QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Độ chối khi đóng cọc?

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Độ chối khi đóng cọc?

    Khi đóng cọc thì hiện nay mình dùng công thức kinh điển của chuẩn 286-2003 tính toán ra độ chối cọc đúng ko các bác?
    - Đề bài ở đây là: giả sử như em có SCT đất nền "dự đoán" là 50T dùng búa 2.5T, H = 2m3 tính ra cọc 35x35 có độ chối là 3,2mm chẳng han.
    - Vấn đề là: khi ra đóng cọc thực tế ngoài công trình, với cái búa đó đóng ra độ chối là 3,2mm thì có dám chắc chắn 100% là SCT đất nền của cái cọc đó thực tế là 50T hay ko???. Người kĩ sư thiết kế có khoảng dung sai nào để an toàn hay ko?
    Ko biết vấn đề này đã có nghiên cứu thực nghiệm các PP thữ tĩnh để so sánh với pp thử động này chưa? Để xác định chính xác xem coi cái công thức lâu nay mình vẫn dùng tính cho pp động này có độ tin cậy ra sao hay ko?
    Xin các bác cho ý kiến!
    Last edited by civilbd; 19-11-2007, 11:47 AM.

  • #2
    Ðề: Độ chối khi đóng cọc?

    Ủa, sao ko có anh em nào góp ý về vấn đề này hết vậy?

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Độ chối khi đóng cọc?

      Chào bạn!
      - Mình thì chưa thi công về đóng cọc bao giở cả. Mình chi đã thi công bằng phương pháp cọc ép thôi. Tuy nhiên trong cả hai trường hợp đều đưa ra độ chối, đối với cọc ép, thì là lực ép max, còn với cọc đóng là độ chối.
      - Mình có suy nghĩ như thế này: Độ chối chỉ là khái niệm nhằm phục vụ cho việc áp dụng thực tiễn. Đó là (như bạn đã nói): Khi đạt đến độ chối đó thì cọc có thể chịu được tải trong như thiết kế. Đây chỉ là khái niệm mang tính áp dụng - theo mình nghĩ độ chính xác không cao. Nhưng là phương pháp áp dụng duy nhất. Vì độ chính xác không cao, cho nên các dự án luôn có bước đóng cọc thử đến độ chối thiết kế, sau đó thử tải để quyết định độ chối để thi công.

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Độ chối khi đóng cọc?

        Nguyên văn bởi dinhnghia
        Chào bạn!
        Vì độ chính xác không cao, cho nên các dự án luôn có bước đóng cọc thử đến độ chối thiết kế, sau đó thử tải để quyết định độ chối để thi công.
        Đối với các cầu trung bình và nhỏ thì thường ko chủ đầu tư nào và ko tư vấn nào lại thêm 1 bước thữ tải tĩnh đâu anh ah`. Vì chi phí chất tải trọng tốn kém lắm. Mà chính em cũng hỏi là liệu con số SCT đất nền có chính xác với cái độ chối e đo được ngoài hiện trường ko mà. Ko biết có ai giải đáp thắc mắc của em ko?

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Độ chối khi đóng cọc?

          Nguyên văn bởi civilbd
          Khi đóng cọc thì hiện nay mình dùng công thức kinh điển của chuẩn 286-2003 tính toán ra độ chối cọc đúng ko các bác?
          - Đề bài ở đây là: giả sử như em có SCT đất nền "dự đoán" là 50T dùng búa 2.5T, H = 2m3 tính ra cọc 35x35 có độ chối là 3,2mm chẳng han.
          - Vấn đề là: khi ra đóng cọc thực tế ngoài công trình, với cái búa đó đóng ra độ chối là 3,2mm thì có dám chắc chắn 100% là SCT đất nền của cái cọc đó thực tế là 50T hay ko???. Người kĩ sư thiết kế có khoảng dung sai nào để an toàn hay ko?
          Ko biết vấn đề này đã có nghiên cứu thực nghiệm các PP thữ tĩnh để so sánh với pp thử động này chưa? Để xác định chính xác xem coi cái công thức lâu nay mình vẫn dùng tính cho pp động này có độ tin cậy ra sao hay ko?
          Xin các bác cho ý kiến!
          Thông thường là chính xác nếu chiều dài cọc đóng tại hiện trường tương đương chiều dài cọc khi tính độ chối. Nếu chiều dài không đạt, có thể cọc bị chối giả.

          Khi đóng cọc, người ta thường đóng một số cọc thử đến độ sâu thiết kế, xác định độ chối khi đóng thử và chọn một vài cọc đóng thử đó thử PDA để kiểm tra một vài thứ...trong đó kiểm tra khả năng chịu tải của cọc.

          Từ độ chối lý thuyết, độ chối đóng cọc thử & kết quả thử PDA, ks thiết kế chọn ra độ chối min & max. Thông thường độ chối min là ứng với gần giới hạn sức chịu tải của vật liệu và max là độ chối lớn nhất có thể đưa cọc đến xấp xỉ cao độ thiết kế.

          Trong trường hợp
          + e=emin nhưng cọc chưa đến cao độ thiết kế
          + hoặc cọc đến cao độ thiết kế nhưng e>emax
          sẽ cho cọc nghỉ 03 ngày sau đó thử động, nếu emin<=e<=emax thì OK. Nếu không, thiết kế sẽ có ý kiến xử lý riêng.
          Bạn thi công đóng cọc được thì còn gì phải băn khoăn nữa. Kết quả tin cậy hơn ép cọc nhiều.
          Thân mến

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Độ chối khi đóng cọc?

            Nguyên văn bởi pmdc
            Thông thường là chính xác nếu chiều dài cọc đóng tại hiện trường tương đương chiều dài cọc khi tính độ chối. Nếu chiều dài không đạt, có thể cọc bị chối giả.

            Khi đóng cọc, người ta thường đóng một số cọc thử đến độ sâu thiết kế, xác định độ chối khi đóng thử và chọn một vài cọc đóng thử đó thử PDA để kiểm tra một vài thứ...trong đó kiểm tra khả năng chịu tải của cọc.

            Từ độ chối lý thuyết, độ chối đóng cọc thử & kết quả thử PDA, ks thiết kế chọn ra độ chối min & max. Thông thường độ chối min là ứng với gần giới hạn sức chịu tải của vật liệu và max là độ chối lớn nhất có thể đưa cọc đến xấp xỉ cao độ thiết kế.

            Trong trường hợp
            + e=emin nhưng cọc chưa đến cao độ thiết kế
            + hoặc cọc đến cao độ thiết kế nhưng e>emax
            sẽ cho cọc nghỉ 03 ngày sau đó thử động, nếu emin<=e<=emax thì OK. Nếu không, thiết kế sẽ có ý kiến xử lý riêng.
            Bạn thi công đóng cọc được thì còn gì phải băn khoăn nữa. Kết quả tin cậy hơn ép cọc nhiều.
            Thân mến
            Em nói thật, ko biết bác ở đây có phải là dân lý thuyết ngồi bàn giấy quá ko?. Em đã nói rồi, cầu trung bình và nhỏ thì hầu hết ko bao giờ có chuyện tính tiền thữ tĩnh cọc hay là PDA như bác nói. Chỉ có 1 phương án là thữ động cọc, là đóng cọc đó các bác àh. Các bác cứ Spam lung tung, ko tập trung vào vấn đề dùm em.

            - Giờ vầy nè, công thức tính độ chối cho ta "dự báo" Pdn = 50T, búa 2.5T => tính ra e = 3,2 mm.
            - Vậy ra thi công đo thực tế e = 3,2mm thì có dám tin chắc 100% là cái cọc đó chịu nổi P = 50T ko????? (hay thực tế làm việc cọc chỉ chịu nổi 30~40T hoặc là 60~70T). Vấn đề là ở chổ đó. Tập trung vào vấn đề dùm em.
            Last edited by civilbd; 30-11-2007, 10:15 AM.

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Độ chối khi đóng cọc?

              Nguyên văn bởi civilbd
              Em nói thật, ko biết bác ở đây có phải là dân lý thuyết ngồi bàn giấy quá ko?. Em đã nói rồi, cầu trung bình và nhỏ thì hầu hết ko bao giờ có chuyện tính tiền thữ tĩnh cọc hay là PDA như bác nói. Chỉ có 1 phương án là thữ động cọc, là đóng cọc đó các bác àh. Các bác cứ Spam lung tung, ko tập trung vào vấn đề dùm em.

              - Giờ vầy nè, công thức tính độ chối cho ta "dự báo" Pdn = 50T, búa 2.5T => tính ra e = 3,2 mm.
              - Vậy ra thi công đo thực tế e = 3,2mm thì có dám tin chắc 100% là cái cọc đó chịu nổi P = 50T ko????? (hay thực tế làm việc cọc chỉ chịu nổi 30~40T hoặc là 60~70T). Vấn đề là ở chổ đó. Tập trung vào vấn đề dùm em.
              Ra vậy, bạn thắc mắc về mức độ tin tưởng về độ chối thi công (nếu thêm nữa chỉ là mức độ tin tưởng của việc thử tải động).
              Vấn đề này tui có kinh nghiệm (tui đã thiết kế vài công trình sử dụng cọc đóng, mỗi công trình từ vài trăm đến hơn 1000 cọc nhiều công trình trong số đó đã hoàn thành), nhưng cánh viết bài của bạn tui chẳng có hứng thú trả lời. Thôi vậy.
              (spam thêm một lần)

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Độ chối khi đóng cọc?

                Nguyên văn bởi pmdc
                Thông thường là chính xác nếu chiều dài cọc đóng tại hiện trường tương đương chiều dài cọc khi tính độ chối. Nếu chiều dài không đạt, có thể cọc bị chối giả.

                Khi đóng cọc, người ta thường đóng một số cọc thử đến độ sâu thiết kế, xác định độ chối khi đóng thử và chọn một vài cọc đóng thử đó thử PDA để kiểm tra một vài thứ...trong đó kiểm tra khả năng chịu tải của cọc.

                Từ độ chối lý thuyết, độ chối đóng cọc thử & kết quả thử PDA, ks thiết kế chọn ra độ chối min & max. Thông thường độ chối min là ứng với gần giới hạn sức chịu tải của vật liệu và max là độ chối lớn nhất có thể đưa cọc đến xấp xỉ cao độ thiết kế.

                Trong trường hợp
                + e=emin nhưng cọc chưa đến cao độ thiết kế
                + hoặc cọc đến cao độ thiết kế nhưng e>emax
                sẽ cho cọc nghỉ 03 ngày sau đó thử động, nếu emin<=e<=emax thì OK. Nếu không, thiết kế sẽ có ý kiến xử lý riêng.
                Bạn thi công đóng cọc được thì còn gì phải băn khoăn nữa. Kết quả tin cậy hơn ép cọc nhiều.
                Thân mến
                Theo tiêu chuẩn thì nếu thử động thì số lượng cọc thử nhiều hơn so với thử tỉnh cọc.
                Theo biện pháp thi công thì hạ cọc động gây xáo trộn nền hơn so với hạ tỉnh nên nếu thí nghiệm thì đất cần thời gian phục hồi ( đôi khi > 1 tháng) mới có kết quả tin cậy
                Theo phương pháp thử thì thử tỉnh gần với sự làm việc thực tế của công trình hơn
                Vậy bro có thể giải thích vì sao kết quả tin cậy hơn ép cọc. không?

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Độ chối khi đóng cọc?

                  Sao ko có bác nào giúp em hết vậy?

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Độ chối khi đóng cọc?

                    Độ chối tính toán theo TCVN 205-1998, TCXDVN 286-2003 do đơn vị thiết kế tính toán và theo thực tế. Với cầu nhỏ theo tính toán, thực tế và kinh nghiệm. Công trình lớn ko có điều kiện thử tĩnh thì thử bằng phương pháp thử động PDA. Độ chối khi thi công là độ chối khi dừng khi đóng cọc thử. SCT theo tính toán đã tính đến hệ số an toàn, nếu theo phương pháp thử động từ 3 đến 6 lần.

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Độ chối khi đóng cọc?

                      Tìm trên trang web sieuthixaydung.com.vn. Các tiêu chuẩn ngành : 20TCN 21-86,....ngoài ra còn có tiêu chuẩn thử cọc TCVN 88-1982. Nói chung các công thức tính độ chối ra kết quả tương tự như nhau, độ chối khi thi công lấy theo độ chối khi đóng cọc thử lượt đi (nếu khi thử động hoặc tĩnh đạt yêu cầu). Bởi vì khi đóng cọc trên nền đất yếu và đặc trưng chịu tải là cọc masát thì độ chối khó đạt được theo như tính toán.
                      Phương pháp thử động tại hiện trường theo cách thông thường có kết quả kém tin cậy nhất, phương pháp này chỉ check lại kết quả thử tĩnh và dùng cho công trình nhỏ theo kinh nghiệm.
                      Khi thí nghiệm tĩnh mới hay xảy ra trường hợp phá hoại : Vật liệu hoặc đất nền.
                      Tính độ chối theo công thức Hilley trong TCVN 205-1998 có thể áp dụng được, khi đó Fs >3 với công trình nhỏ xài được.
                      Cho email??
                      Last edited by hafele_007; 06-12-2007, 06:57 AM.

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Độ chối khi đóng cọc?

                        Nguyên văn bởi HOÀNG TRUNG HẬU-00X3C
                        Tiêu chuẩn này sao em chưa thấy! bác có thể post lên cho em xem qua thử là nó có khác với một số tiêu chuẩn ngành 22TCN không?
                        Bác làm cầu nhiều mà ko biết tiêu chuẩn này thì bác tính độ chối theo chuẩn nào?
                        Attached Files

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Độ chối khi đóng cọc?

                          Nguyên văn bởi hafele_007
                          Phương pháp thử động tại hiện trường theo cách thông thường có kết quả kém tin cậy nhất, phương pháp này chỉ check lại kết quả thử tĩnh và dùng cho công trình nhỏ theo kinh nghiệm.
                          Vậy theo bác thì hệ số tin cậy của PP động này là bao nhiêu %? Từ trước tới giờ em làm cầu cũng tương đối mà em chỉ thấy 1 PP thử động để đánh giá SCT của cọc. Cứ thấy độ chối đóng thực tế rồi suy ngược ra SCT đất nền, nó cao hơn nội lực đầu cọc là ok. Bác nói vậy em thấy lo quá!

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Độ chối khi đóng cọc?

                            Nguyên văn bởi HOÀNG TRUNG HẬU-00X3C
                            Em hay dùng QTthi công và NT cầu cống để tính ra độ chối, lâu lâu lại ghé qua 20TCN??-86, TCVN205-98 đối chứng.
                            Tiêu chuẩn này đúng là mới với em thật! Lạc hậu quá rồi.
                            Tiêu chuẩn thiết kế cầu mới : 22TCN 272-05 thay thế cho 20TCN 21-86, TC 205 vẫn dùng.

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: Độ chối khi đóng cọc?

                              Nguyên văn bởi HOÀNG TRUNG HẬU-00X3C
                              Không biết bác nói công trình nhỏ thì cầu trung có thuộc vào loại đó không? Em thì không có cơ hội gặp cầu lớn nên các PP thí nghiệm khác không gặp (trừ thử tĩnh thì đã có thấy (cả thực tế và xem video) nhưng chưa trực tiếp làm lần nào). Nói như bác trên nền đất yếu thường khó đạt độ chối tính toán, vậy thì làm cách nào? Ở em ít đất yếu nên em vẫn chưa biết cách xử lý (mặc dù nghe đất yếu là em rất mê ). Mong bác chỉ giáo!

                              Chắc là bác nói em. nếu được bác gửi giúp em vào địa chỉ này:
                              rungxanu81@yahoo.com (hơi ngố tý, bác thông cảm )
                              Với nền đất yếu : Độ chối tính toán đạt được sau khi cọc "nghỉ" đủ thời gian và đóng thử lại, khi đóng đại trà thường lấy theo độ chối lượt đi với cọc sau khi thử động đạt yêu cầu.

                              Ghi chú

                              Working...
                              X