QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

móng cọc.

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Ðề: móng cọc.

    Nguyên văn bởi binhminh142
    *Muốn biết khoảng cách các cọc bao nhiêu thì ta phải tính toán khả năng chịu tải của 1 cọc theo 2 yếu tố là P vật liệu và lấy P đất nền = Qa => Khả năng chịu tải của cọc = min (P vật liệu; Qa )
    [/B]
    Cái này chưa chắc đó ! Lỡ P vật liệu < Qa thì seo
    Ở đây , ta phải hiểu rằng : Giá trị Pc hay Ptk không có nghĩ là min (P vật liệu; Qa ) . Vì rằng : Giá trị Pc hay Ptk này sẽ được xác định và kiểm tra lại bằng KQ Thử tĩnh với quy trình thử tải do người thiết kế lập
    Last edited by eng-hiep; 29-12-2007, 10:27 PM.

    Ghi chú


    • #17
      Ðề: móng cọc.

      các bác ơi !! Anh em mình bàn về cái đề tài khi nào trong tính toán móng cọc và móng nông có thể bỏ qua lực cắt Q.Theo em thì đó là khi :


      + nền đất 2 bên là như nhau ( Khi công trình không năm trên mái dốc hay gần bờ sông chẳng hạn )

      + không tồn tại sự trượt giữa lớp đất trên so với lớp dưới

      Mong các bác chỉ giáo thêm cho em !!
      Hoàng Đức Anh -Vinacon ...giun

      Ghi chú


      • #18
        Ðề: móng cọc.

        khi tính toán móng nhà dân !!Móng nọ sát cạnh móng kia như thế ,các bác có xét đến ảnh hưởng của móng mới so với móng cũ ko ạ !!


        + và các bác nói thêm cho em các biện pháp để có thể giảm ảnh hưởng giữaa 2 móng cạnh nhau nhé !!
        Hoàng Đức Anh -Vinacon ...giun

        Ghi chú


        • #19
          Ðề: móng cọc.

          Nguyên văn bởi henycuong
          TRƯỜNG HỢP NÀO CŨNG PHẢI THỬ TĨNH ĐỂ KIẺM TRA K QUẢ TÍNH.
          KHI P VẬT LIỆU MIN THÌ SỨC CHỊU TẢI CÓ THỂ NHỎ HƠN CÁI MIN NÀY NỮA VÌ KHI ÉP CỌC = P VL MIN CÓ THỂ KO XUỐNG ĐƯỢC VỊ TRÍ THIẾT KẾ, CÒN KHI TĂNG P ÉP LÊN THÌ GÂY PHÁ HOẶI CỌC. THÂN ÁI
          To henycuong
          1. vì sao phải kiểm tra chọc thủng đài trong mọi trường hợp? Mời bác xem phần chọc thủng tại TCVN 5574 - 1991: Kết cấu bê tông cốt thép - Tiêu chuẩn thiết kế. (Không biết trong TC mới có đề cập không)
          2. P( vật liệu) chỉ có 1 giá trị, không có khái niệm min hay max.
          Pmin và Pmax xét đến khi có biến động về độ sâu của các lớp đất dưới đài hay có lớp cứng cần xuyên qua hay có độ chênh lớn của tải thiết kế tại các móng của chung một khối nhà ( ví dụ nhà 10 tầng, có sảnh hay nhà phụ chỉ 2 tầng gắn liền vào.
          3. Ép thử tỉnh là theo quy định của TC và đã chỉ định cụ thể trong BV thiết kế. Nếu bên A yêu cầu thêm vị trí khác do nghi nghờ thì phải trả thêm tiền.
          4. Nếu thiết kế đúng thì không có trường hợp phá hoại VL cọc khi đơn vị thi công đã thi công đúng thiết kế ( chỉ có phá hoại quy ước hoặc phá hoại do thi công không đảm bão)

          Ghi chú


          • #20
            Ðề: móng cọc.

            Nguyên văn bởi henycuong
            1. kiểm tra xuyên thủng ngoài mặt phá hoại 45 dộ. tiêu chuẩn mới có đề cập
            2. ý tớ là P tk = min( vl, dn, spt....) rơi vào Pvl chứ ko nói Pvl min max
            Thân
            1. xem tài liệu kinh nghiệm thiết kế móng nhà cao tầng (trích từ sách Trung Quốc của TG Nguyễn Bá Kế) thì không kiểm tra theo 45 độ mà có công thức theo c1, c2 ( tọa độ trong mặt phẳng đài). Tôi không làm thiết kế nên chẳng nhớ công thức.
            2. Chắc bạn lủng kiến thức này rồi. Khi thiết kế bao giờ Pvl củng lớn hơn P đất nền.
            Cam đoan với bạn Pđất nền luôn luôn lớn hơn P (SPT)
            Last edited by betameo; 03-01-2008, 03:36 PM.

            Ghi chú


            • #21
              Ðề: móng cọc.

              Chà,

              Rối rắm thế các Bác, thường người ta căn cứ làm bài tóan xuôi vào tính toắn sức chịu tải của đất nền trước (theo chỉ tiêu cơ lý, cường độ, SPT, CPT...) chọn min. như Mr. Henycuong đề cập rồi mới giở catalogue chọn lọai cọc mà, cho nên không bao giờ có chuyện sức chịu tải của vật liệu cọc nhỏ hơn sức chịu tải cho phép cả.

              Thêm nữa, khi thiết kế cọc người ta tính toán sức chịu tải tối đa của vật liệu trước rồi mới tính đến sức chịu tải cho phép của cọc này.

              Ví dụ, TCVN 205-1998 có quy định sức chịu tải tối đa của vật liệu là (0.85f'c)Ac cho cọc thường, và (0.85f'c -fpc)Ac cho cọc dự ứng lực. Trong khi đó sức chịu tải cho phép chỉ là (0.33f'c)Ac cho cọc thường và (0.33f'c -0.27fpe)Ac cho cọc dự ứng lực.

              Còn giai đọan thử tỉnh và thử động PDA là một cách để kiểm tra thiết kế và thử nghiệm sức chịu tải thực tế sự tính tóan lý thuyết. Càng nhiều tim thử và kết quả thì càng tốt thì có lý do và bằng chứng và thêm sự tự tin hơn cho người thiết kế mà thôi.

              Còn về chi phí và tính kính tế, chưa chắc hạn chế số lần kiểm tra sức chịu tải của cọc hay số lỗ khoan địa chất là đã tiết kiệm tiền. Ví dụ, tui biết có nhiều công trình do có địa chất phức tạp, cách nhau một khỏang mà chiều dài cọc đã khác nhau. Lúc đầu, do số lỗ khoan địa chất ít rồi đến khi số tim thử tĩnh cũng ít, kết quả là cùng một công trình Pép giống nhau mà khi ép đại trà chiều dài cọc thì khác nhau, có nơi chỉ còn 2/3 L thiết kế, rồi cắt cọc tùm lum, cản trở thi công rồi ảnh hưởng đến tiến độ, đó là chưa kể đến trường hợp chối giả. Sau đó, theo tư vấn của bên cung cấp cọc, chủ đầu tư cho khoan địa chất và thử tĩnh dày lên rồi quyết định giảm chiều dài cọc tại những vị trí đã biết địa chất cũng như sức chịu tải rõ ràng. Hiệu quả thấy rõ, chi phí do thử tĩnh và khoan địa chất vẫn tiết kiệm hơn chi phí do điều chỉnh chiều dài cọc hợp lý, tiết kiệm được khỏan cọc bị cắt bỏ. Trong chuyện này chỉ có bên cung cấp cọc tỏ ra quá Thạch Sanh hehehehe

              Ghi chú


              • #22
                Ðề: móng cọc.

                To henycuong về vấn đề chọc thủng:
                Tôi đã xem lại TC mới. Tại nội dung chọc thủng có hai mô hình
                a. Mô hình đáy khối chọc thủng là phản lực của đất nền ( hình 17a), kiểm tra theo góc 45 dộ... OK
                b. Mô hình đáy khối chọc thủng là nền cọc ( hình 17b), phải kiểm tra theo hướng dẫn của TC ( không phụ thuộc vào góc 45 độ). Bác xem lại đi)
                To KhanhTL1: về trình tự thiết kế thi công móng cọc.
                Khi khảo sát bác gần như đã biết được sự biến động địa tầng ( kỹ sư càng giỏi thì báo cáo càng gần với thực tế) ,kỹ sư thiết kế dựa vào số liệu đó để có Lmax, Lmin, Pmax, Pmin. Số cọc thử vẫn theo TC quy định ( trừ trường hợp đặc biệt). Pvật liệu khi thiết kế thường được chủ động thiết kế > Pđất nền khoảng 20% để tránh phá hoại cọc ( khi mủi cọc chạm vật cứng, nền cứng trong quá trình ép thì tải tăng đột ngột).
                Bác tham gia thêm về tính sức chịu tải theo số SPT , ở đây còn nhiều vấn đề bàn cải, mổi người một ít để làm sáng tỏ vấn đề (ví dụ cần thiết thí nghiệm SPT không, độ chính xác đã kiểm chứng theo thực tế, biện pháp khắc phục, cần lưu ý điều gì...Mong bác quan tâm.

                Ghi chú


                • #23
                  Ðề: móng cọc.

                  Nguyên văn bởi ambition541986
                  các bác ơi !! Anh em mình bàn về cái đề tài khi nào trong tính toán móng cọc và móng nông có thể bỏ qua lực cắt Q.Theo em thì đó là khi :


                  + nền đất 2 bên là như nhau ( Khi công trình không năm trên mái dốc hay gần bờ sông chẳng hạn )

                  + không tồn tại sự trượt giữa lớp đất trên so với lớp dưới

                  Mong các bác chỉ giáo thêm cho em !!
                  Nguyên lý tính toán

                  Tải trọng từ thượng tầng kết cấu được đưa về cao trình đỉnh đài cọc ,gồm lực phẳng đứng ,lực cắt ,mômen (các thành phần lực có thể 2 phương ).Về nguyên tắc ,cần chú ý phân loại tải trọng tại mỗi bước tính toán nền móng khác nhau.(thí dụ :kiểm tra kiểm tra ứng suất của nền đất ở cao trình mũi cọc là ứng với tải trọng tính toán tối đa ,nhưng khi kiểm tra sức chịu nhổ lại tính với tải trọng tối thiểu ).tuy vậy lúc nào cũng dùng tải trọng tính toán.
                  Riêng tải trọng ngang :trước đây loại tải trọng này thường đựơc dùng làm căn cứ để phân tích sự làm việc của cọc theo móng cọc đài cao hay thấp :Người ta so sánh khả năng chịu tải xô ngang (áp lực đất bị động ) với tải trọng ngang tác dụng lên công trình.Quan niệm này không hoàn đúng ,nếu ta xem lại định nghĩa của áp lực bị động của đất (Ep là trị Max ,lúc huy động để đạt đến giá trị Max đó thì đài cọc đã bị uốn ,với vùng áp lực bị động là một vùng sâu xuống bên dưới đáy đài cọc chứ không chỉ dừng ở đáy cọc ;tựa như bài toán móng trụ cho cột cờ ).không biết bạn tính toán móng cọc như thế nào ,mong bạn tham khảo qua xem có nên hay không !!!mình đang tính theo Thiết kế nền móng của Mỹ.
                  Chúc bạn thành công
                  Ngựa Non Tập Chạy
                  Đường Phẳng Hay Biết Mấy

                  Ghi chú


                  • #24
                    Ðề: móng cọc.

                    Móng bè trên nền cọc DUL, mô hình bè móng bằng phần tử solid. Các bác tham khảo và xin góp ý kiến!
                    Sử dụng Sap V10
                    Attached Files
                    Last edited by vinhntcideco; 08-01-2008, 11:18 PM.

                    Ghi chú


                    • #25
                      Ðề: móng cọc.

                      ban dang hieu sai roi day neu nhu trong cong trinh ban lam sao ma bo duoc tai trong Q di duoc du ban lam nha o dauhay cong trinh o cho nao cung co tai trong Q chu tuc la tai tropng ngang day ,vi trong cong trinh ban lam sao khong ke toi tai trong gio duoc khi dó ngoai noi luc cua nha sinh ra con do tai trong gio nua ban a`.ban da lam be tong 2 ban se hieu hon ve van de nay? ban co biet to hop noi luc chu vi sao ma o tiet dien 4 co them phan Q hay khong?
                      Bui Ngoc Duc_SVBKDN ngocduc146@gmail.com

                      Ghi chú


                      • #26
                        Ðề: móng cọc.

                        em dang lam DO AN tot nghiep,em chọn làm móng cọc.bác nào có số liệu địa chất nào để làm móng cọc xin gửi cho em theo mail:snowprince2009@yahoo.com hoặc post lên diễn đàn nhé.thanhs!!!

                        Ghi chú


                        • #27
                          Ðề: móng cọc.

                          Nguyên văn bởi eng-hiep

                          Tên này nghe lạ wé
                          không lạ chút nào ; TS Dương Hồng THẩm là trưởng khoa trường đại học MỞ TP HCM
                          TÌNH YÊU HẠNH PHÚC VÀ SỰ NGHIỆP THÀNH ĐẠT

                          Ghi chú


                          • #28
                            Ðề: móng cọc.

                            Nguyên văn bởi betameo
                            Bác giải thích mục 1 khó hiểu quá. Tôi biết cọc làm việc độc lập hay làm việc theo nhóm, chứ khái niệm đồng bộ thì thành thực tôi củng không hiểu.
                            Theo tôi hiểu khoảng cách giữa các tim cọc sẽ quyết định cọc làm việc thế nào.
                            Với mọi trường hợp đều phải kiểm tra chọc thủng.
                            vậy theo bác khoảng cách < 3d thì cọc làm việc thế nào?
                            TÌNH YÊU HẠNH PHÚC VÀ SỰ NGHIỆP THÀNH ĐẠT

                            Ghi chú


                            • #29
                              Ðề: móng cọc.

                              Nguyên văn bởi ambition541986
                              bác ơi !! bác giải thích thêm cho em cái ý cọc không làm việc đồng bộ được không ạ vì em thấy giả thiết khi tính toán là coi các cọc trong nhóm cọc làm việc như những cọc đơn mà
                              nếu bác muốn biết thì đọc sách nước ngoài mục " pile ò group" thì may ra mới hiểu được
                              nhưng nói túm la khi các cọc gần nhau quá sẽ làm cho diện tiếp xúc của cọc với đất sẽ giảm ; vì thế f masat sẽ nhỏ => nó không bằng với nguyên tắt tính toán cọc đơn nữa ; vô tình thiếu CỌC => Xập nàh vì không xét đến ảnh hưởng nhóm cọc
                              TÌNH YÊU HẠNH PHÚC VÀ SỰ NGHIỆP THÀNH ĐẠT

                              Ghi chú


                              • #30
                                Ðề: móng cọc.

                                Nguyên văn bởi ksminh
                                nếu bác muốn biết thì đọc sách nước ngoài mục " pile ò group" thì may ra mới hiểu được
                                nhưng nói túm la khi các cọc gần nhau quá sẽ làm cho diện tiếp xúc của cọc với đất sẽ giảm ; vì thế f masat sẽ nhỏ => nó không bằng với nguyên tắt tính toán cọc đơn nữa ; vô tình thiếu CỌC => Xập nàh vì không xét đến ảnh hưởng nhóm cọc
                                Đọc sách tiếng việt vẫn hiểu được. Cuốn khá xưa là Thiết kế móng cọc của TG Lê Đức Thắng.
                                Khoảng cách cọc < 3D thì diện tiếp xúc của cọc với đất củng vậy và bằng 4 phía quanh cọc nhưng bản chất làm việc của cọc trong đất đã thay đổi.
                                Theo sách: tùy theo địa chất mà cọc khi làm việc theo nhóm sẽ có trường hợp sức chịu tải của nhóm > tổng của các thành phần tham gia ( From Thiết kế móng cọc).
                                Tuy nhiên tôi chưa từng thử tải tỉnh cho nhóm cọc nên không áp dụng kiến thức trên.

                                Ghi chú

                                Working...
                                X