QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Bàn về vấn đề sử dụng vách cứng trong nhà cao tầng

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Ðề: Bàn về vấn đề sử dụng vách cứng trong nhà cao tầng

    Nguyên văn bởi toan1
    Về gia tốc đỉnh:

    Vấn đề gia tốc đỉnh được quy định trong tiêu chuẩn có xét tới yếu tố tâm lý của người ở trong công trình. Ví dụ xét một gia tốc a nào đó, trên phương diện kết cấu thì vẫn đảm bảo nhưng về mặt tâm lý thì người ở trong công trình sẽ sợ vì nó lắc quá. Do vậy người ta đặt ra một giới hạn cho gia tốc đỉnh.

    Cách xác định gia tốc đỉnh: Hiện nay, người ta thường dùng cách đơn giản sau để xác định, đó là xem dao động của công trình là dao động con lắc đơn. Theo đó, xem chuyển vị là x = Asinωt, đạo hàm 2 lần ta được gia tốc a = -ω2Asinωt. Giá trị mà ta có được trong ETABS, ứng với mode dao động cho chuyển vị lớn nhất u max. Từ đó ta có a max = ω2 x u max. Với ω = 2πf = 2π/T. Giá trị f hoặc T có thể tìm được bằng ETABS hoặc SAP.

    Về việc bố trí vách lõi:

    Bố trí vách lõi phải là việc mà người kỹ sư kết cấu nắm vai trò chủ trì, và người kiến trúc sư góp ý về mặt thẩm mỹ. Tuy nhiên mọi việc thiết kế đều phải tuân theo tiêu chuẩn liên quan (kết cấu, pccc, thoát hiểm, động đất,...). Việc bố trí thép vách cứng để tăng khả năng chống lực ngang do động đất hoặc gió là điều dễ hiểu và dễ làm. Nhưng nó sẽ vướng một số vấn đề về mặt kinh tế và thẩm mỹ. Chắc chắn người chủ trì thiết kế sẽ phải đắn đó giữa việc an toàn - kinh tế - thẩm mỹ - dễ thi công.

    Một số mô hình kết cấu chỉ thể hiện rõ tính tối ưu trong một số trường hợp nhất định, nếu vượt qua giới hạn đó thì sẽ không phù hợp và không kinh tế. Ví dụ, nhà cao 60 tầng, bạn không thể thiết kế công trình toàn là BTCT mà phải kết hợp btct và thép nếu không thì hệ móng sẽ trở nên khổng lồ, tốn kém vô ích. Mặt khác, không thể thiết kế nhà vách cứng và lõi cho công trình cao ốc văn phòng, nơi cần không gian, mà phải là hệ khung dầm biên và lõi thang máy. Điều đó dẫn đến công trình sẽ có chiều cao nhất định.

    Từ các ví dụ trên cho thấy, việc lựa chọn hệ chịu lực nào cũng chỉ mang tính tương đối. Đó là công việc của một tập thể bao gồm kỹ sư kết cấu, thi công, kiến trúc sư, kỹ sư điện, nước, công an phòng cháy chữa cháy và vai trò quan trọng nhất phải là người chủ trì thiết kế nhiều kinh nghiệm.

    Chúc các bạn năm mới nhiều điều may mắn.

    p/s: Các bạn có thể xem qua file đính kèm về việc áp dụng etabs để tính toán động đất mà mình đã post trước đây.
    Cám ơn bác đã chia sẻ kinh nghiệm và tài liệu. Có vài điều muốn trao đổi thêm với bac:
    - Tb đang làm một công trình 72 tầng mà vẫn hoàn toàn dùng kết cấu BTCT. Tất nhiên bê tông không phải dạng thường mà là loại cường độ cao. Như vậy, không có chuyện "phải hay không phải" mà chỉ có "nên hay không nên" Chung quy lại, đó chính là bài toán kinh tế và kỹ thuật. TB không biết ở ViêtNam, công trình 68 tầng đang triển khai thi công thì dùng hệ kết cấu nào? Các bác có thể cho biết được ko? Xin cảm ơn nhiều.
    - Bài toán gia tốc ở đỉnh công trình là bài toán tiện nghi(như bác toan1 đã nói). Mặt khác, động đất là trường hợp tải trọng đặc biệt, không xảy ra thường xuyên nên không dùng cho bài toán tiện nghi. Những công trình mà tb đã làm (5 cái từ 36 đến 72 tầng) thì chỉ tính gia tốc cực đại gây ra bởi gió mà thôi.

    Tài liệu tham khảo:
    Monograph on Planning and Design of Tall Buildings
    Volume PC, SC CL, SB, CB
    American Society of Civil Engineers, 1981
    Last edited by thaibinhkx; 14-02-2008, 09:49 PM.
    Tôi là người Việt Nam

    Ghi chú


    • #32
      Ðề: Bàn về vấn đề sử dụng vách cứng trong nhà cao tầng

      Không biết bạn thaibinhkx có dùng từ kỹ thuật đúng hay không, chứ 72 tầng thì hầu hết kỹ sư dùng kết cấu cột thép nhồi bê-tông (structure mixte), hay kết câu thép và bê-tông chỉ phụ thêm phần nhỏ về sức chịu và phần chống cháy.
      Vậy xin bạn giải thích kỹ hơn.

      Nguyễn-văn-Thu


      Nguyên văn bởi thaibinhkx
      Cám ơn bác đã chia sẻ kinh nghiệm và tài liệu. Có vài điều muốn trao đổi thêm với bac:
      - Tb đang làm một công trình 72 tầng mà vẫn hoàn toàn dùng kết cấu BTCT. Tất nhiên bê tông không phải dạng thường mà là loại cường độ cao. Như vậy, không có chuyện "phải hay không phải" mà chỉ có "nên hay không nên" Chung quy lại, đó chính là bài toán kinh tế và kỹ thuật. TB không biết ở ViêtNam, công trình 68 tầng đang triển khai thi công thì dùng hệ kết cấu nào? Các bác có thể cho biết được ko? Xin cảm ơn nhiều.
      - Bài toán gia tốc ở đỉnh công trình là bài toán tiện nghi(như bác toan1 đã nói). Mặt khác, động đất là trường hợp tải trọng đặc biệt, không xảy ra thường xuyên nên không dùng cho bài toán tiện nghi. Những công trình mà tb đã làm (5 cái từ 36 đến 72 tầng) thì chỉ tính gia tốc cực đại gây ra bởi gió mà thôi.

      Tài liệu tham khảo:
      Monograph on Planning and Design of Tall Buildings
      Volume PC, SC CL, SB, CB
      American Society of Civil Engineers, 1981

      Ghi chú


      • #33
        Ðề: Bàn về vấn đề sử dụng vách cứng trong nhà cao tầng

        Nguyên văn bởi Nguyễn-văn-Thu
        Không biết bạn thaibinhkx có dùng từ kỹ thuật đúng hay không, chứ 72 tầng thì hầu hết kỹ sư dùng kết cấu cột thép nhồi bê-tông (structure mixte), hay kết câu thép và bê-tông chỉ phụ thêm phần nhỏ về sức chịu và phần chống cháy.
        Vậy xin bạn giải thích kỹ hơn.

        Nguyễn-văn-Thu

        Thưa Bác Thu,

        Chắc là tb dùng từ kỹ thuật không đúng rồi bác ạ! Cám ơn Bác đã nhắc nhở

        Tb xin lấy một ví dụ nhỏ :
        - Công trình 61 tầng (dùng kết cấu BTCT) mà TB có tham gia được đặt trên nền đá cứng.
        - Tải trọng thẳng đứng lên móng, sau khi đã tổ hợp, là 1100 MN. Hệ kết cấu dùng hai lõi, ngoài và trong với tổng diện tích lõi là 100m2. Điều này tương đương với các lõi có chiều dày khoảng 80cm ở những tầng dưới cùng. Như vậy ứng suất trung bình là khoảng 11 MPa! Vậy chỉ cần bê tông B30 là cũng có thể chịu được tải trọng này. Trong thực tế, đã dùng bê tông B45.
        - Nền đá cứng có sức chịu tải tính toán khoảng 9 MPa, làm hệ móng bè diện tích tổng khoảng 1200m2, như vậy áp lực lên nền đất là khoảng 1 MPa.

        Kính gửi đến bác lời chào sức khỏe!
        Tôi là người Việt Nam

        Ghi chú


        • #34
          Ðề: Bàn về vấn đề sử dụng vách cứng trong nhà cao tầng

          Nguyên văn bởi thaibinhkx
          Thưa Bác Thu,

          Chắc là tb dùng từ kỹ thuật không đúng rồi bác ạ! Cám ơn Bác đã nhắc nhở

          Tb xin lấy một ví dụ nhỏ :
          - Công trình 61 tầng (dùng kết cấu BTCT) mà TB có tham gia được đặt trên nền đá cứng.
          - Tải trọng thẳng đứng lên móng, sau khi đã tổ hợp, là 1100 MN. Hệ kết cấu dùng hai lõi, ngoài và trong với tổng diện tích lõi là 100m2. Điều này tương đương với các lõi có chiều dày khoảng 80cm ở những tầng dưới cùng. Như vậy ứng suất trung bình là khoảng 11 MPa! Vậy chỉ cần bê tông B30 là cũng có thể chịu được tải trọng này. Trong thực tế, đã dùng bê tông B45.
          - Nền đá cứng có sức chịu tải tính toán khoảng 9 MPa, làm hệ móng bè diện tích tổng khoảng 1200m2, như vậy áp lực lên nền đất là khoảng 1 MPa.

          Kính gửi đến bác lời chào sức khỏe!
          các lõi có chiều dày tới 800 mm ; liệu có quá lớn không ; có thể phân tán vách phân bố đều để giảm chiều dày vách quá lớn ; liệu thi công lõi với bê tông khối lớn như thế có đảm bảo???? lõi vừa dày và cao ngất như vậy và cái thang máy cũng không lớn lắm mà chơi cái lõi dày thế liệu tính toán có đảm bảo khi khai báo nó là kết cấu phẳng chứ không phải kết cấu 3d ; tức là khai báo cái lõi đó trong phần mềm là shell hay là solid???
          làm hệ móng bè với nhà 60 tầng thì không ok lắm ; vì việc chống lật lúc nào cũng không thỏa trừ trường hợp mặt bằng rộng lớn ; tỷ lệ tương đối với chiều cao nhà.
          nền đất có đá ; tại sao không dùng cọc để tận dụng khả năng sức chịu tải của mũi cọc chống lên đá.
          kết cấu này theo tôi nên dùng kết cấu lõi kết hợp vách thì hợp lý hơn.
          mác bê tông và cường độ thép càng cao càng tốt vì sẽ giãm được trọng lượng của nhà.
          kết cấu 60 tầng với chiều cao khoảng 180 mét ; khá cao vì thế việc tính toán động đất cần xét đến phi tuyến và chú ý xét đến kết cấu chịu đựng nếu bị phá hoại bới lực động đất. tức là khi động đất sảy ra ở mức độ nào đó thì công trình có xập thì ko thể xập đột ngột hay hoàn toàn như thế 1 phần giải phóng được sự thiệt hại về người cao.
          TÌNH YÊU HẠNH PHÚC VÀ SỰ NGHIỆP THÀNH ĐẠT

          Ghi chú

          Working...
          X