QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Kết cấu nhà Zamil

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Ðề: Kết cấu nhà Zamil

    Kích thước móng vậy theo mình có thể chấp nhận được (nhịp 30m cơ mà), nhưng có 1 điều lưu ý bạn là thiết kế móng nông thì không được phép có vùng ứng suất âm. Thậm chí mình có nhớ khi làm đồ án thép nhà công nghiệp có yêu cầu là móng nông nhà loại này phải đảm bảo ứng suất S(min) phải > 25% S(Max) (cùng là dấu dương). Nếu vẫn cấu tạo chân cột liên kết ngàm thì bạn nên dùng phương án móng cọc, tính toán sẽ dễ đảm bảo, vì móng cọc chịu tải trọng ngang rất tốt.

    Xin hỏi thêm bạn đã vào sơ đồ như thế nào để có đủ hệ giằng ? Mức tải trọng gió ở cao độ 4,5m là sao? Lấy mức đó làm trung bình àh ? Bạn có thể up sơ đồ đã nhập để tính toán cho mình xem không ?
    Last edited by ktmgreat; 24-11-2009, 12:29 PM.

    Ghi chú


    • Ðề: Kết cấu nhà Zamil

      Nguyên văn bởi Mylove View Post
      Các bác ơi, tính nhà Zamil như thế nào đó em tính được nội lực rồi mà không tính được ổn đinh.
      Em thấy trên ftp có file nhưng down mãi chả dùng được gì cả, Chán chết
      Bạn tính ổn định theo 2 phương : trong mặt phẳng uốn và ngoài mặt phẳng uốn theo sách của tác giả : TS. PHẠM MINH HÀ - ĐH KIẾN TRÚC HÀ NỘI.

      Công thức mình quên nên không viết được.

      Ghi chú


      • Ðề: Kết cấu nhà Zamil

        Nguyên văn bởi vthinh.ddan View Post
        Bạn tính ổn định theo 2 phương : trong mặt phẳng uốn và ngoài mặt phẳng uốn theo sách của tác giả : TS. PHẠM MINH HÀ - ĐH KIẾN TRÚC HÀ NỘI.

        Công thức mình quên nên không viết được.
        Thêm 1 chút: tính toán ổn định theo sách của thầy Hà chủ yếu dựa trên tiêu chuẩn 338. Cuốn sách này tên là "Thiết kế khung thép NCN 1 tầng, 1 nhịp" chủ yếu phục vụ sinh viên làm đồ án. Cụ thể ở đây chỉ để cập nhà có cột tiết diện không đổi. Kiểm tra ổn định là của CẤU KIỆN, công thức bạn xem thêm, về cơ bản là giống như 338.
        Về bài toán kiểm tra cột vát, mời các cao thủ Kết cấu thép trao đổi thêm, cũng như giới thiệu 1 số tài liệu để bọn em tiện bề tham khảo.
        Last edited by ktmgreat; 24-11-2009, 12:50 PM.

        Ghi chú


        • Ðề: Kết cấu nhà Zamil

          Nguyên văn bởi ktmgreat View Post
          Kích thước móng vậy theo mình có thể chấp nhận được (nhịp 30m cơ mà), nhưng có 1 điều lưu ý bạn là thiết kế móng nông thì không được phép có vùng ứng suất âm. Thậm chí mình có nhớ khi làm đồ án thép nhà công nghiệp có yêu cầu là móng nông nhà loại này phải đảm bảo ứng suất S(min) phải > 25% S(Max) (cùng là dấu dương). Nếu vẫn cấu tạo chân cột liên kết ngàm thì bạn nên dùng phương án móng cọc, tính toán sẽ dễ đảm bảo, vì móng cọc chịu tải trọng ngang rất tốt.

          Xin hỏi thêm bạn đã vào sơ đồ như thế nào để có đủ hệ giằng ? Mức tải trọng gió ở cao độ 4,5m là sao? Lấy mức đó làm trung bình àh ? Bạn có thể up sơ đồ đã nhập để tính toán cho mình xem không ?
          Em lấy mức 4,5m vì đó là mức của dầm giằng dọc tường. Để em gửi file Sap bác kiểm tra hộ em nhé ! File của em đây, em dùng Ver 9.0.3 nhé !
          Last edited by xvinaconex; 24-11-2009, 05:22 PM.
          Anh hôn em vầng trăng còn đọng lại trên môi
          Anh xa em trăng không cười, em nhìn trăng đang khóc
          Giận anh, em ném trả vầng trăng lên trời....

          Ghi chú


          • Ðề: Kết cấu nhà Zamil

            Nguyên văn bởi trung ha
            Không được dùng tổ hợp bao để tính móng và cột ! có thể dùng tổ hợp bao để tính dầm !
            Lý do gì lại như thế hả anh ? Theo em biết thì tổ hợp bao là tập hợp tất cả các giá trịnooiu lực lớn nhất từ các trường hợp tải nên em mới lấy thế. Hay ý bác muốn nói là phải lấy kết quả tổ hợp tay giống như hồi làm đồ án Bê tông 2 ?
            Anh hôn em vầng trăng còn đọng lại trên môi
            Anh xa em trăng không cười, em nhìn trăng đang khóc
            Giận anh, em ném trả vầng trăng lên trời....

            Ghi chú


            • Ðề: Kết cấu nhà Zamil

              Nguyên văn bởi xvinaconex View Post
              Lý do gì lại như thế hả anh ? Theo em biết thì tổ hợp bao là tập hợp tất cả các giá trịnooiu lực lớn nhất từ các trường hợp tải nên em mới lấy thế. Hay ý bác muốn nói là phải lấy kết quả tổ hợp tay giống như hồi làm đồ án Bê tông 2 ?
              Móng được tính bởi cặp nội lực mô men lớn nhất+lực dọc +lực cắt tương ứng; lực dọc lớn nhất+mô men +lực cắt tương ứng
              Tổ hợp bao nội lực chỉ có thể lấy các giá trị nội lực đơn chiếc ví dụ: Lực dọc lớn nhất hay mô men lớn nhất.
              Tổ hợp bao chỉ cho ta hình bao của nội lực mà không phải là cặp nội lực tương ứng---> không thể dùng để tính móng được
              Ví dụ: mô men là của trường hợp gió trái, lực dọc là của gió phải, vậy là toi rồi
              Last edited by Trungcdc; 24-11-2009, 06:13 PM.
              Nguyên tắc sống là không sống theo nguyên tắc

              Ghi chú


              • Ðề: Kết cấu nhà Zamil

                Nguyên văn bởi xvinaconex View Post
                Em xin lỗi, quên mất, em nhầm, trong các giá trị trên Q (Rx) = 11.62 (Tấn) chứ không phải là 0,25 bác à !
                Mặt khác vì cột của em là cột bê tông liền móng nên em nghĩ là không thể khai báo là khớp được, bác bảo em đúng không ? Nếu mình thiết kế từ đầu thì lại đã khác, đằng này em "khắc phục hậu quả" do một chú thiết kế trước đó đã "trót" làm kết cấu như thế, nếu thay đổi lại cột thép sẽ thay đổi nhiều ở dự toán nên chủ đầu tư người ta ngại.
                Em xin chân thành cảm ơn góp ý quý báu của bác !
                Không bạn ạ, nếu là cột bê tông liền móng thì kèo thép liên kết khớp với đầu cột cũng được (gọi là Roof-system). Cái này rất hay dùng nhưng phải tính độ cứng của cột bê tông vào trong mô hình tính của kèo thép. Nếu mình thiết kế mấy nhà kiểu này cho nhà máy giấy An hòa (vinaconex 9 nhà thầu trung gian), có kích thước gần giống nhà của bạn.
                nói thật với bạn, phương án kèo thép liên kết ngàm với cột bê tông không tiết kiệm đâu, mình nêu ra mấy nhược điểm nhé:
                - đầu cột bê tông chắc chắn phải lớn để đủ chỗ liên kết bu lông neo (thường là 4 hàng-8 bu lông)
                - cột bê tông phải lớn
                - Móng phải lớn
                - Khi thi công phải tiến hành cân chỉnh cao độ ở cao trình đỉnh cột (cái này hơi mệt) và phải dùng bu lông neo có 2 nut.
                còn về vấn đề tính cột, như các bác trước đã nói rồi, hồi học đại học chắc bạn cũng làm rồi: không thể dùng tổ hợp bao để tính cột được vì cột có thể nguy hiểm nếu Mô men lớn và lực dọc nhỏ (độ lệch tâm lớn).
                Mong bạn có thể tham khảo.
                Endeavor Team- Professionalism makes difference
                Email: aiscdesigner@gmail.com

                Ghi chú


                • Ðề: Kết cấu nhà Zamil

                  Nguyên văn bởi xvinaconex View Post
                  Em lấy mức 4,5m vì đó là mức của dầm giằng dọc tường. Để em gửi file Sap bác kiểm tra hộ em nhé ! File của em đây, em dùng Ver 9.0.3 nhé !
                  Hi, ngại quá!. Mình chỉ là newbie thôi, mới tốt nghiệp hàh (khéo ít tuổi hơn bạn). Hơn nữa chưa bao giờ vào cả cái sơ đồ khung gian cho nhà công nghiệp cả, nên làm sao đủ trình check cho bạn được
                  Mình nhờ bạn up lên để tham khảo thôi. Tuy nhiên sau khi xem qua mình cũng mạo muội đưa ra vài ý kiến cá nhân như sau:

                  1. Cái tiết diện dầm giằng (DG22x20) quá nhỏ với nhịp của nó là 6m và 7,5m.
                  2. Độ dốc mái là nhỏ nên bỏ cái dầm 22X55 nằm ngang đi (nếu không thì chắc khó thi công phần gần đỉnh cột lắm)
                  3. Kết quả của việc chia phần tử xà ngang bởi giao điểm với các xà gồ dẫn đến tiết diện bị sai thế này:



                  4. Chưa thấy gán hệ giằng mái vào khung, mặc dù bạn đã khai báo vài cái tiết diện giằng thép góc. Không biết đấy có phải sơ đồ bạn dùng để tính nội lực không.
                  5. Cái khung giữa nhà sao không dùng xà ngang thép nốt

                  Mình không có kinh nghiệm nên không dám phân tích tính hợp lý của sơ đồ bạn đã dựng, Sap bị lỗi nên cũng chưa chạy thử. Có lẽ ta đợi các tiền bối thôi nhỉ!
                  Mong được trao đổi thêm cùng bạn
                  Last edited by ktmgreat; 25-11-2009, 01:23 AM.

                  Ghi chú


                  • Ðề: Kết cấu nhà Zamil

                    Nguyên văn bởi ktmgreat View Post
                    Hi, ngại quá!. Mình chỉ là newbie thôi, mới tốt nghiệp hàh (khéo ít tuổi hơn bạn). Hơn nữa chưa bao giờ vào cả cái sơ đồ khung gian cho nhà công nghiệp cả, nên làm sao đủ trình check cho bạn được
                    Mình nhờ bạn up lên để tham khảo thôi. Tuy nhiên sau khi xem qua mình cũng mạo muội đưa ra vài ý kiến cá nhân như sau:

                    1. Cái tiết diện dầm giằng (DG22x20) quá nhỏ với nhịp của nó là 6m và 7,5m.
                    2. Độ dốc mái là nhỏ nên bỏ cái dầm 22X55 nằm ngang đi (nếu không thì chắc khó thi công phần gần đỉnh cột lắm)
                    3. Kết quả của việc chia phần tử xà ngang bởi giao điểm với các xà gồ dẫn đến tiết diện bị sai thế này:



                    4. Chưa thấy gán hệ giằng mái vào khung, mặc dù bạn đã khai báo vài cái tiết diện giằng thép góc. Không biết đấy có phải sơ đồ bạn dùng để tính nội lực không.
                    5. Cái khung giữa nhà sao không dùng xà ngang thép nốt

                    Mình không có kinh nghiệm nên không dám phân tích tính hợp lý của sơ đồ bạn đã dựng, Sap bị lỗi nên cũng chưa chạy thử. Có lẽ ta đợi các tiền bối thôi nhỉ!
                    Mong được trao đổi thêm cùng bạn
                    Rất cảm ơn những phát hiện của bạn ! Và phải nói rằng, bạn là một người rất có năng lực vì là một newbie mới TN mà đã có những nhãn quan rất tốt của một nhà kết cấu. Thực ra mình cũng biết việc tiết diện sau khi Divide frames nó bị ra như thế nhưng ngại sửa lại vì ngĩ là lúc đầu mình khai báo cho cả thanh to với tiết diện đúng nên nghĩ lúc chia nhỏ ra thì nó vẫn đảm bảo khối lượng tổng nên không sửa nữa.
                    Cái dầm 20x22 mà bạn nói thực ra nó là một dầm giằng trên tường (xây tường đặc) chứ không phải là để trống và quây tôn nên chắc nó làm thế (vì mình sửa cho một tên nên cũng ko để ý mấy cái đó lắm, sẽ xem lại sau bài viết này)
                    Anh hôn em vầng trăng còn đọng lại trên môi
                    Anh xa em trăng không cười, em nhìn trăng đang khóc
                    Giận anh, em ném trả vầng trăng lên trời....

                    Ghi chú


                    • Ðề: Kết cấu nhà Zamil

                      Nguyên văn bởi xvinaconex View Post
                      ...Cái dầm 20x22 mà bạn nói thực ra nó là một dầm giằng trên tường (xây tường đặc) chứ không phải là để trống và quây tôn nên chắc nó làm thế (vì mình sửa cho một tên nên cũng ko để ý mấy cái đó lắm, sẽ xem lại sau bài viết này)
                      Bạn nói quá rồi! Những điều mình chỉ ra đều là cơ bản, sinh viên nào cũng được học..
                      Về cái tường xây, nếu mảng tường cao tới 4,5m rộng bằng bước cột 7,5m thì không ổn chút nào. Tường lại chịu gió nữa, nếu không thêm giằng, cột phụ khéo chưa xây xong đã đổ. Thêm giằng và cột phụ chịu gió cũng làm giảm tải trọng ngang tác dụng lên khung.
                      Theo mình để đơn giản bạn nên tính toán lại với sơ đồ khung phẳng với các tải trọng đứng phân bố trên xà ngang, gió lên cột. Sau đó tham khảo các cấu tạo hệ giằng cột, giằng mái cho hợp lý, bước cột 7,5m nên thêm hệ giằng xà gồ nữa.
                      Last edited by ktmgreat; 25-11-2009, 11:52 AM.

                      Ghi chú


                      • Ðề: Kết cấu nhà Zamil

                        Nguyên văn bởi cmengenie
                        Đúng là không thấy mặt thiết kế ở công trường bao giờ
                        Xin lỗi, tôi chưa hiểu ý bác. bác có cần địa chỉ của công trình này không, ai là nhà thầu lắp dựng và số tiền vinaconex 9 còn nợ là bao nhiêu không?
                        Endeavor Team- Professionalism makes difference
                        Email: aiscdesigner@gmail.com

                        Ghi chú


                        • Ðề: Kết cấu nhà Zamil

                          Nguyên văn bởi cmengenie
                          Bác đa cảm quá không có ý gì cả.
                          Tôi làm ở An Hòa gần 1 năm. Hôm trước có lên thăm anh em.
                          Vina 9 có tới mấy tổ đội, họ còn nợ thế nào thì tôi không quan tâm lắm chỉ quan tâm tới quân mình thôi.
                          Công trình này có nhiều hạng mục, nhưng phần khung thép và lắp dựng khung thép thì không do vinaconex 9 đảm nhận mà thuê nhà thầu phụ khác. em muốn nói đến cái hạng mục này, còn các hạng mục khác thì nó là bê tông, không trong topic này.
                          Endeavor Team- Professionalism makes difference
                          Email: aiscdesigner@gmail.com

                          Ghi chú


                          • Ðề: Kết cấu nhà Zamil

                            Nguyên văn bởi ktmgreat View Post
                            Hi, ngại quá!. Mình chỉ là newbie thôi, mới tốt nghiệp hàh (khéo ít tuổi hơn bạn). Hơn nữa chưa bao giờ vào cả cái sơ đồ khung gian cho nhà công nghiệp cả, nên làm sao đủ trình check cho bạn được
                            Mình nhờ bạn up lên để tham khảo thôi. Tuy nhiên sau khi xem qua mình cũng mạo muội đưa ra vài ý kiến cá nhân như sau:


                            Trong trường hợp này, bạn không nên dùng mô hình không gian để tính khung ngang nhà công nghiệp mà nên dùng mô hình 2D vì cái xà gồ nó liên kết với cánh trên của kèo chứ không đâm thẳng vào giữa thân của kèo như trong mô hình SAP, tất nhiên là kết quả tính toán sẽ không còn đúng nữa (nếu bạn dùng chức năng check/design)
                            Endeavor Team- Professionalism makes difference
                            Email: aiscdesigner@gmail.com

                            Ghi chú


                            • Ðề: Kết cấu nhà Zamil

                              Nguyên văn bởi XUAN THUY
                              Thực tế đổ nhà công nghiệp là do cái khớp vô lý chỉ có vài con bulông nhỏ ở chân cột.
                              Em nghĩ đổ nhà công nghiệp chủ yếu là do thiếu giằng trong quá trình thi công, còn nếu là khung cứng, chân cột khớp thì em chưa biết trường hợp nào bị sập do thiếu bu lông móng cả. trong nhà thép thì bu lông móng là thép thường (thường là thép CT3, trong khi phần khung thì có thể dùng thép ASTM A572), do đó nó là phần rẻ nhất và được tính với hệ số an toàn cao nhất, vì thế hiếm khi bu lông móng chết trước khi các bộ phận khác chết.
                              Endeavor Team- Professionalism makes difference
                              Email: aiscdesigner@gmail.com

                              Ghi chú


                              • Ðề: Kết cấu nhà Zamil

                                Em dùng tổ hợp bao nội lực (Envelope) và sau khi đã thêm đầy đủ các hệ giằng chân, đầu cột, mức tải trọng gió ở cao độ 4,5m thì nội lực lớn nhất tại điểm có nhịp nhà 30m (giữa nhà) là:
                                + M = 41,53 (Tm)
                                + Q = 11,43 (T)
                                + N = 17,48 (T)

                                Vì nền đất tương đối tốt nên khi tính lún thì đảm bảo, nhưng Sigma-tt(min) bị âm, vì vậy em đã mở rộng đế móng lên 3,0x2,4 (m) (đồng thời tăng chiều cao hm) và chôn móng xuống sâu để tăng Moment giữ và chống lực xô ngang. Không biết là đã tương đối hợp lý chưa ? Theo các anh thì kích thước móng đó là có quá lớn đối với nhà CN 1 tầng ?[/QUOTE]

                                Bạn khai báo mô hình đà kiềng + tải tường xây vào luôn đi, khi đó N tăng, xem sigma(min) có còn âm hay không?

                                Ghi chú

                                Working...
                                X