QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Độ chối khi đóng cọc?

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Ðề: Độ chối khi đóng cọc?

    Nguyên văn bởi civilbd
    Vậy theo bác thì hệ số tin cậy của PP động này là bao nhiêu %? Từ trước tới giờ em làm cầu cũng tương đối mà em chỉ thấy 1 PP thử động để đánh giá SCT của cọc. Cứ thấy độ chối đóng thực tế rồi suy ngược ra SCT đất nền, nó cao hơn nội lực đầu cọc là ok. Bác nói vậy em thấy lo quá!
    Fs thử tĩnh >2 còn thử động >3. TCXDVN 205 - 1995

    Ghi chú


    • #17
      Ðề: Độ chối khi đóng cọc?

      Nguyên văn bởi civilbd
      Em nói thật, ko biết bác ở đây có phải là dân lý thuyết ngồi bàn giấy quá ko?. Em đã nói rồi, cầu trung bình và nhỏ thì hầu hết ko bao giờ có chuyện tính tiền thữ tĩnh cọc hay là PDA như bác nói. Chỉ có 1 phương án là thữ động cọc, là đóng cọc đó các bác àh. Các bác cứ Spam lung tung, ko tập trung vào vấn đề dùm em.

      - Giờ vầy nè, công thức tính độ chối cho ta "dự báo" Pdn = 50T, búa 2.5T => tính ra e = 3,2 mm.
      - Vậy ra thi công đo thực tế e = 3,2mm thì có dám tin chắc 100% là cái cọc đó chịu nổi P = 50T ko????? (hay thực tế làm việc cọc chỉ chịu nổi 30~40T hoặc là 60~70T). Vấn đề là ở chổ đó. Tập trung vào vấn đề dùm em.
      mọi người không phải không tập trung vào điều bạn nói mà bạn nói chung chung quá mọi người hiểu nhầm thui.theo như cách tinh của bạn trên lý thuyết như vậy theo tiêu chuẩn nào tại mỗi tiêu chuẩn có khả năng tính đến độ an toàn khác nhau.tai sao bạn cứ một mực tiêu chuẩn bạn đúng với nền đất bạn đóng cọc,cái mà mọi người tham gia ở đây cho bạn biết chủ yếu là cái tính chủ quan trên lý thuyết ,nghĩa là :tính khả năng của cọc dựa vào đất tại nơi mình đóng nếu thấy chối thì đợi thời gian cho đóng típ ,với ý thứ 2 là làm sao biết cọc đó chịu đựơc tải mình đóng hay không?cái đó chỉ cần bạn cho mình bản tính địa chất mình nói cho bạn thiết kế máy đóng cọc loại nào cần lực bao nhiêu và cọc chối trong giai đoạn nào. ''không có gì khó chỉ sợ tiền không nhìu ''
      Ngựa Non Tập Chạy
      Đường Phẳng Hay Biết Mấy

      Ghi chú


      • #18
        Ðề: Độ chối khi đóng cọc?

        Nguyên văn bởi dinhnghia
        Chào bạn!
        - Mình thì chưa thi công về đóng cọc bao giở cả. Mình chi đã thi công bằng phương pháp cọc ép thôi. Tuy nhiên trong cả hai trường hợp đều đưa ra độ chối, đối với cọc ép, thì là lực ép max, còn với cọc đóng là độ chối.
        - Mình có suy nghĩ như thế này: Độ chối chỉ là khái niệm nhằm phục vụ cho việc áp dụng thực tiễn. Đó là (như bạn đã nói): Khi đạt đến độ chối đó thì cọc có thể chịu được tải trong như thiết kế. Đây chỉ là khái niệm mang tính áp dụng - theo mình nghĩ độ chính xác không cao. Nhưng là phương pháp áp dụng duy nhất. Vì độ chính xác không cao, cho nên các dự án luôn có bước đóng cọc thử đến độ chối thiết kế, sau đó thử tải để quyết định độ chối để thi công.
        ốNí không được đúng lặm Đúng ra vẫn tính theo Tiêu chuẩn Xây Dựng mới được nhưng cần có thông số cụ thể của búa và nền đất và theo dõi thời gian theo quy trình thi công đọ Tương đối chính xác mà là Phương pháp chính xác nhất cho ra kết quả sức chịu tải của nền đật Nói như Pác Đóng cọc thử để làm gị Không đóng cọc thử sao biết âm địa chất tốt hay xấu

        Ghi chú


        • #19
          Ðề: Độ chối khi đóng cọc?

          Mình hiểu vấn đề này như sau ko biết có đúng không.
          1. Căn cứ sức chịu tải cọc dự tính, điều kiện về búa, cọc, nền đất,... người thiết kế tính ra độ chối thiết kế etk.... để sau này thi công kiểm tra lại bằng cách đo độ chối khi đóng cọc để có kết luận về sức chịu tải của cọc thực tế so với dự tính lúc thiết kế (còn gọi là công tác đóng cọc thử hay thử động cọc). Nếu độ chối thực tế ett <etk thì xem như cọc đạt yêu cầu (về sức chịu tải so với thiết kế), còn nếu ett >etk thì thiết kế cần phải xem xét lại điều chỉnh lại thiết kế cọc (tăng kích thước hoặc tăng số lượng).

          2. Sự quan hệ giữa độ chối khi đóng cọc và sức chịu tải của cọc đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu, phương trình quan hệ này còn gọi là công thức đóng cọc. Trong các tiêu chuẩn thiết kế móng cọc trước đây (TCN 86..., QD-166, SNIP-84) dùng công thức đóng cọc nổi tiếng của Nhà bác học GERXEVANOV, các nước phương Tây thường dùng công thức của HILEY.

          3.Vấn đề độ chính xác của phép thử sức chịu tải cọc tại hiện trường thì thử tỉnh là có độ tin cậy cao nhất, sau đó là thử động biến dạng lớn PDA sử dụng lý thuyết phương trình sóng , thử động thông thường bằng cách đo độ chối. Theo mình nghỉ không thể có phương pháp thử nào có độ tin cậy 100% đâu Vì dính đến đất đá là rất phức tạp, vì vậy khi thiết kế cọc phải dùng hệ số an toàn về sức chịu tải từ 2-3 (thậm chí đến 5).
          4. Nếu cầu nhỏ,trong điều kiện Việt Nam (thử tĩnh và PDA tốn kém ) thì thử động bằng cách đo độ chối sau đó dùng công thức đóng cọc tính ngược ra sức chịu tải là chấp nhận được. Nghĩa là phải tin các nghiên cứu của tiền bối GERXEVANOV VÀ HILEY thôi. Các sai lệch thì đã có hệ số an toàn Fs=2-3 chịu rồi nên cũng yên tâm.

          Ghi chú


          • #20
            Ðề: Độ chối khi đóng cọc?

            Nguyên văn bởi laohac
            Nếu cầu nhỏ,trong điều kiện Việt Nam (thử tĩnh và PDA tốn kém ) thì thử động bằng cách đo độ chối sau đó dùng công thức đóng cọc tính ngược ra sức chịu tải là chấp nhận được. Nghĩa là phải tin các nghiên cứu của tiền bối GERXEVANOV VÀ HILEY thôi. Các sai lệch thì đã có hệ số an toàn Fs=2-3 chịu rồi nên cũng yên tâm.
            Nếu cần phải tin tưởng thì chắc cũng phải tin tưởng thôi anh ạ. Nhưng em vẫn cứ thắc mắc hoa`i là liệu với cái độ chối thực tế đo được ngoài hiện trường thì so ngược lại thì liệu thật sự SCT của cọc đó "chịu nổi" như cái Ptk của mình tính ra ko?
            (Còn chuyện an tâm thì luôn luôn an tâm rồi, vì thật ra để tính ra etk thì phải tính SCT tkế, mà cái này đã luôn có hs an toàn 2-3 lần rồi.)

            Ghi chú


            • #21
              Ðề: Độ chối khi đóng cọc?

              Xin lỗi pác civilbd cho em spam 1 câu hỏi trong topic cua bác nha.
              Em đang đóng cọc 40x40, mác 400, 30m (2 đoan) búa diesel 4,5T, chiều cao rơi là 2.2m (max). Em hỏi 1 câu là cừ sau khi đúc bao nhiêu ngày thi có thể dùng để đóng được, và có tiêu chuẩn nào qui định về điều đó ko hay chỉ dựa vào kinh nghiệm và kết quả nén mẫu?
              Cảm ơn pác civilbd trước và các pác trả lời dùm em sau?

              Ghi chú


              • #22
                Ðề: Độ chối khi đóng cọc?

                Nguyên văn bởi tandaoktom
                Em đang đóng cọc 40x40, mác 400, 30m (2 đoan) búa diesel 4,5T, chiều cao rơi là 2.2m (max). Em hỏi 1 câu là cừ sau khi đúc bao nhiêu ngày thi có thể dùng để đóng được, và có tiêu chuẩn nào qui định về điều đó ko hay chỉ dựa vào kinh nghiệm và kết quả nén mẫu?
                Thì bạn cứ tính nó theo KCBT, theo tiêu chuẩn BT thì cứ sau 28 ngày. Còn đối với trường hợp thi công dùng phụ gia thì căn cứ vào số ngày phụ gia cho phép (giả sữ R7) rồi bạn cộng thêm 3 ngày nữa cho chắc ăn (10 ngày). Nhưng mà cho mình spam lại bạn 1 câu là:
                M400 bạn đổ bằng xe bê tông tươi hay là công nhân đổ tại chổ? Nếu đổ tại chổ thì M300 còn lên ko nổi đó nhe bạn. Còn nếu đổ bê tông tươi thì bạn đặt hàng theo cấp phối, độ sụt của bạn, cái đó dể kiểm soa't chất lượng cọc hơn rất nhiều so với pp đổ tại chổ. Mình đã từng chứng kiến cảnh cái cọc đổ tại chổ, treo lên búa đóng được vài nhát thì nó bị tét như là lột vỏ chuối. Treo lũng lẵng trên dàn đóng cọc, khi đó đóng tiếp cũng ko được mà ko có cách nào gỡ cây cọc xuống khỏi dàn đấy.

                Ghi chú


                • #23
                  Ðề: Độ chối khi đóng cọc?

                  Nguyên văn bởi tandaoktom
                  Xin lỗi pác civilbd cho em spam 1 câu hỏi trong topic cua bác nha.
                  Em đang đóng cọc 40x40, mác 400, 30m (2 đoan) búa diesel 4,5T, chiều cao rơi là 2.2m (max). Em hỏi 1 câu là cừ sau khi đúc bao nhiêu ngày thi có thể dùng để đóng được, và có tiêu chuẩn nào qui định về điều đó ko hay chỉ dựa vào kinh nghiệm và kết quả nén mẫu?
                  Cảm ơn pác civilbd trước và các pác trả lời dùm em sau?
                  Chào bác, bác đã tự trả lời cho mình còn hỏi chi nữa cọc mác M400, thì khi nò đủ cường độ 400 thì mới đóng đươc. Khi đúc không sử dụng phụ gia thì 28 ngày mang đi thử mẫu đạt thì đóng, không đạt thì vứt.
                  Còn có phụ gia thì cứ đúng ngày theo cấp phối đem đí ép đạt M400 thì đóng
                  --
                  Sẵn cũng nói về độ chối đóng cọc luôn, mình đi đ1ong cọc năm nay nữa cũng được 8 năm rồi theo mình:
                  - Trong điều kiện cho phép được thì đóng cọc là tốt nhất vì cọc đóng lúc nào chịu tải cũng lớn hơn cọc ép (các bác không tin cứ hỏi tất cả các nhà thi công đóng cọc và ép cọc)
                  - Trong công thức tính độ chối của cọc có hệ số k đã nhân 1.5 lần tải trọng tính toán theo thiết kế rồi, thì ứng với độ chối đấy chắc chắn cọc chịu tải lớn hơn tải thiết kế
                  - Khi ép cọc thì tải ép thực tế ngoài công trường phải lớn hơn ít nhất 2 lần so với tải thiết kế nên tải trọng theo thiết kế luôn đat.
                  - Phần kiểm tra lại bằng nén tĩnh để xem thử cọc có bị chuyển vị khi gia tải liên tục hay không, thông thường cọc đóng mình chờ sau khi đóng xong 5 ngày thì vỗ lại xem nó có đạt độ chối mình yêu cầu không
                  - Cọc ép mà ép qua lớp cát hạt mịn cỡ 3m thôi là mệt mỏi rổi, còn cọc đóng thì không thành vấn đề.
                  --> Bác tính độ chối cọc chịu nén theo công thức, sau khi ra hiện rường đóng cọc mà nó đạt yêu cầu của mình, sau đấy chờ ngày vỗ lại nó vẫn đạt độ chối theo thiết kế là ok rồi, chắc chắn sức chịu tải của cọc lớn hơn tải thiết kế
                  Chào bạn

                  Ghi chú


                  • #24
                    Ðề: Độ chối khi đóng cọc?

                    Hix, cái topic này em viết hơn 1 năm nay bây giờ mới thấy lại nó. Thời gian trôi đi thật nhanh quá.! Hix

                    Ghi chú


                    • #25
                      Ðề: Độ chối khi đóng cọc?

                      Nguyên văn bởi civilbd View Post
                      Em nói thật, ko biết bác ở đây có phải là dân lý thuyết ngồi bàn giấy quá ko?. Em đã nói rồi, cầu trung bình và nhỏ thì hầu hết ko bao giờ có chuyện tính tiền thữ tĩnh cọc hay là PDA như bác nói. Chỉ có 1 phương án là thữ động cọc, là đóng cọc đó các bác àh. Các bác cứ Spam lung tung, ko tập trung vào vấn đề dùm em.

                      - Giờ vầy nè, công thức tính độ chối cho ta "dự báo" Pdn = 50T, búa 2.5T => tính ra e = 3,2 mm.
                      - Vậy ra thi công đo thực tế e = 3,2mm thì có dám tin chắc 100% là cái cọc đó chịu nổi P = 50T ko????? (hay thực tế làm việc cọc chỉ chịu nổi 30~40T hoặc là 60~70T). Vấn đề là ở chổ đó. Tập trung vào vấn đề dùm em.
                      bác nói năng như thế gây ác cảm quá mà!

                      Ghi chú


                      • #26
                        Ðề: Độ chối khi đóng cọc?

                        Nguyên văn bởi civilbd View Post
                        Khi đóng cọc thì hiện nay mình dùng công thức kinh điển của chuẩn 286-2003 tính toán ra độ chối cọc đúng ko các bác?
                        - Đề bài ở đây là: giả sử như em có SCT đất nền "dự đoán" là 50T dùng búa 2.5T, H = 2m3 tính ra cọc 35x35 có độ chối là 3,2mm chẳng han.
                        - Vấn đề là: khi ra đóng cọc thực tế ngoài công trình, với cái búa đó đóng ra độ chối là 3,2mm thì có dám chắc chắn 100% là SCT đất nền của cái cọc đó thực tế là 50T hay ko???. Người kĩ sư thiết kế có khoảng dung sai nào để an toàn hay ko?
                        Ko biết vấn đề này đã có nghiên cứu thực nghiệm các PP thữ tĩnh để so sánh với pp thử động này chưa? Để xác định chính xác xem coi cái công thức lâu nay mình vẫn dùng tính cho pp động này có độ tin cậy ra sao hay ko?
                        Xin các bác cho ý kiến!
                        theo kinh nghiệm của em nếu ra ngoài hiện trường đo được độ chối đóng cọc thực tế <= độ chối tính toán - em khẳng định luôn chiều dài cọc ngoài hiện trường hehe kính Bác..........
                        Thế giới phẳng
                        Chiếc lexus và cây ôliu
                        Chiến tranh tiền tệ
                        Science is sexy
                        ***GLOBE WARNING***

                        Ghi chú


                        • #27
                          Ðề: Độ chối khi đóng cọc?

                          Nguyên văn bởi civilbd View Post
                          Khi đóng cọc thì hiện nay mình dùng công thức kinh điển của chuẩn 286-2003 tính toán ra độ chối cọc đúng ko các bác?
                          - Đề bài ở đây là: giả sử như em có SCT đất nền "dự đoán" là 50T dùng búa 2.5T, H = 2m3 tính ra cọc 35x35 có độ chối là 3,2mm chẳng han.
                          - Vấn đề là: khi ra đóng cọc thực tế ngoài công trình, với cái búa đó đóng ra độ chối là 3,2mm thì có dám chắc chắn 100% là SCT đất nền của cái cọc đó thực tế là 50T hay ko???. Người kĩ sư thiết kế có khoảng dung sai nào để an toàn hay ko?
                          Ko biết vấn đề này đã có nghiên cứu thực nghiệm các PP thữ tĩnh để so sánh với pp thử động này chưa? Để xác định chính xác xem coi cái công thức lâu nay mình vẫn dùng tính cho pp động này có độ tin cậy ra sao hay ko?
                          Xin các bác cho ý kiến!
                          Theo ý kiến của Trenfimenkov : "nhiều số liệu của Liên Xô và nước ngoài chứng tỏ dùng phương pháp thử động để xác định SCTGH của cọc trong đất sét là không đáng tin cậy..."; hay "mức độ tin cậy rất thấp đối với kết quả thử động bằng búa diesel là một trong những nguyên nhân mà ở Mỹ ít dùng loại búa này để thử động..." và "trị số năng lượng của búa truyền cho đầu cọc thường dưới 50% năng lượng của búa ghi trong lý lịch", cuối cùng Trenfimenkov kết luận: "không nên xác định SCTGH của cọc khi thực tế sử dụng búa diesel".<sup>[1]</sup>

                          ---------------------------

                          <sup>[1]</sup>Phương pháp thử động cọc
                          Last edited by vi.ketcau.wikia.com; 25-08-2009, 01:57 PM.
                          (Bách khoa toàn thư mở kết cấu công trình xây dựng)

                          Ghi chú

                          casino siteleri bahis siteleri
                          erotik film izle Rus escort gaziantep rus escort
                          deneme bonusu veren siteler deneme bonusu deneme bonusu veren siteler
                          bahis siteleri
                          bahisnow giri? casinoslot sultanbet giri? grandpashabet giri?
                          hd sex video
                          Mobilbahis
                          antalya escort bayan
                          gaziantep escort
                          betpas gncel link
                          gaziantep escort
                          bonus veren siteler
                          pinbahis pinbahis dizitune.com
                          bostanci escort pendik escort
                          ?stanbul Escort
                          Car Fuck XXX ????? ???????? ?????? ? ???? ????? sexo gay gratis xxxx
                          betbonusking.com deneme bonusu
                          deneme bonusu veren siteler deneme bonusu veren siteler bonus veren siteler
                          gvenilir casino siteleri
                          Kacak iddaa Siteleri
                          mraniye escort sancaktepe escort
                          quixproc.com
                          Working...
                          X