QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tải trọng gió tác dụng vào cột hay vào dầm

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Budweiser
    replied
    Ðề: Tải trọng gió tác dụng vào cột hay vào dầm

    ok,,cám ơn sư huynh nhiều

    Leave a comment:


  • Budweiser
    replied
    Ðề: Tải trọng gió tác dụng vào cột hay vào dầm

    mấy sư huynh cho em xin 1 công trình cao tầng làm đồ án tốt nghiệp,,cái nào nhẹ nhàng tí thui nhé,,thanks mấy huynh trước.

    Leave a comment:


  • nonnuoc
    replied
    Ðề: Tải trọng gió tác dụng vào cột hay vào dầm

    Nguyên văn bởi thaisonen View Post
    ủa cái lý thuyết là cái cơ bản mà anh.
    đơn giản thế thôi em nhưng quan trọng là phải tính đúng, tính đủ

    Leave a comment:


  • tuonghai
    replied
    Ðề: Tải trọng gió tác dụng vào cột hay vào dầm

    Nguyên văn bởi phuong.le View Post
    Chào thaisoen,
    Haha, không phải riêng em mà anh đã từng hướng dẫn rất nhiều cho các kỹ sư trong công ty và "đụng độ" nhiều quan chức / kỹ sư kết cấu cũng có những suy nghĩ như em. Khi anh mới là kỹ sư cũng vậy, cũng làm đề tài tốt nghiệp là nhà cao tầng nhìn mọi việc và gán cho công việc mình phức tạp lên như các nghiên cứu sinh vậy. Và anh đã học tập bổ sinh những kiến thức từ các KS Việt Nam được gọi là hàng đầu (hiện nay họ đều làm việc ở nước ngoài cả rồi, haha), cũng như là các đào tạo của các công ty tư vấn chuyên nghiệp và nhận ra rằng mình biết nhiều cái rất cao siêu nhưng lại thiếu cái cơ bản nhất, đó là kỹ năng tính toán cơ bản. Một câu tâm huyết (rule of thumb) mà anh đã nói với các kỹ sư trẻ: "Hãy đưa những cái phức tạp về sơ đồ đơn giản để giải nó và phương pháp giải là từ đơn giản đến phức tạp". Hãy hình dung rằng một công ty kiến trúc, vd. Norman Forster, đưa cho mình một công trình cao tầng với yêu cầu là phải thỏa mãn những yêu cầu cần thiết của k trúc. Và dĩ nhiên, vọ không biết và không có vị trí, kích thước của cột / vách / lõi vì đó là công việc của chúng ta. Do đó từ điều kiện biên là chiều cao / kích thước công trình / địa chất thủy văn ta có thể đơn giản tính toán nó là một cái cột conxon với độ cứng EI. Với lực ngang H và có module đàn hồi E ta có thể tính I cho toàn công trình. Đó là điều kiện ban đầu tiên quyết để có một scheme đúng đắn. Sau đó, em có thể bố trí bất cứ cái gì để thỏa mãn I đó (có thể gán cột tham gia hay không tham gia việc chịu tải ngang). Sau đó ta có thể tối ưu hóa và tính toán đúng đắn hơn khi gán vào mô hình (etabs, gsa, staad pro...). Việc lực ngang (gió và động đất) sẽ là lực đặt vào tâm khối lượng của mặt phẳng ngang và có thể gây moment xoắn nếu vị trí tâm cứng khác với tâm khối lượng. Em có thể tham khảo file presentation và hình vẽ mà anh đã đính kèm.
    Hy vọng những chia sẻ là hữu ích.
    Phuong
    Chuẩn không cần chỉnh
    Lâu quá không gặp, A.Phương cũng tham gia diễn đàn à.
    Hôm nào làm buổi "Structural Tea Talk" A.Phương ơi.
    Sorry các bác vì spam.
    H

    Leave a comment:


  • eng-hiep
    replied
    Ðề: Tải trọng gió tác dụng vào cột hay vào dầm

    Nguyên văn bởi phuong.le View Post
    Dĩ nhiên tải ngang của công trình (động đất và gió) sẽ được đặt vào tâm khối lượng của từng tầng. Và tải trọng này sẽ gây moment xoắn xung quanh tâm cứng cho các thành phần đứng (cột, vách).
    Bác Phương đã ngộ ra rùi à ^^

    Leave a comment:


  • thaisonen
    replied
    Ðề: Tải trọng gió tác dụng vào cột hay vào dầm

    Nguyên văn bởi tuanlt View Post
    Lại đúng nữa rồi. Không muốn động chạm đến ai nhưng tôi thấy nhiều bạn mới đi làm rất hăng nói lý thuyết, thích cải vã, hiếu thắng...Hỏi lại: Moment là cái gì (mà ông nói lắm thế) là tịt luôn...
    ủa cái lý thuyết là cái cơ bản mà anh.

    Leave a comment:


  • tuanlt
    replied
    Ðề: Tải trọng gió tác dụng vào cột hay vào dầm

    Nguyên văn bởi phuong.le View Post
    Chào thaisoen,
    Haha, không phải riêng em mà anh đã từng hướng dẫn rất nhiều cho các kỹ sư trong công ty và "đụng độ" nhiều quan chức / kỹ sư kết cấu cũng có những suy nghĩ như em. Khi anh mới là kỹ sư cũng vậy, cũng làm đề tài tốt nghiệp là nhà cao tầng nhìn mọi việc và gán cho công việc mình phức tạp lên như các nghiên cứu sinh vậy. Và anh đã học tập bổ sinh những kiến thức từ các KS Việt Nam được gọi là hàng đầu (hiện nay họ đều làm việc ở nước ngoài cả rồi, haha), cũng như là các đào tạo của các công ty tư vấn chuyên nghiệp và nhận ra rằng mình biết nhiều cái rất cao siêu nhưng lại thiếu cái cơ bản nhất, đó là kỹ năng tính toán cơ bản. Một câu tâm huyết (rule of thumb) mà anh đã nói với các kỹ sư trẻ: "Hãy đưa những cái phức tạp về sơ đồ đơn giản để giải nó và phương pháp giải là từ đơn giản đến phức tạp". Hãy hình dung rằng một công ty kiến trúc, vd. Norman Forster, đưa cho mình một công trình cao tầng với yêu cầu là phải thỏa mãn những yêu cầu cần thiết của k trúc. Và dĩ nhiên, vọ không biết và không có vị trí, kích thước của cột / vách / lõi vì đó là công việc của chúng ta. Do đó từ điều kiện biên là chiều cao / kích thước công trình / địa chất thủy văn ta có thể đơn giản tính toán nó là một cái cột conxon với độ cứng EI. Với lực ngang H và có module đàn hồi E ta có thể tính I cho toàn công trình. Đó là điều kiện ban đầu tiên quyết để có một scheme đúng đắn. Sau đó, em có thể bố trí bất cứ cái gì để thỏa mãn I đó (có thể gán cột tham gia hay không tham gia việc chịu tải ngang). Sau đó ta có thể tối ưu hóa và tính toán đúng đắn hơn khi gán vào mô hình (etabs, gsa, staad pro...). Việc lực ngang (gió và động đất) sẽ là lực đặt vào tâm khối lượng của mặt phẳng ngang và có thể gây moment xoắn nếu vị trí tâm cứng khác với tâm khối lượng. Em có thể tham khảo file presentation và hình vẽ mà anh đã đính kèm.
    Hy vọng những chia sẻ là hữu ích.
    Phuong
    Lại đúng nữa rồi. Không muốn động chạm đến ai nhưng tôi thấy nhiều bạn mới đi làm rất hăng nói lý thuyết, thích cải vã, hiếu thắng...Hỏi lại: Moment là cái gì (mà ông nói lắm thế) là tịt luôn...

    Leave a comment:


  • phuong.le
    replied
    Ðề: Tải trọng gió tác dụng vào cột hay vào dầm

    Chào thaisoen,
    Haha, không phải riêng em mà anh đã từng hướng dẫn rất nhiều cho các kỹ sư trong công ty và "đụng độ" nhiều quan chức / kỹ sư kết cấu cũng có những suy nghĩ như em. Khi anh mới là kỹ sư cũng vậy, cũng làm đề tài tốt nghiệp là nhà cao tầng nhìn mọi việc và gán cho công việc mình phức tạp lên như các nghiên cứu sinh vậy. Và anh đã học tập bổ sinh những kiến thức từ các KS Việt Nam được gọi là hàng đầu (hiện nay họ đều làm việc ở nước ngoài cả rồi, haha), cũng như là các đào tạo của các công ty tư vấn chuyên nghiệp và nhận ra rằng mình biết nhiều cái rất cao siêu nhưng lại thiếu cái cơ bản nhất, đó là kỹ năng tính toán cơ bản. Một câu tâm huyết (rule of thumb) mà anh đã nói với các kỹ sư trẻ: "Hãy đưa những cái phức tạp về sơ đồ đơn giản để giải nó và phương pháp giải là từ đơn giản đến phức tạp". Hãy hình dung rằng một công ty kiến trúc, vd. Norman Forster, đưa cho mình một công trình cao tầng với yêu cầu là phải thỏa mãn những yêu cầu cần thiết của k trúc. Và dĩ nhiên, vọ không biết và không có vị trí, kích thước của cột / vách / lõi vì đó là công việc của chúng ta. Do đó từ điều kiện biên là chiều cao / kích thước công trình / địa chất thủy văn ta có thể đơn giản tính toán nó là một cái cột conxon với độ cứng EI. Với lực ngang H và có module đàn hồi E ta có thể tính I cho toàn công trình. Đó là điều kiện ban đầu tiên quyết để có một scheme đúng đắn. Sau đó, em có thể bố trí bất cứ cái gì để thỏa mãn I đó (có thể gán cột tham gia hay không tham gia việc chịu tải ngang). Sau đó ta có thể tối ưu hóa và tính toán đúng đắn hơn khi gán vào mô hình (etabs, gsa, staad pro...). Việc lực ngang (gió và động đất) sẽ là lực đặt vào tâm khối lượng của mặt phẳng ngang và có thể gây moment xoắn nếu vị trí tâm cứng khác với tâm khối lượng. Em có thể tham khảo file presentation và hình vẽ mà anh đã đính kèm.
    Hy vọng những chia sẻ là hữu ích.
    Phuong

    Leave a comment:


  • thaisonen
    replied
    Ðề: Tải trọng gió tác dụng vào cột hay vào dầm

    Nguyên văn bởi phuong.le View Post
    Chào thaisoen,
    Dĩ nhiên tải ngang của công trình (động đất và gió) sẽ được đặt vào tâm khối lượng của từng tầng. Và tải trọng này sẽ gây moment xoắn xung quanh tâm cứng cho các thành phần đứng (cột, vách). Để đơn giản bạn nên xem hình dưới. Còn vấn đề về sự ảnh hưởng và tính toán của xoắn đến toàn công trình, mức độ cho phép, góc xoắn, phương pháp khử xoắn thì bạn phải cần đọc thêm sách. Liên lạc với mình nếu thấy hứng thú với đề tài này.
    Hy vọng những giải đáp của mình là hữu ích.
    Phuong
    Em cũng đồng quan điểm với bác Minh. Đề tài tốt nghiệp của em vừa rồi cũng làm nhà cao tầng. Nhưng khi thấy quan điểm coi công trình như công xôn khi tính chịu tải trọng dao động (gió động, động đất) thì thanh công xon đó là tâm cứng... của nhà (đại loại là như vị trí của thanh công con là tâm cứng), mà ta thấy ro ràng hình vẻ chỉ lực đặt ngay tại vị trí này mà không giải thích gì thêm.

    Leave a comment:


  • nghiaamt
    replied
    Ðề: Tải trọng gió tác dụng vào cột hay vào dầm

    Không phải vậy đâu bạn ơi!
    Tải trọng gió được chia thành 2 thành phần: thành phần tĩnh và thành phần động, và cách tính 2 thành phần này được hướng dẫn tại TCVN 2737 khá kỹ, bạn xem lại nhé. Không thể giải thích gió động theo kiểu đó.

    Leave a comment:


  • phuong.le
    replied
    Ðề: Tải trọng gió tác dụng vào cột hay vào dầm

    Nguyên văn bởi thaisonen View Post
    Bác cho em em hỏi tiếp. Vậy, tải đặt tại tâm nào thi gây xoắn, tâm nào không. Theo em nghĩ là cả hai. Xin lổi vì em chưa thử trên Etabs? Cám ơn bác trước.
    Chào thaisoen,
    Dĩ nhiên tải ngang của công trình (động đất và gió) sẽ được đặt vào tâm khối lượng của từng tầng. Và tải trọng này sẽ gây moment xoắn xung quanh tâm cứng cho các thành phần đứng (cột, vách). Để đơn giản bạn nên xem hình dưới. Còn vấn đề về sự ảnh hưởng và tính toán của xoắn đến toàn công trình, mức độ cho phép, góc xoắn, phương pháp khử xoắn thì bạn phải cần đọc thêm sách. Liên lạc với mình nếu thấy hứng thú với đề tài này.
    Hy vọng những giải đáp của mình là hữu ích.
    Phuong
    Attached Files

    Leave a comment:


  • thaisonen
    replied
    Ðề: Tải trọng gió tác dụng vào cột hay vào dầm

    Nguyên văn bởi ksminh
    tính sai rồi; tính như sau:
    + Tâm hình học là trung điểm của diện đón gió mỗi mặt . Nếu ctrinh có 2 mặt đón gió chính ( X và Y ) thì tâm hình học là giao điểm của 2 đường trung điểm này . Cái này tôi đã trình bày ở đâu đó trong diễn đàn rồi .
    + Tâm khối lượng là trọng tâm của sàn , cột , vách và tường ---- bất cứ thứ gì trên sàn miễn có trọng lượng ( cái này etabs tính mới nỗi )
    + tâm cứng là trọng tâm độ cứng của kết cấu chịu lực ngang ( cột và vách) cái này etabs tính được và tính tay cũng được . Nhưng tính tay phân biệt cột và vách riêng . tâm cứng chỉ xét cho vách lõi thôi . bỏ qua cột . nói chung tính tay lằng nhằng lắm ( kiếm sách be tong cot thep 2 của đại học XD HN ) sẽ chứng minh cách tính toán tâm cứng.
    Bác cho em em hỏi tiếp. Vậy, tải đặt tại tâm nào thi gây xoắn, tâm nào không. Theo em nghĩ là cả hai. Xin lổi vì em chưa thử trên Etabs? Cám ơn bác trước.

    Leave a comment:


  • truongnau
    replied
    Ðề: Tải trọng gió tác dụng vào cột hay vào dầm

    chào các bác!e mới vào nghề nên các bác nói sâu xa em ko hiểu gì cả?nhưng theo em các bác phải xem lại vi theo em tác động của gió la trên toàn cấu kiên công trình chứ?

    Leave a comment:


  • phuong.le
    replied
    Ðề: Tải trọng gió tác dụng vào cột hay vào dầm

    Nguyên văn bởi ksminh
    bản chất của bác về tâm cứng là thế nào ? file của bác gữi tôi không có chương trình nên ko mở được .
    công trình sẽ làm việc không tốt nếu nó bị xoắn quá lớn . Nhưng mômen xoắn đó thì phải tính và lực xoắn đó sẽ phân phối cho các vách ngang chịu . tính toán các vách lõi chịu đủ thì thôi . Không hẳn lúc nào tâm KL và tâm Cứng và Tâm hình học đều trùng nhau . Ks việt nam ko hẳn ai cũng lệ thuộc vào phần mềm một cách mù quáng . Etabs nó tính toán thay cho bác là tâm KL và Tâm Cứng . . Và nếu lần đầu tiên thiết kế NCT thì bác phải bỏ công ra tính tay tâm cứng . và so sánh tính tay với tính máy thì biết là máy nó tính có giống mình ko . Và điều này tôi đã thử và chính xác đến 100% . Và nếu không tin bác thử đặt lực ngang tại tâm cứng . thì chẳng có chút nào là xoắn . Arup hay là bất cứ cty nào cũng thế . Khoa học chỉ có 1 . thằng bạn tôi nó làm trong Arup tới 9h tôi mới về . kiến thức của nó cũng chẳng ăn thua gì .
    Chào anh ksminh,
    Anh nên xem phần trích đoạn của tôi thì anh sẽ hiểu, không nói nhiều nữa. Hahaha, cũng là kỹ sư nhưng nếu là kỹ sư thật thụ thì anh không nên nói như vây.
    Phuong

    Leave a comment:


  • thaisonen
    replied
    Ðề: Tải trọng gió tác dụng vào cột hay vào dầm

    Nguyên văn bởi ksminh
    tính tay về tâm cứng chẳng có vấn đề gì đáng nói , quá dễ chỉ có tội là mất công thôi . Nhưng tâm cứng là khi ta đặt lực ngang vào đó công trình không xoắn . dù là vách cứng lung tung , không đối xứng , mặt bằng hình thu bất kỳ . nhưng tâm khối lượng khi đặt lực ngang vào tâm này nó sẽ sinh ra xoắn . lực xoắn là Mxoan = F*a với a là cánh tay đòn từ tâm cứng đến vị trí đặt lực ( vuông góc với phương lực) . Trong ETABS cho ra cụ thể tâm cứng , tâm hình học , và tâm khối lượng rõ ràng.
    Tâm khối lượng thì em tính dc, giống như tính tâm hình học của một tiết diện phẳng vậy, thay đơn vị diện tích trong tính tâm hình học bằng đơn vị lực tác dụng (thẳng đứng). Còn tâm cứng thì sao bằng đơn vị gì? Độ cứng à? Theo phương nào? Mong bác nỏi rỏ hơn.
    Cám ơn bác nhiều!!!

    Leave a comment:

Working...
X