QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tải trọng gió tác dụng vào cột hay vào dầm

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • ksminh
    replied
    Ðề: Tải trọng gió tác dụng vào cột hay vào dầm

    Nguyên văn bởi vis
    phức tạp quá, em rối hết cả lên rồi...

    gió động gây ra dao động riêng của tòa nhà là sao?

    gió là loại tải trọng ngẫu nhiên (không có quy luật), thay đổi theo thời gian, điểm đặt, độ lớn, phương chiều: tất cả bọn chúng lại phụ thuộc vào mặt đón gió, kết cấu truyền tải, độ cứng và khối lượng của kết cấu (phản ứng lại của kết cấu)...

    đặt nó vào đâu?

    thì cứ để nó tự nhiên đi.

    hè hé he....
    mình góp ý thế này!
    thực ra cái khái niệm của bạn là chỉ áp dụng cho phần tĩnh thôi ; NHưng khi nhà cao quá hay chu kỳ dao động lớn ; gió là đối tượng gây kích thích phát sinh ra chuyển bị lớn của công trình ; nghĩa là nó làm tăng thêm chuyển vị do phần động gây ra ; Giống như 1 chiếc ôtô Lực phát động là lực kích thích với giá trị P và khi tác động vào rồi thì sinh ra lực quán tính F =M.a và P> F vì còn tính đến lực ma sát đường ; nghĩa là P=fms+F ; như vậy lúc này lực phát động P không phải là lực quán tính ; mà F mới là lực quán tính.
    Xét cho một công trình ; với các Mi tập trung tại các sàn ( quy về từng sàn để dể tính hơn ; khi có 1 trận gió thổi vào công trình sẽ cho ta lực Pi của gió như vậy có nghĩa là Pi là lực gió ban đầu kích thích công trình dịch chuyển ; khi nó dịch chuyển không đều ; mà từng đợt , như vậy sẽ sinh ra vận tốc của Mi theo thời gian vậy Mi chuyển động nhanh hay chậm dần đều theo lý thuyết vật lý ; như vậy sẽ phát sinh ra gia tốc ; vậy là lực quán tính sẽ là Fi=Mi*ai; nhưng khi bị gió thổi sẽ có ma sát ; có độ cản nhớt là những thứ lằng nhằng mà bạn phải tra bản và tra biểu đồ ; những gì mình nói trên cũng chỉ là 1 khía cạnh nhỏ của động lực thôi
    vì thế khi bạn tính ra thành phần động tức là Fi ; thì Fi phải đặt vào center of MASS. là chính xác.
    nhưng sẽ sai lầm nếu bạn tổ hợp ngoài excel vừa tĩnh lẫn động thành 1 lực tâp trung mà nhập vào center of mass thì coi chừng sai đấy ; nều nhà hình vuông thì còn chấp nhận ; nhà chữ nhật thì có thể không đúng

    Leave a comment:


  • vis
    replied
    Ðề: Tải trọng gió tác dụng vào cột hay vào dầm

    Nguyên văn bởi kiman268
    đang giơ tay

    gió động là lực gây ra dao động riêng của toà nhà, nó là lực gây ra quán tính, không phải lực quán tính
    quán tính là tính chất của hệ có khuynh hướng duy trì sự tác động của ngoại lực
    VD: khi ta đánh đàn, đánh xuống 1 sợi dây
    dây sẽ dao động theo tần số riêng của nó và tắt dần
    nhưng lực tác động của ta ko phải là lực quán tính
    lực quán tính là nội lực trong dây sinh ra khi chịu tác động của ngoại lực (khảy đàn).
    phức tạp quá, em rối hết cả lên rồi...

    gió động gây ra dao động riêng của tòa nhà là sao?

    gió là loại tải trọng ngẫu nhiên (không có quy luật), thay đổi theo thời gian, điểm đặt, độ lớn, phương chiều: tất cả bọn chúng lại phụ thuộc vào mặt đón gió, kết cấu truyền tải, độ cứng và khối lượng của kết cấu (phản ứng lại của kết cấu)...

    đặt nó vào đâu?

    thì cứ để nó tự nhiên đi.

    hè hé he....

    Leave a comment:


  • eng-hiep
    replied
    Ðề: Tải trọng gió tác dụng vào cột hay vào dầm

    Nguyên văn bởi cupidon
    Mình cũng thấy như vậy là hợp lý nhất, đơn giản và cũng khá chính xác. Mình nói như vậy là vì cách này không phải là đã hoàn toàn chính xác tuyệt đối, thực ra chẳng có cách nào là chính xác và cố định cả! Khi mô phỏng phải dựa vào đặc điểm kiến trúc, giải pháp kết cấu... của từng công trình thì ta mới có thể đưa ra cách gán tải hợp lý nhất!
    Làm như thế này chỉ là gần đúng và kết quả có thể chấp nhận được.
    Nếu nói về sự chình xác thì Xem vật liệu BT khi khai báo là đồng nhất , đẳng hươíng là đã sai bét nhè rùi

    Leave a comment:


  • cupidon
    replied
    Ðề: Tải trọng gió tác dụng vào cột hay vào dầm

    Nguyên văn bởi eng-hiep
    Nhưng em vẫn gán gió vào center ò Mass
    Mình cũng thấy như vậy là hợp lý nhất, đơn giản và cũng khá chính xác. Mình nói như vậy là vì cách này không phải là đã hoàn toàn chính xác tuyệt đối, thực ra chẳng có cách nào là chính xác và cố định cả! Khi mô phỏng phải dựa vào đặc điểm kiến trúc, giải pháp kết cấu... của từng công trình thì ta mới có thể đưa ra cách gán tải hợp lý nhất!

    Leave a comment:


  • X.HanhNg
    replied
    Ðề: Tải trọng gió tác dụng vào cột hay vào dầm

    mấy bác lại ... nữa rồi, lên đây ai bit thì chỉ bảo, như em chưa bit thì học hỏi.
    Các bác tiếp tục đóng góp ý kiến nha!

    Leave a comment:


  • kiman268
    replied
    Ðề: Tải trọng gió tác dụng vào cột hay vào dầm

    Nguyên văn bởi Truonghuucat
    Tất cả cũng chỉ tại cái "mồm" nói không rõ ý làm người ta ném đá vỡ cả mặt!
    cách nói của anh ko hay chút nào
    góp ý --> xây dựng --> phát triển --> tích cực
    ko phải là
    khích bác --> chê bai --> tiêu cực

    ko ai ném đá anh cả
    nếu anh cảm thấy tôi có ý xúc phạm tôi có thể xóa bài trên

    Leave a comment:


  • Truonghuucat
    replied
    Ðề: Tải trọng gió tác dụng vào cột hay vào dầm

    Tất cả cũng chỉ tại cái "mồm" nói không rõ ý làm người ta ném đá vỡ cả mặt!

    Leave a comment:


  • kiman268
    replied
    Ðề: Tải trọng gió tác dụng vào cột hay vào dầm

    Nguyên văn bởi Truonghuucat
    Ai bảo gió động không phải lực quán tính thì giơ tay!!!
    Bản chất của gió động và động đất là lực quán tính; Công trình sau khi bị tác động cưởng bức ban đầu (gió tĩnh tác động vào phần thân hoặc động đất tác dụng vào phần "chân") sẽ giao động theo tần số riêng của bản thân. Trong khoảng thời gian bị tác động cưỡng bức thì công trình dao động theo tần số của tác động, ngay sau khi dừng tác dụng thì công trình sẽ dao động theo tần số riêng của bản thân (Vật Lý 12). Khi công trình giao động thì sẽ sinh ra lực quán tính. Ninh47xd xem lại giúp anh!
    đang giơ tay

    gió động là lực gây ra dao động riêng của toà nhà, nó là lực gây ra quán tính, không phải lực quán tính
    quán tính là tính chất của hệ có khuynh hướng duy trì sự tác động của ngoại lực
    VD: khi ta đánh đàn, đánh xuống 1 sợi dây
    dây sẽ dao động theo tần số riêng của nó và tắt dần
    nhưng lực tác động của ta ko phải là lực quán tính
    lực quán tính là nội lực trong dây sinh ra khi chịu tác động của ngoại lực (khảy đàn).
    Last edited by kiman268; 11-09-2007, 02:18 PM.

    Leave a comment:


  • ksminh
    replied
    Ðề: Tải trọng gió tác dụng vào cột hay vào dầm

    thực ra gió động là lực quán tính hay không đã cải nhau chí choé ở các mục khác rồi ; Tóm lại là thành phần tính của gió là không xét đến dao động tự nhiên của công trình ; thì xem nó cũng như kiểu tính áp lực nước lên thành bể thôi ; còn thành phần động ta có xét đến khối lượng từng tầng của công trình ;Nếu các bạn chú ý 1 tí trong tiêu chuẩn tính gió động thì sẽ có lực gió W = M.a với a là gia tốc quán tính của khối lượng của từng tầng của công trình ; vì thế bản thân tác dụng của lực gió không phải là quán tính nhưng nó tạo đà để làm cho công trình tự phát sinh ra 1 lực quán tính M.a , vì thế nó là quán tính nhưng không phải là quán tính ( heheheh) nhưng nhiệm vụ của chúgn ta là đi tìm cái lực quán tính thì nhập vào center of mass thì chẳng có gì là sai ; còn gió tĩnh thì nhập vào mức sàn thì có lẽ hay hơn là nhập vào cột ; còn vì sao thì ở đây tôi chẳng cái nhau chi cho nó mệt ; túm lại là như thế ; còn tuỳ các quý KCS ( heheheh)
    vài dòng

    Leave a comment:


  • anhosg
    replied
    Ðề: Tải trọng gió tác dụng vào cột hay vào dầm

    Nguyên văn bởi Truonghuucat
    Bản chất của gió động và động đất là lực quán tính
    chính xác luôn. hihihi
    Nguyên văn bởi Truonghuucat
    Công trình sau khi bị tác động cưởng bức ban đầu (gió tĩnh tác động vào phần thân hoặc động đất tác dụng vào phần "chân") sẽ giao động theo tần số riêng của bản thân. Trong khoảng thời gian bị tác động cưỡng bức thì công trình dao động theo tần số của tác động, ngay sau khi dừng tác dụng thì công trình sẽ dao động theo tần số riêng của bản thân (Vật Lý 12). Khi công trình giao động thì sẽ sinh ra lực quán tính. Ninh47xd xem lại giúp anh!
    giỏi wá à ...
    dzị thì kết luận he :
    Tĩnh : Là ngoại lực tác động vào điểm đặt hợp lực (có phải tâm hình học hong ta?)
    Động : Sinh ra do lực quán tính tác động từ tâm khối lượng.
    kekeke

    Leave a comment:


  • Truonghuucat
    replied
    Ðề: Tải trọng gió tác dụng vào cột hay vào dầm

    Ai bảo gió động không phải lực quán tính thì giơ tay!!!
    Bản chất của gió động và động đất là lực quán tính; Công trình sau khi bị tác động cưởng bức ban đầu (gió tĩnh tác động vào phần thân hoặc động đất tác dụng vào phần "chân") sẽ giao động theo tần số riêng của bản thân. Trong khoảng thời gian bị tác động cưỡng bức thì công trình dao động theo tần số của tác động, ngay sau khi dừng tác dụng thì công trình sẽ dao động theo tần số riêng của bản thân (Vật Lý 12). Khi công trình giao động thì sẽ sinh ra lực quán tính. Ninh47xd xem lại giúp anh!

    Leave a comment:


  • thegod
    replied
    Ðề: Tải trọng gió tác dụng vào cột hay vào dầm

    Theo quan diem cua toi, cac ban muon nhap chinh xac nhat la nhap theo dien chiu tai, co nghia la nhap ca vao cot va vao dam. Neu muon lam nhanh thi toi nghieng ve quan diem nhap tai gio vao muc san.

    Leave a comment:


  • xd_16
    replied
    Ðề: Tải trọng gió tác dụng vào cột hay vào dầm

    :d ..........
    Last edited by xd_16; 29-08-2007, 11:09 PM.

    Leave a comment:


  • eng-hiep
    replied
    Ðề: Tải trọng gió tác dụng vào cột hay vào dầm

    Nguyên văn bởi xd_16
    -To eng-hiep:bạn có thể giải thích cho mình tai sao nhập vào tâm KL lại ko đúng ko?Theo bạn thì nhập vào đâu là đúng?
    Em đã nói ở bên trang 1 rùi đấy. Vì bản thân nó không phải là lực quán tình mà Nó sinh ra là do lực qt của công trình gây ra.
    Nhưng Gán vào Center ò Mass thì vẫn có thể chấp nhận được. Em cũng hay làm như vậy !

    Leave a comment:


  • xd_16
    replied
    Ðề: Tải trọng gió tác dụng vào cột hay vào dầm

    -To eng-hiep:bạn có thể giải thích cho mình tai sao nhập vào tâm KL lại ko đúng ko?Theo bạn thì nhập vào đâu là đúng?
    -To Ninh47xd:Mình chưa có thời gian check thử nhập tải gió vào côt.Theo Ninh thì khinào nhập gió vào cột,sàn? Với CT nhà khung chịu lực thường đặt thép neo từ cột vào tường-->vậy bạn nhập vào cột ah?

    Leave a comment:

Working...
X