QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Kết cấu nhà Zamil

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Ðề: Kết cấu nhà Zamil

    Tại sao tôi không đính file TCVN TCXDVN 338 - 2005 THIET KE KET CAU THEP.pdf nó cứ báo lội
    "Thông số $idname không đúng, xin liên lạc với webmaster để báo lỗi này"
    Các bác giúp em với nhé.

    Ghi chú


    • Ðề: Kết cấu nhà Zamil

      Tôi thấy trên phần tính toán kết cấu khung Zamil đã có nhiều thành viên cung cấp các file thuyết minh tính toán kết cấu khung thép tiền chế, nhưng có một vấn đề chưa thấy được các tác giả đề cập đến đó là cách kiểm tra ổn định của xà ngang. Theo tôi xà ngang là một kết cấu chịu nén uốn, nội lực trong xà có M, N, và Q, theo tiêu chuẩn Anh hoặc Euro code đều yêu cầu phải kiểm tra ổn định trong và ngoài mặt phẳng uốn của xà ngang, vậy nên chăng khi tính toán trong thực tế nên kiểm tra ổn định của xà ngang.
      Trên diễn đàn nếu thành viên nào đã thử kiểm tra rồi, hoặc có kinh nghiệm gì hay thì trình bầy cho mọi người.
      Xin cảm ơn.

      Ghi chú


      • Ðề: Kết cấu nhà Zamil

        Nguyên văn bởi Steel Design
        Tôi thấy trên phần tính toán kết cấu khung Zamil đã có nhiều thành viên cung cấp các file thuyết minh tính toán kết cấu khung thép tiền chế, nhưng có một vấn đề chưa thấy được các tác giả đề cập đến đó là cách kiểm tra ổn định của xà ngang. Theo tôi xà ngang là một kết cấu chịu nén uốn, nội lực trong xà có M, N, và Q, theo tiêu chuẩn Anh hoặc Euro code đều yêu cầu phải kiểm tra ổn định trong và ngoài mặt phẳng uốn của xà ngang, vậy nên chăng khi tính toán trong thực tế nên kiểm tra ổn định của xà ngang.
        Trên diễn đàn nếu thành viên nào đã thử kiểm tra rồi, hoặc có kinh nghiệm gì hay thì trình bầy cho mọi người.
        Xin cảm ơn.
        Trong Kết cấu thép có 3 dạng mất ổn định:
        - Khi thanh bị nén, mất ổn định uốn dọc như ta đã quen thuộc.
        - Khi thanh bị uốn, mất ổn định do uốn. Ví dụ khi dầm khi dầm chữ I chịu mômen dương (giả thiết theo SBVL là căng thớ dưới), ứng suất trong tiết diện dầm chia làm 2 phần: phần cánh dưới chịu kéo và cánh trên chịu nén. Cho nên thực chất của việc mất ổn định do uốn cũng là hiện tượng mất ổn định do cánh trên dầm chịu nén. Chú ý là đối với dầm chữ I thì chỉ bị mất ổn định khi bị uốn theo trục x-x (theo quy ước của TCVN 338-2005), ko bị mất ổn đinh theo phương y-y. Hoặc ví dụ tiết diện hình tròn rỗng, hình hộp rỗng cũng ko bị mất ổn định dạng này. Bạn có thể tìm trên mạng LTBeam, một phần mềm tính mômen tới hạn của một dầm chịu uốn, ko chịu nén, theo tiêu chuẩn Eurocode. Phần mềm có cả tiếng Anh và tiếng Pháp và có thể sử dụng miễn phí. Đây là phần mềm được lập bởi hội đồng soạn thảo Eurocode nên có thể yên tâm về độ chính xác.
        - Khi một tấm mỏng chịu nén, uốn hoặc cắt. Trong tấm sẽ xuất hiện các vùng ứng suất tập trung hoặc lực nén vượt quá lực nén tới hạn tại từng vùng cục bộ. Lúc này bản xuất hiện từng vùng lồi lõm. Đây là một dạng mất ổn định rất hay gặp. Nó là nguyên nhân chính để chúng ta cần bố trí các tấm gia cường vào các bụng dầm khi chúng có độ mảnh lớn (độ mảnh của bản được tính bằng tỉ số giữa chiều cao và bề dày).

        Đối với cấu kiện chịu nén và uốn đồng thời, cac tiêu chuẩn Anh và Eurocode yêu cầu kiểm tra sự tương tác giữa 2 nội lực, công thức kiểm tra khá phức tạp và mất thời gian. Bạn có thể tìm các thuyết minh tính toán rất cụ thể trên trang web mà tớ đã giới thiệu tại đây: http://www.ketcau.com/forum/showthread.php?t=5301

        Cũng cần chú ý là trong khoảng vài năm nữa, theo dự kiến là 2010, sẽ không còn tồn tại tiêu chuẩn Anh BS nữa. Tất cả các nước trong cộng đồng châu Âu sẽ chỉ sử dụng Eurocode là tiêu chuẩn chính thức và duy nhất. Tuy nhiên bạn vẫn có thể tham khao tiêu chuẩn Anh cho vấn đề này vì chúng tương tự nhau.
        Thân ái

        Ghi chú


        • Ðề: Kết cấu nhà Zamil

          Nguyên văn bởi Phiphi
          Gởi các Bác link để download cuốn sách về tính toán, thiết kế kiểu khung nhà Zamil.
          http://www.4shared.com/file/10095152...heory.html?s=1
          Em mói tham gia diễn đàn nên cần học hỏi nhiều.Link này em vào nhưng được thông báo là không tồn tại.Chắc bị khóa rồi.Ai có thì gởi cho em được không?
          Xin cảm ơn.
          địa chỉ email : domeha@yahoo.com
          Last edited by phan trong khoa; 29-06-2007, 12:00 PM. Lý do: điền thiếu thông tin

          Ghi chú


          • Ðề: Kết cấu nhà Zamil

            cảm ơn anh phiphi rất nhiều

            Ghi chú


            • Ðề: Kết cấu nhà Zamil

              Chào cả nhà!
              Tôi theo dõi các bạn tranh luận khá nhiều về vấn đề thiết kế, thi công Nhà tiền chế ( hay còn gọi là nhà Zamil), toi thay có rất nhiều ý kiến có giá trị, nhưng theo quan điểm và kinh nghiệm thiết kế, thi công của tôi thì có mấy vấn đề như thế này:
              - Khi thiết kế thì điều đầu tiên là theo yêu cầu của chủ đầu tư, theo công năng và tính chất của công trình phụ thuộc vào nhiều yếu tố: dây chuyền công nghệ, dạng công trình nhà thi đấu,..... (họ là người quyết định). Nhưng từ ý kiến của chủ đầu tư, thì mình là người tư vấn phải cho họ phương án nào là ưu điểm hơn (cả về kỹ thuật cũng như về kinh tế) chứ không có nghĩa là họ bảo gì thì mình nghe thế.
              - Khi thiết kế với các công trình có nhịp lớn hơn 50m thì không nền làm kèo (phần đỡ mái) thay đổi tiết diện bằng thép tấm mà nên dùng cột đặc hoặc rỗng và mái bằng dàn (kèo) thép ống (vuông, tròn) có thể không gian, giàn phẳng (hay còn gọi là dàn delta, giàn thang...) để đỡ mái che thì hiệu quả hơn rất nhiều chứ không nhất thiết là cột kèo thay đổi tiết diện bằng thép tấm như mọi người vẫn tranh luận trên. (Tôi đã thiết kế rất nhiều công trình có nhịp >50m nhưng ít khi tôi dùng kèo thép tấm tổ hợp, vì nó không kinh tế mà trong quá trình thi công chế tạo, lắp dựng cũng phức tạp hơn).
              - Nếu như ai đã chọn phương án là kèo thay đổi tiết diện thì cũng không vấn đề gì, chỉ có điều tốn kém hơn phương án tôi nói trên. Nhưng chú ý khi thiết kế phải tính đến phương án chế tạo, vận chuyển và cẩu lắp. Về chế tạo thì chiều dầy 14-30mm vẫn cắt và chế tạo bình thường không vấn đề gì (chỉ có điều tốn kém hơn, không hiệu quả). Tôi đã cùng tham gia chế tạo nhà máy nhiệt điện xây dựng tại Bắc Giang (do Trung Quốc thiết kế) các cấu kiện còn lớn hơn rất nhiều (có cấu kiện có tiết diện lên đến 1,4m và dầy 22mm), khi lắp dựng phải dùng đến cần trục 100T.
              - Khi lựa chọn chiều dầy, tiết diện thì không thể đánh đồng các công trình có nhịp giông nhau thì tiết diện giống nhau được mà nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố: địa điểm xây dựng, dạng công trình và có cầu trục hay không cầu trục chứ không chỉ phụ thuộc vào nhịp và tải trọng mái (có trần giả? tôn lợp Apul chồng nóng hay không....).
              - Còn xà gồ thì thông thường lựa chọn theo hai phương án chính:
              + Với bước cột >=8m thì nên dùng xà gồ chữ Z, vì theo sơ đồ làm việc xà gồ chữ Z được thiết kế làm việc như một dầm liên tục (chúng nối chồng lên nhau), còn xà gồ chữ C thì được thiết kế như một dầm đơn giản 1 nhịp do đó độ võng của hai loại xà gồ này khác nhau hoàn toàn khi làm việc. Mặt khác, khi sử dụng xà gồ chữ Z thường tốn hơn xà gồ chữ C (vì đoạn nối chồng) do đó cần cân nhắc khi thiết kế (thông thường trọng lượng xà gồ chiếm từ 15-35% tổng trọng lượng của kết cấu toàn công trình) do đó cũng đáng kể khi lựa chọn xà gồ.
              + Với công trình có nhịp <8m và yêu cầu về độ võng không lớn, mái dốc lớn thì nên dùng xà gồ chữ C sẽ kinh tế hơn và các yêu cầu khác đều đảm bảo.
              Còn nhiều vấn đề khác (giằng xà gồ, giằng mái...)nhưng không có điều kiện trao đổi ở đây, hẹn gặp lại dịp khác.
              Có gì xin chỉ bảo thêm.
              Chúc các thành viên luôn tự tin, lựa chọn phương án tối ưu nhất và thành công.
              Cứ yên tâm, tôi nói đều có cơ sở vì tôi đã làm trên dưới 150 công trình rồi và chưa vấn đề gì, he he =)).

              Ghi chú


              • Ðề: Kết cấu nhà Zamil

                Nguyên văn bởi Tu ACC
                Chào các bác trong diễn đàn! Tôi vừa mới thiết kế một nhà tiền chế nhịp khung 35m, bước cột 7.5m(chiều dài nhà 120m). Chiều cao đỉnh cột 7.2m. Tiết diện theo tính toán đỉnh cột H900x200x6x12 mm, chân cột H450x200x6x12 mm (chân cột liên kết khớp) Tiết diện chân kèo H900x200x6x12 mm, giữa đỉnh kèo H500x200x6x12 mm , đỉnh kèo H700x200x6x12 mm. Theo tính toán của tôi thỉ chuyển vị đứng đỉnh kèo (theo phương z) = (U3max/L*1.25) =(119/35000*1.25)<1/250 hoặc tính theo TCVN 338-2005 thì Zmax = (11.9/1.25)*0.8 < 3500/400 thì đều đạt.Khi đưa thẩm tra, đơn vị thầm tra tính toán ra U3max = 14.8 cm và tôi có kiểm tra theo cách tính toán trên thì không chênh nhau là mấy và đạt yêu cầu. Nhưng đơn vị thẩm tra không chấp nhận kết quả đó.Họ nói là cách tính thứ nhất tính theo TCVN 5575-1991 nay đã bỏ và cách tính thứ 2 họ chỉ tính = 14.8/1.2 > Z cho phép( không đạt yêu cầu). Họ yêu cầu tăng tiết diện đỉnh cột lên H 1100x200x6x12 mm và chân kèo H 1100x200x6x12mm. Qua đây tôi muốn hỏi các bác nào đã có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề này tư vấn cho tôi phải giải quyết vấn đề này ra sao, cách tính của tôi thì có đúng không?(Thực tế tôi đã thẩm tra một ct có nhịp 45 m bươc cột 8 m và tiết diện nhỏ hơn sau khi ct của tôi đỉều chỉnh theo ý kiến của thẩm tra và nó đang hoạt động ổn đinh) Xin cảm ơn các bác trước!
                Kích thước bạn chọn là hợp lý đấy, mình cũng thiết kế công trình tương tự chân kèo mình chọn H850X220X8X12 nhà đã thi công xong và đưa vào sử dụng được hơn năm rôi.

                Ghi chú


                • Ðề: Kết cấu nhà Zamil

                  Chào cả nhà, Em bây giờ mới bắt đầu vào làm nhà thép tiền chế nên chưa biết bắt đầu từ đâu. Vậy bác nào co tài liệu hoặc công trinh mẫu nào thì cho em xin 1 ít về em nghiên cứu. Rất mong được mọi người giúp đỡ.
                  Yahoo cua em là : thedoanh83@yahoo.com. SDT:0978254610

                  Ghi chú


                  • Ðề: Kết cấu nhà Zamil

                    Nguyên văn bởi Mylove
                    Cám ơn bác xdung nhé, em cũnng muốn trao đổi với bác lắm nhưng em down mẵ chả được gì cả
                    Hinh nhu em co cai manual cua Zamil, o bit co jup duoc moi nguoi o? Bac nao muon thi lien lac voi em!

                    Ghi chú


                    • Ðề: Kết cấu nhà Zamil

                      Mấy quyển e-book của bác Phiphi hay quá nhưng khi down xuống và mở ra thì báo file bị lỗi. Bác có thể cho cái link nào khác không?
                      Cảm ơn bác rất nhiều

                      Ghi chú


                      • Ðề: Kết cấu nhà Zamil

                        Nguyên văn bởi xdung
                        Chúng ta cùng hợp tác nghiên cứu cái này đi
                        Tài liệu về zamil tôi lượm được trên mạng ttvn
                        http://cc.1asphost.com/bksg/zstm.pdf
                        bác down về rồi bàn tiếp tục nhá
                        cái này chỉ là technic manual, còn 1 dong design va tieu chuan thep, MBMA.....
                        "Imagination is more important than knowledge" ALBERT EINSTEIN

                        Ghi chú


                        • Ðề: Kết cấu nhà Zamil

                          Nguyên văn bởi XUAN THUY
                          To Bac Thu,


                          Nhược điểm của khung Zamil là độ ổn định, thiết kế khung zamil thường tách biệt phần móng ra khỏi phần khung sườn (móng chỉ chịu tải trọng thẳng đứng) (liên kết khớp, pin-connection), nên hệ thống giằng tường, giằng mái phải đặc biệt chú ý. Tại Ấn Độ, đã có trường hợp đổ sập hàng loạt các khung dựng lên mà không giằng kịp thời nên khung Zamil ở Ấn độ vẫn không được ưa chuộng lắm. (Pin-connection vì nhà thầu khung thép không muốn dính dáng về mặt "kết cấu" với nhà thầu xây dựng).

                          Còn về khả năng chịu lực, thì tính theo tiêu chuẩn nào cũng được, chẳng qua cũng chỉ là việc cắt thép sao cho phù hợp với biểu đồ môment để tiết kiệm vật liệu mà thôi.

                          Về nút cột, mà như bác Thụ nói ở trên, phải dùng bản mã gouset thì hiện ở khung Zamil không thấy dùng, vì người ta "làm to" cái chỗ nối ấy ra là được, mà chỉ cần làm dày cái bản nối end-plate ra là đủ, cái chỗ tiết diện ấy nó đã to sẵn rồi (tức là bao hàm cả phần gousset ấy vào trong cái connection). Nếu làm gousset rời chủ yếu gây bất tiện khi thi công và thay đổi sự phân bố lực tại góc nối khi lắp dựng và khi chịu tải. Thực tế thì tải trọng thẳng đứng (lực cắt) tại vị trí gousset không lớn lắm.

                          Theo hướng dẫn trong MBMA, thì cứ 3-4 gian cần bố trí một hệ giằng mái (giằng đầu tiên ở nhịp thứ 2, nếu khung đầu hồi không phải là khung cứng), nếu 10 gian nhà như trên thì cần ở giữa 01 giằng xà gồ (bản vẽ hiện là 02 giằng).
                          Tuy nhiên, việc bố trí giằng này hay không tùy theo việc tính gió diaphram của tôn mái, tôn vách, trong đa số trường hợp ở VN, bỏ đi cũng không sao. Ở đây, diện tích mái quá nhỏ, tính ra, không cần bố trí giằng mái ở giữa cũng được.

                          Nhưng mà bố trí bước cột 6m thì không kinh tế cho lắm, nên bố trí từ 7,5 - 9,0m

                          Do đặc thù kinh doanh, nhà sản xuất có thể phải đưa ra thời hạn bảo hành để làm tin cho chủ đầu tư, 5 năm hay 10 năm cũng được, chứ cái khung thép ấy chắc phải 100 năm mới hư ấy chứ.

                          Về khe nhiệu, do đặc điểm khí hậu, biên độ nhiệt ngày đêm ở Việt Nam, nên các tiêu chuẩn thiết kế về bê tông hay kết cấu thép ở VN quy định 60m mới cần 1 khe nhiệt.

                          Trong các tiêu chuẩn Mỹ ở trên thì có tiêu chuẩn MBMA là do hiệp hội các nhà sản xuất khung nhà thép tiền chế Mỹ ban hành (Metal Building Manufacturers Association). Một số tiêu chuẩn do các bang ban hành vvv.

                          Vì nhiều anh em chưa làm quen với dạng khung đó rafter đó, vì tiêu chuẩn là của nước ngoài, Việt Nam chưa có tiêu chuẩn tương đương, vì bị quảng bá nhiều quá, và vì đắt quá, nên nhiều người trẻ vẫn coi zamil là cái gì đó "American Standard" (!)
                          Miss đúng là cao thu kc thép Zamil
                          "Imagination is more important than knowledge" ALBERT EINSTEIN

                          Ghi chú


                          • Ðề: Kết cấu nhà Zamil

                            Nguyên văn bởi Nguyễn-văn-Thu
                            Bạn XUANTHUY và sept_man,
                            Có lẽ các bạn không chú ý rằng một dầm hay cột bằng thép, khi nó chịu sức uốn thì phần lớn nội lực nằm ở trên 2 nhánh (patin) trên và dưới, cho nên, nếu cắt nó đi, phải xem làm sao ổn định nội lực của nó. Lấy thí dụ, dầm cao 50cm, mômen là 30.000kgm, nội lực trên patin nén có thể ước tính là : F = 30.000 / 0.5 = 60.000 kg.
                            Tôi chỉ nhắc các bạn có 2 điều quan trọng (trên phương diện quan niệm thiết kế), theo hình vẻ minh hoạ dưới đây :
                            1) Sườn kiểu Zamil : sự ổn định chính nhờ ở lực ngang H tác dụng vào móng, cọng với mái nhà nghiêng cho nên khi mái nhà quằng xuống, nó đẩy nhiều trên móng (thành phần ngang H), nếu móng không chắc, chịu không nổi lực H, sườn sẽ sập xuống.
                            2) Xem cách phân lực mối nối, cần phải tính sao để cân bằng lực F, tài liệu khoa học cho thấy ta chỉ có thể bỏ qua nó khi âme (miếng thép nối lại hai patin) dư sức chịu.
                            chà chà, vậy theo huynh thì cái cổ cột chịu moment cũng khá lớn. móng phải tính ổn định trượt, lật. thanks
                            "Imagination is more important than knowledge" ALBERT EINSTEIN

                            Ghi chú


                            • Ðề: Kết cấu nhà Zamil

                              Nguyên văn bởi nhapy
                              Tôi thấy bác Xuân Thủy nói đúng đó. Cơ bản là bạn thống nhất với thẩm tra về hệ số còn nếu không bạn chạy lại file tính với đúng tải trọng tiêu chuẩn rồi đem ra tranh luận với họ xem. Bên tôi với khung kiểu đó Hdầm cũng chỉ khoảng 900 thôi.
                              900 là mấy bác dùng thép cường độ thấp à
                              "Imagination is more important than knowledge" ALBERT EINSTEIN

                              Ghi chú


                              • Ðề: Kết cấu nhà Zamil

                                Nguyên văn bởi DANH-TRUSS
                                Bạn coppy đoặn CT PTHH SAU và Pass vào file StaadPro.std chạy thử nhé -mình đã chọn tiết diện
                                Theo quang điểm của tôi là phải chia nhỏ phần tử và kiểm tra ổn định bằng PDELTA
                                **************************************************************************************************** ******
                                đúng là diễn đàn này rất nhiều anh tài "ngọa hổ tàng long"
                                "Imagination is more important than knowledge" ALBERT EINSTEIN

                                Ghi chú

                                Working...
                                X