẨN NÀO?) LIÊN HỆ ĐIỆN THOẠI 0903.620.346

                Ghi chú


                • #83
                  Ðề: Kết cấu nhà Zamil

                  chào Rei tôi cũng rất khoái tính khung khẩu độ lớn.
                  Nhưng thưa bạn khẩu độ 60M,70M là rất tốn kém ,với lại khi dùng thép lớn hơn 14mm là cắt rất khó.bởi vì ở các công ty sx Kèo thép VN đều cắt bằng Acetylen ,nhất là các tấm đế ,tấm mã nối phải dày thông thường lớn hơn bụng 2-4mm,còn nữa giá thành thép càng dày càng đắt tiền ! bạn có biết điều này không?Nếu thiết kế cột giữa thì tiết kiệm và ổn định hơn nhiều !Nhưng đây là phương án mà ta có quyền tính đúng không Rei?
                  Tôi gởi kèm file staadPro và hệ số checkcode bạn nào có thích thì vào bình chơi cho vui !
                  Attached Files

                  Ghi chú


                  • #84
                    Ðề: Kết cấu nhà Zamil

                    Nguyên văn bởi DANH-TRUSS
                    chào Rei tôi cũng rất khoái tính khung khẩu độ lớn.
                    Nhưng thưa bạn khẩu độ 60M,70M là rất tốn kém ,với lại khi dùng thép lớn hơn 14mm là cắt rất khó.bởi vì ở các công ty sx Kèo thép VN đều cắt bằng Acetylen ,nhất là các tấm đế ,tấm mã nối phải dày thông thường lớn hơn bụng 2-4mm,còn nữa giá thành thép càng dày càng đắt tiền ! bạn có biết điều này không?Nếu thiết kế cột giữa thì tiết kiệm và ổn định hơn nhiều !Nhưng đây là phương án mà ta có quyền tính đúng không Rei?
                    Tôi gởi kèm file staadPro và hệ số checkcode bạn nào có thích thì vào bình chơi cho vui !
                    Rất cảm ơn ông !
                    Tôi cũng máy Staad lắm, còn vẽ thì TEKLA rồi, bộ đôi của nó mà !
                    Tôi thấy cái hình tính toán của ông có vẽ thuyết phục đấy, gởi cho tôi cái File tính và thiết kế tiêu chuẩn nào, ông kiểm tra ổn định ra sao tôi mới hiểu nổi chứ...
                    Many thanks
                    Steel Design Solution Forum

                    Ghi chú


                    • #85
                      Ðề: Kết cấu nhà Zamil

                      giử bác Danh-truss!
                      Tôi đồng ý với bác Danh-Truss chuyện thiết kế khung khẩu độ lớn 60-70m là rất khó, việc gia công khung kèo trở nên phức tạp vì chiều dầy của các tấm là quá lớn, khi cắt và hàn sẽ dễ bị nứt. Đối với phương pháp hàn thủ công, việc hàn thép cường độ cao cũng rất dễ bị nứt do thép cường độ cao rất dòn.(tôi đã hỏi mấy cao thủ vật liệu là giảng viên của ĐHBK TPHCM).Nói chung, theo quan niệm của tôi, các bác muốn thiết kế khung kèo thép kiểu zamil nên tham khảo nhưng cty chuyên gia công khung kèo thép tiền chế. Có thể gọi cho tôi để tư vấn thêm trong phạm vi có thể vì tôi là dân gia công khung kèo thép. Tôi rất sẵng sàng giúp đỡ trong khả năng có thể. Đức Zamil: 0904101020

                      Ghi chú


                      • #86
                        Ðề: Kết cấu nhà Zamil

                        Tui up một file tính toán của dân gia công kết cấu thép lên cho các Pác tham khảo và trao đổi nhé!
                        sorry nhé! Các Pác ơi tôi không Up lên được
                        Attached Files

                        Ghi chú


                        • #87
                          Ðề: Kết cấu nhà Zamil

                          Gửi bác Xuân Thủy!
                          Tôi đồng ý với bác xuân thủy về chuyện không nên thiết kế khung khẩu độ lớn quá vì tính kinh tế của nó. Tuy nhiên, theo suy nghĩ của tôi, nếu bác dùng thép 5,6 để thiết kế thanh bụng, cánh dày 8,10 thì bác phải kiểm tra ổn định của khung vì khi lắp dựng sẽ gặp khó khăn nhất định. Với tôi, khung khẩu độ <=45m thì thanh cánh nên dày 10, thanh bụng nên dày 8 đối với cột và tiết diện đầu kèo, còn chiều cao H của tiết diện tủy vào người tính để thuận lợi hơn cho việc lắp dựng. Bác Xuân Thủy có thể chỉ cho tôi nơi bán thép cường độ cao tại VN được không? Vì theo tôi biết hàng đó các nhà phân phối thép không nhập, muốn mua phải đặt hàng. Các cty thép kia tuy thiết kế ghi rõ là thép cường độ cao nhưng thực tế toàn dùng CT3 thui. Tôi đã thử rùi, CT3 khi kèo cường độ đạt lên đến >3400 kg/cm2.(đối với hàng zabo, còn loại ilic thì thấp hơn, khoảng >2500 kg/cm2 - 3000kg/cm2).Còn nữa, nếu bác dùng thép tấm cường độ cao, que hàn của bác cũng phải đạt cường độ tương đương thì mối hàn mới ngẫu. Theo tôi biết, que hàn VN đều không đạt cường độ (theo APAVE Việt Nam)

                          Ghi chú


                          • #88
                            Ðề: Kết cấu nhà Zamil

                            Hi all,
                            Đến giờ mà nói, thực sự chúng ta chưa đi hết ra khỏi khu vực, cứ mãi đăm đăm nhìn vào cái thằng Zamil, nó có cái quái gì mà ta cứ mãi nói về nó.
                            Bạn có thể nhìn xa hơn nữa ở châu âu, Mỹ...và các nước khác. Bạn sự khác biệt.
                            Ở góc độ kèo tiền chế " Chúng ta gọi là Zamil" nhưng đúng ra mà nói, tên này là ko đúng. Kết cấu này có thời từ xa xưa rồi, có những cái tốt hơn nó, rẻ tiền hơn nó, chúng ta không chịu dùng, máu ngoại...thì cứ thế mà chết, kết cấu kèo này nói cho đúng là không ổn định Nếu xét kết cấu". Để ổn định thì tốn rất nhiều tiền.
                            Vài dòng cùng các cao thủ, ý kiến của mình mang tính chủ quan, các bạn góp ý nhé.
                            <Để kết cấu thép VN phát triển, chúng ta phải làm gì đây ?> Mong các bạn trả lời giúp.
                            Steel Design Solution Forum

                            Ghi chú


                            • #89
                              Ðề: Kết cấu nhà Zamil

                              Hi all!
                              Tôi đồng ý quan điểm của Bác Rei, phải làm sao để kết cấu thép việt nam đi lên.Hiện nay ở TPHCM đã có cty của VN thiết kế kết cấu thép nhà cao tầng xuất sang úc(29A Hoàng Hoa Thám - Phú Nhuận). Trình độ của kỹ sư VN không kém, tại sao phải mua sản phẩm của Zamil?????tại thị trưởng ARAP, Kerby là cty nhà thép tiền chế mạnh hơn Zamil, họ đã vào VN từ năm 1991 và bỏ thị trường VN.Hiện nay, do tính cạnh tranh thiếu lành mạnh của XD VN nên hầu hết các cty nhà thép mang thương hiệu VN đều giá thấp hơn rất nhiều so với Zamil (trừ BMB) mặc dù chất lượng không hề thua kém (Đại Dũng, Cơ khí Tiên Tiến, ATAD, cơ khí Phú Thọ......) Trước đây, cũng có nhen nhóm ý định giữ giá để cạnh tranh với Zamil, PEB, Lysaght...... nhưng chỉ có mình BMB là làm được điều đó (Hoan nghênh)

                              Ghi chú


                              • #90
                                Ðề: Kết cấu nhà Zamil

                                Nguyên văn bởi XUAN THUY
                                Trình độ của từng cá nhân chúng ta, kỹ sư Việt Nam, thì không kém. Nhưng khả năng liên kết lại, khả năng tổ chức, tức là khả năng làm kinh tế. Đặc biệt khả năng giữ uy tín với khách hàng của các Cty VN quá thấp. Vì thế vẫn chưa có chỗ đứng vững chưa nói dám khẳng định tên tuổi (BMB thì cũng trong số đó thôi). Như vậy, các khách hàng nước ngoài vẫn phải chọn Zamil và các "dẫn xuất" từ Zamil (PEB, Lysaght, vv).

                                Về ổn định, phần trước của topic này tui đã có nói và so sánh giữa TCVN và TC Mỹ về tính dạng nhà khung Zamil. Họ có nghiên cứu về vấn này kỹ hơn ta, vì thế họ ban hành tiêu chuẩn mang tính thực dụng hơn.

                                Một trong số các chú, không biết có ai sau này thay thế những cái tên như Zamil được hay không ?
                                Em tán thành với bác về vấn đề ổn định Zamil họ nghiên cứu kỹ hơn ví theo em thứ nhất là cả cột và kèo đều rất ổn định vì họ có các cây chống xà gồ thứ hai là xà gồ được tính theo sơ đồ dầm liên tục và có cây chống xà gồ nên chiều dài tính toán ngắn nên rất kinh tế.

                                Ghi chú

                                Working...
                                X