QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tải trọng động đất

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #91
    Ðề: Tải trọng động đất

    [QUOTE=pmdc]Vậy phản lực tại đất nền chỗ thanh công sơn cắm vào (M&Q) ở đâu ra hở bạn?



    .Trân thành nhận khuyết điểm. Em tuổi đời tuổi đảng non nớt nên nhiều khi ăn nói thiếu suy nghĩ. .

    Ghi chú


    • #92
      Ðề: Tải trọng động đất

      bạn hỏi ai vậy nhỉ; nếu hỏi tôi thì đã nói ở trên rồi; theo tôi thì thanh côn sôn quy đổ đó cắm vào đài móng ; vậy móng lĩnh hội hoàn toàn ngoại lực truyền cho đất nền
      TÌNH YÊU HẠNH PHÚC VÀ SỰ NGHIỆP THÀNH ĐẠT

      Ghi chú


      • #93
        Ðề: Tải trọng động đất

        [QUOTE=MissVJ
        .Trân thành nhận khuyết điểm. Em tuổi đời tuổi đảng non nớt nên nhiều khi ăn nói thiếu suy nghĩ. .[/QUOTE]
        Khách sáo! Khách sáo....là người tất có lúc nhầm lẫn. Nếu bạn thấy tui viết chỗ nào có sai sót cũng nhớ nhắc nhé ! Thân mến.

        Ghi chú


        • #94
          Ðề: Tải trọng động đất

          [QUOTE=MissVJ]
          Nguyên văn bởi pmdc
          Vậy phản lực tại đất nền chỗ thanh công sơn cắm vào (M&Q) ở đâu ra hở bạn?



          .Trân thành nhận khuyết điểm. Em tuổi đời tuổi đảng non nớt nên nhiều khi ăn nói thiếu suy nghĩ. .
          hic, trốn học kc nhiều thì thế chứ sao nữa, nhận đi cho chóng tiến bộ
          máy tính sửa đc chưa?

          Ghi chú


          • #95
            Ðề: Tải trọng động đất

            Nguyên văn bởi ksminh
            theo tôi thì khi tính gió; gió sẽ tạo ra áp lực trên bề mặt công trình ; và áp lực này được tính toán và quy đổi về lực ngang; vậy sẽ có hai cách để nói về việc truyền lực gió vào công trình và cuối cùng nó sẽ đi về đâu.
            *Theo tôi; nếu được quy đổ về lực tập trung từng cao trình sàn; thì mỗi cao trình sàn có lực tập trung ; cụ thể là Si ứng với story thứ i ; vậy nó sẽ cộng dồn và truyền xuống ngay mặt ngàm ( liên kết công trình với móng; lực ngang tổng cộng từ các story truyền vào móng;cụ thể là đài móng; và đài móng có nhiệm vụ tổng hợp tất cả các tải trọng ngoại lực của công trình và trọng lượng bản thân biến thành 1 ngoại lực tổng hợp truyền vào móng; vậy đài móng lại truyền vào cọc của công trình ( đối với móng cọc); ; đài móng phải đủ độ cứng striffness để làm cho cọc chủ yếu chịu nén; là cọc truyền xuống đất nền bằng lực nén là chủ yếu; còn lực shear tại chân ngàm sẽ truyền vào đài móng ; mà đài móng truyền vào đầu cọc ; làm đài móng chuyển vị và bị cản lại bởi lớp đất bên cạch đài cọc; thông thường bỏ qua khả năng chịu tải của đất nền này ( từ mặt đất đến mặt đáy đài mòng) vậy là lực ngang được xem như truyền hoàn toàn vào đầu cọc; và mô men sinh ra do lực ngang lại truyền vào đài móng
            * còn thực tế thì theo tôi gió tạo ra áp ực lên tường từ mặt đất đến mái ; áp lực ngày được chống lại bởi toàn bộ kết cấu bên trên và nó sẽ truyền xuống móng và từ móng truyền cho đất nền;
            **** tóm lại đất nền giống như là lò xo giảm xóc; năng lượng sẽ được chuyển biến và lan toả trong nền đất ; nếu gió sảy ra tức thì sẽ truyền cho kết cấu chịu lực 1 cách nhanh chóng; nếu kết cấu có độ mềm sẽ làm giảm lực ngang ( tưỡng tượng như là chất cau su ) giảm lực
            thiệt tình tôi hiểu mà không biết nói sao cho hợp lý; các bác nói hộ tui nhé
            thanks
            Chào bạn KsMinh.
            Tui thấy bạn rất nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm thiết kế với anh em đồng nghiệp, cái này rất hay. Tuy nhiên các bài viết của bạn, tui đọc và khó hiểu nội dung bạn muốn nói quá (nói bạn đừng buồn, nhiều khi tui cũng không hiểu bạn nói gì nữa).
            Như đoạn trên đây, có phải bạn giải thích việc tải trọng gió truyền đi đâu? Trong một hệ kết cấu, tất cả tải trọng (trừ động đất) cuối cùng cũng phải truyền về gối tựa. Trong 01 công trình, gối tựa thường là móng (trừ kc treo) nên tải gió cuối cùng cũng truyền xuống móng. Ok?

            Bạn nói kết cấu mềm làm giảm lực ngang là không đúng. Theo nguyên tắc cân bằng lực: tổng ngoại lực = tổng nội lực tại gối. (Bạn thử lấy 01 tấm nệm cao su để lên 01 cái cân rồi ngồi lên đó xem thử cân có giảm bớt đi ký nào không?)
            Thân mến.
            (Nếu tui viết lại khó hiểu hơn xin các bạn bỏ qua)

            Ghi chú


            • #96
              Ðề: Tải trọng động đất

              Nguyên văn bởi pmdc
              Bạn nói kết cấu mềm làm giảm lực ngang là không đúng. Theo nguyên tắc cân bằng lực: tổng ngoại lực = tổng nội lực tại gối. (Bạn thử lấy 01 tấm nệm cao su để lên 01 cái cân rồi ngồi lên đó xem thử cân có giảm bớt đi ký nào không?)
              Đúng rồi, theo e biết thì nhà càng cứng càng có lợi cho việc chống lại tải trọng gió vì f tăng nên tải trọng gió động tác động vào sẽ nhỏ hơn. Tuy nhiên khi chịu tải trọng động đất thì công trình cần có độ mềm nhất định để giảm tác động của động đất, độ mềm này cần căn cứ vào loại đất làm nền công trình. Có điều đó là vì bản chất của gió động và động đất hoàn toàn khác nhau và để đảm bào công trình có độ cứng phù hợp để chịu tải gió đồng thời cg có độ mềm hợp lí để tiêu hao năng lượng do động đất, ng ta đưa ra công thức kinh nghệm là T=0,1n.

              Ghi chú


              • #97
                Ðề: Tải trọng động đất

                Nguyên văn bởi ayenluho
                Có tiêu chuẩn thiết kế động đất Việt nam rồi mà sao không thấy các anh thảo luận gì hết nhỉ. Bản dự thảo viết dưạ vào UBC97 còn tiêu chuẩn chính thức thì theo EUROCODE8. Tôi thấy muốn thiết kế động đất theo TC này thì còn phải nghiên cứu kỹ mới cụ thể hóa được thành một file excel hay con số cụ thể khai báo trong etabs được. Hiện giờ tôi có nhiều thắc mắc quá mà không biết hỏi như thế nào cả...
                Mừng quá, chào bạn!

                Tôi cũng đang nghiên cứu và thiết kế động đất theo tiêu chuẩn mới viết theo EUROCODE 8 mà bạn nói. Tuy nhiên, có một số thắc mắc mà không biết hỏi ai, vì trong diễn đàn này các anh em đa số chỉ thảo luận dựa trên UBC. Trong khi đó, động đất ở VN cần Được tính dựa trên tiêu chuẩn và các số liệu của Nhà Nước Việt nam ban hành (e.g Hệ số tầm quan trọng, đỉnh gia tốc nền, loại đất...)

                Tôi đang dùng Etabs 8.5.4, và trong tiêu chuẩn mới của chúng ta chỉ đề cập tính động đất theo phương pháp động. Các hệ số khai báo cho phương pháp này vào etabs tôi đã nắm được. Tuy nhiên, còn một hệ số là Scale factor trong Input Response Spectra thường nhập là bao nhiêu? tài liệu nào nói về điều này? thì tôi không được rõ lắm.

                Nếu bạn biết xin chỉ giúp.

                Tôi thấy trong diễn đàn có Ksminh là một thành viên rất tích cực và anh Thuatdv am tường về động đất, các bạn có biết chỉ giúp mình với.

                Cảm ơn rất nhiều.

                Ghi chú


                • #98
                  Ðề: Tải trọng động đất

                  Tôi đang dùng Etabs 8.5.4, và trong tiêu chuẩn mới của chúng ta chỉ đề cập tính động đất theo phương pháp động. Các hệ số khai báo cho phương pháp này vào etabs tôi đã nắm được. Tuy nhiên, còn một hệ số là Scale factor trong Input Response Spectra thường nhập là bao nhiêu? tài liệu nào nói về điều này? thì tôi không được rõ lắm.

                  Gửi anh Lyric:
                  Trong tiêu chuẩn cũng có quy định các dạng nhà để có thể tính theo phương pháp lực tĩnh ngang tương đương hay phương pháp Phổ phản ứng chứ không phải hoàn toàn tính theo phương pháp động.
                  Hệ số scale factor trong etabs có đơn vị là length/sec2. Tôi cũng chưa hiểu rõ lắm về hệ số này nhưng trong quá trình tham khảo tôi thấy đây là hệ số kể đến tổ hợp dao động theo từng phương. Các hệ số này cũng có quy định trong TC ở trang 57. anh xem thử có đúng không.
                  Việc áp dụng tính động đất dùng phổ tôi thấy không an tâm lắm vì không quản lý được kết quả. Nếu dùng phổ thì có phải anh lấy phổ của EUROCODE8 rồi chỉnh hệ số Design Ground Acceleration tra trong Tc của mình theo vùng động đất ko. Trong tiêu chuẩn của mình có phân đất nền thành 5 loại là SA, SB, SC, SD, SE nhưng trong phổ của eurocode8 chỉ có 3 loại đầu thôi, vậy nếu đất của mình thuộc 2 loại SD, SE thì có thể khai báo là SC dc ko.
                  Trong một số tài liệu có quy định về hệ số giảm chu kỳ của công trình có khối xây chèn. Cụ thể đối với công trình khung-vách có khối xây chèn thì hệ số đó là 0.7 - 0.8. Vậy có thể áp dụng cho công trình mình thiết kế được ko. Tối không thấy trong tiêu chuẩn động đất của mình nói về việc này.
                  Vài điều trao đổi, mong được giải đáp.
                  Rely alot to the computer, we lose our structural sense.

                  Ghi chú


                  • #99
                    Ðề: Tải trọng động đất

                    Nguyên văn bởi MissVJ
                    Trước tiên, tớ đính chính lại 1 chút thông tin về cái điểm trong diaphragm extents. Nó thực chất là: Center of mass point = Tâm khối lượng phải không ah. Cũng chẳng nhớ vì sao lại gọi nó là tâm cứng nữa.
                    Rất hy vọng đc mọi người góp ý!
                    Đồng ý với bạn , cái D1 chính là tâm khối lượng ( Nói cách khác thì đó là tâm khối lượng của miếng cứng mà ta vừa khai báo ) nhưng chính vì nó là tâm khối lượng nên mới đáng quí chứ , vì tải trọng ngang cần đặt vào tâm khối luọng mà , từ khoảng cách giữa tâm khối lượng và tâm cứng ta sẽ xác định được mô men xoắn mà công trình phải chịu khi tác dụng lực ngang. Chính vì D1 là tâm khối lượng mà ETABS mới coi là điểm mặc định đặt lực ngang khi khai báo tải gió và đọng dất , chứ có ai lại tính ra tải trọng ngang rồi lại đặt vào tâm cứng đâu.
                    BỂ HỌC MÊNH MÔNG , QUAY ĐẦU LẠI LÀ BỜ

                    Ghi chú


                    • Ðề: Tải trọng động đất

                      Nguyên văn bởi pmdc
                      Chào bạn KsMinh.
                      Tui thấy bạn rất nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm thiết kế với anh em đồng nghiệp, cái này rất hay. Tuy nhiên các bài viết của bạn, tui đọc và khó hiểu nội dung bạn muốn nói quá (nói bạn đừng buồn, nhiều khi tui cũng không hiểu bạn nói gì nữa).
                      Như đoạn trên đây, có phải bạn giải thích việc tải trọng gió truyền đi đâu? Trong một hệ kết cấu, tất cả tải trọng (trừ động đất) cuối cùng cũng phải truyền về gối tựa. Trong 01 công trình, gối tựa thường là móng (trừ kc treo) nên tải gió cuối cùng cũng truyền xuống móng. Ok?

                      Bạn nói kết cấu mềm làm giảm lực ngang là không đúng. Theo nguyên tắc cân bằng lực: tổng ngoại lực = tổng nội lực tại gối. (Bạn thử lấy 01 tấm nệm cao su để lên 01 cái cân rồi ngồi lên đó xem thử cân có giảm bớt đi ký nào không?)
                      Thân mến.
                      (Nếu tui viết lại khó hiểu hơn xin các bạn bỏ qua)
                      rất cảm ơn anh đã góp ý; em cũng muốn diễn đạt cho mọi người hiểu ý của em; còn em nghĩ kết cấu mềm thì khi tác dụng 1 lực vào 1 vậy thể mềm; thì nó sẽ biến 1 phần phản lực ngược trở lại và 1 phần biến thành lực đàn hồi; em đã nói là giảm xóc; vì thế mà có nhiều công trình ở nước ngoài người ta vẫn làm cái lò xo giảm xóc khi tính động đất; cũng như xe máy cũng có giảm xóc;
                      xin chỉ giáo thêm ; em cảm ơn anh
                      Last edited by ksminh; 04-11-2006, 09:56 AM.
                      TÌNH YÊU HẠNH PHÚC VÀ SỰ NGHIỆP THÀNH ĐẠT

                      Ghi chú


                      • Ðề: Tải trọng động đất

                        [QUOTE=lyric]Mừng quá, chào bạn!
                        Tôi đang dùng Etabs 8.5.4, và trong tiêu chuẩn mới của chúng ta chỉ đề cập tính động đất theo phương pháp động. Các hệ số khai báo cho phương pháp này vào etabs tôi đã nắm được....




                        Chú ý rằng UBC-97 phương pháp tinh tuong duong ( static force procedure) chỉ áp dụng với buildings có chiều cao nhỏ hơn 240 feet với những kết cấu bình thường (dưới 90m cho dễ nhớ). Những kết cấu không bình thường ( như: Reentrant corners, large openings in diaphragms, non-uniform distribution of mass or stiffness over building height...) chiều cao bị giới hạn < 65 feet (or 5 stories) Ngoài ra còn chịu chi phối bởi những điều khoảng khác UBC97-1629.8.3...

                        Mong các bạn trao đổi thêm.


                        Happy weekend!.

                        Ghi chú


                        • Ðề: Tải trọng động đất

                          Nguyên văn bởi ntlong
                          Đồng ý với bạn , cái D1 chính là tâm khối lượng ( Nói cách khác thì đó là tâm khối lượng của miếng cứng mà ta vừa khai báo ) nhưng chính vì nó là tâm khối lượng nên mới đáng quí chứ , vì tải trọng ngang cần đặt vào tâm khối luọng mà , từ khoảng cách giữa tâm khối lượng và tâm cứng ta sẽ xác định được mô men xoắn mà công trình phải chịu khi tác dụng lực ngang. Chính vì D1 là tâm khối lượng mà ETABS mới coi là điểm mặc định đặt lực ngang khi khai báo tải gió và đọng dất , chứ có ai lại tính ra tải trọng ngang rồi lại đặt vào tâm cứng đâu.
                          Theo bạn khi gió tác dụng vào công trình thì nó có biết tâm khối lượng của công trình ta ở đâu mà tác dụng vào hay ko. Vậy nếu ta khai báo tải gió tác dụng vào tâm khối lượng thì có đúng hay không. Vị trí mà etabs hiểu khi chúng ta khai báo tải trọng ngang của gío động vào không phải là tâm khối lượng của công trình mà ta quy ước gọi nó là tâm đón gió. Vị trí này phụ thuộc vào bề mặt đón gió của công trình . Tôi khẳng định với các bạn điểm đón gió này và centre of mass của công trình hòan tòan khác nhau.
                          Mong trao đổi thêm
                          Rely alot to the computer, we lose our structural sense.

                          Ghi chú


                          • Ðề: Tải trọng động đất

                            Nguyên văn bởi ayenluho
                            Theo bạn khi gió tác dụng vào công trình thì nó có biết tâm khối lượng của công trình ta ở đâu mà tác dụng vào hay ko. Vậy nếu ta khai báo tải gió tác dụng vào tâm khối lượng thì có đúng hay không. Vị trí mà etabs hiểu khi chúng ta khai báo tải trọng ngang của gío động vào không phải là tâm khối lượng của công trình mà ta quy ước gọi nó là tâm đón gió. Vị trí này phụ thuộc vào bề mặt đón gió của công trình . Tôi khẳng định với các bạn điểm đón gió này và centre of mass của công trình hòan tòan khác nhau.
                            Mong trao đổi thêm
                            Đúng rồi, e đồng ý như thế. Chỉ có lực động đất mới đặt vào tâm kl thôi còn lực gió thì fải phụ thuộc vào bề mặt đón gió của công trình chứ. Còn Mômen xoắn sinh ra khi công trình chịu tải ngang là do độ lệch giữa tâm cứng với trọng tâm của áp lực gió chứ ko fải tâm khối lượng.

                            Ghi chú


                            • Ðề: Tải trọng động đất

                              Nguyên văn bởi ayenluho
                              Theo bạn khi gió tác dụng vào công trình thì nó có biết tâm khối lượng của công trình ta ở đâu mà tác dụng vào hay ko. Vậy nếu ta khai báo tải gió tác dụng vào tâm khối lượng thì có đúng hay không. Vị trí mà etabs hiểu khi chúng ta khai báo tải trọng ngang của gío động vào không phải là tâm khối lượng của công trình mà ta quy ước gọi nó là tâm đón gió. Vị trí này phụ thuộc vào bề mặt đón gió của công trình . Tôi khẳng định với các bạn điểm đón gió này và centre of mass của công trình hòan tòan khác nhau.
                              Mong trao đổi thêm
                              Sau khi gió thổi vào bề mặt đón gió thì lực tác dụng của nó sẽ được phân bố cho các cấu kiện chịu lực ngang của công trình theo nguyên tắc : cấu kiện nào độ cứng càng lớn thì chịu càng nhiều , tấm sàn cứng đóng vai trò truyền lực ngang cho các cấu kiện như cột , vách , vì vậy đặt lực ngang vào tâm của miếng cứng ( sàn cứng ) là hợp lý. [B]Diện tích và hình dáng của bề mặt đón gió chỉ quyết định đến độ lớn của lực gió tác dụng vào hệ kết cấu bên tron[/B]g
                              Khi tính toắn tải trọng động đất theo phương pháp tĩnh lực ngang tương đương thì tai trọng gió hay động đất cũng có cùng bản chất như nhau thôi bạn ạ , chúng chỉ là những lực ngang tĩnh đặt vào mức sàn công trình.
                              Mong được trao đổi thêm
                              BỂ HỌC MÊNH MÔNG , QUAY ĐẦU LẠI LÀ BỜ

                              Ghi chú


                              • Ðề: Tải trọng động đất

                                Nguyên văn bởi ntlong
                                Sau khi gió thổi vào bề mặt đón gió thì lực tác dụng của nó sẽ được phân bố cho các cấu kiện chịu lực ngang của công trình theo nguyên tắc : cấu kiện nào độ cứng càng lớn thì chịu càng nhiều , tấm sàn cứng đóng vai trò truyền lực ngang cho các cấu kiện như cột , vách , vì vậy đặt lực ngang vào tâm của miếng cứng ( sàn cứng ) là hợp lý. [B]Diện tích và hình dáng của bề mặt đón gió chỉ quyết định đến độ lớn của lực gió tác dụng vào hệ kết cấu bên tron[/B]g
                                Khi tính toắn tải trọng động đất theo phương pháp tĩnh lực ngang tương đương thì tai trọng gió hay động đất cũng có cùng bản chất như nhau thôi bạn ạ , chúng chỉ là những lực ngang tĩnh đặt vào mức sàn công trình.
                                Mong được trao đổi thêm
                                Gởi a Ntlong:
                                Việc chúng ta tính tải gió và đặt vào công trình thành một lực ngang tác dụng vào các cao trình sàn là hợp lý. Tuy nhiên ý tôi muốn nói với anh là vị trí chúng ta đặt vào đó không phải là tâm khối lượng của tầng mà tôi gọi nó là tâm đón gió. Vị trí của tâm này đúng là còn phụ thuộc vào 2 cạnh bề mặt của công trình. ( anh cứ thử trong model Etabs sẽ thấy rõ, anh nhập một mô hình chữ L chẳng hạn, vị trí mà etabs cho anh nhập lực gió vào sẽ hiện lên trong khi khai báo, sau đó anh cho chạy chương trình và xuất ra vị trí centers of mass, centers of rigidity; 3 vị trí này có tọa độ khác nhau)
                                Một điều nữa mong trao đổi cùng anh là bản chất của gió độngđộng đất là khác nhau mặc dù chúng ta tính chúng theo phương pháp lực tĩnh ngang tương đương. Khác nhau như thế nào thì tôi không dám nói ra vì chưa nghiên cứu tới được hết bản chất của động đất và gió động.
                                Rely alot to the computer, we lose our structural sense.

                                Ghi chú

                                Working...
                                X