QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tải trọng động đất

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #76
    Ðề: Tải trọng động đất

    Nguyên văn bởi ksminh
    OK RẤT ĐÚNG CÓ CÁI NÀY PHẢI CẨN THẬN; THỰC RA DIAPHRAM TRONG ETABS ĐƯỢC ĐỊNH NGHĨA TRONG DEFINE->DIAPHRAM ; SAU ĐÓ NÓ VÀO ASSIGN -> JOINT/POINT (ỨNG DỤNG CHO NÚT) SHELL/WALL (ỨNG DỤNG SÀN VÁCH; THỰC RA HAI CÁI NÀY LÀ 1 CHẲNG KHÁC SÌ ; NẾU CHỌN SÀN THÌ NÓ TỰ HIỂU LÀ TA CHỌN 4 ĐIỂM CỦA SÀN; CÁCH THỨ NHẤT CHỌN CÁC ĐIỂM CỦA SÀN THÌ CŨNG GIỐNG NHƯ CHỌN SÀN ;
    Anh dùng ETABS mấy mà lại có Define>Diaphragm? E dùng ETABS 8.5 thì ko thấy.
    CÒN BẠN NÓI CHIA NHIỀU ĐIỂM CỦA DẦM HAY SÀN RA THÌ TOẠ ĐỘ CỦA DIAPHRAM SẼ THAY ĐỔI; LÀ HIỄN NHIÊN ; THỰC RA TÂM CỨNG ĐƯỢC TÍNH TOÁN BẰNG TAY LÀ CHỈ KỂ CHO VÁCH LÕI ; NGHĨA LÀ X=(X1J1+X2J2----XnJn)/(J1+J2+----+Jn) CÔNG THỨC NÀY XÁC ĐỊNH CHO TÂM CỨNG BẰNG TAY
    Em vẫn chưa hiểu tại sao khi chia nhiều điẻm của dầm hay sàn ra thì toạ độ của điểm D sẽ thay đổi, a giải thích kĩ hơn đc ko? Với lại toạ dộ tâm cứng đâu phải chỉ tính cho vách và lõi, nó còn phụ thuộc sơ đồ kết cấu nữa chứ, thế nếu tính theo sơ đồ khung-vách thì mình bỏ cột đi à, theo e hiểu thì vách=cột có kích thước 2 fương chênh nhau>4 lần, do đó khác nhau về sự làm việc theo phương ngang.
    VẬY DIAPHRAM Ở TRONG ETABS HAY SÁP THỰC RA NÓ KHỐNG CHẾ CÁC GIẢM BỚT ẨM CHO MA TRẬN ĐỘ CỨNG; ETABS CŨNG NHƯ SÁP; NÓ THỰ SỰ KHÔNG PHẢI LÀ TÂM CỨNG; CHẲNG PHẢI LÀ BẤT CỨ 1 CÁI TÂM GÌ CẢ; BỞI VÌ NÓ ĐƯỢC XÁC ĐỊNH TỪ CÁC ĐIỂM MÀ NGƯỜI THIẾT KẾ LỰA CHỌN; TỨC LÀ VÍ DỤ MẶT BẰNG CÓ 10 ĐIỂM TẠI 1 CAO TRÌNH SÀN; NẾU CHỌN 10 ĐIỂM THÌ NÓ CHO 1 D1; CÒN CHỌN 9 HAY 8 HAY ÍT HƠN --- THÌ NÓ BẮT ĐẦU DỊCH CHUYỂN VỊ TRÍ CỦA D1 TẠI CAO TRÌNH ĐÓ; CÔNG TRÌNH KHÔNG THỂ XOAY XUNG QUANH CÁI TÂM D1 ĐÓ; VÌ KHI NHẬP VÀO LÀ 10 ĐIỂM MÀ TA CỐ TÌNH CHO 7 ĐIỂM THÌ NÓ VẪN KO XOAI XUNG QUANH D1 MÀ CHỌN CHO 7 ĐIỂM; TÓM LẠI CÁI NÀY KO PHẢI LÀ TÂM CỨNG ; MÀ NÓ LÀM CHO TẠI NHỮNG ĐIỂM MÀ TA CHỌN BỎ QUA NHỮNG CHUYỂN VỊ KHÔNG CẦN THIẾT ; SẼ LÀM GIẢM BỚT ẨN SỐ TÍNH TOÁN MÀ THÔI; MOI NGƯỜI XEM TÔI LÀM THẾ NÀY; TÔI KHÔNG BIẾT PÓT FILE HINH ANH LÊN DỄN ĐÀN; AI BIẾT CHỈ GIÚP
    Có lẽ điểm D tìm được ko fải tâm cứng thật, nhưng e lại ko nghĩ ý nghĩa của điểm D là ở chỗ công trình ko thể quay xung quanh điểm D đó. Theo e hiểu việc Set Diaphragm để thoả mãn giả thiết tính toán là sàn vô cùng cứng trong mặt phẳng của nó, do đó các điểm trên sàn có cùng chuyển vị ngang. Vì vậy, trong sap mới đưa diaphragm vào trong phần constraint.
    Trên đây là vài ý kiến của e, mong các đàn anh chỉ bảo.

    Ghi chú


    • #77
      Ðề: Tải trọng động đất

      Nguyên văn bởi NGUYENBTHANG
      bác có hay dùng diaphragm mà mọi người hay gọi là tâm cứng không? em thấy cái này có vấn đề.
      ví dụ: bác vẽ cái sàn hình vuông có 4 cái dầm bo 4 cạnh, rồi bác xác định tâm cứng=>ok rất rốt.
      nhưng cũng cái sàn đó nhưng bác chia nhỏ 1 cái dầm ra (3 cái dầm còn lại vẫn giữ nguyên). ki đó bác sẽ thấy tâm cứng bị lệch đi..... tại sao vây, tâm cúng có phụ thuộc số lượng điểm trên cạnh đó đâu mà.
      bác nào biết chỉ cho em với nhé..... thanks
      Trước tiên, tớ đính chính lại 1 chút thông tin về cái điểm trong diaphragm extents. Nó thực chất là: Center of mass point = Tâm khối lượng phải không ah. Cũng chẳng nhớ vì sao lại gọi nó là tâm cứng nữa.
      Vấn đề bạn gặp tớ cũng đã gặp. . Trùng hợp thế. Điểm mà Etabs show trên màn hình đúng là thay đổi khi chúng ta chia dầm, sàn.. trong mặt diaphragm khác đi. Nhưng nó chỉ thay đổi khi chúng ta chưa ấn F5. Còn khi đã ấn F5 rồi, bác sẽ thấy tâm khối lượng chạy về đúng vị trí, nghĩa là bác có chia dầm thành ngàn mảnh cũng không ảnh hưởng gì. Bác cứ thử ấn F5 rùi yên tâm đợi tâm khối lượng nó chạy về đúng vị trí nha.
      Nguyên nhân ( theo hiểu biết của tớ ): trước khi thực hiện quá trình phân tích ( ấn F5 ), Etabs coi khối lượng của 1 phần tử bất kì được chia đều ra các nút tạo thành nó ( giả sử dầm m (kg) thì coi như mỗi đầu dầm sẽ có 1 khối lượng tập trung nặng m/2 (kg). Thế nên khi chia nhỏ dầm thì ngay lập tức sự phân bố khối lượng trên diaph bị thay đổi, dẫn đến thay đổi tâm khối. Nhưng trong quá trình phân tích thì một cách nào đó nó đã chia dầm ra rất nhỏ, nên khối lượng lại phân bố đều trên dầm => Tâm khối về đúng vị trí.
      @ Ninh: Trong Etabs 9.0 tớ đang dùng thì có cái này. Nhưng tớ theo tớ nó chẳng có tác dụng gì cả đâu. Cái bảng hiện ra không khác gì khi Ninh gán trực tiếp cho các phần tử đã chọn. Chỉ có 1 điều mà mọi người nên lưu ý là phần thuộc tính của Graph có 2 lựa chọn : Rigid và Semi-rigid. Lựa chọn Semi-rigid hình như sẽ tốt hơn. Vì với lựa chọn này sàn được coi là chuyển vị như nhau tại các điểm trên mặt diaph nhưng biến dạng trên sàn thì vẫn được kể đến. Và như thế tính tóan nội lực các cấu kiện dầm đỡ sẽ thật hơn.
      Rất hy vọng đc mọi người góp ý!
      Last edited by MissVJ; 30-10-2006, 09:02 PM.

      Ghi chú


      • #78
        Ðề: Tải trọng động đất

        Cái các bạn khai báo là tâm hình học của từng sàn chứ ko phải là tâm cứng. Đây là điểm mà lực tập trung của gió nhập vào. Vì vậy mà phải khai báo sàn tuyệt đối cứng trong mặt phẳng của nó thì mới nhập gió vào được (theo cách nhập vào tâm hình học). Theo tôi để khai báo thì tốt nhất là các bạn chọn shell/ rigid diaghragm. Trong phần output ta có thể xuất vị trí của tâm hình học (centre of mass) và tâm cứng (centre of rigidity). Mong trao đổi thêm.
        Rely alot to the computer, we lose our structural sense.

        Ghi chú


        • #79
          Ðề: Tải trọng động đất

          Có tiêu chuẩn thiết kế động đất Việt nam rồi mà sao không thấy các anh thảo luận gì hết nhỉ. Bản dự thảo viết dưạ vào UBC97 còn tiêu chuẩn chính thức thì theo EUROCODE8. Tôi thấy muốn thiết kế động đất theo TC này thì còn phải nghiên cứu kỹ mới cụ thể hóa được thành một file excel hay con số cụ thể khai báo trong etabs được. Hiện giờ tôi có nhiều thắc mắc quá mà không biết hỏi như thế nào cả...
          Rely alot to the computer, we lose our structural sense.

          Ghi chú


          • #80
            Ðề: Tải trọng động đất

            Nguyên văn bởi ayenluho
            Cái các bạn khai báo là tâm hình học của từng sàn chứ ko phải là tâm cứng. Đây là điểm mà lực tập trung của gió nhập vào. Vì vậy mà phải khai báo sàn tuyệt đối cứng trong mặt phẳng của nó thì mới nhập gió vào được (theo cách nhập vào tâm hình học). Theo tôi để khai báo thì tốt nhất là các bạn chọn shell/ rigid diaghragm. Trong phần output ta có thể xuất vị trí của tâm hình học (centre of mass) và tâm cứng (centre of rigidity). Mong trao đổi thêm.
            -Tớ muốn nhắc lại : center of mass là tâm khối lượng.
            -Tớ ko hiểu tại sao lại phải coi sàn tuyệt đối cứng trong khi thực chất nó không phải là như thế. Hơn nữa nếu để nhập tải gió thì semi-rigid vẫn hoàn toàn đảm bảo vì semi-rigid vẫn đảm bảo các chuyển vị nút tại các điểm trên sàn như nhau như đã nói. Semi-rigid vốn được coi là một ưu điểm của Etabs vì thế tớ mong mọi người quan tâm tới vấn đề này và cho ý kiến.
            Một ngày mới vui vẻ !

            Ghi chú


            • #81
              Ðề: Tải trọng động đất

              Nguyên văn bởi MissVJ
              Trước tiên, tớ đính chính lại 1 chút thông tin về cái điểm trong diaphragm extents. Nó thực chất là: Center of mass point = Tâm khối lượng phải không ah. Cũng chẳng nhớ vì sao lại gọi nó là tâm cứng nữa.
              Vấn đề bạn gặp tớ cũng đã gặp. . Trùng hợp thế. Điểm mà Etabs show trên màn hình đúng là thay đổi khi chúng ta chia dầm, sàn.. trong mặt diaphragm khác đi. Nhưng nó chỉ thay đổi khi chúng ta chưa ấn F5. Còn khi đã ấn F5 rồi, bác sẽ thấy tâm khối lượng chạy về đúng vị trí, nghĩa là bác có chia dầm thành ngàn mảnh cũng không ảnh hưởng gì. Bác cứ thử ấn F5 rùi yên tâm đợi tâm khối lượng nó chạy về đúng vị trí nha.
              Nguyên nhân ( theo hiểu biết của tớ ): trước khi thực hiện quá trình phân tích ( ấn F5 ), Etabs coi khối lượng của 1 phần tử bất kì được chia đều ra các nút tạo thành nó ( giả sử dầm m (kg) thì coi như mỗi đầu dầm sẽ có 1 khối lượng tập trung nặng m/2 (kg). Thế nên khi chia nhỏ dầm thì ngay lập tức sự phân bố khối lượng trên diaph bị thay đổi, dẫn đến thay đổi tâm khối. Nhưng trong quá trình phân tích thì một cách nào đó nó đã chia dầm ra rất nhỏ, nên khối lượng lại phân bố đều trên dầm => Tâm khối về đúng vị trí.
              Cái này chắc là MissVJ nói đg, tớ là newbie nên cũng ko chắc chắn lắm, nhưng giải thích vậy thì đúng là hợp lí rồi.
              @ Ninh: Trong Etabs 9.0 tớ đang dùng thì có cái này. Nhưng tớ theo tớ nó chẳng có tác dụng gì cả đâu. Cái bảng hiện ra không khác gì khi Ninh gán trực tiếp cho các phần tử đã chọn. Chỉ có 1 điều mà mọi người nên lưu ý là phần thuộc tính của Graph có 2 lựa chọn : Rigid và Semi-rigid. Lựa chọn Semi-rigid hình như sẽ tốt hơn. Vì với lựa chọn này sàn được coi là chuyển vị như nhau tại các điểm trên mặt diaph nhưng biến dạng trên sàn thì vẫn được kể đến. Và như thế tính tóan nội lực các cấu kiện dầm đỡ sẽ thật hơn.
              Tớ dùng ETABS 8.5 thì ko có semi-rigid, nhưng dùng rigid thì sàn vẫn có nội lực đấy chứ vì việc chọn rigid diaphragm chỉ ảnh hưởng đến sự làm việc của sàn theo phương mặt phẳng của nó còn phương vuông góc hoàn toàn ko bị ảnh hưởng. Còn chuyện nên sử dụng cái j có lẽ cần tham khảo phần help của ETABS.

              Ghi chú


              • #82
                Ðề: Tải trọng động đất

                Nguyên văn bởi MissVJ
                -Tớ muốn nhắc lại : center of mass là tâm khối lượng.
                Đúng thế, điểm hiện ra trên màn hình khi ta set diaphragm là tâm kl, ko fải tâm cứng.
                -Tớ ko hiểu tại sao lại phải coi sàn tuyệt đối cứng trong khi thực chất nó không phải là như thế.
                Sàn tuyệt đối cứng trong mp của nó là 1 giả thiết sử dụng trong tính toán nct vì bản sàn có chiều cao rất lớn trong mp của nó-> I cg rất lớn, vì vậy có thể coi như sàn cứng vô cùng, nếu có tính toán chắc chắn biến dạng uốn của sàn trong mp của nó cg rất nhỏ ko đáng kể. Giả thiết này đưa ra là để đơn giản hoá khi thiết lập bài toán phân phối tải trọng ngang theo độ cứng của các cấu kiện bằng cơ học kc, nếu tính bằng pthh thì mình ko biết có cần giả thiết này ko.
                Trong ETABS 8.5, nếu ko gán diaphragm, chg trình sẽ ko tự tìm tâm cứng cho mình.

                Ghi chú


                • #83
                  Ðề: Tải trọng động đất

                  Nguyên văn bởi ninh47xd
                  Tớ dùng ETABS 8.5 thì ko có semi-rigid, nhưng dùng rigid thì sàn vẫn có nội lực đấy chứ vì việc chọn rigid diaphragm chỉ ảnh hưởng đến sự làm việc của sàn theo phương mặt phẳng của nó còn phương vuông góc hoàn toàn ko bị ảnh hưởng. Còn chuyện nên sử dụng cái j có lẽ cần tham khảo phần help của ETABS.
                  Chính xác. Việc sử dụng một phần mềm bất kì nên bắt đầu bằng việc đọc help. Ninh đọc phần Welcome to Etabs (.pdf), nó sẽ nói rõ hơn về vấn đề này.
                  Sorry vì viết không kĩ. Ở đây tớ đang xét lực tác dụng theo phương ngang thôi.Đấy là phương mà diaph phát huy tác dụng . Còn theo phương đứng thì có đặt hay không đặt diaph cũng chẳng tác dụng gì. Dưới tác dụng của tải trọng ngang , bản thân sàn cũng sẽ chịu 1 phần đáng kể tải trọng ngang này. Lý thuyết này rõ ràng là thể hiện đúng bản chất làm việc của kết cấu hơn. Sẽ có người nói rằng như thế là không thiên về an toàn, nhưng theo tớ việc mô hình kết cấu gần nhất với sự làm việc thật của công trình là quan trọng. Nó sẽ tiết kiệm rất nhiều cho công trình đặc biệt là nhà cao tầng.
                  Last edited by MissVJ; 31-10-2006, 04:16 PM.

                  Ghi chú


                  • #84
                    Ðề: Tải trọng động đất

                    Có lẽ tôi bị lầm. Điểm mà ta nhập lực gió tập trung vào sàn sau khi khai báo diaghragm hoàn toàn không phải là tâm khối lượng ( centrer of mass) hay tâm cứng (centre of rigidity) mà etabs hiểu đó là tâm đón gió của công trình phụ thuộc vào bề mặt đón gió. Vị trí của ký hiệu D trên sàn chỉ là biểu tượng mà thôi. Khi thử các mô hình etabs ta có thể thấy rõ điều này.
                    Rely alot to the computer, we lose our structural sense.

                    Ghi chú


                    • #85
                      Ðề: Tải trọng động đất

                      Nguyên văn bởi MissVJ
                      Ở đây tớ đang xét lực tác dụng theo phương ngang thôi.Đấy là phương mà diaph phát huy tác dụng . Còn theo phương đứng thì có đặt hay không đặt diaph cũng chẳng tác dụng gì. Dưới tác dụng của tải trọng ngang , bản thân sàn cũng sẽ chịu 1 phần đáng kể tải trọng ngang này. Lý thuyết này rõ ràng là thể hiện đúng bản chất làm việc của kết cấu hơn. Sẽ có người nói rằng như thế là không thiên về an toàn, nhưng theo tớ việc mô hình kết cấu gần nhất với sự làm việc thật của công trình là quan trọng. Nó sẽ tiết kiệm rất nhiều cho công trình đặc biệt là nhà cao tầng.
                      Về vấn đề này tớ nghĩ là MissVJ fải xem lại . Vì đúng là tải gió có truyền qua sàn thật, nhưng sau đó truyền tiếp đi đâu? Rõ ràng là ko thể truyền trực tiếp xuống đất mà fải thông qua hệ khung vách lõi, vì thế ko thể nói là sàn cg chịu 1 fần đáng kể của tải trọng gió đc. Việc có kể đến biến dạng của sàn chắc chắn sẽ cho 1 kết quả chính xác hơn nhưng thực tế sai khác rất ko đáng kể, ví dụ như công trình tớ đang tính: tầng 26 có Wd=589(daN/m), sàn dầy 24cm, bê tông mác 500 có E=360000(kG/cm2), nhà 29,5m.29,5m, nếu coi sàn ko chuyển vị và ổn định trong mp thì biến dạng dọc trục của sàn cũng chỉ có 0,02cm -> quá nhỏ để kể đến. Trong khi việc kể đến biến dạng của sàn sẽ làm bài toán trở nên rất phức tạp khi tính bằng tay còn khi giải bài toán bằng máy(tớ chưa so sánh nhưng có lẽ là) số ẩn số tăng lên, do đó việc giải bài toán sẽ mất nhiều thời gian hơn.
                      Mấy ý kiến chủ quan, mong mọi ng chỉ bảo

                      Ghi chú


                      • #86
                        Ðề: Tải trọng động đất

                        Nguyên văn bởi ayenluho
                        Có lẽ tôi bị lầm. Điểm mà ta nhập lực gió tập trung vào sàn sau khi khai báo diaghragm hoàn toàn không phải là tâm khối lượng ( centrer of mass) hay tâm cứng (centre of rigidity) mà etabs hiểu đó là tâm đón gió của công trình phụ thuộc vào bề mặt đón gió. Vị trí của ký hiệu D trên sàn chỉ là biểu tượng mà thôi. Khi thử các mô hình etabs ta có thể thấy rõ điều này.
                        Theo e thì điểm D chính là tâm kl đấy, a thử xem bản ETABS e làm và file text của nó nhé. Còn tâm đón gió xác định thế nào? A nói rõ hơn đc ko? E gán tải gió vào dầm biên có đc ko?
                        Attached Files

                        Ghi chú


                        • #87
                          Ðề: Tải trọng động đất

                          Nguyên văn bởi ninh47xd
                          Về vấn đề này tớ nghĩ là MissVJ fải xem lại . Vì đúng là tải gió có truyền qua sàn thật, nhưng sau đó truyền tiếp đi đâu? Rõ ràng là ko thể truyền trực tiếp xuống đất mà fải thông qua hệ khung vách lõi, vì thế ko thể nói là sàn cg chịu 1 fần đáng kể của tải trọng gió đc. Việc có kể đến biến dạng của sàn chắc chắn sẽ cho 1 kết quả chính xác hơn nhưng thực tế sai khác rất ko đáng kể, ví dụ như công trình tớ đang tính: tầng 26 có Wd=589(daN/m), sàn dầy 24cm, bê tông mác 500 có E=360000(kG/cm2), nhà 29,5m.29,5m, nếu coi sàn ko chuyển vị và ổn định trong mp thì biến dạng dọc trục của sàn cũng chỉ có 0,02cm -> quá nhỏ để kể đến. Trong khi việc kể đến biến dạng của sàn sẽ làm bài toán trở nên rất phức tạp khi tính bằng tay còn khi giải bài toán bằng máy(tớ chưa so sánh nhưng có lẽ là) số ẩn số tăng lên, do đó việc giải bài toán sẽ mất nhiều thời gian hơn.
                          Mấy ý kiến chủ quan, mong mọi ng chỉ bảo
                          Việc sàn có ảnh hưởng đến khả năng chịu tải ngang của công trình hay không tớ nghĩ chắc là ấy phải tự search thôi. Nói chung là cũng có chỗ đề cập rồi nhưng tớ search nãy h chưa tìm lại được. Lưu ý là việc sàn biến dạng tiêu hao ít nhiều năng lượng.
                          Cái phần tâm khối lượng thì khỏi phải bàn. Tớ đâu có tự phát minh ra cái gì được. Nhưng gì tớ nói hoàn toàn là đọc được từ Help thôi.
                          Việc giả thiết tính toán này nọ chẳng qua là để bài toán nắm trong tầm kiểm soát của chúng ta. Khoa học càng tiến bộ càng cho phép chúng ta mô hình hoá công trình gần hơn với thực tế. Vì Ninh không có etabs 9 nên tớ cũng ko muốn nêu chi tiết ví dụ để chứng minh sự lợi hại của Semi rigid. Nó ảnh hưởng tới dầm như thế nào. Nếu có điều kiện hãy thử và xem trong trường hợp Semi rigid, cái dầm bị uốn ngoằn nghoèo trong mặt phẳng sàn và đương nhiên là nguy hiểm hơn đấy.
                          Mà sử dụng cái gì, như thế nào vẫn phụ thuộc vào cách nhìn của mõi người. Tớ cũng chỉ định lưu ý thêm bọn ấy về sự lợi hại của Etabs mới thôi mà.
                          Last edited by MissVJ; 02-11-2006, 01:58 PM.

                          Ghi chú


                          • #88
                            Ðề: Tải trọng động đất

                            Nguyên văn bởi MissVJ
                            Ui, tải trọng ngang nó đâu có truyền như tải trọng đứng. Ấy tưởng tượng cái thanh công xôn cắm xuống đất có lực ngang tác dụng trên đỉnh ý. Lực ngang nó có chạy từ từ qua các phần trên thanh về đất đâu.
                            Vậy phản lực tại đất nền chỗ thanh công sơn cắm vào (M&Q) ở đâu ra hở bạn?
                            Nguyên văn bởi MissVJ
                            Còn việc sàn có ảnh hưởng đến khả năng chịu tải ngang của công trình hay không tớ nghĩ chắc là ấy phải tự search thôi. Nói chung là cũng có chỗ đề cập rồi nhưng tớ search nãy h chưa tìm lại được. Lưu ý là việc sàn biến dạng tiêu hao ít nhiều năng lượng.
                            Kiểm tra cái này đâu có khó gì? Bạn khai báo sàn là vật liệu khác (các thông số hoàn toàn giống BT) sau đó thay đổi mô đun đàn hồi (E) đi 10lần, 100lần.... có ảnh hưởng không thì biết liền chớ gì. Hoặc dọc theo vách cứng khoét nhiều lỗ sàn tương đối lớn.....
                            Thân mến.

                            Ghi chú


                            • #89
                              Ðề: Tải trọng động đất

                              theo tôi thì khi tính gió; gió sẽ tạo ra áp lực trên bề mặt công trình ; và áp lực này được tính toán và quy đổi về lực ngang; vậy sẽ có hai cách để nói về việc truyền lực gió vào công trình và cuối cùng nó sẽ đi về đâu.
                              *Theo tôi; nếu được quy đổ về lực tập trung từng cao trình sàn; thì mỗi cao trình sàn có lực tập trung ; cụ thể là Si ứng với story thứ i ; vậy nó sẽ cộng dồn và truyền xuống ngay mặt ngàm ( liên kết công trình với móng; lực ngang tổng cộng từ các story truyền vào móng;cụ thể là đài móng; và đài móng có nhiệm vụ tổng hợp tất cả các tải trọng ngoại lực của công trình và trọng lượng bản thân biến thành 1 ngoại lực tổng hợp truyền vào móng; vậy đài móng lại truyền vào cọc của công trình ( đối với móng cọc); ; đài móng phải đủ độ cứng striffness để làm cho cọc chủ yếu chịu nén; là cọc truyền xuống đất nền bằng lực nén là chủ yếu; còn lực shear tại chân ngàm sẽ truyền vào đài móng ; mà đài móng truyền vào đầu cọc ; làm đài móng chuyển vị và bị cản lại bởi lớp đất bên cạch đài cọc; thông thường bỏ qua khả năng chịu tải của đất nền này ( từ mặt đất đến mặt đáy đài mòng) vậy là lực ngang được xem như truyền hoàn toàn vào đầu cọc; và mô men sinh ra do lực ngang lại truyền vào đài móng
                              * còn thực tế thì theo tôi gió tạo ra áp ực lên tường từ mặt đất đến mái ; áp lực ngày được chống lại bởi toàn bộ kết cấu bên trên và nó sẽ truyền xuống móng và từ móng truyền cho đất nền;
                              **** tóm lại đất nền giống như là lò xo giảm xóc; năng lượng sẽ được chuyển biến và lan toả trong nền đất ; nếu gió sảy ra tức thì sẽ truyền cho kết cấu chịu lực 1 cách nhanh chóng; nếu kết cấu có độ mềm sẽ làm giảm lực ngang ( tưỡng tượng như là chất cau su ) giảm lực
                              thiệt tình tôi hiểu mà không biết nói sao cho hợp lý; các bác nói hộ tui nhé
                              thanks
                              Last edited by ksminh; 02-11-2006, 11:05 AM.
                              TÌNH YÊU HẠNH PHÚC VÀ SỰ NGHIỆP THÀNH ĐẠT

                              Ghi chú


                              • #90
                                Ðề: Tải trọng động đất

                                vấn đề về lực động đất ; theo tôi hiểu ( 1 cách mơ hồ) thì khi có động đất nó sẽ làm cho nền đất không liên kết lại với nhau nữa; lập lại thế cân bằng mới của nền đất 1 cách đáng kể; và đột ngột; lực tác động vào công trình không đơn giản như ta hiểu là kết cấu đã ngàm chặt vào đất và lực ngang( của secmic) thì giống như gió; mà chúng ta hiểu rằng động đất tác động từ chân móng lên đến công trình; theo tôi hiểu thì có lẽ nó truyền theo 1 hướng bất kỳ; hướng tác động lực sẽ mô tả giống như là đang đứng trên chiếc thuyền mà bị sóng dập dìu ; ta cảm tấy như cái chân bị dịch chuyểu và bắt đầu cơ thể của ta tìm cách cân bằng khi cái chân của ta bị dịch chuyển ; như vậy lực ngang do động đất sinh ra thì thực khó nói; có lẽ theo cảm nhận mà hình dung ; người ta thường nói gia tốc nền; khi nền đất rung động với 1 biên độ và gia tốc đạt đến mức cực đại cho 1 trận động đất điển hình; thì thực sự làm cho cả công trình rung động ; và vấn đề quy về lực ngang như theo tiêu chuẩn snip thì có lẽ có gì đó phản ánh lên 1 quan niệm tính toán hơi sai lệch; theo cách hiểu thông thường ; dù lực ngang do cái gì sinh ra mà biểu diễn như kiểu tính toán quy lực động đất hay lực gió về lực tập trung thì ta lại cứ tưởng là công trình sẽ chiụ cái lực ngang đó và truyền đi đâu???? thì đơn giản rồi; mà thực tế tôi nghỉ chỉ đúng cho trường hợp gió; là vì ; tính gió động ; thực tế gió động cũng là tĩnh mà thôi ; vì công trình quá cao; sẽ cho 1 giao động với 1 tần số đáng chú ý; tần số càng nhỏ thì sẽ cho ra chuyển vị lớn khi chưa có bất cử 1 loại ngoại lực nào tác động; như vậy giả sử công trình đang ở 1 biên độ cực đại mà gặp gió thổi như thế thì sẽ chuyển vị rất lớn( gọi là cộng hưởng) thì từ đó sẽ sinh ra nội lực tăng lên đáng kể ; tóm lại với gió thì thì không có liên quan gi đến động học cả; mà có liên quan chút xíu về tầng số riêng của công trình; vì thế mà người ta mới có quy định độ cao; vậy có thể quy về lực ngang cho trường hợp gió là rất ok; còn với động đất ; cái này chẳng liên quan gì đến chuyện cao hay thấp; mà cao cũng phaỉ tính ; thấp cũng phải tính; cao thì cho chu kỳ lớn càng nguy hiểm; thấp thì ít nguy hiểm hơn nhưng nó lại liên quan đến cấp động đất; vì thế khi lực động đất sinh ra ; nó làm cho cả nguyên cái nền đất dịch chuyển ; cộng thêm vào đó là rung cả công trình theo nhiều phương ; và sụt lún; khi đó lực tác động lên công trình được biến thành " đáp ứng phổ" nó tạo ra 1 giao động cửng bức; và có nguy cơ cộng hưỡng là rất cao; và sinh ra độ lệch tâm đáng kể; lúc đó lực tác động vào công trình sinh ra sự chống cự của kết cấu; người ta mô phỏng lực động đất từ 1 lực ngang ; tóm lại là với gió thì đỉnh công trình chuyển vị lớn ; còn động đất thì cái nền dịch chuyển;
                                người ta đưa ra công thức Mu"+Cu'+Ku=-u"g*M với u"g là gia tốc nền;
                                vì thế khi phân tích(analyze) nhà cao tầng với động đất cần có sự tham gia bulking ; thì chu kỳ dao động mà etabs phân tích có thể lớn hơn là không có bulking; người ta gọi là phân tích dao động theo
                                P-dental; có ai để ý chuyện này không ; mong chỉ giáo thêm
                                Attached Files
                                Last edited by ksminh; 02-11-2006, 11:14 AM.
                                TÌNH YÊU HẠNH PHÚC VÀ SỰ NGHIỆP THÀNH ĐẠT

                                Ghi chú

                                Working...
                                X