QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

nền gia cố cừ tràm.

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Ðề: nền gia cố cừ tràm.

    Theo tôi, thiết kế cọc cừ tràm hay cọc tre cũng có thể tính toán được mà không nên võ đoán nói rằng, sau khi đóng sức chịu tải của nền là 1 kg/cm2 hay tăng lên vài "lạng".
    Thông thường kiểu gia cố này được dùng cho nền đất yếu có chiều dày lớn, tải trọng không lớn, chủ công trình ít tiền. Tôi nghĩ có thể dựa trên giả thuyết sau:
    - Lớp có cọc tre (tràm) là lớp cứng không bị biến dang (tất nhiên mật độ của cọc đóng phải đảm bảo điều kiện này).
    - Việc xác định sức chịu tải sẽ là xác định sức chịu tải dưới đáy lớp cọc tre. Tuỳ theo diện đóng của cọc mà xác định sự phân bố ứng suất dưới đáy khối cọc để so sánh với khả năng chịu tải tại độ sâu này. Công thức xác định sức chịu tải dưới đáy khối cọc được viết:
    R = 0.5 N(gama)*B*(gama đât đưới đáy khối)+ (Nq-1)*(gama đất trên đáy khối)*D+Nc*c. (đây là công thức thông thường)
    Trong đó N(gama), Nq, Nc là thông số sức chịu tải tra bảng theo góc ma sát trong của đất (xem các tài liệu cơ học đất); D là chiều sâu đáy khối cọc; B là chiều rộng móng; c là lực dính của đất. Nên nhớ không nên dùng các thông số A, B, D.
    - Độ lún công trình là độ lún của phần đất dưới đáy khối coc.
    Nếu bạn tính toán đầy đủ tôi nghĩ không có vấn đề gì xảy ra với công trình.
    KS Lê Thanh Liêm vào kho là do không tính toán

    Ghi chú


    • #32
      Ðề: nền gia cố cừ tràm.

      Thân gủi ban.
      Tôi xin đè nghị bạn và các bạn khác là trong khi bàn luận về kỹ thuật, không nên đụng chạm đến tên của các kỹ su đồng nghiệp, bạn đâu có biết rằng Bản tính của Kỹ su... đã được Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra lại và kết luận là không tính sai.
      Tôi có 1 kinh nghiệm là bất cú kỹ su nào cũng có lúc sai sót đấy bạn ạ
      GS.TS. Nguyễn Viết Trung - Trường ĐHGTVT Hà Nội
      ĐT: 0913 555 194

      Ghi chú


      • #33
        Ðề: nền gia cố cừ tràm.

        Trên báo cáo hội nghị nền móng công trình trong tuyển tập hội nghị công nghệ xây dựng năm 97 có bài báo cáo của GS.TS. Lê Bá Lương viết về cọc cừ tràm để xây dựng các loại công trình xây dựng, cầu đường và thuỷ lợi trên nền đất yếu. Nếu các bạn muốn tìm hiểu thì load về đọc có một số vấn đề cũng hay.
        Attached Files

        Ghi chú


        • #34
          Ðề: nền gia cố cừ tràm.

          Nguyên văn bởi Nguyen Anh Dung
          Theo tôi, thiết kế cọc cừ tràm hay cọc tre cũng có thể tính toán được mà không nên võ đoán nói rằng, sau khi đóng sức chịu tải của nền là 1 kg/cm2 hay tăng lên vài "lạng".
          Thông thường kiểu gia cố này được dùng cho nền đất yếu có chiều dày lớn, tải trọng không lớn, chủ công trình ít tiền. Tôi nghĩ có thể dựa trên giả thuyết sau:
          - Lớp có cọc tre (tràm) là lớp cứng không bị biến dang (tất nhiên mật độ của cọc đóng phải đảm bảo điều kiện này).
          - Việc xác định sức chịu tải sẽ là xác định sức chịu tải dưới đáy lớp cọc tre. Tuỳ theo diện đóng của cọc mà xác định sự phân bố ứng suất dưới đáy khối cọc để so sánh với khả năng chịu tải tại độ sâu này. Công thức xác định sức chịu tải dưới đáy khối cọc được viết:
          R = 0.5 N(gama)*B*(gama đât đưới đáy khối)+ (Nq-1)*(gama đất trên đáy khối)*D+Nc*c. (đây là công thức thông thường)
          Trong đó N(gama), Nq, Nc là thông số sức chịu tải tra bảng theo góc ma sát trong của đất (xem các tài liệu cơ học đất); D là chiều sâu đáy khối cọc; B là chiều rộng móng; c là lực dính của đất. Nên nhớ không nên dùng các thông số A, B, D.
          - Độ lún công trình là độ lún của phần đất dưới đáy khối coc.
          Nếu bạn tính toán đầy đủ tôi nghĩ không có vấn đề gì xảy ra với công trình.
          KS Lê Thanh Liêm vào kho là do không tính toán
          Nhân thấy các bạn bàn nhiều về cừ tràm nên trong một buổi hội đàm với Hội Kỹ-sư Công-Chánh tại Pháp tôi có hỏi các kỹ-sư lão thành như Trương-như-Bích, thì anh ta trả lời như sau :
          1) Cừ tràm ngắn, nếu bề dày lớp đất mềm lớn hơn chiều dài cây cừ, việc ta đóng cừ chỉ là gia cố đất trên mặt, bên dưới không thay đổi, cho nên công trình sẽ bị lún.
          2) Sức chịu của cừ tràm bé, ta phải đóng nhiều, thí dụ 2m x 2m, thì tương đương như vậy, ta có thể dùng cừ khoan nhồi chừng đường kính 30cm là đủ. Cái lợi của cừ bê-tông là móng nhỏ 50cm x 50cm là đủ, trong khi móng cừ tràm phải là 2,10 m x 2,10m. Như vậy móng phải đắt hơn (tốn nhiều bê-tông cốt thép).
          3) Theo kinh nghiệm của chính anh, cừ tràm chỉ dùng cho nhà trệt (1 tầng) mà ở Việt-nam gọi là villa (biệt thự). Ðiều này đúng, là vì khi tôi còn ở Viêt-Nam, thăm một công trường cư xá tại Thủ-thiêm (TP Sài-gòn ngày xưa), cũng có dùng cừ tràm, như chỉ nhà 1 tầng trệt mà thôi.
          Vì vậy cho nên, tôi nghĩ là Nguyen Anh Dung nói đúng.

          Ghi chú


          • #35
            Ðề: nền gia cố cừ tràm.

            Tôi đang tìm một số tài liệu về thiết kế cọc tre, xử lý đất nền có độ sệt lớn hơn 1.
            Trong khi đó các tài liệu thí nghiệm lại hết sức mù mờ về hệ số ma sát giữa cọc tre và đất nền, hay sức chống dưới mũi cọc. Kinh nghiệm dân gian đóng từ 16-36 cọc mà sao các cụ không soạn tiêu chuẩn để con cháu biết mà dùng.

            Bác nào có tài liệu dưới đây có thể upload lên được thì tốt quá.
            1) Vũ Công Ngữ. Thí nghiệm cọc tre. Báo cáo khoa học tại hội nghị cơ học đất nền móng toàn miền bắc lần thứ 2
            2) Trần Đức Hối. (không rõ tên tài liệu).

            Thanks.

            Ghi chú


            • #36
              Ðề: nền gia cố cừ tràm.

              sao các bác không có những ý tưởng mới về một loại cọc nào đó, khi mà rừng tràm đang một ngày ít đi, mà như thầy hoang nói thì góc ma sát =0 thì cọc tràm chứ cọc tre thì vẫn lún vậy thôi.!!!

              Ghi chú


              • #37
                Ðề: nền gia cố cừ tràm.

                Sau khi đọc phần hỏi đáp về đánh gía sức chịu tải cừ tràm (cọc tre) và cọc bê tông ứng suất trước,
                Tôi xin gửi tới diễn đàn về phương pháp đánh gía sức chịu tải cừ tràm qua các công trình tôi đã thực hiện tại Miền Nam và cho kết qủa tin cậy như sau:
                1. Dùng bàn nén có diện tích 1m2, thí nghiệm nén tĩnh sức chịu tải cừ tràm, chiều sâu đặt móng và cấu tạo móng cừ tràm thí nghiệm bàn nén làm theo đúng thiết kế công trình (25 cây/m2, sâu 4 – 5 m, phủ cát vàng dày 0,20 m, đổ bê tông lót móng đá 4x6, M100).
                2. Cơ sở thí nghiệm theo TCXDVN 269-2002 (Cọc - Phương pháp thí nghiệm bằng tải trọng tĩnh ép dọc trục)- cấp gia tải nên lấy = 1 tấn, độ lún ổn định quy ước lấy = 0,10 mm/giờ.
                3. Sức chịu tải cừ tràm phụ thuộc rất nhiều vào chiều dày lớp đất yếu và độ sâu (chiều dày) lớp đất tốt dưới mũi cừ.
                4. Rtt sau khi đóng cừ tràm (cọc tre) không nên lấy qúa 0,60 T/m2.
                5. Rất quan trọng việc tính lún sau khi nền gia cố cứ tràm và có kết qủa thí nghiệm.
                6. Có thể tham khảo thêm tài liệu đã nghiện cứu về cừ tràm của Công ty TVXD tổng hợp (29 BIS Nguyễn Đình Chiểu – Q1 – TP HCM) và Tiêu chuẩn xây dựng TCXD 80 : 1980 (Đất cho xây dựng – Phương pháp thí nghiệm hiện trường bằng tải trọng tĩnh).

                Cọc bê tông dự ứng lực trước (vuông hoặc tròn), hiện nay đang dùng rất nhiều, thường được sản xuất và thi công theo tiêu chuẩn Nhật Bản (JPS), cách tính toán và công nghệ sản xuất cọc hiện nay ở Miền Nam có 3 nhà sản xuất tin cậy là Cty Đấu tư Xd Sài Gòn (nhà máy ở Phú Mỹ), Phan Vũ và 620 Chấu Thới.

                Cần lưu ý khi sử dụng cọc này trong các trường hợp cọc làm việc đài cao: như cầu, kè, móng nhà cao tầng khi đào tầng hầm, trong các trường hợp lớp bùn dày khi mở móng, các biện pháp tránh cọc bị xô nghiêng khi đào móng, khi có xe đi trên sau khi hạ cọc v.v...

                Người gửi:
                Đặng Đình Nhiễm – Công Ty VIC.
                Last edited by Dang Dinh Nhiem; 08-09-2005, 10:50 PM.

                Ghi chú


                • #38
                  Ðề: nền gia cố cừ tràm.

                  Nguyên văn bởi thanhsonxd
                  Có lẽ bác Thu ở châu Âu lâu quá nên không biết khả năng của cây cừ trầm như thế nào rồi. Cừ tràm mà ngâm nước thì để vài chục năm không thành vấn đề.
                  Do ít người nghiên cứu về vấn đề này nên chúng ta không có lý thuyết tính toán chính xác đó thôi. các công trình từ ngày xưa cha ông ta đã gia cố cừ tràm mà đến nay vẫn cồn sử dụng được đó là một bằng chứng không thể chối cãi.
                  Chỉ có điều khả năng chịu tải không lớn, chỉ thích hợp cho những công trình từ 4 tầng trở xuống.
                  Về tính kinh tế theo kinh nghiệm bản thân tôi thấy, đối với nhà 3-4 tầng móng cừ tràm thấp hơn móng cọc (10m) khoảng 20% (áp dụng cho các công trình ở Đồng bằng sông Cửu long).
                  Bổ sung thêm: Xin mời bác Thu ra Đường Tôn Đức Thắng, số nhà 19-21, KS RIVER SIDE, cọc gỗ đống từ năm 1878 vẫn sài tốt, vì ngâm trong nước, cọc gỗ ở trận Bạch Đằng năm xưa (khoảng 1400) thì sao?

                  Dang Dinh Nhiem, Công Ty VỊC

                  Ghi chú


                  • #39
                    Ðề: nền gia cố cừ tràm.

                    Xin chao moi nguoi!
                    Vấn đề lún nền đường là một vấn đề phức tạp. nó phụ thuộc rất nhiều vào kết quả khảo sát địa chất và kết quả thí nghiệm. Tôi có viết một chương trình tính lún nền đường đắp trên nền đất yếu. Lý thuyết tính theo quy trình 22 TCN 262-2000.
                    Chương trình của tôi có thể tính được lún nền đường, lún ngang đường, phạm vi ảnh hưởng lún của nền đường gây ra. Chương trình còn giúp bạn có thể tính được chiều cao đắp để có được cao độ thiết kế yêu cầu, Tính được thời gian chờ lún, và cấu tạo giếng cát để gia cố nền đường.
                    Anh chi nào có nhu cầu xin liên hệ với tôi.
                    Xin hảy mail cho tôi.

                    Ghi chú


                    • #40
                      Ðề: gia cố nền bằng cọc tre, tràm

                      Nguyên văn bởi VINH 40
                      em thấy các bác trao đổi thật là hay, giúp em hiểu ra nhiều về vấn đề này.
                      Em xin có một số ý kiến nho nhỏ:
                      -Thiết kế công trình nhà nước:không nên mạo hiểm chọn giải pháp này, vì không được bảo hộ. Sách chuyên ngành chỉ có tính chất tham khảo mà thôi.
                      -Thiết kế nhà dân: Theo em các bác cần lưu ý nhớ xem qua địa chất coi trước khi quyết định, và số cọc tối đa là 25cocj/ m2. Vì em thấy nhiều nhà đóng đến lúc không đóng được thì thôi. Hóa ra là nền cọc tre gia cường... đất.
                      - Hồi mới ra trường em cung hỏi một thầy giáo về vấn đề cường độ của nền sau khi gia cố thì thầy bảo tăng khoảng 0,3-0,4 kgf/cm2 so với ban đầu. Nhưng cung chi tham khao.
                      Thực tế thì cũng tùy thôi. Ví dụ Với rường chắn Mố đàu cầu thì tôi thấy chỉ sử dụng cọc ép 30X30 ngược lại mốt số các hạng mục ví dụ như: Xử lý đáy móng cống ,Tuy nen... Thì Ng ta vẫn dùng cọc tre Già và bố trí 25 cọc /m2 như bác nói. Còn nếu bỏ qua như bác thì quả là "rộng rãi" khi thiết kế
                      Cát bụi công trình phủ lấp đời trai phong sương

                      Ghi chú


                      • #41
                        Ðề: nền gia cố cừ tràm.

                        Nguyên văn bởi beton
                        Trước đây, có một cuốn dự thảo về Qui trình thiết kế móng cừ tràm mà chủ nhiệm đề tài là GS.TS Hoằng Văn Tân
                        Nếu bạn ở Saigon thì ghé B6 ĐH Bách khoa tìm mua sẽ có.

                        Theo ý tôi thì xây nhà trên móng cừ tràm như là ngồi trên thuyền vậy. Làm sao dàn đều tải trọng dưới đế móng để lún đều. Như vậy công trình sẽ không bị nghiêng, cùng lắm là mất một vài bậc tam cấp mà thôi
                        Quy trình thiết kế này đã được duyệt chưa hay vẫn còn là dự thảo?

                        Ghi chú


                        • #42
                          Ðề: nền gia cố cừ tràm.

                          Chu Huycdc a!
                          Coc cu tram va coc tre tinh toan khac nhau do nha.
                          Coc tre ngoai Bac cua chu la dong nhieu coc xuong de nen chat dat lai ma khong co su thoat nuoc theo phuong dung. Con coc cu tram vua co tac dung nhu coc tre la nen chat dat tuc thoi va con co tac dung lam dat co ket bang cach thoat nuoc theo phuong dung thong qua su vỏ cu tram. Cach tinh cu the thi phai tu tim hieu thoi. Nhung dung la quy trinh khong co noi.

                          Ghi chú


                          • #43
                            Ðề: nền gia cố cừ tràm.

                            Còn cái dzụ hầm chui Văn Thánh lún thì theo tôi đa phần là do thiết kế thôi (mặc dù tui ở cty TVTK nhưng tui không có bênh đâu). Địa chất như vậy mà thiết kế cọc cừ tràm thì nó lún là đúng rồi. Lỗi không phải do cây cừ tràm mà là do người tính thôi. Tính toán không ngon lành thì "vô trỏng" là đúng rồi.
                            Còn một nguyên nhân nữa có thể là do tốc độ gia tải quá nhanh theo yêu cầu của TP nên bây giờ đất nó không lún cố kết nữa mà nó bị phá hoại luôn rùi. Chỉ có cách bỏ nhịp đó đi, kéo dài cầu ra tránh đoạn nền phá hoại đó đi thôi. Hoặc là dùng lightweight concrete để đắp sau mố cầu làm giảm tải trọng đất đắp cao cũng được đấy.
                            Không biết ai có ý kiến khác không?

                            Ghi chú


                            • #44
                              Ðề: nền gia cố cừ tràm.

                              Ý của BKcivil về cừ tràm còn tạo biên thoát nước theo phương thẳng đứng cũng đã được GS. Lê Bá Lương đưa ra cách đay khoảng 10 năm gì đấy trong một hội nhị khoa học tại "Dinh Độc lập". Theo tôi đây chỉ là nhận xét theo cảm tính mà chưa thể khẳng định. Như vậy sẽ đặt ra một câu hỏi là thoát nước cho phần có gia cố hay lớp dưới đáy lớp cừ tràm. Nếu là lớp cừ tràm thì vô nghĩa vì với mật độ đóng, lớp cừ tràm đã tạo thành một lớp quá tốt, còn cho lớp dưới thì hệ số thấm của cọc tàm hay vỏ cừ (theo GS. Lương vỏ cừ tràm xốp) là bao nhiêu. Đây có thể là một ý tưởng cho hình thành một đề tài nghiên cứu. Tại sao BKcivil thực hiện nghiên cứu này để khẳng định ý kiến đã đưa rạ

                              Ghi chú


                              • #45
                                Ðề: nền gia cố cừ tràm.

                                Xin góp ý đề các bạn rộng đường tham khảo. Hiện tại tôi có tham gia sửa chửa lớn 1 công trình bê tông cốt thép 5 tầng, xây vào năm 1912-1915, thời kỳ ấy cốt thép còn có tiết diện hình vuông. Hàng cột đường kính 60cm, cách ô vuông đều 6m. Vách là bê tông cốt thép dày 30cm. Công trình này có móng cừ nằm trong nước luôn luôn. Khi khào sát thiết kế thì tình trạng cừ không còn tốt, sinh vật ăn mòn nhiều, khả năng chịu lực là một dấu chấm hỏi lớn. Không ai có câu trả lởi.
                                Giài pháp là đóng lại cử bê tông, làm lại dàn pile cap (tháp cọc?). Sở dĩ phải làm như vậy vì có 2 điều kiện phài thỏa:
                                1-Do luật bào vệ môi trường, cừ gổ nay không được tẩm các chất độc để chống vi sinh.
                                2-Building code của thành phố không công nhận cừ gổ. Động đất zone 4 (UBC 97) không cho phép cừ gổ. Tất cả các móng phải có bê tông cốt thép.
                                Bàn thân người thiết kế, tôi củng nghe nói về cừ chìm trong nước thì không bị hư hại. Trên một diện rộng hơn, thực tế chúng tôi có khoẳng trên 20,000 cây cừ đường kính 18 in, chìm trong nước biển, nhưng càng ngày càng phải thay nhiều qua báo cáo thợ lặn phài làm hằng năm. Vấn đề là vi sinh và nồng độ hóa chất trong nước, khiến cho việc giao cho ông táo sau khi đóng cừ xuống nước là đáng lo ngại. Ngoài chuyện tẩm chất hóa học, ngảy nay không được dùng nữa, chúng tôi phài chuyển qua dùng bao plastic, như bao ny lon toàn bộ cây cừ trước khi đóng xuống. Mặc dù bao 2 lớp nhưng củng có rách chồ này chổ kia trong thi công.
                                Theo các ông kỹ sư già thì các ông bảo rằng ngày xưa khi môi trường còn bị ô nhiểm nhiều, váng dầu hỏa, hóa chất tha hồ thả xuống biển, vi sinh sống khộng nổi nên cừ gổ tồn tại lâu. Với luật môi trường ra đời khoảng 30 năm nay, nước biển bây giờ khá sạch nên anh em sinh vật tha hồ sinh sản, cứ kiếm gổ mà ăn...chẵng có công trình nghiên cứu nào chứng minh cho lời nói của các ông, nhưng xem ra có vẽ tin được.
                                Last edited by sinhvienmoi; 21-11-2005, 12:29 PM.

                                Ghi chú

                                Working...
                                X