QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tạo chủ đề về: An toàn cháy cho công trình

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Ðề: Tạo chủ đề về: An toàn cháy cho công trình

    Tiếp tục với bài toán tính độ bền lửa (của kết cấu tường)
    Bài toán tính độ bền lửa là một bài toán phức tạp về mặt cơ học thể hiện ở chỗ:
    1. Đây là bài toán thay đổi theo thời gian (transitoire) : Các điều kiện biên (về nhiệt và cơ) thay đổi, các tính chất của vật liệu về nhiệt, cơ thay đổi (tính phi tuyến về vật liệu), tức là phụ thuộc vào nhiệt độ (trong khi đó nhiệt độ lại đang là ẩn số).
    2. Vật liệu không thể giả thiết là đồng nhất vì có mặt của mối nối giữa các viên gạch). Điều này dẫn đến một điều là kích thước của bài toán trở nên vô cùng lớn và việc chạy bằng máy tính bình thường là không bao giờ có thể thực hiện được (chưa nói đến việc dùng các máy chủ có tốc độ cao thì việc tính toán phải lên đến nửa tháng cũng có thể).
    Tuy nhiên, chúng ta có thể xử lý vấn đề này bằng một phương pháp gọi là "Đồng nhất hóa vật liệu" (homogenization), cho phép thay vật liệu không đồng nhất bằng một vật liệu đồng nhất tương đương. Song, khi dùng phương pháp này thì tính chính xác của bài toán sẽ không còn cao nữa và phải xét đến độ tin cậy của kết quả.
    3. Vì nhiệt độ cháy là rất lớn (có thể lên đến 1600 °C ở trong lò luyện than cốc và 1250 °C đối với tường nhà bình thường) nên có thể xảy ra sự chuyển pha của vật liệu mà trong quá trình tính toán phải xét đến (ví dụ như nước ở trong bê tông bị chuyển thành thể hơi ở 100° C có ảnh hưởng rất quan trọng đến các chỉ tiêu độ bền lửa công trình, cụ thể là có thể kéo dài thời gian chịu lửa của tường).
    Trên đây là một vài vấn đề cơ học mà người tính toán phải xem xét trong từng trường hợp. Đây vẫn là vấn đề đang được nghiên cứu. Ở nước ta, việc nghiên cứu là cần thiết vì chúng ta có vật liệu địa phương. Việc áp dụng đúng theo quy trình nước ngoài theo tôi chỉ là tham khảo. (Tuy nhiên ai sẽ nuôi chúng ta để nghiên cứu lại là vấn đề lớn hơn )
    Các bài toán cụ thể, theo tôi có thể là một đề tài thạc sỹ, phức tạp hơn, là một đề tài tiến sỹ cho những ai đang muốn tìm hiểu và học tập và nghiên cứu về vấn đề này.
    Đôi điều tâm sự cùng các bạn.

    Ghi chú


    • #17
      Ðề: Tạo chủ đề về: An toàn cháy cho công trình

      Tôi nhận thấy có 2 hướng đi về đế tài này:
      1- Xây dựng một hệ thống lý thuyết về cháy, chống cháy, bảo vệ. Công việc này dựa vào các kết quả thí nghiệm, các mô hình lý thuyết và các giải pháp lý thuyết.
      2- Áp dụng các lý thuyết chống cháy vào thực tế xây dựng.
      Tại Việt Nam, tôi có nhiều nghi ngờ là lý thuyết có rất nhiều, do thông tin hiện nay phổ quát nhờ internet, và tiếp xúc với các đối tác nước ngoài. Điều tôi tin là vô cùng quan trọng là dùng các lý thuyết ấy trong thực tế để bảo toàn sinh mệnh cho người dân. Với sự áp dụng những tiêu chuẩn rất căn bản, với sự suy diển một cách rất bình dân (common sense) cũng có thể đạt được những kết quả đáng kể. Vi dụ như quy định về đường thoắt hiểm thứ hai. Ai củng biết là nếu cháy đầu này, mà chạy ra đầu kia được thì sống. Mà không có chổ chạy thì chết. Vậy ở nước mình có tiêu chuẩn đó chưa, và cách áp dụng như thế nào? Nếu không có đường thoắt hiểm thứ hai thì có biện pháp gì để bảo vệ người sử dụng?
      Tôi nghỉ biện pháp phỏng cháy cần phải đạt độ khả thi. Và khi đọc thỉ đa số quần chúng có thể hiểu được ít nhất là 50% các điều lệ chính. Lý do là biện pháp này cần phải được thưc hiện triệt để, ai cũng có thể hiễu được, có thể thực hiện được thì biện pháp ấy sẽ có hiệu quả. Nếu điều lệ tiêu chuẩn khúc mắt quá, dài dòng quá, đòi hỏi một trình độ cao mới có thể hiểu được, biện pháp không khà thi, thì đó chính là cội rể của sự thất bại. Đó sẽ là nguồn gốc của sự diển giải sai ở các câp thực hiện (wrong interpretation intentionally or unintentionally) có chủ ý hay không có chủ ý. Vấn đề là làm sao cho một căn hộ xây tại Cà Mau củng có những tiêu chuẩn chống cháy như môt căn hộ xây tại Hà Nội.
      Khi mà các lý thuyết đã được thảo luận, đã được đúc kết, nó phải được phân ra, diển giải để áp dụng bằng ngôn ngữ cho các bạn cấp 3 có thể hiểu được, vì đây là thành phần co trình độ đó chiếm đa số trong xả hôi. Mình cần có sự phồ cập trong giời này. Tôi thiển nghỉ một bộ luật chống cháy mà chỉ đòi hỏi đến sự hiểu biết của 4 phép tính cộng trừ nhận chia để áp dụng là một bộ luật tối ưu, đáp ứng được ít nhất nhu cầu của 80% sinh hoạt người dân.
      Trong khi đó, các nhà khoa học có nghiên cứu, cứ nghiên cứu, tìm ra được cái gì mới, thì đem áp dụng cho dân chúng nhờ.
      Mong các bạn góp ý suy nghĩ thệm.

      Ghi chú


      • #18
        Ðề: Tạo chủ đề về: An toàn cháy cho công trình

        To bạn sinhvienmoi,
        Các vấn đề về phòng cháy mà bạn nêu trên đây đều đã có cả trong quy chuẩn xây dựng ViệtNam, và các kiến trúc sư đều phải thuộc làu. Các kỹ sư thiết kế phòng cháy chữa cháy phải thông hiểu, và cũng đã có cơ quan chuyên trách, đồng bộ về PCCC trên toàn cõi Việt Nam.

        Nếu vấn đề là ở chỗ: Việt nam ta giao hẳn nó cho bên PCCC. Còn dân kết cấu thì không được đào tạo và không có quan tâm đúng mức trên phương diện vật liệu chống cháy. Nhưng dân kiến trúc thì họ phải có kiến thức này khi thiết kế công trình, và khi họ chỉ định vật liệu chống cháy cho công trình có liên quan đến bê tông cốt thép thì dân kỹ sư mới phải tính đến, nếu không có yêu cầu này, thì dân kết cấu "vô tình" đã bỏ qua cái sự cháy này.

        Nếu bạn quan tâm đến công việc của kiến trúc sư và của kỹ sư PCCC và cơ quan phê duyệt PCCC thì sẽ thấy rõ là những kiến thức về PCCC mà bạn chỉ ra trên đây còn rất ít cho nhu cầu PCCC đã và đang được thực hiện ở Việt Nam đấy bạn ạ.

        Ghi chú


        • #19
          Ðề: Tạo chủ đề về: An toàn cháy cho công trình

          To ban Xuan Thuy,
          Vì không làm trong ngành xây dựng nên tôi không rõ về vấn đề quy định lắm, nhưng có một điều tôi quan tâm trong ý kiến của bạn là tại sao chỉ khi đụng đến các kết cấu bê tông cốt thép thì dân kết cấu ta mới phải tính, và lại không cho các kết cấu khác (ví dụ như kính, gạch, ngói, ...), hay đó chỉ là cách nói ví dụ của bạn. Và khi các kỹ sư xây dựng tính cháy thì cụ thể là tính cái gì trong đó ? (ví dụ như có tính xem khi cái phòng này nó cháy thì cái sàn bê tông bao giờ nó sập, và xem nó có thỏa mãn quy trình không chẳng hạn)
          Đôi điều chưa rõ, mong bạn giải đáp giùm. Cảm ơn bạn.
          (ở diễn đàn này, cũng có thể người hơn, người kém tuổi, nhưng tôi đề nghị ta cứ dùng chữ "tôi-bạn" để xưng hô cho tiện vậy nhé)

          Ghi chú


          • #20
            Ðề: Tạo chủ đề về: An toàn cháy cho công trình

            Bạn NguyenTheDuong, xin góp ý chút xíu :
            1) Tùy theo trách nhiệm mà ta thiết kế. Nếu bạn XUANTHUY chỉ làm về bê-tông thì bạn ấy chỉ nghiên cứu sao cho bê-tông chịu lửa đúng tiêu chuâ"n.
            Nêu bạn XUANTHUY chịu trách nhiệm về kết cấu thép thì bạn ấy sẽ đề nghị và thiết kết sao cho nhà bằng thép chịu nổi lửa, nếu công trình nha thép chỉ chịu nổi 1 giờ, thì có thể kiến trúc sư phải liên lạc với cơ quan PCCC để thêm thiết bị báo động, dập tắt... nhưng công việc sau là do ban khác đảm nhận (có thể là kỹ-sư về an-toàn PCCC, hay gọi là Fire Engineer...) Khi một phòng bị cháy, bao giờ nó sập thì kỹ-sư xây dung hay Fire Engineer cũng đều biết.
            2) Kính và ngói là thuộc trách nhiệm của kiến-trúc sư, gạch có thể giao trách nhiệm cho kỹ-sư, trong trường hợp này, ky-'sư sẽ nghiên cứu và thiêt kế cho thích hợp tiêu chuẩn.
            3) Nhưng nguyên-tắc mà kẻ làm luật thường phải tôn trọng là : "hiệu lực bất hồi tố ". Luật mới đặt ra chỉ có hiệu lực trên những căn nhà mới cât. Chánh quyền có thể áp đặt luật mới phải được áp dụng cho những nhà cũ trong một thời hạn 3 năm, 5 năm...
            Từ nay đến 3 năm tới, các nhà cũ không được trang bị thiết bị phòng chay chư"a cháy. Ðó mới chính là mối lo ngại .

            Vã lại, ta chỉ có thể sửa sang khi ta có tiền . Ngày xưa, khi tôi còn ở VN, có những gia đình nghèo ở nhà lá, bếp lửa sát bên vách, dĩ nhiên là hiê"m họa cháy nhà quá dễ . Ðâu có cách gì ra luật bảo họ phải đập nhà xây lại bằng gạch, bê-tông cốt thép ?

            Cho nên kỹ-thuật va kinh tế phải đi đôi với nhau . Dù sao tôi cũng rất mừng khi nghe XUANTHUY bảo là đã có hết, có đầy đủ .

            Dù vậy, năm 2002, khi tôi về thăm lại VN, những tableau électrique (cái bảng mà ta gắn công tơ, cầu dao điện ...) không hợp tiêu chuẩn Âu-châu chút nào, (tât cả phải nằm trong một hộp kín, kín nước và kín hơi, không cháy, có thể có lỗ thông hơi cho bớt nóng). Trường hợp thứ hai, dây cáp để đem điện năng cho máy điều hòa không khí thì thả lỏng trên tường (phải gắn lại, và nằm trong ống không cháy, kín nước nếu ở ngoài trời) ... Trường hợp thứ ba, hotel là nhà cao tầng khai thác mặt trước và mặt sau cách nhau bằng cầu thang (và giếng trời), lỡ cháy ngay cầu thang thì những người khách ở phía sau là bị chết cháy .
            Mấy cái sai lầm nay là nằm trong những Hotel mới cất tại thành phố Hồ-chí-Minh, Nha-trang và đảo Cát-Bà .

            Ghi chú


            • #21
              Ðề:An toàn cháy cho công trình

              Mục đích của PCCC là giảm tối thiểu thiệt hại về người và vật chất khi xảy ra cháy. Từ mục đích đó, phân ra làm 2 lĩnh vực: phòng cháy và chữa cháy. Hơn 85% nguyên nhân gây cháy là do ý thức chủ quan của con người, vì thế nâng cao hiểu biết về an toàn cháy cho mỗi người đóng vai trò quan trọng. Ở VN tiêu chuẩn, quy phạm trong lĩnh vực PCCC tương đối đầy đủ. Nhưng áp dụng và phổ biến nó vào cuộc sống xã hội còn thiếu sót. Hình như mọi người chưa cảm nhận được sự nguy hiểm khi xảy ra cháy, và mất bò mới lo làm chuồng (sau khi xảy ra cháy tại trung tâm thương mại, mới đổ xô đi mua bình chống cháy).
              Mình hoàn toán tán đồng với bạn Xuan_thu, quy phạm đã có, áp dụng và phân bổ nó thế nào cho hợp lý. Đa số luận văn của các bác bên PCCC (bộ công an) thiên về chống cháy, nâng cao ý thức, kiến thức người dân. Theo tôi như thế là hợp lý, còn KSXD, KTS thì hoàn thành công trình theo đúng quy phạm (tiêu chuẩn, quy chuẩn PCCC của ta, hiện tại theo tiêu chuẩn của Nga - việc nghiên cứu sự phù hợp của tiêu chuẩn cho điều kiện ở VN, ta bàn đến sau), để hạn chế mức độ nguy hiểm cháy, để giảm bớt nguyên nhân gây cháy, để công trình không bị phá hủy trong 1 khoảng thời gian nhất định cho các bác PCCC yên tâm dập tắt đám cháy, cứu người và của cải. Theo bạn Xuan_Thu, chúng ta có thể yên tâm về phần việc của KTS, vậy với KS thì cần phải làm gì???
              Mình xin thưa rằng, trong các tiêu chuẩn có quy định cụ thể thời gian chịu lửa của cấu kiện công trình ( khả năng chịu lửa được tính bằng thời gian - để các bác PCCC yên tâm dập cháy... ), hiện tại trong tiêu chuẩn mới quy định khả năng chịu lửa cấu kiện theo cấp công trình, chưa đề cập đến chức năng của công trình. Việc tính toán khả năng chịu lửa của cấu kiện, bạn Nguyen_The_Duong có nêu ra, mình xin bổ xung: Về khả năng chịu lửa của cấu kiện, được đưa ra 2 khái niệm: khả năng chịu lửa theo yêu cầu, và khả năng chịu lửa vật lý. Trong quy phạm nêu ra yêu cầu khả năng chịu lửa của cấu kiện - đó là khả năng chịu lửa theo yêu cầu, đại lượng này không phụ thuộc vào chủng loại vật liệu làm ra cấu kiện ( bê tông, gạch đá...) mà chỉ phụ thuộc vào chức năng cấu kiện ( tường chịu lực, tường bao, cột, dầm ...) và cấp công trình (1,2..,). Xác định giá trị của đại lượng này có thể bằng thực nghiệm và lý thuyết trên cơ sở chế độ nhiệt chuẩn. Khả năng chịu lửa vật lý - khả năng chịu lửa thực tế của cấu kiện, đại lượng này phụ thuộc vào chế độ nhiêt (môi trường nhiệt độ) xung quanh, chủng loại vật liệu..., giá trị của đại lượng này thay đổi trong 1 khoảng rất lớn, có thể 30' hoặc có thể 3h đối với 1 cấu kiện cụ thể. Chế độ nhiệt tác động lên cấu kiện ảnh hưởng chính đến giá trị đại lượng này. Đại lượng này cũng xác định bằng thực nghiệm và lý thuyết, nhưng trong 1 điều kiện và hoàn cảnh cụ thể.
              Xác định khả năng chịu lửa của CK theo 3 giới hạn: giới hạn về tính toàn vẹn - ký hiệu là E ( trong khoảng thời gian này, trên kết cấu không xuất hiện khe hở để cho ngọn lửa hay khói đi qua); giới hạn về tuyền nhiệt - ký hiệu là I (trong khoảng thời gian này, bề mặt không bị tác dụng nhiệt của kết cấu không đạt đến nhiệt độ tới hạn (với nhiệt độ này có thể làm 1 số vật liệu thông thường bốc cháy), nhiệt độ này theo tiêu chuẩn là 140oC); giới hạn bền - ký hiệu R.
              Để xác định thực nghiệm các giá trị này (theo khả năng chịu lửa yêu cầu), tùy theo đặc thù của cấu kiện , cấu kiện có thể bị nung nóng 1 mặt, 2 mặt (sàn, tường) hoặc 3-4 mặt (dầm, cột). Chế độ nhiệt tác động lên cấu kiện theo chế độ nhiệt chuẩn (phương trinh T=345lg(8t+1)+To, t - thoi gian, phut;To -nhiet do ban dau).
              Tính toán lý thuyết trên cơ bản là giải bài toán truyền nhiệt (phương trình vi phân cấp 2) với các điều kiện biên rất đa dạng (bài toán này rất khó, chỉ có thể giải gần đúng, và khối lượng tính toán rất lớn). Với kết cấu thép, kết cấu bê tông cốt thép, khi xác định giới hạn bền, nhiệt độ tới hạn của thép (tại nhiệt độ đó - thép bị chảy dẻo, thép thông thường 500oC) đóng vai trò quan trọng. Nhiệt độ tới hạn của thép phụ thuộc chính vào chủng loại thép và tải trọng thông thường (tải trọng dùng để tính toán kết cấu).
              Trong thực tế chế độ nhiệt tác động lên CK khác với chế độ chuẩn, vì thế trong lĩnh vực này còn bỏ ngỏ nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu.
              Về việc bác Thu quan tâm thì Bác cũng nên thông cảm cho điều kiện và hoàn cảnh ở VN, cái khó bó cái khôn, nên nhiều khi ở nhà dân không tuân thủ được theo đúng quy định PCCC. Nhưng cũng không phải vì thế mà lại lơ lỏng yêu cầu PCCC với nhà ở chung cư và khu vực công cộng. Tại những nơi đó, các yêu cầu của đường thoát hiểm, thang thoát nạn đã được các KTS để ý đến. Nhưng không biết hệ thống thoát khói, tường ngăn cháy, các bác KTS có để ý không? Hệ thống biển báo, bản vẽ đường thoát nạn cũng như những hướng dẫn hành động khi xảy ra cháy, theo tôi được biết, vẫn không phải nhà nào cũng có.
              Thế còn khả năng chịu lửa của cấu kiện trong các ngôi nhà đó liệu có đảm bảo theo tiêu chuẩn đề ra hay không?? Xin các bạn KSXD cho biết???

              Ghi chú


              • #22
                Ðề: An toàn cháy cho công trình

                Nguyên văn bởi thanh_IBST
                Thế còn khả năng chịu lửa của cấu kiện trong các ngôi nhà đó liệu có đảm bảo theo tiêu chuẩn đề ra hay không?? Xin các bạn KSXD cho biết???
                Vai trò của KTS là thiết kế sao cho chủ nhà ưa thích, các việc thiết kế và thiết bị PCCC rất tốn kém cho nên KTS có thể bỏ qua. Nhưng có Cơ quan PCCC, họ có tiếng nói quan trọng, quyết định bắt buộc phải thực hiện những gì cần thiết (hầu hết các quốc gia Âu-châu, Mỹ- châu...) đêu bắt buộc các bản vẽ, đồ án phải có sự phê duyệt của Cơ quan PCCC. Cơ quan PCCC này có nhiều KSXD, người chỉ huy là KSXD.

                Khả năng chịu lửa của các ngôi nhà thì KSXD đều biết, ở đây có thể có nhiêu KSXD còn trẻ, mới ra trường, tính toán ổn định có thể đã chưa xong, ngành PCCC dành cho những người đã thành thạo về thiết kế ổn dịnh. Thường chúng tôi dựa vào những tài liệu và tiêu chuẩn PCCC (mối quôc gia đều có), tôi lấy thí dụ, lớp bê-tông bảo vệ là 3cm cho những dầm liên tục, thì cứ thiết kế như vậy thôi, không có tính toán chi cả. Việc tính toán, đưa vào phòng thí nghiệm là của các Hội, Cơ-quan chuyên nghiên cứu về hỏa hoạn, cũng gồm có nhiều KSXD, KS Hóa học, và những giáo sư TS trong ngành...
                Do đó công việc của KSXD không nhọc mệt chi cả, tất cả những nhà cửa, phòng ốc mới xây đều thỏa những tiêu chuẩn PCCC.

                Các hãng bán vật liệu nhà cửa cũng dần đã quen, trong các nhiệm vụ tiêp thị của họ là thực hiện những "tài liệu xây dựng dùng cho KSXD, KTS ", có ghi rõ sức chịu lửa, thí dụ R60 (sức chịu 60 phút) thường dùng cho cư"a ngăn, cửa phòng Kỹ-thuật (chứa bảng cầu dao điện, hê thông điều hòa không khí, lò sưởi...), R120 (sức chịu 2giờ) thường dùng cho cư"a ngăn không gian cháy (dùng chia không gian cháy ra từng diên tích 2.500m²...), dùng cho tường, vách ngăn, và R240 (sức chịu 4giơ) dùng cho tường trong các hầm garage.

                Nhứng vật liệu hoàn thiện cũng dễ bị cháy, hay là rút lại khi gặp nóng, hoặc tỏa ra khí độc như PVC (cho ra Chlor) làm nhiều ngươì tử vong, chất polyurethane cho ra hơi axít cyanhydrique (một loại độc như cyanure) đều phải được khai báo kỹ trong phần :
                - ô"n định với lửa
                - tỏa chất độc
                ngoài ra nó được xếp loại như :
                M0 : không cháy
                M1 : không cháy nhưng biến dạng
                M2 : dế cháy (như gỗ thông)

                Ðể kết luận :
                Tôi thấy không nên nói quá nhiều lý thuyết (mô-đen, tính toán...) vì nó chỉ làm người khác sợ mà thôi.
                Ngành PCCC dành cho KSXD rất dễ hiểu, rất bổ ích, nó đưa người KSXD dên gần với thực tế.
                Các bạn nên đặt trọng tâm :
                - giải quyết một số đồ án cụ thể;
                - đi từ một số tai nạn, rút kinh nghiệm, hay giải thích;
                - trao đổi tiêu chuẩn PCCC.
                Nhưng các bạn còn đang học KS, nếu như trường không bắt buộc thì không nên bỏ thì giờ cho việc này.

                Ghi chú


                • #23
                  Ðề: Tạo chủ đề về: An toàn cháy cho công trình

                  Chú Thu ơi, thế bài toán thiết kế cấu kiện chịu lửa như chú nói thì cũng không đau đầu lắm nhỉ.
                  Có ai biết là ở Việt nam mình đã có chỗ nào thí nghiệm kết cấu chịu lửa chưa và giá thành thì có đắt lắm không?
                  Các sản phẩm dùng trong xây dựng ở nhà mình có ghi các tiêu chuẩn về chịu lửa như chú Thu nói không nhỉ? Các bạn làm bên xây dựng có ai quan tâm không?
                  Một điều mà tôi quan tâm nữa là các sản phẩm gạch xây nhà mình hình như chưa chú ý lắm đến thiết kế chịu nhiệt (lửa) lắm thì phải? Vì lỗ các viên gạch không lớn lắm và các không có nhiều lỗ.
                  Ai biết thông tin, xin chia xẻ với !

                  Ghi chú


                  • #24
                    Ðề: Tạo chủ đề về: An toàn cháy cho công trình

                    Ngoài trường tại Canada, cũng có nhiều trường khác day, ví dụ như khoa civil engineering cùa Canterbury University ở New Zealand. Tôi sẽ trích dẩn ở phần dưới. Nhưng tôi rất đồng ý với anh Thu, là mình nên trở về với những vấn đề căn bản và làm sao thực hiện các quy định đó. Kinh nghiệm của tôi cho thấy ngoài chuyện người ta sợ các văn bản phức tạp, người ta còn có thể hiểu sai, có thể lợi dụng để mà hiểu sai để trục lợi, nhất là ỡ cấp cơ sở.
                    Vấn đề này nó quá quan trọng để mà có sự sai sót. Loặi trừ sự sai sót là phân nửa của sự thành công.
                    Sau đây lả chương trình của Canterbury University-New Zealand.
                    Fire Engineering View 2006



                    Course Code Course title Part Year Credit Points EFTS
                    ENFE601 Structural Fire Engineering 1st Sem. 0.1000
                    ENFE602 Fire Dynamics 1st Sem. 0.1000
                    ENFE603 Fire Safety Systems 1st Sem. 0.1000
                    ENFE604 Fire Design Case Study 2nd Sem. 0.1000
                    ENFE610 Advanced Fire Dynamics 2nd Sem. 0.1000
                    ENFE611 Risk Assessment 1st Sem. 0.1000
                    ENFE612 Special Topic 1st Sem. 0.1000
                    ENFE613 Special Topic: Human Behaviour in Fire 2nd Sem. 0.1000
                    ENFE680 Fire ME Project Full Year 0.6000
                    ENFE681 Project Part Time Full Year 0.6000
                    ENFE690 M.E.F.E. Thesis Full Year 1.0000
                    ENFE691 M.E.F.E. Thesis PT Full Year 0.6500
                    ENFE694 M.E.F.E. Thesis Full Year 0.4000
                    ENFE695 M.E.F.E. Thesis Full Year 0.5000
                    ENFE696 M.E.F.E. Thesis Full Year 0.6000
                    ENFE697 M.E.F.E. Thesis Full Year 0.7000
                    ENFE698 M.E.F.E. Thesis Full Year 0.8000
                    ENFE699 M.E.F.E. Thesis Full Year 0.9000
                    ENFE790 Fire Engineering PhD Full Year 1.0000
                    ENFE791 Fire Engineering PhD (part-time)

                    Ghi chú


                    • #25
                      Ðề: Tạo chủ đề về: An toàn cháy cho công trình

                      To bạn Nguyễn Thế Dương, Trung Tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quatest, I, II, III đều có dịch vụ thử nghiệm kết cấu chịu lửa vvv.Giá cả thì chắc không cao.

                      Sinhvienmoi: Khi KTS và KS PCCC thiết kế phòng chống cháy, đặc biệt là các công trình đông người, người ta rất chú ý đến:

                      - Thông gió, (quy định vật liệu cửa, vị trí cửa, chiều cửa mở, then cài cửa, áp suất mà cửa chịu lúc bình thường cũng như lúc xảy cháy để đảm bảo cô lập vùng cháy).
                      - Lối giao thông, để thoát hiểm cho người... và đưa phương tiện chữa cháy vào.
                      - Hệ thống chữa cháy bằng bình xác tạy
                      - Hệ thống báo cháy tự động
                      - Hệ thống chữa cháy tự động
                      * Mới đây nhất còn có "hệ thống tự động minh" Building Automation System, là hệ thống kết hợp điều hành kết hợp: Điện, Điện dự phòng, Cấp Nước, Điện Thoại, Loa, Camera, Bảo vệ, Thang máy, báo cháy, chữa cháy vào một trung tâm điều hành chung.

                      Các nhà được thiết kế tại Việt Nam gần đây hầu hết là do nước ngoài thiết kế, điều này cũng làm cho các KTS Việt Nam học hỏi được nhiều hơn, và vì cuộc sống ngày càng văn minh hơn, con người càng quan tâm đến yếu tố an toàn, an ninh nhiều hơn. Có nghĩa là quy phạm, pháp luật sẽ đi vào cuộc sống tốt hơn.

                      Đối với nhà dân hoặc khách sạn loại nhỏ, người ta thường sơ sài giải pháp về giao thông, thông gió mà chỉ chú ý đến một vài bình chữa cháy khô đặt góc cầu thang để đối phó với cơ quan kiểm tra PCCC.

                      Các thiết bị điện thì vẫn được bảo vệ quá đơn giản như bác Thụ nhìn thấy.
                      Mà cái cầu giao đó vẫn còn sản xuất thì vẫn còn có người xài. "Tiết kiệm" mà ?

                      Chắc là đến khi mức sống cao hơn nữa, người ta mới chú ý đến cấp PCCC cao hơn.

                      Ghi chú


                      • #26
                        Ðề: Tạo chủ đề về: An toàn cháy cho công trình

                        Tôi đọc được bài viết hay, không biết các bạn có thấy sử dụng chưa. Có phần nói về phòng cháy chữa cháy.
                        PS: Trong bài trên báo có hình, nhưng paste qua đây lại không có. Bác nào cao kiến xin chỉ giáo dùm.




                        Máy hút rác đa dụng của hai nhà sáng chế nghiệp dư

                        Ông Phương giới thiệu máy hút rác mới sáng chế.
                        Nhờ mô phỏng tối đa từ động tác quét rác của công nhân đến vận dụng nguyên lý khí động học hàng không, nên máy có thể nâng rác từ dưới ổ gà lên hay thổi rác từ bệ đường ra để hút... Đó là sáng chế của hai cha con Phan Đình Phương và Phan Trọng Nghĩa, giới thiệu tại Đà Nẵng ngày 27/4.
                        Máy đổ rác vào thùng thu gom đặt bên vệ đường theo hướng trước mặt nên dễ chính xác, công nhân không phải xoay người quan sát, như các xe hút rác của nước ngoài được giới thiệu trên Internet. Máy có công suất 7 kW, tiêu thụ ít nhiên liệu, lại rất gọn nhẹ để lên quét trên vỉa hè. Sáng chế này sẽ giúp giảm thời gian thu gom rác, tiết kiệm sức lao động cho công nhân.
                        Phan Đình Phương bảo: "Nông dân có thể dùng ngay máy này để thu gom ngô, thóc, đậu, cà phê và cả muối... Cải biên tí chút là thành máy vừa cắt vừa thu dọn, bón phân, tưới nước cho cỏ trên sân vận động... Hôm vào bệnh viện, thấy các cô phục vụ quét gầm giường và lau đờm dãi của bệnh nhân, tôi vụt nghĩ ra một biến thể của máy: Nó có thể vừa quét vừa lau nhà, thay thế công việc nặng nhọc và giảm nguy cơ nhiễm trùng của các cô...".
                        Chiếc máy hút rác này không phải là sản phẩm đầu tiên. Phan Đình Phương và Phan Trọng Nghĩa còn là tác giả của hơn 30 công trình, sáng chế khoa học được ứng dụng trong nhiều ngành, đặc biệt là trong phòng cháy chữa cháy.
                        Tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội năm 1972, Phan Đình Phương vào lính. Năm 1976 ra quân, công tác tại Nhà máy dưỡng khí Đà Nẵng, đến 1982 anh về với ngành xăng dầu. Kể từ ngày ra quân, Phan Đình Phương đi vào con đường "nhiêu khê" của một nhà sáng chế. Hạnh phúc nhất của anh là có người chia sẻ chí hướng sáng tạo, đó chính là con trai anh - Phan Trọng Nghĩa.
                        Có lẽ cha con anh được giới khoa học chú ý từ sau sáng chế máy chữa cháy tự động dùng C02 đẩy các chất dập lửa. Sáng chế này đã được Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) cho "điểm tuyệt đối" 5 chữ A và đánh giá là "đạt tính mới thế giới", bởi nó đã vượt qua các sáng chế cùng lĩnh vực của Mỹ, Nga, Đức, Nhật và Cơ quan Patent châu Âu. Năm 2003, nhờ ông Nghiêm Quốc Bảo - Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam - hỗ trợ 20 triệu đồng, máy chữa cháy tự động của hai cha con anh được hoàn thiện rồi làm cuộc "nam tiến" dự Triển lãm phòng cháy chữa cháy quốc tế tại TP HCM. Cỗ máy mới mẻ đến từ Đà Nẵng đã chinh phục được người dự khán và cả giới chuyên môn với khả năng dập tắt rất nhanh những đám cháy xăng, cháy gỗ, cháy văn phòng bằng giải pháp dùng khí C02 đẩy nước, đẩy bọt, đẩy bột chữa cháy...
                        Máy chữa cháy tự động đã được Việt Nam và cả Cơ quan Phát minh Sáng chế Hoa Kỳ đồng ý cấp Bằng độc quyền sáng chế, được Bộ Khoa học Công nghệ hỗ trợ 30% kinh phí thực hiện nghiên cứu, được Tổng Công ty Điện lực Việt Nam cho phép đưa vào ứng dụng bảo vệ các trạm biến áp.
                        Sau nhiều năm công tác trong ngành xăng dầu, anh nghiên cứu thành công thiết bị thu hồi hơi xăng để làm sạch môi trường, giảm nguy cơ cháy nổ kho tàng và độc hại cho công nhân, thu lại phần xăng nhẹ thất thoát do bay hơi cho Nhà nước. Thiết bị chữa cháy tự động không cần cấp năng lượng cũng ra đời từ đấy... Anh còn có những giải pháp "an sinh" thiết thực ở chi nhánh Gas Petrolimex Đà Nẵng: Chế tạo thiết bị thử xì bình gas tự động để đảm bảo an toàn cho kho và người sử dụng gas. Những giải pháp trên đều đã được cấp Bằng độc quyền sáng chế. Phan Đình Phương lại chế tạo thiết bị niêm phong van bình gas tự động để tránh hàng giả cho người tiêu dùng. Anh cũng là tác giả một loạt thiết bị: Rửa sạch vỏ bình, lau sạch xích tải, phốt chặn gas trong các máy bơm gas có tuổi thọ dài hơn và giá thành chỉ bằng 20% nhập ngoại, tận dụng lực xích tải để thu vỏ về và đẩy bình gas đã nạp đầy lên xe cho khách hàng, giảm nhẹ sức lao động cho công nhân, tăng cao năng suất và an toàn khi bốc xếp...
                        Hầu hết các thiết bị của Phan Đình Phương và con trai sáng chế đều tự động, nhưng không dùng điện. Việc loại bỏ điện ra khỏi các thiết bị gas nhạy cảm và tự động đóng van gas là những căn cứ khoa học giản dị và chính xác nhất để tránh được nguy cơ cháy nổ. Các kho Gas Petrolimex Đà Nẵng, Hà Nội, Hải Phòng thuộc Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam, Nhà máy Elf Gas Pháp, Vinagas TP HCM... đã sử dụng chúng an toàn suốt nhiều năm qua.
                        Lãnh đạo công ty gạch men Cosevco cho biết, thiết bị hóa hơi không dùng điện mà chỉ dùng năng lượng tự nhiên đã hoạt động từ tháng 4/2004 đến nay tại công ty là sáng chế của cha con anh Phan Đình Phương. Ý tưởng này cũng đã được Công ty gạch Đồng Tâm áp dụng. Những thiết bị mới đã thay thế các máy hóa hơi chạy điện như Kagla của Nhật Bản và Kosan của Đan Mạch, tiết kiệm hàng chục nghìn kWh điện/tháng. Năm nay, Phan Đình Phương đã làm lợi hơn 300 triệu đồng cho Chi nhánh Gas Petrolimex Đà Nẵng vì đã chính thức chuyển trả ba máy hóa hơi chạy điện mới nhập khẩu!
                        Giải pháp loại bỏ điện khỏi các thiết bị không chỉ có giá trị tiết kiệm điện trong ngành gas. Năm 2003, Phan Đình Phương cùng Công ty thiết kế Đà Nẵng đã cung cấp cho tỉnh Đăk Lăk hai giải pháp mới để chống đột nhập và chữa cháy tự động mà không dùng điện, nên không thể bị vô hiệu hóa khi cắt điện hay gây nhiễu. Cha con anh Phương cùng nhà sáng chế các công trình bảo vệ sông biển Trần Đức Tác cũng đã tình nguyện chuyển giao miễn phí toàn bộ các giải pháp và sáng chế của họ cho Cuba.
                        Liên hệ: Ông Phan Đình Phương, 339/1, Hoàng Diệu, Đà Nẵng.
                        Độc giả có thể trao đổi ý kiến tại đây.
                        Theo Lao Động

                        Ghi chú


                        • #27
                          Ðề: Tạo chủ đề về: An toàn cháy cho công trình

                          Không biết các bạn có dịp xem qua đoạn kết phim Pretty Woman, khi Richard Gere đến căn hộ Julia Robert khi cô nàng chuẩn bị bỏ đi xa, mình thấy khi nhìn ra phần ngoằi tường, co một số cầu thang sắt, có khi vòng vèo qua các cửa sổ. Ngoài ra, tôi biết có nhiều phim chiếu các cảnh đánh đấm chạy lên chạy xuông các cầu thang này. Nói vòng vo tam quốc, một số các thành phố lớn như Newyork, San Francisco, Los Angeles, có qui dịnh về phòng cháy khi sữa chửa các khu phố củ, phải cập nhật và nâng cao thoắt hiểm cho người cư ngụ. Tôi thấy đây là một vấn đề mình có thể quan tâm và áp dụng. Tuy nhiên, ai củng thấy là cầu thang sất ngoằn ngoèo lên xuống mặt tiền căn hộ làm mất thẩm mỹ, ở Việt Nam mình chằc mấy người theo. Tôi nghỉ bên Nhật, Pháp, các nước Âu châu, đất hẹp người đông, chắc họ có nhửng giải pháp thích hợp. Sau sự kiện 11/9, có một công ty Israeli sản xuất một ống thoắi hiểm cho người ở trên tầng cao, ống này mắc vào cửa sổ và người ta chui vào để tuột xuống như cầu tuột. Tôi nghe nói hình như ở VN củng có một nhà sản xuất ra túi thoắt hiểm này, không biết có đúng không? Nếu đúng thì có vẽ đây là giải pháp khả thị.

                          Ghi chú


                          • #28
                            Ðề: Tạo chủ đề về: An toàn cháy cho công trình

                            Xin báo cáo cho các bạn biết là tất cả những gì gọi là bằng sáng chế viết trong bài này đều sai. Tất cả đã được dùng từ lâu trên thế giới, nhât là tại Âu-châu.
                            Nguyên-tắc là một bằng sáng chế chỉ có giá trị khi nó là ý nghĩ và phương pháp đầu tiên được đưa ra trên thế giới, những người nói sau hoàn toàn không có bản quyền tác giả.
                            Thủ-tục xin bằng sáng chế trong nhiều quốc-gia không đòi hỏi phải có sự kiểm-soát trước xem đã có ai sáng chế trước rồi chưa, vì sự nghiên cứu này có tầm quốc-tế và đắt tiền. Cơ quan có thẩm quyền có thể câp trước bằng sáng chế, (họ nhắm mắt xem tựa, đếm số trang, xem chữ ký... vậy thôi), đến khi nào có kiện tụng thì tòa án mới bắt đầu xét xử.
                            Do đó khi có một hai tiểu-bang ở Mỹ, một vài quốc-gia cho bằng thì chưa chắc là đã có quyền thật sự.
                            Còn ngoài ra, khi một hãng xưởng tạo ra một cái máy, dùng nguyên tắc của một bằng sáng chế, thì họ được cấp cho một cái mác, thí dụ "sony, denon....", nghĩa là không ai được chế tạo giống như vậy. Cái mác khó hơn, không cho phép copy, ngay cả kích thước, các trang hoàng (design).
                            Các quốc-gia trên thế giới, nhất là Nhật bổn, thường xuyên gởi Kỹ-sư, các nhà khoa-học đi nghiên cứu về những văn-bằng sáng chế, marque de fabrique trên thế giới. Nếu không có cơ quan này thì những sáng chê của mình sẽ không có giá trị.
                            Mình nói chuyện trong forum thôi thì không sao, mà tờ Lao-động đăng tin như vậy, quả là tin vịt . Tiếc thay.



                            Nguyên văn bởi sinhvienmoi
                            Tôi đọc được bài viết hay, không biết các bạn có thấy sử dụng chưa. Có phần nói về phòng cháy chữa cháy.
                            PS: Trong bài trên báo có hình, nhưng paste qua đây lại không có. Bác nào cao kiến xin chỉ giáo dùm.

                            Ghi chú


                            • #29
                              Ðề: Tạo chủ đề về: An toàn cháy cho công trình

                              Nguyên văn bởi Nguyễn-văn-Thu
                              Xin báo cáo cho các bạn biết là tất cả những gì gọi là bằng sáng chế viết trong bài này đều sai. Tất cả đã được dùng từ lâu trên thế giới, nhât là tại Âu-châu.
                              Nguyên-tắc là một bằng sáng chế chỉ có giá trị khi nó là ý nghĩ và phương pháp đầu tiên được đưa ra trên thế giới, những người nói sau hoàn toàn không có bản quyền tác giả.
                              Thủ-tục xin bằng sáng chế trong nhiều quốc-gia không đòi hỏi phải có sự kiểm-soát trước xem đã có ai sáng chế trước rồi chưa, vì sự nghiên cứu này có tầm quốc-tế và đắt tiền. Cơ quan có thẩm quyền có thể câp trước bằng sáng chế, (họ nhắm mắt xem tựa, đếm số trang, xem chữ ký... vậy thôi), đến khi nào có kiện tụng thì tòa án mới bắt đầu xét xử.
                              Do đó khi có một hai tiểu-bang ở Mỹ, một vài quốc-gia cho bằng thì chưa chắc là đã có quyền thật sự.
                              Còn ngoài ra, khi một hãng xưởng tạo ra một cái máy, dùng nguyên tắc của một bằng sáng chế, thì họ được cấp cho một cái mác, thí dụ "sony, denon....", nghĩa là không ai được chế tạo giống như vậy. Cái mác khó hơn, không cho phép copy, ngay cả kích thước, các trang hoàng (design).
                              Các quốc-gia trên thế giới, nhất là Nhật bổn, thường xuyên gởi Kỹ-sư, các nhà khoa-học đi nghiên cứu về những văn-bằng sáng chế, marque de fabrique trên thế giới. Nếu không có cơ quan này thì những sáng chê của mình sẽ không có giá trị.
                              Mình nói chuyện trong forum thôi thì không sao, mà tờ Lao-động đăng tin như vậy, quả là tin vịt . Tiếc thay.
                              Tôi rất đồng ý với bác Thụ trong cái chuyện bằng sáng chế này. Theo tôi hiểu thì một số cơ quan, nhà báo VN hiện nay đang chẳng hiểu thế nào là bằng sáng chế. Nhiều khi cứ nghĩ rằng một người nào đó nghĩ ra một cái gì đó mới mới ở VN, coi là có thể cấp bằng sáng chế. Vừa rồi đọc báo Tiền phong thấy có viết giới thiệu TS trồng nấm ở VN được nước ngoài "trao tặng" bằng sáng chế. Tôi nghĩ nhà báo thật thiển cận chẳng hiểu sự khác nhau giữa trao giải thưởng và cấp bằng sáng chế. Chán thật !
                              Ngoài ra tôi xin trao đổi thêm về patent. Tôi nghĩ, VD ở Mỹ, là nước kinh tế rất thực dụng, họ cấp bằng sáng chế và thu tiền, có một nhà nghiên cứu ở VN làm ở Viện KHCN Việt nam, nói là ông đăng ký mấy cái, đại loại mỗi cái mất khoảng 5000USD tiền ban đầu, sau mấy năm lại mất 3000 USD để gia hạn. Như vậy tôi tính hàng năm bọn Mỹ phải thu đến vài chục triệu USD tiền cấp bằng. Bây giờ đọc cái của bác Thụ thấy cũng đúng, họ nhắm mắt cấp bằng và đến khi có kiện tụng thì lại xét lại. Không hiểu tôi nghĩ là họ kinh doanh có đúng không bác Thụ.
                              Thế mà giờ, mấy lãnh đạo VN (xem ở trang tin của Bộ KHCN) đang hô hào các nhà nghiên cứu cấp bằng sáng chế, chẳng hiểu mấy bố ấy nghĩ gì. VN thực ra có nghiên cứu được cái gì đâu, toàn là đi sau mà kể cả áp dụng được kq của nước ngoài tôi nghĩ cũng tốt chán rồi.
                              Tôi cũng không rõ các nhà nghiên cứu của mình nghiên cứu bằng tiền túi hay tiền nhà nước. Vì nếu tiền nhà nước thì bằng sáng chế mang tên anh, nhưng sở hữu phải của nhà nước. Thế mà đa phần các patent của VN chẳng thấy mấy vị ghi thêm tên cơ quan vào. mà tôi chắc chắn chẳng có mấy ai bỏ tiền túi ra nghiên cứu rồi lại nộp tiền để đc cấp bằng đâu.
                              Bác Thụ xin cho hỏi một câu ngoài lề một tý. Chúng tôi có đọc các patent của Mỹ đang còn hiệu lực, sau đó bắt chước và áp dụng ở VN, vậy tôi có vi phạm vấn đề gì không và có thể bị kiện không?? Tôi không rõ về các vấn đề về pháp luật lắm. Cám ơn bác trước.

                              Ghi chú


                              • #30
                                Ðề: Tạo chủ đề về: An toàn cháy cho công trình

                                Nguyên văn bởi cafedendanhatrang
                                Ngoài ra tôi xin trao đổi thêm về patent. Tôi nghĩ, VD ở Mỹ, là nước kinh tế rất thực dụng, họ cấp bằng sáng chế và thu tiền, có một nhà nghiên cứu ở VN làm ở Viện KHCN Việt nam, nói là ông đăng ký mấy cái, đại loại mỗi cái mất khoảng 5000USD tiền ban đầu, sau mấy năm lại mất 3000 USD để gia hạn. Như vậy tôi tính hàng năm bọn Mỹ phải thu đến vài chục triệu USD tiền cấp bằng. Bây giờ đọc cái của bác Thụ thấy cũng đúng, họ nhắm mắt cấp bằng và đến khi có kiện tụng thì lại xét lại. Không hiểu tôi nghĩ là họ kinh doanh có đúng không bác Thụ.
                                Bác Thụ xin cho hỏi một câu ngoài lề một tý. Chúng tôi có đọc các patent của Mỹ đang còn hiệu lực, sau đó bắt chước và áp dụng ở VN, vậy tôi có vi phạm vấn đề gì không và có thể bị kiện không?? Tôi không rõ về các vấn đề về pháp luật lắm. Cám ơn bác trước.
                                Về chi phí nộp đơn xin bằng sáng chế, thì quốc-gia nào cũng vậy, tiền phải đóng cho nhà nước (Bộ Kinh-Tế, Sở Sở-Hữu Trí-Tuệ) tiền đăng ký rất rẻ (khoảng 100$US/một bằng), nhưng nếu muốn đăng ký tại ngoại quốc thì luật bắt buộc phải nhờ một văn phòng luật-sư chuyên về bằng sáng chế, chính các luật sư lấy rất đắt, giá 5.000$US là cũng vừa. Tôi đã xem hơn 30 quốc-gia trên thế giới, đâu cũng đòi hỏi điều này cho nên không ai có tiền để xin bằng trên tất cả các nước trên thế giới.

                                Ngoài ra, bắt đầu từ năm thứ hai, mỗi năm còn phải đóng tiền gia hạn, có rẽ hơn, nhưng cũng hao tốn. Văn bằng sáng chế có giá trị 20 năm thì phải đóng 19 lần tiền gia hạn.

                                Việc này là làm kinh-doanh cho các luật sư bản xứ, đành chịu thôi.

                                Mỹ và Ðức là hai quốc gia có nhiều patent. Theo luật quốc tế thì nếu một nhà sáng chế Mỹ (thí dụ) muốn có bằng sáng chế ở VN thì phải làm đơn xin đăng ký lấy bằng sáng chế VN, và dĩ nhiên phải trả tiền xin bằng, gia hạn bằng. Nếu không, sau một thời gian (tôi quên rồi) có thể là 6 tháng đến 1 năm, sẽ mất quyền trên các quốc-gia chưa có xin bằng. Như Mỹ chắc chắn là không có xin bằng sáng chế tại VN từ lâu cho nên phần lớn quyền sáng chế mất đi (gọi là trở về với công chúng), thì ai cũng có thể dùng nguyên tắc của những bằng sáng chế ngoại quốc như vậy. Trong trường hợp này, một người ở VN, không thể xin bằng sáng chế bằng phát minh của người ở Mỹ.
                                Vậy bạn hãy đến cơ quan có thẩm quyền (Sở Sở-hữu Trí tuệ, hay cái gì đó tương đương) xin tra cứu. Thông thường họ có một thư viện để lo việc này. Nếu cái bằng đó mất đi hiệu lực, hay không bao giờ có ở VN, thì bạn có quyền dùng nó để chế tạo, nhưng không có quyền bán sản phâ"m sang những quốc-gia đã có bằng này.

                                Tiền phạt rất nặng : giá thành một sản phẩm x số lượng đã bán ra.
                                Nếu luật sư giỏi, kháng cáo, thì có thể đổi giá thành của sản phẩm ra thành phần đóng góp của bằng sáng chế, do đó thấp hơn một chút.
                                Nhìn lại vụ kiện Polaroid chống lại Kodak : Kodak đã dùng phát minh của hãng Polaroid để làm những máy ảnh chụp hình lấy liền, vụ kiện kéo dài cũng trên 5 năm, cuối cùng Kodak thua, phải bồi thường rất nặng cho Polaroid.

                                Ghi chú

                                Working...
                                X