QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tải trọng động đất

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Ðề: Tải trọng động đất

    To hacidmember:
    Anh có thể nói thêm về các hệ số điều chỉnh này được xét đến trong các tiêu chuẩn như thế nào không?
    Regards.

    Ghi chú


    • #32
      Ðề: Tải trọng động đất

      Các bác cho tôi góp vài ý kiến với Đúng như các bàn nói, có hai nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng khuếch đại cục bộ (local site effects) : (1) do thay đổi đặc tính vật lý giữa các lớp đất nền và, (2) hình dạng hình học bề mặt (topography condition). Hệ số nền (site coefficient) trong qui phạm là hệ số khuếch đại của tín hiệu động đất khi truyền từ tầng đá gốc lên môt lớp đất nền nào đó. Theo tôi hiểu là chưa có kể đến hiệu ưng do điều kiện hình học của nền đất. Ngay cả trường hợp với nền đất nhiều lớp khác nhau như bác gì nói nêu muốn xem xét kỹ lưỡng cũng phải thực hien các tình toán chứ không chỉ dựa vào qui phạm được (vì qui phạm không thể vét hết các trường hợp về số lớp đất, dộ dày của các lớp đất, loại đất ... được).

      Để xét đến ảnh hưởng của hình dạng bề mặt nền đất các nghiên cứu hiện nay thường dựa trên vài loại hình dạng hình học cơ bản: dạng đỉnh núi (crest) như bác dungthikeco nói đến, dạng rãnh (canyon), hoặc dạng mái dốc (slope). Tùy thuộc vào tỷ lệ giữa kích thước hình học của những thứ này và chiều dài sóng động đất mà hệ số khuếch đại có thể lên tới 1.5 (ngay cả khi nền là đồng nhất, tức là không nhất thiết là cái núi của các bác phải cứng hơn hay mềm hơn đất nền đâu ạ)


      [CODE]
      /\ _____ ______ _________
      / \ \ / /
      ___/ \____ \____/ ______/
      [/CODE]

      Ngoài ra, hiệu ứng do cả hai thứ thay dôi tính chất vật lý và điệu kiện hình học cũng là một thứ thú vị, ví dụ như bassin effect chẳng hạn, lúc nào rỗi rãi sẽ bàn luận thêm với các bác.
      Does engineering need science?

      Ghi chú


      • #33
        Ðề: Tải trọng động đất

        Nguyên văn bởi dungthikeco
        Tôi muốn nói là có thể xem ngọn núi như một công trình có độ cứng lớn....
        Bác Dungthikeco có ý định đưa luôn cả quả núi vào mô hình tính toán kết cấu không đấy??? Tôi nghĩ thường thì các công trình xây dựng cũng chỉ xây ở trên những ngọn núi cao vừa vừa, thoai thoải thôi, nên hiện tượng khuyếch đại chủ yếu là do quá trình truyền, phản xạ, ... của sóng động đất! Trong trường hợp này thì ở những vị trí đỉnh núi, gần thành vách,... thường có nhiều sự cộng hưởng và khuyếch đại sóng động đất! Còn trong trường hợp ngọn núi cao chót vót và dựng đứng thì có khi sóng động đất chỉ leo được lên đến lưng chừng là bị nghẻo mất tiêu (tất nhiên ngọn núi vẫn dao động, giống như công trình nhà ấy)!!!

        To Phu ho: dạo này đã rảnh rỗi chưa thì viết thêm về vấn đề này cho anh em dọc với nhé!
        E-mail: dinh@eri.u-tokyo.ac.jp or thuatvandinh@yahoo.com

        Ghi chú


        • #34
          Ðề: Tải trọng động đất

          Cứ tình hình đất chật người đông, giá nhà giá đất cao ngất nghểu thế này thì có khi anh em phải lên núi mà sống thật đấy chứ!!!

          Tính toán núi thì em "hổng dám đâu"! nhưng cũng cần nêu hiện tượng để bác nào có ý định mua hẳn một quả núi để làm nhà cũng cần cảnh giác. Không biết vụ động đất ở Lai Châu nhà mình năm trước có hiện tượng này không! Nhưng hiện tượng này đúng là do khuếch đại trùng tần số mà gia tốc có thể bị khuyếch đại lên dăm bảy lần, chứ không đơn thuần chỉ là do phản xạ khúc xạ gì đó đâu.

          Ghi chú


          • #35
            Ðề: Tải trọng động đất

            Các bạn cho hỏi: Các bước để để phân tích đáp ứng phổ công trình cao tầng có mặt bằng bất kỳ bằng sap 2000.
            Về kết quả: Liệu đã yên tâm khi đã kể đến cả xoắn hay chưa.
            Xin cám ơn!

            Ghi chú


            • #36
              Ðề: Tải trọng động đất

              Nguyên văn bởi haikcvncc
              Đầu tiên bác phải định nghĩa phổ trong menu define (response spectrum funtions). Nếu dùng phổ có sẵn thì phải điều chỉnh hệ số tổ hợp vì phổ gia tốc của nước ngoài thường cho giá trị lớn so với động đất ở VN. Nếu bác có đường cong phổ có thể áp dụng cho VN thì phải số hóa nó xong mới nhập giá trị vào add new funtion. sau khi bác có phổ gia tốc thiết kế thì bác định nghĩa trường hợp phổ response spectrum cases. Trong mục này có nhiều kiến thức phải đọc qua, ví dụ như tỉ số cản damping, sử dụng tổ hợp dao động dạng cqc hay srss bác phải cân nhắc. sau khi có định nghĩa rồi bác đưa vào tổ hợp tải trọng bình thường. Nhưng mà để tính chính xác cần một số kiến thức bổ xung trong phần định nghĩa trường hợp phổ bác ạ dần dần em sẽ giải đáp nhé. Nếu bác thực hiện các bước chính xác thì có thể yên tâm khi xét đến xoắn.
              Chú Hải có thể nói cụ thể cách làm của chú được không ạ!Cháu thật sự không hiểu hệ số cản damping được lấy như thế nào?

              Ghi chú


              • #37
                Ðề: Tải trọng động đất

                Rất cám ơn haikcvncc đã chỉ giúp.

                Ghi chú


                • #38
                  Ðề: Tải trọng động đất

                  tinh dong dat trong sap nhu the nao
                  xin cac su phu help

                  Ghi chú


                  • #39
                    Ðề: Tải trọng động đất

                    Hiện nay nếu tính toán động đất theo ASCE 7-02 và IBC 2003 thì hệ số
                    Seismic Response Coefficient Cs = Sds/(R/Ie) - Không phụ thuộc vào tần số T của công trình.
                    Việc tính toán theo IBC 2003 cũng làm tương tự như vậy V = Cs.W
                    Limits on Cs
                    a. 0.044Sds*Ie*<Cs<Sd1/[(R/Ie)*T]
                    for bldgs in SDC E or F or S1 >0.6g
                    b. 0.044*Sds*Ie<Cs<0.5S1/(R/Ie)
                    Như vậy thấy rằng Period T của công trình chỉ dùng để xác định hệ số Csmax.
                    Bạn nào nghiên cứu về động đất thể giải thích gì về điều này ?
                    Để hiểu kỹ hơn về cách tính toán tải động đất theo ASCE 7-02 các bạn có thể xem File đính kèm.
                    Xin cảm ơn !
                    Attached Files
                    Last edited by Steel Design; 04-05-2005, 10:00 AM.

                    Ghi chú


                    • #40
                      Ðề: Tải trọng động đất

                      Bạn nào có thí dụ tính toán tải trọng động đất có xét sự làm việc đồng thời của nền đất với kết cấu bên trên - kết cấu khung (Soil Structure Interaction), tính theo ASCE 7 - 02 hoặc IBC code 2003, post lên cho anh em xem với.
                      Xin cảm ơn.

                      Ghi chú


                      • #41
                        Ðề: Tải trọng động đất

                        Mục đích của tiêu chuẩn IBC và ASCE hiện nay là cố gắng để thiết lập được các biểu đồ phổ phản ứng gia tốc cho từng construction site cụ thể ở US (ứng với các mức độ hoạt động của địa chấn, các đặc điểm của nền đất... ở tại khu vực xem xét để xây dựng). Để dễ hình dung tôi gửi cho mọi người xem 1 cái hình vẽ tổng quát về biểu đồ phổ phản ứng được xác định theo IBC. Như vậy dựa vào cái phổ phản ứng được thiết lập này ta sẽ có một cái nhìn tổng quát về mức độ tác động của tải trọng động đất (demand) lên công trình xây dựng. Và cũng dựa vào cái phổ này ta có thể đánh giá được sự làm việc của các công trình xây dựng ngay cả sau khi có sự hình thành vết nứt và hình thành khớp dẻo trong các cấu kiện kết cấu (độ cứng của công trình hay mức độ tác động của tải trọng động đất thay đổi)....

                        Nguyên văn bởi Steel Design
                        Hiện nay nếu tính toán động đất theo ASCE 7-02 và IBC 2003 thì hệ số
                        Seismic Response Coefficient Cs = Sds/(R/Ie) - Không phụ thuộc vào tần số T của công trình.
                        Việc tính toán theo IBC 2003 cũng làm tương tự như vậy V = Cs.W
                        Limits on Cs
                        a. 0.044Sds*Ie*<Cs<Sd1/[(R/Ie)*T]
                        for bldgs in SDC E or F or S1 >0.6g
                        b. 0.044*Sds*Ie<Cs<0.5S1/(R/Ie)
                        Như vậy thấy rằng Period T của công trình chỉ dùng để xác định hệ số Csmax.
                        Về nhận xét của Steel Design thì chỉ đúng cho trường hợp khi những công trình xây dựng có chu kỳ dao động T là ngắn vừa vừa, tức là nằm ở phạm vi khoảng thứ 2 trên biểu đồ phổ phản ứng mà giá trị max. acceleration có xu hướng const. while velocity có xu hướng tăng mạnh. Còn ở đoạn thứ 3 ứng với chu kỳ T khá dài thì hệ số này được quy định là hàm của 1/T còn ở đoạn thứ 1 với very short period là hàm bậc nhất của T (ở một số tiêu chuẩn để cho đơn giản giá trị Sds được sử dụng luôn cho cả đoạn thứ 1 này). Hình vẽ ở dưới là cho trường hợp typical. Ngoài ra gia trị Sd còn có một số limits khác...
                        E-mail: dinh@eri.u-tokyo.ac.jp or thuatvandinh@yahoo.com

                        Ghi chú


                        • #42
                          Ðề: Tải trọng động đất

                          Nguyên văn bởi nguyenduc_cdcc
                          Nếu bạn dùng chương trình Etabs 8.0 hoặc 8.45 để tính toán thì mọi truyện quá đơn giản rồi. Bạn hãy khai thành một lực tập trung vào tâm khối lượng của công trình trong mục Static load case nhưng trước hết bạn phải khóa cứng sàn cái đã(tạo Diaphragm)
                          Anh cho em hoi
                          1. Dinh nghia Tam khoi luong?
                          2. Su khac nhau giua tam khoi luong va tam cung?
                          3. Cach xac dinh tam khoi luong, tam cung bang Etab ?
                          Mong nhan duoc tin nhan cua anh. Thanks

                          Ghi chú


                          • #43
                            Ðề: Tải trọng động đất

                            Anh cho em hoi
                            1. Dinh nghia Tam khoi luong?
                            2. Su khac nhau giua tam khoi luong va tam cung?
                            3. Cach xac dinh tam khoi luong, tam cung bang Etab ?
                            Mong nhan duoc tin nhan cua anh. Thanks

                            Ghi chú


                            • #44
                              Ðề: Tải trọng động đất

                              Các bác sư huynh ơi, em là người vừa chân ướt chân ráo nghiên cứu cái món động đất này, nói thật là ko hiểu nhiều lắm, Bác nào biết xin chỉ hộ cho em về món này với, nhất là trong lĩnh vực Cầu cống, em xin chân thành cám ơn trước nhé

                              Ghi chú


                              • #45
                                Ðề: Tải trọng động đất

                                Em đã đọc quyển "Hỏi đáp thiết kế và thi công nhà cao tầng".Nhưng em không thấy đề cập tới tâm khối lượng. Anh có thể hướng dẫn em tính tâm khối lượng bằng tay được không? Anh cho em hỏi có sách KC tiếng Việt hướng dẫn tính vách và lõi không?
                                Mong nhận được tin của anh.

                                Ghi chú

                                Working...
                                X