Nguyên văn bởi xd_16
QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG
Collapse
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
Tải trọng gió tác dụng vào cột hay vào dầm
Collapse
X
-
Ðề: Tải trọng gió tác dụng vào cột hay vào dầm
-
Ðề: Tải trọng gió tác dụng vào cột hay vào dầm
+Theo mình thì nhập thành phần tĩnh của gió vào dầm biên hay cột cũng tương đương nhau thôi:
-Khi nhập vào dầm biên(cao trình sàn) thì gió sẽ được phân phối về các khung theo độ cứng từng khung thông qua sàn cựng
-Khi nhập vào cột khung thì lúc phân tích theo sơ đồ không gian sàn cứng cũng vẫn sẽ làm nhiệm vụ phân phối lục gió này san ra các khung khác theo độ cứng từng khung thôi.
+Thành phần động của gió thì nhập vào tâm khối lượng là đúng rôi.
+Nhập gió vào cột khung hay dầm biên thì theo mình giá trị mô men lớn nhất ở đỉnh cột và chân cột vẫn tương đương nhau thôi.cho nên hai cách nhập trên không sai khác nhau nhiều đâu.
Leave a comment:
-
Ðề: Tải trọng gió tác dụng vào cột hay vào dầm
Chú Ninh47xd đâu nhẩy? Trả lời anh đi chứ!
Leave a comment:
-
Ðề: Tải trọng gió tác dụng vào cột hay vào dầm
Nguyên văn bởi Truonghuucat@Ninh47xd:Em bảo "gió động xuất hiện là do công trình có lực quán tính, nhưng nó lại ko fải là lực quán tính đâu" anh không hiểu lắm!
Em có thể giải thích rõ hơn được không? Nó không phải là lực quán tính thì là lực gì???
Khi công trình chuyển vị do gió tĩnh, do có quán tính, nó sẽ quay về vị trí ban đầu và va chạm với các luồng ko khí, đó là gió động
Ngoài ra, do gió thổi ko đều, gây ra các dòng xoáy (gió giật), đó cg là gió động
--> nó ko fải lực quán tính
Nhưng em vẫn gán gió vào center ò Mass
Leave a comment:
-
Ðề: Tải trọng gió tác dụng vào cột hay vào dầm
Nguyên văn bởi ninh47xdVới tường gạch xây bình thường thì đây là cách đúng nhất. Tuy nhiên với các loại tưởng khác thì chưa chắc đã đúng, bạn phải căn cứ vào sơ đồ kết cấu mà làm.
Còn phải phụ thuộc vào liên kết tường với dầm và cột nữa chứ. Thông thường đối với tường bao che bằng gạch sẽ làm theo cách sau:
+cạnh chân tường: tường xây trực tiếp lên dầm nên trọng lực của tường và "độ nhám mặt" của vữa tường với bêton dầm tạo nên lực ma sát=>truyền tải gió lên dầm tại chân tường.
+cạnh đỉnh tường: không có liên kết, chỉ xây chèn với kỹ thuật cần thiết để không xuất hiện vết dạn nứt giữa đỉnh tường và dầm biên tầng trên.
+hai cạnh bên: thường cấu tạo "râu thép" với cột.
Việc truyền tải này phụ thuộc rất nhiều vào cách cấu tạo liên kết, tỷ lệ chiều dài với chiều cao của tường, có lỗ mở và vị trí của nó trên tường trên tường...
*****Cách nhập tải gió vào dầm biên hay vào cột biên?
"THÔNG THƯỜNG" nhập tải gió vào dầm biên là việc quy tải đơn giản hóa chấp nhận được. Vì nội lực:
+tổng thể: nói chung là gần giống nhau trong cả hai cách nhập
+cục bộ cho dầm cột biên: với cách nhập vào cột thì sẽ cho mômen lớn hơn ở giữa nhịp nhưng lại nhỏ hơn ở chân cột hay đỉnh cột mỗi tầng theo cách nhập vào dầm biên. (không như bác nào ở trên nói là nhập vào cột cho thép lớn được)
+Khi tính cốt thép cột thường chọn nội lực tại tiết diện có nội lực nguy hiểm nhất (lớn nhất) để tính (lại thường là đầu cột hay đỉnh cột). Lưu ý về vị trí nối thép cho cột biên. Trong mô hình khung 3D nếu không nhập sàn (nếu có sàn) phải lưu ý tới nội lực trong dầm biên...
VẬY để đơn giản nhất và kết quả chấp nhận được:
+Đối với khung 2D quy tải về nút tầng
+Đối với khung 3D quy tải về nút khung của tầng, hay quy tải về dầm biên (lưu ý sàn)
Đó là kinh nghiệm ít ỏi của em, và đó chỉ là cảm nhận "THƯỜNG" như vậy của riêng em thôi thôi. Quyết định mô hình như thế nào phụ thuộc vào số liệu cụ thể(kích thước, giá trị tải trọng, vật liệu, điều kiện liên kết...), tầm quan trọng và quan điểm chủ quan của người thiết kế nữa. Mong được học hỏi thêm
Leave a comment:
-
Ðề: Tải trọng gió tác dụng vào cột hay vào dầm
@Ninh47xd:Em bảo "gió động xuất hiện là do công trình có lực quán tính, nhưng nó lại ko fải là lực quán tính đâu" anh không hiểu lắm!
Em có thể giải thích rõ hơn được không? Nó không phải là lực quán tính thì là lực gì???
Leave a comment:
-
Ðề: Tải trọng gió tác dụng vào cột hay vào dầm
theo em cứ phân tải trọng gió về các dầm và cột như trong bản sàn phân tải về các dầm như hình thang và tam giác có được ko , nhưng như thế lâu lắm.....
Leave a comment:
-
Ðề: Tải trọng gió tác dụng vào cột hay vào dầm
Nguyên văn bởi NPD-Các bạn cho hỏi, một trụ quãng cáo cao 20 m có tấm pano 4x6 đặt tại vùng có bão giật cấp 12. Vậy khi tính tải gió có cần phải tính áp lực gió tác động lên tấm pano không? vì có y kiến cho rằng, khi gió giật cấp 10 là tấm pano bằng tôn 5 zem gắn trên sườn thép L kia biến mất rồi, nói vậy có đúng không?
áp lực gió có thể xem tiêu chẩn
Leave a comment:
-
Ðề: Tải trọng gió tác dụng vào cột hay vào dầm
-Các bạn cho hỏi, một trụ quãng cáo cao 20 m có tấm pano 4x6 đặt tại vùng có bão giật cấp 12. Vậy khi tính tải gió có cần phải tính áp lực gió tác động lên tấm pano không? vì có y kiến cho rằng, khi gió giật cấp 10 là tấm pano bằng tôn 5 zem gắn trên sườn thép L kia biến mất rồi, nói vậy có đúng không?
Leave a comment:
-
Ðề: Tải trọng gió tác dụng vào cột hay vào dầm
Cám ơn các Bác nhiều lắm. Đúng là mổi người đều có quan điểm riêng Nhưng theo tôi thì dù khác nhau đi chăng nữa thì cuối cùng kết quả vẫn phải hội tụ về đích chứ (kỹ thuật mà) Hiện nay vịêc nhập gió vào dầm hay cột vẫn là vấn đề đang tranh cãi gay rắc. Theo tôi tại sao mình không liên hệ lại việc nhập tải phân bố đều lên sàn và quy tải sàn vào dầm chính, dầm phụ (tam giác hình thang). Ở đây chỉ khác là sàn là BTCT theo phương ngang còn tường là tường xây gạch theo phương đứng. Lưu ý : nếu sử dụng Sap2000 thì không thể khai báo tường vao được Lúc này hệ khung không gian cũng giảm ổn định theo các phương rất nhiều.
Leave a comment:
-
Ðề: Tải trọng gió tác dụng vào cột hay vào dầm
Chán các bác lắm.Nói ma không có sách mách có chứng gì cả.Ai nắm kĩ thì nói cho anh em rõ ràng cái.Theo em không có cách nào tuyệt đối hết.Tất cả phụ thuộc vào người thiết kế định cấu tạo kết cấu chịu và truyền lực như thế nào mà đưa ra sơ đồ tính phù hợp.Trong xây dựng không rập khuôn được đâu (trừ những thứ giống nhau còn khác nhau thì không rập được).
Leave a comment:
-
Ðề: Tải trọng gió tác dụng vào cột hay vào dầm
Nguyên văn bởi ninh47xd@Hiệp: Tải trọng gió fải nhập vào điểm ứng với trọng tâm của hợp lực gió chứ, nhập vào tâm khối lượng sao đúng đc e
@ksminh: việc nhập gió vào dầm hay cột chủ yếu phụ thuộc vào liên kết của dầm cột với tường. Nếu tấm tường của bác liên kết với cột thì fải khai báo gió vào cột chứ. Ko fải quan niệm "khi báo gió vào dầm" là quan niệm mới nên đc nhiều ng áp dụng, mà là với công trình bình thường thì khai báo vào dầm đúng hơn do nhịp dầm thường > chiều cao cột. Nó cg ko có ưu điểm là tự phân phối lực gió về các cột theo độ cứng, tự phân phối hay ko là do phần mềm sử dụng mà thôi. Việc dầm biên bị uốn xiên cg phản ánh đúng hơn sự làm việc thực tế của dầm biên, đó ko fải là nhược điểm của phương pháp mà còn là ưu điểm nữa cơ bác ạ . Cột biên nếu ra thép to vì chịu lực cục bộ là đúng với sự làm việc thực tế của cột chứ ko vô lý. Còn phương pháp "nhập vào toạ độ ảo" thì rõ ràng là sai toét rồi, chẳng qua lười thì làm tế thôi , còn e ko hiểu sao bác lại bảo là dùng cách này với nhà hình cn thì ko ổn còn hình vuông thì ok
Leave a comment:
-
Ðề: Tải trọng gió tác dụng vào cột hay vào dầm
Nguyên văn bởi ninh47xd@Hiệp: Tải trọng gió fải nhập vào điểm ứng với trọng tâm của hợp lực gió chứ, nhập vào tâm khối lượng sao đúng đc e
Leave a comment:
-
Ðề: Tải trọng gió tác dụng vào cột hay vào dầm
Nguyên văn bởi X.HanhNgbác ksminh giải thích rõ hơn dùm E với. Lúc học ETABS E thấy thầy E nhập tải gió vào tâm khối lượng của sàn??? Kô biết E nhớ đúng kô nữa.
Leave a comment:
-
Ðề: Tải trọng gió tác dụng vào cột hay vào dầm
Nguyên văn bởi ksminhquan điểm cho tải gió vào cột của nhà cao tầng thì đó là quan niệm cũ xưa rồi.Nhược điểm của quan niệm này là cấu kiện cột chịu trực tiếp lực gió sẽ biến dạng rất lớn. vì thể cột biên rất to.Nếu phân phối lực gió theo độ cứng của các cột thì hợp lý hơn
quan niểm nhập vàp dầm biên thì bây giờ nhiều người áp dụng.Ưu điểm là nó tự động phân phối lực ngang do GIó về các cột. cột khoả chịu nhiều ; cột yếu chịu ít hơn. Nhựơc điểm làm cho dầm biên biến dạng cũng đáng kể nếu sàn không được khai báo tuyệt đối cứng theo phương trong mặt phẳng của nó.
PP nhập bằng toạ độ ảo vào công trình. PP này có ưu điểm là rất tiện và nhanh. Nhưng nó cũng có nhược điểm là với nhà hình chử nhật nhập theo kiểu này là không thực tế lắm so với dập vào dầm biên.Nhưng nhà hình vuông thì ok.
vài dòng
Leave a comment:
Quảng cáo cuối trang
Collapse
Leave a comment: