Ðề: Tạo chủ đề về: An toàn cháy cho công trình
Tiếp tục với bài toán tính độ bền lửa (của kết cấu tường)
Bài toán tính độ bền lửa là một bài toán phức tạp về mặt cơ học thể hiện ở chỗ:
1. Đây là bài toán thay đổi theo thời gian (transitoire) : Các điều kiện biên (về nhiệt và cơ) thay đổi, các tính chất của vật liệu về nhiệt, cơ thay đổi (tính phi tuyến về vật liệu), tức là phụ thuộc vào nhiệt độ (trong khi đó nhiệt độ lại đang là ẩn số).
2. Vật liệu không thể giả thiết là đồng nhất vì có mặt của mối nối giữa các viên gạch). Điều này dẫn đến một điều là kích thước của bài toán trở nên vô cùng lớn và việc chạy bằng máy tính bình thường là không bao giờ có thể thực hiện được (chưa nói đến việc dùng các máy chủ có tốc độ cao thì việc tính toán phải lên đến nửa tháng cũng có thể).
Tuy nhiên, chúng ta có thể xử lý vấn đề này bằng một phương pháp gọi là "Đồng nhất hóa vật liệu" (homogenization), cho phép thay vật liệu không đồng nhất bằng một vật liệu đồng nhất tương đương. Song, khi dùng phương pháp này thì tính chính xác của bài toán sẽ không còn cao nữa và phải xét đến độ tin cậy của kết quả.
3. Vì nhiệt độ cháy là rất lớn (có thể lên đến 1600 °C ở trong lò luyện than cốc và 1250 °C đối với tường nhà bình thường) nên có thể xảy ra sự chuyển pha của vật liệu mà trong quá trình tính toán phải xét đến (ví dụ như nước ở trong bê tông bị chuyển thành thể hơi ở 100° C có ảnh hưởng rất quan trọng đến các chỉ tiêu độ bền lửa công trình, cụ thể là có thể kéo dài thời gian chịu lửa của tường).
Trên đây là một vài vấn đề cơ học mà người tính toán phải xem xét trong từng trường hợp. Đây vẫn là vấn đề đang được nghiên cứu. Ở nước ta, việc nghiên cứu là cần thiết vì chúng ta có vật liệu địa phương. Việc áp dụng đúng theo quy trình nước ngoài theo tôi chỉ là tham khảo. (Tuy nhiên ai sẽ nuôi chúng ta để nghiên cứu lại là vấn đề lớn hơn )
Các bài toán cụ thể, theo tôi có thể là một đề tài thạc sỹ, phức tạp hơn, là một đề tài tiến sỹ cho những ai đang muốn tìm hiểu và học tập và nghiên cứu về vấn đề này.
Đôi điều tâm sự cùng các bạn.
Tiếp tục với bài toán tính độ bền lửa (của kết cấu tường)
Bài toán tính độ bền lửa là một bài toán phức tạp về mặt cơ học thể hiện ở chỗ:
1. Đây là bài toán thay đổi theo thời gian (transitoire) : Các điều kiện biên (về nhiệt và cơ) thay đổi, các tính chất của vật liệu về nhiệt, cơ thay đổi (tính phi tuyến về vật liệu), tức là phụ thuộc vào nhiệt độ (trong khi đó nhiệt độ lại đang là ẩn số).
2. Vật liệu không thể giả thiết là đồng nhất vì có mặt của mối nối giữa các viên gạch). Điều này dẫn đến một điều là kích thước của bài toán trở nên vô cùng lớn và việc chạy bằng máy tính bình thường là không bao giờ có thể thực hiện được (chưa nói đến việc dùng các máy chủ có tốc độ cao thì việc tính toán phải lên đến nửa tháng cũng có thể).
Tuy nhiên, chúng ta có thể xử lý vấn đề này bằng một phương pháp gọi là "Đồng nhất hóa vật liệu" (homogenization), cho phép thay vật liệu không đồng nhất bằng một vật liệu đồng nhất tương đương. Song, khi dùng phương pháp này thì tính chính xác của bài toán sẽ không còn cao nữa và phải xét đến độ tin cậy của kết quả.
3. Vì nhiệt độ cháy là rất lớn (có thể lên đến 1600 °C ở trong lò luyện than cốc và 1250 °C đối với tường nhà bình thường) nên có thể xảy ra sự chuyển pha của vật liệu mà trong quá trình tính toán phải xét đến (ví dụ như nước ở trong bê tông bị chuyển thành thể hơi ở 100° C có ảnh hưởng rất quan trọng đến các chỉ tiêu độ bền lửa công trình, cụ thể là có thể kéo dài thời gian chịu lửa của tường).
Trên đây là một vài vấn đề cơ học mà người tính toán phải xem xét trong từng trường hợp. Đây vẫn là vấn đề đang được nghiên cứu. Ở nước ta, việc nghiên cứu là cần thiết vì chúng ta có vật liệu địa phương. Việc áp dụng đúng theo quy trình nước ngoài theo tôi chỉ là tham khảo. (Tuy nhiên ai sẽ nuôi chúng ta để nghiên cứu lại là vấn đề lớn hơn )
Các bài toán cụ thể, theo tôi có thể là một đề tài thạc sỹ, phức tạp hơn, là một đề tài tiến sỹ cho những ai đang muốn tìm hiểu và học tập và nghiên cứu về vấn đề này.
Đôi điều tâm sự cùng các bạn.
Ghi chú