Ðề: Những câu "khó dịch" trong xây dựng
mình (và đa số các anh trong cty) cũng dùng timber, có điều mình vẫn thấy nó làm sao ý, timber pile có vẻ rõ nghĩa hơn
Lacviet: pile = cọc, cừ, cột sàn nhà
Mc-GrawHill: pile = A long, heavy timber, steel, or reinforced concrete post that has been driven, jacked, jetted, or cast vertically into the ground to support a load.
=> timber pile, or timber post co' ve hop ly
QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG
Collapse
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
Những câu "khó dịch" trong xây dựng
Collapse
This is a sticky topic.
X
X
-
Ðề: Những câu "khó dịch" trong xây dựng
theo mình "cừ tràm" nên dịch là "timber" .
Leave a comment:
-
Ðề: Những câu "khó dịch" trong xây dựng
Hừm, tôi củng không biết dịch là gì. Stake thì lá dùng trong đo đạc, để cắm cột mốc. Ngoài đo dạc thì nó củng có nghĩa là thăm dò, ví dụ He's staking his position for the challenge. Nói chung thì câu dịch của tôi củng không chuẩn lắm.
Dịch là timber piling hay wood piling thì cỏ vẽ đúng hơn. Nhưng ở Mỹ người ta không dùng cừ tràm vì nó cong queo, tiết diện lớn nhỏ không kiểm soát được. Cừ gổ của Mỹ rất tốt, nó củng loặi gổ như cây tràm, nhưng mà thẳng thóm, tiết diện đồng đều, độ cong của nó không đến 2%. Nếu dịch timber piling thì tôi nghỉ đúng về cách dùng, nhưng sai về diển tả vật liệu.
Có một anh nào đó trên diển đàn nhìn hình chụp các dàn giáo thi công bị đổ ở VN, bảo là thiết kế gổ ở VN mình chỉ nên gọi là kết cấu củi thì củng không sai.
Leave a comment:
-
Ðề: Những câu "khó dịch" trong xây dựng
theo các bạn thì "cừ tràm" nên dịch là gì? stake? timber?....
Leave a comment:
-
Ðề: Những câu "khó dịch" trong xây dựng
Nguyên văn bởi sinhvienmoiCho tôi hỏi thêm, một số bạn trên đây viết là san nền đến "cos x..". Tôi đoán anh đang nói đến cao độ (base elevation). Nhưng ở đâu ra chử cos vậy? (cosine?).
Còn chuyện ngôn ngữ nữa. Thỉnh thoảng tôi có thấy trên báo nói đến xây dựng ở "vủng sâu, vùng xa". Thiển nghĩ, có vùng nào sâu mà không xa?.
Vùng sâu, vùng xa: xác định theo định nghĩa của cơ quan chức năng, có văn bản quy định hẳn hoi.
Bạn xem định nghĩa ở phần đầu của văn bản mà bạn đang đọc hoặc lấy từ văn bản liên quan tương ứng do cơ quan chức năng quy định.
Chỉ những khu vực địa lý nằm trong quy định tương ứng mới được coi là "sâu, hay "xa".
Tôi hẹn sẽ trở lại chuyên mục này nữa.Last edited by XUAN THUY; 21-10-2005, 02:21 PM.
Leave a comment:
-
Ðề: Những câu "khó dịch" trong xây dựng
Cám ơn zmt. Hình như có người gọi offset là : "thời gian xen kẽ giữa 2 xanh ". ( dịch nghĩa )
Leave a comment:
-
Ðề: Những câu "khó dịch" trong xây dựng
Bất khả kháng = Force Majeure; he he! nó có lai lịch từ tiếng Pháp
Leave a comment:
-
Ðề: Những câu "khó dịch" trong xây dựng
offset là một từ có khá nhiều nghĩa trong các chuyên ngành khác nhau, các bạn có thể tham khảo tại: http://www.answers.com/offset
Leave a comment:
-
Ðề: Những câu "khó dịch" trong xây dựng
Theo Collins COBUILD thì :
offset (vt): If one thing is offset by another, the effect of the first thing is reduced by the second, so that any advantage or disadvantage is cancelled out.
Theo Cambridge Dict thì :
offset (vt): to balance one influence against an opposing influence, so that there is no great difference as a result
Còn theo 1 tài liệu về thuật ngữ (mình ko rõ tên) của PGS. ĐỖ QUANG CHIÊU và.... thì
1. Trong Mục thiết kế đường: offset liên quan đến độ dài (độ lùi) của bán kính
2. Trong Mục đèn báo giao thông: offset là "độ chênh thời gian"
Mình hiện nay đang sử dụng khoảng 5 từ điển điện tử , 4 từ điển online, 4 từ điển thông thường và 6 (hay 7 gì đó) từ điển chuyên ngành và một số tài liệu chuyên ngành Cầu Đường song ngữ Anh Việt (một số bản ở một cơ quan của Bộ Xây Dựng mà mình ko nhớ tên - ko có trên thị trường, một số là lưu hành nội bộ ). Và chỉ những từ mình ko tra được trong các từ điển mình có, ko tìm được trên internet (thông qua các search engine như google, yahoo) - hoặc những từ mà mình thấy nhiều người trong công ty không thống nhất với nhau mình mới đưa lên thôi . Mình nghĩ bạn nên tra từ điển trước nếu chưa có bạn có thể mua trên thị trường hoặc liên hệ với mình ( tranh thủ kinh doanh ). Mình đang số hóa toàn bộ số từ điển của mình.
---------------
note: mình còn rất trẻ nhưng mạn phép xưng là "mình", "bạn" với những người mình chưa rõ ngôi thứ, còn người mình biết họ hơn tuổi hoặc là thầy giáo.... thì mình sẽ xưng hô đúng trật tự .Last edited by zmt; 14-10-2005, 02:08 PM.
Leave a comment:
-
Ðề: Những câu "khó dịch" trong xây dựng
zmt làm ơn dịch giúp mình đoạn này với :
(Đây là thuật ngữ trong nút giao thông đèn tín hiệu)
Cycle : Chu kỳ đèn
Phase : Pha đèn
Offset : The time difference (in seconds or in percent of the cycle length) between the start of the green indication at one intersection as related to the start of the green indication at another intersection or from the system time base.
Có thể gọi offset là gì nhỉ ?
Leave a comment:
-
Ðề: Những câu "khó dịch" trong xây dựng
từ "tổng nghiệm thu" mạn phép dịch là "General acceptance"
Leave a comment:
-
Ðề: Những câu "khó dịch" trong xây dựng
theo 1 văn bản (No.09/1999/TTLT-BXD-TCDC):
"1.3. Làm căn cứ để giám sát thi công, xử lý các vi phạm về trật tự xây dựng, lập hồ sơ hoàn công và đăng ký sở hữu hoặc sử dụng công trình"
="1.3 To serve as basis for supervision of construction, handling of violations of construction order, compilation of construction completion dossiers and registration of ownership or use of construction works."
còn
"Khi công trình đã được xây dựng xong, chủ đầu tư phải tổ chức nghiệm thu theo đúng quy định của Bộ Xây dựng tại Điều lệ Quản lý chất lượng công trinh xây dựng"
="When the construction of the work is completed, the investor must organize the pre-acceptance test according to the Construction Ministry's Regulation on the quality control of construction works"
Leave a comment:
-
Ðề: Những câu "khó dịch" trong xây dựng
@zmt: toi thay nguoi ta dung "acceptance" thay cho từ nghiệm thu. Danh từ thì OK, còn động từ thi` tôi không biết nên dùng từ nào cho chuẩn cả. VD: base acceptance committe = ban nghiệm thu cơ sở. Công trình tôi tham gia là nhà máy NĐ Phả Lại II có dùng từ này.
-- hoàn công = as built.
Leave a comment:
-
Ðề: Những câu "khó dịch" trong xây dựng
Cho tôi hỏi thêm, một số bạn trên đây viết là san nền đến "cos x..". Tôi đoán anh đang nói đến cao độ (base elevation). Nhưng ở đâu ra chử cos vậy? (cosine?).
Còn chuyện ngôn ngữ nữa. Thỉnh thoảng tôi có thấy trên báo nói đến xây dựng ở "vủng sâu, vùng xa". Thiển nghĩ, có vùng nào sâu mà không xa?.
Đọc Sơn Nam, Hương Rửng Cà Mau, hay Bình Nguyên Lộc, thấy có rừng sâu nước độc. Điệp ngữ vùng sâu vùng xa theo tôi là cái bệnh trong ngôn ngử tiếng Việt mình. Suy cho kỹ, thì vùng sâu vùng xa củng không đáng gọi là điệp ngữ.
Tôi có một ông bạn quen sang Mỹ gần chục năm, hỏi anh làm ăn gì ở bên mình, anh nói làm theo cái dạng tổ hợp. Anh thích dùng chử "cái dạng" để miêu tả đủ thứ trên đởi. Theo tôi hiểu, cái dạng tổ hợp, có nghỉa giống như tồ hợp, mà không phải tổ hợp.
Chiều hướng này thì chử cái dạng có thể dịch là "appear to be..." thành ra cái gì của anh củng là appear to be hết, hổng có cái gì gọi là real hết. Đởi sống mà như vậy thì thiệt là có cái dạng như mơ. Ăn theo cái dạng ăn, ngũ theo cái dạng ngũ thì chắc mau về tiên cảnh.
Cười chút chơi, có một cô bạn đến nhà chơi, cô bảo cô chủ yếu là đến thăm thôi. Tôi bần thần, mất hết mấy tiếng đồng hồ suy nghĩ không biết cô đến có chuyện gì. Bởi vì chủ yếu là đến thăm, còn chủ mạnh là cái gì thì mình không biết. Nếu cô có chút thì giờ rảnh ghé qua chơi, thì mình mừng lắm, sao không nói tôi rảnh ghé qua chơi, chứ đem chủ yếu với chủ mạnh ra thì mình hết hồn hết vía.
Hy vọng bài viết của tôi đem lại chút thú vị cho các bạn...Last edited by sinhvienmoi; 13-10-2005, 08:36 PM.
Leave a comment:
-
Ðề: Những câu "khó dịch" trong xây dựng
Nguyên văn bởi kthungTrước đây không biết có diễn đàn này ( vì nó ở tít phía dưới ). Hôm nay mới vào, thấy hay quá. Zmt đừng bỏ đi, theo mình thì có nhiều người quan tâm lắm đấy. Rất tiếc hôm nay mình không mang theo sách, không thì đã nhờ được bạn một số rồi.
Cái việc khẩn thiết nhất là VN cần lập ra những tổ chức tương tự. Còn dịch sang ngôn ngữ khác thì bắt buộc phải giỏi ít ra là 2 thứ tiếng, và đã có sinh sống tại nước ngoài. Mình nhớ cuốn tự điển nào ngày xưa của Ðào duy Anh hay gi đó có viết : thịt ba rọi : viande à 3 filets, thật ra tiếng Pháp gọi là "lard maigre". Cái này không cần cử nhân hay chi hêt, cứ hỏi các bà nội trợ là mấy bà ấy trả lời ngay.
Trơ" lại với tự điển chuyên ngành thì người soạn phải có học thức sâu ve ngành nghề, văn bằng càng cao càng tốt, càng có khảo cứu nhiều cang hay.
Trong khi chưa có những cơ quan như vậy, ý kiến lập ra mục này cũng rat là hay, nhưng cần các Kỹ-sư nước ngoài (có biết tiếng Việt chuyên ngành) tham gia.
Riêng tôi thấy mình còn kém tiếng Việt chuyên ngành nên kỳ rồi về Việt-Nam đã vội ra nhả sách "Saigon " mua hết cũng nửa triệu DVN cho mấy cuôn Tự-điển, và sách kỹ-thuật. Không đắt nhưng nặng quá, xách valise đổ mồ hôi. Tôi hy vọng là các kỹ-sư nước ngoài khác cũng cố gắng trong chiều hướng này để chúng ta có thể trao đổi thoải mái với cac anh em bên nhà.Last edited by Nguyễn-văn-Thu; 13-10-2005, 07:32 PM.
Leave a comment:
Quảng cáo cuối trang
Collapse
Leave a comment: