QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Kết cấu nhà Zamil

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Ðề: Kết cấu nhà Zamil

    Nguyên văn bởi ozzyvn03
    Nếu đồng chí ở miền bắc thì tôi chịu không giúp đỡ được gì, nếu đồng chí ở miềm nam có thể gọi điện thoại cho tôi để hỏi, tôi sẵng sàng trả lời mọi thắc mắc liên quan đến kết cấu thép. Đức 0904101020
    Anh ơi biết làm gi đây vì đúng là em ở hà nôi. Thôi hay là anh có thể gởi mail cho em vê trình tự tính toán nhà thép tiền chế theo tiêu chuẩn Anh hoặc mỹ được không hình như em thấy theo tiêu chuẩn của họ thì kiểm tra ổn định cục bộ dầm thép tổ hợp rất hay.
    VD :
    1 Chọn tiết diện khung sơ bộ theo kinh nghiêm.
    2 Tổ hợp tải trọng
    Hay là tốt nhất là em đang báo giá 1 cái nhà L50D120B8H7I15% là nhà có cột giữa (L1=25m, L2=25m), nhà dài 120m, bước cột 8m, chiều cao diềm mái 7m, độ dốc 15%. Anh giúp em với, Chân thành cảm ơn nhiều !

    Ghi chú


    • Ðề: Kết cấu nhà Zamil

      Nguyên văn bởi nguyenduccuong
      Anh ơi biết làm gi đây vì đúng là em ở hà nôi. Thôi hay là anh có thể gởi mail cho em vê trình tự tính toán nhà thép tiền chế theo tiêu chuẩn Anh hoặc mỹ được không hình như em thấy theo tiêu chuẩn của họ thì kiểm tra ổn định cục bộ dầm thép tổ hợp rất hay.
      VD :
      1 Chọn tiết diện khung sơ bộ theo kinh nghiêm.
      2 Tổ hợp tải trọng
      Hay là tốt nhất là em đang báo giá 1 cái nhà L50D120B8H7I15% là nhà có cột giữa (L1=25m, L2=25m), nhà dài 120m, bước cột 8m, chiều cao diềm mái 7m, độ dốc 15%. Anh giúp em với, Chân thành cảm ơn nhiều !
      Trả lời:
      Cột biên I (250-700)x186x6x8
      Cột giữa I 250x186x6x8
      Kèo R1 I (700-350)x186x6x8
      Kèo R2 I350x186x6x8
      Kèo R3 I (350-800)x5x6
      Xà gồ Z200x64x70x20x1.8
      Kiểm tra với tiết diện này thì okie, tuy nhiên nếu gia công bằng hàng cuộn thì có thể đưa các tiết diện khác cho phù hợp với những gì mình đã có.
      Thân ái và quyết thắng

      Ghi chú


      • Ðề: Kết cấu nhà Zamil

        Nguyên văn bởi ozzyvn03
        Trả lời:
        Cột biên I (250-700)x186x6x8
        Cột giữa I 250x186x6x8
        Kèo R1 I (700-350)x186x6x8
        Kèo R2 I350x186x6x8
        Kèo R3 I (350-800)x5x6
        Xà gồ Z200x64x70x20x1.8
        Kiểm tra với tiết diện này thì okie, tuy nhiên nếu gia công bằng hàng cuộn thì có thể đưa các tiết diện khác cho phù hợp với những gì mình đã có.
        Thân ái và quyết thắng
        Cảm ơn anh nhiều, có phải Zamil sơ đồ tính toàn là khớp đúng không?cột giữa anh cấu tạo khớp 2 đầu đúng ạ. Em có làm một cái nhà như vậy như sau :
        Kèo R1 I (650-400)x200x6x8
        Kèo R2 I400x200x6x8
        Kèo R3 I (400-600)x6x8
        Nhưng em thấy nó vẫn võng, tất nhiên là tiết diện này do các đồng nghiệp của em tại công ty chọn rôi.
        Anh có thể nói chi tiết hơn ở đỉnh kèo liên kết như thế nào không?
        Anh có thể chỉ giúp em có các tổ hợp nội lực như thế nào không?

        Ghi chú


        • Ðề: Kết cấu nhà Zamil

          Em đang tính móng nhà kho CN khung Zamil có cột giữa, do chưa có khảo sát địa chất nên ở Quế Võ Bắc Ninh em lấy cường độ đất nền giả định là 10T/m2 (1kg/cm2). Nền nhà được tôn cao so với cốt tự nhiên (nền đường) là 1,3m.
          Vậy cho em hỏi nếu khi tính toán sức chịu tải của nền, kiểm tra theo
          hai công thức là P < Rtc và Pmax <= 1.2Rtc thì P và Pmax mình tính như thế nào? Có kể đến lớp cát, bêtông nền không? Trường hợp cột giữa và cột biên thì tính có khác nhau không?

          Em đã tính như sau liệu có đúng không:
          - Cột biên (Vì một bên là có lớp cát đầm chặt của nền cao 1.3m nên p=N/Fmóng + g.1,3. (g: Khối lượng riêng của nền dày 1.3m)
          - Cột giữa P=N/Fmóng
          Rồi kiểm tra với Rtc?
          Rất mong các bác có kinh nghiệm trong tkế nhà CN khung Zamil chỉ bảo giùm em với! Chân thành cảm ơn các bác!
          Last edited by HuyenIDT; 28-09-2006, 05:53 PM.

          Ghi chú


          • Ðề: Kết cấu nhà Zamil

            [QUOTE=HuyenIDT]Em đang tính móng nhà kho CN khung Zamil có cột giữa, do chưa có khảo sát địa chất nên ở Quế Võ Bắc Ninh em lấy cường độ đất nền giả định là 10T/m2 (1kg/cm2). Nền nhà được tôn cao so với cốt tự nhiên (nền đường) là 1,3m.
            Vậy cho em hỏi nếu khi tính toán sức chịu tải của nền, kiểm tra theo
            hai công thức là P < Rtc và Pmax <= 1.2Rtc thì P và Pmax mình tính như thế nào? Có kể đến lớp cát, bêtông nền không? Trường hợp cột giữa và cột biên thì tính có khác nhau không?QUOTE]
            Theo tôi không nên đưa lớp cát dày 1,3m vào tính toán vì đầy là lớp cát san nền chưa đạt độ ổn định (nếu đưa vào tính toán thì thời gian san lấp >5năm) và chú ý nên đặt đáy (mớng chiều sâu chôn móng hm) qua lớp đất này tức >hm=1,5m.
            Việc giả định cường độ đất nền Rdn=10T/m2 thì cũng được nhưng nếu với nhà sử dụng kéo Jamil nhịp lớn nên phải ép cọc nên khái niệm Rdn=10T/m2 không sử dụng đến
            Bác qua thêm mục móng để xem thêm

            Ghi chú


            • Ðề: Kết cấu nhà Zamil

              Nguyên văn bởi ozzyvn03
              Trả lời:
              Cột biên I (250-700)x186x6x8
              Cột giữa I 250x186x6x8
              Kèo R1 I (700-350)x186x6x8
              Kèo R2 I350x186x6x8
              Kèo R3 I (350-800)x5x6
              Xà gồ Z200x64x70x20x1.8
              Kiểm tra với tiết diện này thì okie, tuy nhiên nếu gia công bằng hàng cuộn thì có thể đưa các tiết diện khác cho phù hợp với những gì mình đã có.
              Thân ái và quyết thắng
              Chào anh, anh có thể gửi cho em cái biểu đồ bao momen được không?

              Ghi chú


              • Ðề: Kết cấu nhà Zamil

                1. Nếu có KSĐC thì Rtc= A.b.y1 + B.h1.y2 + D.c (trong đó y1 trọng lượng riêng đất tại đáy móng, y2 là trọng lượng riêng trung bình các lớp đất từ đất tự nhiên đến đáy móng-h1).
                Khi bạn tính toán, ứng suất P < Rtc-h2.y3 (trong đó h2: ccao từ nền hoàn thiện đến đáy mong, y3 trọng lượng riêng trung bình các lớp đất từ nền hoàn thiận đến đáy móng).
                Còn P = (tải trọng tiêu chuẩn bất lợi nhát)/(diện tích móng). và Pmax < 1.2Rtc - h2.y3, Pmax = P + Q.h/W (P: nêu trên, Q: lực cắt tại chân cột, h: chiều cao từ chân cột đến đáy móng, W: momen kháng uốn của móng)

                2. Nếu không có KSĐC, R gỉa định của bạn là Rtc nêu trên
                Vài dòng để bạn tham khảo
                Last edited by pmdc; 30-09-2006, 02:12 PM.

                Ghi chú


                • Ðề: Kết cấu nhà Zamil

                  Rất cám ơn bác pmdc (HuyenIDT)
                  K46THXD

                  Ghi chú


                  • Ðề: Kết cấu nhà Zamil

                    Các bác cho em hỏi với!
                    Nhà CN khung Zamil chiều cao cột biên là 5,1m nhịp 48m có làm thêm cột giữa. Với sơ đồ kết cấu là liên kết khớp em đã chọn tiết diện và kiểm tra khả năng chịu lực thì đảm bảo. Tuy nhiên về chuyển vị ngang tại đỉnh cột (đầu kèo) và độ võng giữa bán kèo vượt quá giới hạn cho phép (theo TCVN) rất nhiều. Mà nếu để đảm bảo các đk này thì tiết diện khung sẽ rất lớn và không kinh tế. Em nghe bảo là để kinh tế thì thường một vài đk sẽ ko được đảm bảo. Nhưng như Zamil,.. thì người ta có trong tay thương hiệu nên họ không lo ngại chứ như em thiết kế xong, liệu có sợ người ta thẩm tra lại không? Khi ấy thì...
                    K46THXD

                    Ghi chú


                    • Ðề: Kết cấu nhà Zamil

                      Nguyên văn bởi tocdaixd
                      Các bác cho em hỏi với!
                      Nhà CN khung Zamil chiều cao cột biên là 5,1m nhịp 48m có làm thêm cột giữa. Với sơ đồ kết cấu là liên kết khớp em đã chọn tiết diện và kiểm tra khả năng chịu lực thì đảm bảo. Tuy nhiên về chuyển vị ngang tại đỉnh cột (đầu kèo) và độ võng giữa bán kèo vượt quá giới hạn cho phép (theo TCVN) rất nhiều. Mà nếu để đảm bảo các đk này thì tiết diện khung sẽ rất lớn và không kinh tế. Em nghe bảo là để kinh tế thì thường một vài đk sẽ ko được đảm bảo. Nhưng như Zamil,.. thì người ta có trong tay thương hiệu nên họ không lo ngại chứ như em thiết kế xong, liệu có sợ người ta thẩm tra lại không? Khi ấy thì...
                      Gửi em gái!
                      Anh gửi em file thiết kế của anh nè! anh đã thiết kế và gia công xong rùi đó, chất lượng trên cả tuyệt vời. Tham khảo nhé!
                      Attached Files

                      Ghi chú


                      • Ðề: Kết cấu nhà Zamil

                        Nguyên văn bởi ozzyvn03
                        Gửi em gái!
                        Anh gửi em file thiết kế của anh nè! anh đã thiết kế và gia công xong rùi đó, chất lượng trên cả tuyệt vời. Tham khảo nhé!
                        Cám ơn anh trai! hi hi
                        K46THXD

                        Ghi chú


                        • Ðề: Kết cấu nhà Zamil

                          Các bác hô hồ cho to thế thôi, chứ nói cho đúng, so với các vị tính nhà cao tầng, dạng khung tiền chế này còn dễ hơn cái dầm liên tục.
                          Cứ xài SAP hoặc Staad.pro, đọc qua cuốn dầm có tiết diện thay đổi, kiểm tra ổn định, thế là xong, không có gì khó dữ thế đâu.
                          Làm ăn kinh tế đối với nhà xưởng, thì đơn giản, Hmax=Lnh/40
                          Hmax:Chiều cao dầm chữ I tại nách
                          Lnh:Chiều rộng một nhịp nhà.
                          Chúc cả nhà vui vẻ.
                          Steel Design Solution Forum

                          Ghi chú


                          • Ðề: Kết cấu nhà Zamil

                            Nguyên văn bởi reivietnam
                            Các bác hô hồ cho to thế thôi, chứ nói cho đúng, so với các vị tính nhà cao tầng, dạng khung tiền chế này còn dễ hơn cái dầm liên tục.
                            Cứ xài SAP hoặc Staad.pro, đọc qua cuốn dầm có tiết diện thay đổi, kiểm tra ổn định, thế là xong, không có gì khó dữ thế đâu.
                            Làm ăn kinh tế đối với nhà xưởng, thì đơn giản, Hmax=Lnh/40
                            Hmax:Chiều cao dầm chữ I tại nách
                            Lnh:Chiều rộng một nhịp nhà.
                            Chúc cả nhà vui vẻ.
                            Chào đại ca, anh có thể cho em công thức chọn tiết diện kinh tế của nhà xưởng được không?
                            ở đây anh cho em tiết diện tai nách cột Hmax=Lnh/40 vậy thì còn đỉnh kèo và đoạn giữa kèo và chân cột thi sao hả anh? Help me!

                            Ghi chú


                            • Ðề: Kết cấu nhà Zamil

                              Nguyên văn bởi reivietnam
                              Các bác hô hồ cho to thế thôi, chứ nói cho đúng, so với các vị tính nhà cao tầng, dạng khung tiền chế này còn dễ hơn cái dầm liên tục.
                              Cứ xài SAP hoặc Staad.pro, đọc qua cuốn dầm có tiết diện thay đổi, kiểm tra ổn định, thế là xong, không có gì khó dữ thế đâu.
                              Làm ăn kinh tế đối với nhà xưởng, thì đơn giản, Hmax=Lnh/40
                              Hmax:Chiều cao dầm chữ I tại nách
                              Lnh:Chiều rộng một nhịp nhà.
                              Chúc cả nhà vui vẻ.
                              Chào các cao thủ trong lĩnh vực kết cấu đặc biệt là kết cấu thành mỏng (kết cấu nhà thép tiền chế) cho em hỏi vấn đề về tải trọng, tổ hợp tải trọng và chọn nội lực ra để tính toan như thế nào. Chân thành cảm ơn các đại ca.
                              1. Tĩnh tải (Dead Load) 0,1KN/m2
                              2. Hoạt tải (Live Load) 0,57KN/m2
                              3. Gió (Win Load) tốc độ gió là : 130km/h
                              A. Tổ hợp tải trọng đối với trường hợp nhà không có cầu trục như sau :
                              TH1 : DL + LL
                              TH2 : DL + WL
                              1. Tĩnh tải (Dead Load) 0,1KN/m2
                              2. Hoạt tải (Live Load) 0,57KN/m2
                              3. Gió (Win Load) tốc độ gió là : 130Km/h
                              4. Tải trọng cầu trục (Crane Load)
                              5. Tải trọng phụ (Collateral Loads) 0,15 KN/m2
                              B. Tổ hợp tải trọng đối với trường hợp nhà có cầu trục như sau :
                              TH1 Dead Load + Collateral Load + Live Load
                              TH2 Dead Load + Collateral Load + Wind Load
                              TH3 Dead Load + Collateral Load + Crane Load + 0.5 * Wind Load
                              TH4 Dead Load + Collateral Load + Crane Load
                              Xin hỏi các đại ca thế có đúng không ?
                              Help me ! Help me ! Help me ! Help me !

                              Ghi chú


                              • Ðề: Kết cấu nhà Zamil

                                Đúng là tính toắn khung thép tiền chế tiết diện thay đổi mà dùng SAP , STADD kiểm tra theo kiểu check code thì không có gì khó , nhưng đây chỉ là kiểu nhắm mắt làm bừa ( tôi cũng dùng cách đó )
                                Để tính tay chuẩn một khung như vậy theo tôi không dễ , một số bạn hay tính theo TCVN , dùng tiết diện trung bình và chiều dài tính toắn căn cứ vào tiết diện TB đó để tính ổn định , theo tôi là không ổn.
                                Mong bạn nào biết cách tính tay theo tiêu chuẩn Mĩ hoặc EC thì hướng dẫn cho mọi người học tập
                                BỂ HỌC MÊNH MÔNG , QUAY ĐẦU LẠI LÀ BỜ

                                Ghi chú

                                Working...
                                X