QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

đường sắt cao tốc (HSR)

Collapse
This is a sticky topic.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Ðề: đường sắt cao tốc (HSR)

    Những bài viết của Nguyễn Lương Hải Khôi rất hay. Mong là sẽ đến được tay những người có quyền quyết định, và càng nhanh càng tốt, trước khi quá muộn.

    Ghi chú


    • Ðề: đường sắt cao tốc (HSR)

      Nguyên văn bởi ninh47xd
      Ông PTT qá chủ qan, ai dám chắc VN có thể liên tục tăng trưởng với tốc độ 7%/năm trong 40 năm liên tục, ai dám chắc trong 40 năm đó ko có 5-6 lần khủng hoảng kinh tế thế giới, chưa kể trình độ phát triển càng cao, tốc độ tăng trưởng sẽ càng chậm lại. Cách tính của PTT chẳng qua chỉ là "đếm cua trong lỗ", ko xứng tầm với 1 lãnh đạo cấp cao.
      Quá đúng, thằng trẻ con lớp 9 cũng hiểu được chân lý là trình độ phát triển càng cao, mức độ quốc tế hóa càng sâu thì nhịp độ phát triển càng chậm lại và nguy cơ khủng hoảng càng lớn. trên thế giới chưa có nước nào đạt tốc độ phát triển 5% trong 40 năm liên tục cả, nói gì đến VN, một nước phát triển không bền vững.
      Mặt khác, GDP của VN chủ yếu do đầu tư công (dùng vốn vay nước ngoài), bán tài nguyên. Chỉ số ICOR cỡ 3.3. vậy thì có gì mà đáng mừng khi nhìn vào cái GDP ấy.
      Nhìn cảnh VN bán tài nguyên, đi vay nợ làm đường sắt cao tốc, tôi lại nhớ đến chuyện nhiều bà con ở Đồng bằng sông cửu long bán ruộng để mua xe máy, sau đó lại phải đi làm thuê trên chính mảnh ruộng của mình....
      Endeavor Team- Professionalism makes difference
      Email: aiscdesigner@gmail.com

      Ghi chú


      • Ðề: đường sắt cao tốc (HSR)

        Thêm một bài viết rất hay về HSR
        http://www.tienphong.vn/Kinh-Te/5033...am-co-noi.html
        Dự án đường sắt cao tốc, Chủ tịch Hội Kinh tế & Vận tải Đường sắt Việt Nam:

        Mỗi tháng một cầu Thanh Trì, làm có nổi?

        TP - PGS.TS Phạm Công Hà, Chủ tịch Hội Kinh tế & Vận tải Đường sắt Việt Nam, lưu ý, ngay cả khi có đủ vốn, để hoàn thành dự án đường sắt cao tốc trong 20 năm, phải lường trước năng lực thực tế xem có đủ sức để mỗi tháng thi công xong khối lượng công việc tương đương xây một cầu Thanh Trì không.

        Đường sắt đôi khổ 1,435m với đầu tàu chạy điện có thể đạt vận tốc 200km/h. Ảnh chụp tại gia Tyumen (Siberia, Nga). Ảnh: Hải Hà
        Đường sắt đôi khổ 1,435m với đầu tàu chạy điện có thể đạt vận tốc 200km/h.
        Ảnh chụp tại gia Tyumen (Siberia, Nga). Ảnh: Hải Hà.

        Sai số lớn

        Thưa ông, có đúng là đến năm 2030, nhu cầu đi lại của hành khách trên truyến đường sắt Bắc Nam cũng chưa cần đến Đường sắt cao tốc (ĐSCT)?

        Đầu tư bất cứ công trình nào cũng phải xuất phát từ nhu cầu của xã hội. Theo Báo cáo Đầu tư Chính phủ phê duyệt để trình Quốc hội, năm 2030, lượng khách đi tàu trên tuyến ĐSCT Hà Nội - TP Hồ Chí Minh là 177.000 HK/ngày. Con số này mâu thuẫn với Tờ trình của Chính phủ, trong đó chỉ rõ hệ số tăng trưởng hành khách hằng năm là 6,59%. Năm 2009, tuyến đường sắt này đã vận chuyển gần 17.000 người/ngày. Nếu năm sau cao hơn năm trước 6,59% thì đến năm 2030, con số đó phải là 78.000 người/ngày chứ không thể là 177.000 người/ngày như nêu trong Báo cáo Đầu tư.

        PGS.TS Phạm Công Hà
        PGS.TS Phạm Công Hà.
        Mặc dù vậy, nếu cứ chấp nhận con số lạc quan đó thì nó vẫn còn ở rất xa cái mức cần thiết phải đầu tư ĐSCT. Hãy làm một phép tính đơn giản sau đây: Mỗi ngày có thể tổ chức 140 đôi tàu chạy trên ĐSCT, mỗi đôi tàu (một tàu đi và một tàu về) có 1.200 chỗ, chiều dài toàn tuyến là 1.570 km, cự li đi tàu trung bình của hành khách là 719 km (trang 2-80 của báo cáo trên), tính ra năng lực chuyên chở của tuyến ĐSCT này là 360.000 người/ngày (lấy tròn). Như vậy năng lực của ĐSCT Hà Nội-TP Hồ Chí Minh rất lớn, trong khi đó nhu cầu lạc quan nêu trên (177.000 người/ngày) cũng chỉ bằng một nửa.

        Ngoài ra, theo báo cáo đầu tư nêu trên, bên cạnh ĐSCT, còn có tuyến đường sắt cũ được nâng cấp để vận chuyển hàng hóa và hành khách đường ngắn. Những người có thu nhập thấp sẽ không chọn ĐSCT để đi lại, khi mà bên cạnh còn có đường sắt thường. Số liệu dự báo đã gộp tất cả nhóm hành khách này vào khối lượng của ĐSCT, làm cho sai số càng lớn hơn.

        Nếu không làm ĐSCT thì liệu có phương án nào thay thế không?

        Xây dựng các phương án khả thi là nhiệm vụ của các tư vấn lập báo cáo đầu tư, tôi không thể làm thay họ. Song có một điều chắc chắn là đường sắt phổ thông (đường đôi khổ rộng 1.435 mm, điện khí hóa, tốc độ dưới 200 km/h, vừa chở khách vừa chở hàng) hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu nói trên. Điều này đã được khẳng định bằng tài liệu giáo khoa chuyên ngành và bằng thực tế trên hệ thống đường sắt đã được hiện đại hóa của các nước.

        Quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển đường sắt Việt Nam của Thủ tướng Chính phủ số 1436/QĐ -TTg ngày 10-9-2009 có đề cập đến tuyến đường sắt phổ thông Lào Cai - Hải Phòng (đường đôi khổ 1.435 mm, điện khí hóa, vừa chở khách vừa chở hàng, tốc độ dưới 200 km/h). Tổng mức đầu tư kết cấu hạ tầng của tuyến này là 91.200 tỷ VND. Tuyến có chiều dài 381km. Tính ra suất đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng của tuyến là 12,6 triệu USD/km. Từ đó, nếu hiện đại hóa toàn bộ 2.600km của mạng đường sắt Việt Nam theo tiêu chuẩn tuyến Lào Cai - Hải Phòng, thì chỉ hết 32 tỷ USD.

        Như vậy, nếu nói rằng hiện đại hóa toàn mạng đường sắt VN với 32 tỷ USD là không tưởng thì xây dựng một tuyến ĐSCT với 56 tỷ USD phải là mấy lần không tưởng?

        Làm khó Quốc hội

        Báo cáo của Chính phủ phân tích bốn phương án và kết luận phương án ĐSCT là tối ưu. Các phương án đường sắt phổ thông cũng có thể đáp ứng được nhu cầu nói trên, nhưng không tối ưu. Ông nghĩ sao về điều này?

        Trong “Thuyết minh Báo cáo đầu tư ĐSCT Hà Nội -TP Hồ Chí Minh” của chủ đầu tư, đã được Hội đồng Thẩm định Nhà nước phê duyệt, có nêu bốn phương án. Ba phương án đầu, mỗi phương án được thể hiện từ ba đến năm dòng, gồm cả tên phương án, kết luận, và lời phủ định. Toàn bộ nội dung thuyết minh chỉ dành để tính toán cho phương án thứ tư là ĐSCT, ba phương án kia không hề có chút tính toán nào.

        Nói cách khác, để chứng minh chỉ có phương án ĐSCT đáp ứng được nhu cầu vận tải, lẽ ra phải tính toán chi tiết năng lực của các phương án khác, so sánh năng lực đó với nhu cầu vận tải?

        Đúng vậy. Phương án nào không đáp ứng được nhu cầu đó thì loại ra, phương án nào đáp ứng được thì phải tính toán tiếp một cách bình đẳng cùng với phương án ĐSCT. Đó là yêu cầu bắt buộc khi lập báo cáo đầu tư.

        Đặt lên bàn Quốc hội chỉ một phương án duy nhất sau khi gạt bỏ ba phương án kia mà không có một chút tính toán nào sẽ làm cho Quốc hội khó xử, hoặc là chấp nhận con đường đó, hoặc là không, chứ không còn con đường nào khác để lựa chọn.

        Nhưng xây dựng ĐSCT để đón đầu, để đi thẳng vào hiện đại mà chúng ta đang rất cần? Vả lại, tại phiên chất vấn trước Quốc hội sáng qua, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng khẳng định, sẽ không lo phần tài chính?

        Nếu có đủ tiền, sau khi xây dựng xong ĐSCT Hà Nội -TP HCM, chúng ta có quyền tự hào là một trong số vài nước trên thế giới có loại hình vận tải cao cấp này. Đây cũng là một trong vài tuyến ĐSCT dài nhất thế giới.

        "Việc bỏ phiếu thông quá chủ trương xây dựng ĐSCT là một sự kiện trọng đại. Giá mà có một tấm bia trang trọng ghi tên các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tán thành và không tán thành vay vốn để xây dựng ĐSCT, tấm bia đặt ở nơi công cộng để cử tri cả nước đọc được và suy ngẫm, để con cháu sau này phán xét, thì tôi tin rằng các ĐBQH sẽ suy nghĩ hết sức cẩn trọng trước khi chạm vào nút ấn lịch sử."
        Song cũng phải nghĩ đến những kỷ lục không mong muốn khác đang đợi chúng ta ở phía trước, đó là hiệu suất sử dụng thấp, kinh doanh thua lỗ, và đặc biệt là kỷ lục về sự lệ thuộc nước ngoài ở công nghệ, thiết bị, vật tư. Những nước khác, khi bắt đầu xây dựng ĐSCT thì nền công nghiệp của nước họ đã đủ sức tự chế tạo được những danh mục quan trọng nhất như ray, ghi, trạm biến áp, toa xe có động cơ, thiết bị điện tử, v.v… Còn chúng ta, hầu hết phải đi mua của nước ngoài.

        Một tuyến ĐSCT hiện đại vào bậc nhất thế giới được nổi bật lên trên một mạng lưới đường sắt lạc hậu nhất thế giới. Đó không thể là một hình ảnh đáng ngưỡng mộ.

        Ông có nói 56 tỷ USD cho dự án này là chưa đủ. Vì sao?

        Phương án 4 trình Quốc hội có nêu hai vế: Vế thứ nhất là nâng cấp tuyến đường sắt hiện có để vận chuyển hàng hóa và hành khách đường ngắn. Vế thứ hai là xây dựng tuyến ĐSCT (trang 2-90, thuyết minh Báo cáo đầu tư). Nhưng trong Báo cáo Đầu tư không tính toán chút nào cho vế thứ nhất. Nâng cấp đường sắt hiện có gồm những hạng mục gì, hết bao nhiều tiền? Không có. Xây dựng ĐSCT với 56 tỷ USD chỉ là một nửa phương án 4. Nếu thực hiện cả phương án 4 thì đương nhiên tổng mức đầu tư phải trên 56 tỷ USD. Mà tôi không hiểu tại sao lại chỉ tính toán và trình Quốc hội một nửa phương án 4.

        Phải thuyết phục được nhà đầu tư

        Trong tờ trình của CP có nói rằng gần một nửa tổng mức đầu tư của tuyến đường sắt cao tốc sẽ huy động nguồn vốn từ các doanh nghiệp. Theo ông, để thuyết phục các nhà đầu tư tham gia, phải có điều kiện gì?

        Các doanh nghiệp chỉ có thể bỏ vốn đầu tư vào dự án nếu họ biết chắc về thời gian thu hồi được vốn mà họ sẽ bỏ ra và lãi suất hàng năm mà họ sẽ thu được. Cả hai yếu tố này đều không được xác định trong Báo cáo Đầu tư. Vậy làm sao mà thuyết phục được họ?

        Muốn xác định được hai yếu tố đó thì phải tính được chi phí vận tải, từ đó xác định được giá thành. Mà giá thành là cơ sở để định ra giá bán. Nếu giá bán cao hơn giá thành thì có lãi; ngược lại là bị lỗ. Ngay cả trường hợp Nhà nước chấp nhận bù lỗ thì nhà nước cũng phải biết mỗi năm bù lỗ bao nhiêu, ngân sách có chịu nổi không.

        Giá bán - tức là giá cước của ĐSCT phải dựa vào giá thành của hệ thống ĐSCT đó chứ không thể ước tính bằng cách dựa vào giá bán của sản phẩm khác loại, do doanh nghiệp khác bán ra – là giá vé máy bay. Sự thiếu rõ ràng này sẽ không thuyết phục được các nhà đầu tư bỏ vốn tham gia.

        Báo cáo giải trình của Chính phủ nêu phương án phân kỳ đầu tư, theo đó, dự án sẽ khởi công vào năm 2014, đến năm 2035 sẽ nối thông toàn tuyến. Ông nghĩ thế nào về tiến độ này ?

        Chúng ta thử thực hiện một phép tính đơn giản. ĐSCT có chiều dài 1.570km, trong đó chủ yếu là cầu cạn, cầu vượt sông, hầm xuyên núi cùng hệ thống các ga, trạm biến áp, dépot, các trạm điều khiển và nhiều hệ thống phụ trợ khác. Khối lượng này thực hiện trong 20 năm, tức 240 tháng. Tính ra mỗi tháng phải hoàn thành 6,5 km tính đổi. Nội dung 6,5km này gần tương đương với một cầu Thanh Trì bắc qua sông Hồng, phía nam Thủ đô Hà Nội. Mỗi tháng phải hoàn thành một khối lượng công việc tương đương cầu Thanh Trì là điều vượt ra ngoài sức tưởng tượng của tôi.

        Là cử tri, ông mong muốn gì ở kỳ họp Quốc hội này?

        Đường sắt nước ta lạc hậu quá. Cán bộ công nhân viên ngành đường sắt phải điều hành quản lý một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật cọc cạch, vật lộn từng ngày để duy trì nó. Vì vậy, đầu tư hiện đại hóa đường sắt nước ta, trước hết là tuyến Bắc - Nam, trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Nếu chúng ta có 32 tỷ USD để hiện đại hóa toàn bộ mạng lưới đường sắt, sau đó lại có 56 tỷ USD nữa để xây dựng ĐSCT thì hay biết mấy.

        Việc bỏ phiếu thông qua chủ trương xây dựng ĐSCT là một sự kiện trọng đại. Tôi tin rằng các ĐBQH sẽ suy nghĩ hết sức cẩn trọng trước khi chạm vào nút ấn lịch sử.

        Tất nhiên, nghị quyết của Quốc hội là cao nhất, chúng ta phải tôn trọng nghị quyết đó.

        Cám ơn ông
        Nguyên tắc sống là không sống theo nguyên tắc

        Ghi chú


        • Ðề: đường sắt cao tốc (HSR)

          Thêm 1 bài phân tích hay nữa nèhttp://dantri.com.vn/c20/s20-402713/...c-nhat-ban.htm
          Làm việc tích cực nhưng cũng có lúc cần nghỉ nghơi, vui chơi????????

          Ghi chú


          • Ðề: đường sắt cao tốc (HSR)

            Chào các bác,
            Lâu không vào, giờ thấy nhiều bài viết quá, topic nóng quá. Mà xem ra nhiều ý kiến trái với dự án này ghê ha.
            Thôi thì tôi vẫn cứng cổ ủng hộ dự án này . Ủng hộ làm tuyến Hà Nội - Nghệ An.
            Ngày xuân tôi thấy dự án này hay, dự án này khủng, tôi thích cái kiểu mạnh tay dám quyết của các bác. Nếu các bác nhà ta mà khéo hơn chút, kiểm soát thông tin, ngôn từ nữa thì thật tuyệt. Tự nhiên nói đến IQ làm gì cho câu chuyện nó chả ra đâu vào đâu. Cái này cũng chả nên trách các bác, mà trách đội ngũ PR của các bác chưa đủ hùng hậu. Thế nên mới hở ra để người khác xoi vào.
            Cứ với đà này, chúng ta sẽ còn có nhiều dự án to hơn, lớn hơn nữa trong thời gian tới. Thật quá háo hức, tuyệt vời !
            Last edited by ngayxuan; 16-06-2010, 03:53 PM.

            Ghi chú


            • Ðề: đường sắt cao tốc (HSR)

              Nguyên văn bởi kingoga
              http://www.tienphong.vn/Thoi-Su/5037...hu-truong.html
              Đa số ý kiến tán thành chủ trương
              (
              Kết quả này có thể đoán biết trước từ khi khởi xướng việc lấy ý kiến sơ bộ. Đây thực sự là một cách làm rất hay, rất cao thủ của nhà lãnh đạo, nhằm định hướng và thống nhất phiếu bầu về dự án đường sắt cao tốc.

              Tuy nhiên, cũng có thể thấy các ý kiến của người dân đã phát huy tác dụng phần nào, nghĩa là đã được lưu ý ở thời điểm này.

              Vậy nên, chúng ta hãy "Hoan hô đường sắt cao tốc" (câu này mượn của TS. Khuất Việt Hùng đăng tại bee.net.vn).

              Ghi chú


              • Ðề: đường sắt cao tốc (HSR)


                Tất nhiên, nghị quyết của Quốc hội là cao nhất, chúng ta phải tôn trọng nghị quyết đó.
                Chẳng ai tin câu này cả.
                Endeavor Team- Professionalism makes difference
                Email: aiscdesigner@gmail.com

                Ghi chú


                • Ðề: đường sắt cao tốc (HSR)

                  Nguyên văn bởi yenhoangminh
                  @ks.thanhtan: không ngày nào là em k quan tâm đến các thông tin về dự án này nên em có thể nói với bác rằng bác khuyến cáo em là hơi thừa. Em xin hỏi bác bỏ phiếu kín mà bác cho là tạo sự đồng thuận à? Xã hội bây giờ không thiếu những con người mà nói một đằng làm một nẻo. Việc bỏ phiếu kín ở đây theo em hoàn toàn không tạo sự đồng thuận vì lá phiếu bỏ vào thùng mà không biết có trùng với cái phát biểu trên báo chí hay không. Những trường hợp thế này theo em cứ giơ tay biểu quyết, ai đồng ý hay không thấy ngay, tránh tình trạng phiếu thì đồng ý mà miệng thì phán không đồng ý.
                  P/s : em không hiểu bác cảm thấy hay ở chỗ đại biểu đồng thuận hay là bác thấy hay ở chỗ dự án được quyết định làm hay không làm. QH mình lúc nào chả đồng thuận kể cả không bỏ phiếu kín cơ mà, đều làm theo đường lối của Đảng mà, không đồng thuận sao làm được
                  Báo cáo các bác tin vừa nhận được từ đồng chí Nhật khá thân: Hàng năm Nhật bản phải bỏ từ 32-40% ngân sách để trả nợ (tuy nhiên những khoản nợ này không phải nợ nước ngoài). Anh ta nói Nhật bản có nguy cơ vỡ nợ các bác ợ vì mất khả năng chi trả.
                  nc. oanh

                  Safety begins with team work

                  Ghi chú


                  • Ðề: đường sắt cao tốc (HSR)

                    Nguyên văn bởi DotitiDo View Post
                    ... Mà nếu có đầu tư ngay cũng không nguyên cả chặng mà có thể tuyến Khánh Hòa - SG được làm đầu tiên, trước cả Vinh- HN , cái này cũng là tôi dự báo nhé, không trúng thì trượt )
                    Xin chào cả nhà! Có lẽ bây giờ cũng không ai muốn tranh luận gì hết, chỉ "theo dõi" QH để biết mình phát ngôn đúng sai bậy bạ thế nào
                    Dưới đây trích trong bài pv trả lời báo chí của Bộ trưởng HND (17/06) về dự án HSR.
                    Nguyên văn bởi Hồ Nghĩa Dũng View Post
                    ... Ưu tiên 1 là đoạn Nha Trang - TPHCM, ưu tiên 2 là Hà Nội - Vinh và trong đoạn Nha Trang - TPHCM ưu tiên đoạn Phan Thiết - TPHCM trước. Cố gắng năm 2025 có tuyến đầu tiên và nếu 2025, tuyến Nha Trang - TPHCM đưa vào vận hành được thì đẹp
                    Còn đây là nguyên văn cuộc pv bên lề QH của bộ trưởng HND, có lẽ phần nào giải đáp được thắc mắc của ace về dự án khủng long này, cụ thể là những băn khoăn về "điều kiện ràng buộc của ODA" mà như đa số đại biểu và nhân dân lo âu khi thực hiện dự án. Trích:
                    Tôi chưa có thông tin nào là giá ODA đắt hơn 20% và cũng chưa có cơ sở nào để nói thế. Bởi lẽ, thực hiện dự án ODA phải đấu thầu, gồm đấu thầu trong nước và đấu thầu quốc tế.

                    Không có điều kiện về đối tác. Ví dụ ODA STEP (thể thức cho vay đặc biệt - phóng viên) phải đấu thầu giữa các doanh nghiệp của nước cho vay, còn ODA song phương phải đấu thầu quốc tế, chứ không có điều kiện nào là chỉ định nhà thầu A, nhà thầu B.


                    Cơ hội rất lớn cho các nhà thầu trong nước về xây dựng cơ bản. Ví dụ như là hệ thống cầu cạn gần giống như hệ thống cầu cạn đường cao tốc Sài Gòn - Trung Lương. Hệ thống cầu cạn đó gần như phức tạp nhất thế giới, đi qua vũng lầy, nhưng nhà thầu trong nước hoàn toàn đảm đương được.

                    Full :http://dantri.com.vn/c20/s20-403255/...hiet-truoc.htm

                    http://vietnamnet.vn/chinhtri/201006...-Trang-916719/

                    http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2010/06/3BA1D106/

                    Mr.DO512
                    Mobile: 0990.512.8668
                    Mail: dotoan512@gmail.com
                    Chị Kết Cấu cấu Anh Kết Cấu, cấu đúng chỗ kết, kết đúng chỗ cấu

                    Ghi chú


                    • Ðề: đường sắt cao tốc (HSR)

                      Nguyên văn bởi DotitiDo View Post
                      Xin chào cả nhà! Có lẽ bây giờ cũng không ai muốn tranh luận gì hết, chỉ "theo dõi" QH để biết mình phát ngôn đúng sai bậy bạ thế nào
                      Dưới đây trích trong bài pv trả lời báo chí của Bộ trưởng HND (17/06) về dự án HSR.


                      Còn đây là nguyên văn cuộc pv bên lề QH của bộ trưởng HND, có lẽ phần nào giải đáp được thắc mắc của ace về dự án khủng long này, cụ thể là những băn khoăn về "điều kiện ràng buộc của ODA" mà như đa số đại biểu và nhân dân lo âu khi thực hiện dự án. Trích:
                      Tôi chưa có thông tin nào là giá ODA đắt hơn 20% và cũng chưa có cơ sở nào để nói thế. Bởi lẽ, thực hiện dự án ODA phải đấu thầu, gồm đấu thầu trong nước và đấu thầu quốc tế.

                      Không có điều kiện về đối tác. Ví dụ ODA STEP (thể thức cho vay đặc biệt - phóng viên) phải đấu thầu giữa các doanh nghiệp của nước cho vay, còn ODA song phương phải đấu thầu quốc tế, chứ không có điều kiện nào là chỉ định nhà thầu A, nhà thầu B.


                      Cơ hội rất lớn cho các nhà thầu trong nước về xây dựng cơ bản. Ví dụ như là hệ thống cầu cạn gần giống như hệ thống cầu cạn đường cao tốc Sài Gòn - Trung Lương. Hệ thống cầu cạn đó gần như phức tạp nhất thế giới, đi qua vũng lầy, nhưng nhà thầu trong nước hoàn toàn đảm đương được.

                      Full :http://dantri.com.vn/c20/s20-403255/...hiet-truoc.htm

                      http://vietnamnet.vn/chinhtri/201006...-Trang-916719/

                      http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2010/06/3BA1D106/

                      Màu đỏ: Không lẽ họ nói cho bác ý biết mình làm giá như thế nào, thỏa thuận giá đấu thầu như thế nào giữa nhiều nhà thầu để chia phần trong dự án à. Đúng là pó tay.

                      Màu xanh: Giá mà các chú thầu con nhà mình nhận được là bao nhiêu phần trăm trong cái giá các bác Nhà Hoa Anh đào bỏ và trúng thầu nhỉ Thôi em không giám nói ra đâu, kẻo các bác lại ngất thì chít.
                      nc. oanh

                      Safety begins with team work

                      Ghi chú


                      • Ðề: đường sắt cao tốc (HSR)

                        Nguyên văn bởi nguyencongoanh View Post
                        Màu đỏ: Không lẽ họ nói cho bác ý biết mình làm giá như thế nào, thỏa thuận giá đấu thầu như thế nào giữa nhiều nhà thầu để chia phần trong dự án à. Đúng là pó tay.

                        Màu xanh: Giá mà các chú thầu con nhà mình nhận được là bao nhiêu phần trăm trong cái giá các bác Nhà Hoa Anh đào bỏ và trúng thầu nhỉ Thôi em không giám nói ra đâu, kẻo các bác lại ngất thì chít.
                        Theo em nghĩ, cái quan trọng nhất không phải là mình bị mất, bị hớ bao nhiêu %,vì làm việc gì cũng thế cả thôi, mà quan trọng nhất vẫn là khi đã có quyết định (?), mình làm được theo đúng tiến độ và không bị ràng buộc gì về sau (như công nghệ, bảo hành, bảo trì... )
                        Các bác ạ, nếu "việc đã rồi" thì cũng nên nhất trí mà tham gia thôi, còn cứ bàn ra tán vào mãi làm gì. Nếu công trình này mà làm dang dở, đến khi thực hiện rồi mà cứ phản đối, có khi làm được mấy cái nhà ga rồi thì dừng... thì còn tệ hại hơn!!!
                        Mr.DO512
                        Mobile: 0990.512.8668
                        Mail: dotoan512@gmail.com
                        Chị Kết Cấu cấu Anh Kết Cấu, cấu đúng chỗ kết, kết đúng chỗ cấu

                        Ghi chú


                        • Ðề: đường sắt cao tốc (HSR)

                          Trước giờ G, chiều thứ 7 ngày 19/06/2010, thời điểm Qh ra nghị quyết về ĐSCT, mạn phép cả nhà dẫn cái 05/NQ-1997-QH10 tại http://www.chinhphu.vn/cttdtcp/vi/ct...ngdiem_qg.html để ai chưa hiểu thì hiểu rõ về Vai trò của QH đối với một dự án trọng điểm quốc gia và bài báo bình luận về kết quả thăm dò ý kiến của QH, tại http://www.tuanvietnam.net/2010-06-1...len-chinh-minh

                          Có lẽ KQ rồi sẽ không thay đổi gì, thời điểm ra nghị quyết thông qua ĐSCT sẽ được đặt lên vai những ĐB của QH khóa sau (2016 or 2020). Thế nhưng, trong chúng ta, những người phản đối và những người đồng thuận đều là những người thất bại cả mà thôi. Không có ai chiến thắng cả, là bởi vì, không làm, không dám làm thì mãi mãi không bao giờ biết kết quả!
                          Mr.DO512
                          Mobile: 0990.512.8668
                          Mail: dotoan512@gmail.com
                          Chị Kết Cấu cấu Anh Kết Cấu, cấu đúng chỗ kết, kết đúng chỗ cấu

                          Ghi chú


                          • Ðề: đường sắt cao tốc (HSR)

                            Nguyên văn bởi DotitiDo View Post
                            Tôi chưa có thông tin nào là giá ODA đắt hơn 20% và cũng chưa có cơ sở nào để nói thế. Bởi lẽ, thực hiện dự án ODA phải đấu thầu, gồm đấu thầu trong nước và đấu thầu quốc tế.
                            Một chân lý hết sức đơn giản, dự án ODA của Nhật thì thường sẽ do nhà thầu Nhật, mua hàng của Nhật, không có cạnh tranh quốc tế, giá bị đẩy lên là lẽ đương nhiên.
                            Đã qua rồi cái thời bộ trưởng nói: " tôi chưa có thông tin về việc này, việc nọ". Nước nhận ODA phải tự có trách nhiệm đi thu thập thông tin và so sánh cho từng dự án, từng phương án chứ không phải ngồi chờ thông tin kiểu này. Chả lẽ nó bán đắt cho ông rồi nó lại đi báo cáo là nó bán đắt hay sao???
                            Nguyên văn bởi DotitiDo View Post
                            Không có điều kiện về đối tác. Ví dụ ODA STEP (thể thức cho vay đặc biệt - phóng viên) phải đấu thầu giữa các doanh nghiệp của nước cho vay, còn ODA song phương phải đấu thầu quốc tế, chứ không có điều kiện nào là chỉ định nhà thầu A, nhà thầu B.[/I]
                            Đấu thầu ư, chỉ là lý thuyết vì:
                            Để có được ODA thì nhà thầu chính phải là thầu Nhật, đấy là luật bất thành văn, chả lẽ ông bộ trưởng nghĩ nhân dân không biết sao?
                            Vì là ODA và các vấn đề công nghệ sẽ quyết định các vấn đề khác. Vậy thì BQL sẽ rất dễ dàng đặt ra các điều kiện "ngặt nghèo" về công nghệ để chỉ có nhà thầu Nhật Bản mới có thể tham gia. Còn nhà thầu Việt Nam sẽ là thầu phụ, chuyên đi theo phục vụ các "Ông Nhật" và gặm các phần "xương xẩu".
                            Nguyên văn bởi DotitiDo View Post
                            Cơ hội rất lớn cho các nhà thầu trong nước về xây dựng cơ bản. Ví dụ như là hệ thống cầu cạn gần giống như hệ thống cầu cạn đường cao tốc Sài Gòn - Trung Lương. Hệ thống cầu cạn đó gần như phức tạp nhất thế giới, đi qua vũng lầy, nhưng nhà thầu trong nước hoàn toàn đảm đương được.
                            Trong dự án này, phần ngon nhất sẽ là phần mua sắm, còn phần xây dựng chỉ là "ăn no vác nặng".
                            Rất cảm phục bác bác Việt Nam, rất liều, dám đầu tư vào những dự án mà thế giới không dám làm, không cần biết hậu quả và hiệu quả đầu tư sẽ ra sao.
                            Endeavor Team- Professionalism makes difference
                            Email: aiscdesigner@gmail.com

                            Ghi chú


                            • Ðề: đường sắt cao tốc (HSR)

                              Nguyên văn bởi DotitiDo View Post
                              Không có ai chiến thắng cả, là bởi vì, không làm, không dám làm thì mãi mãi không bao giờ biết kết quả!
                              Đúng, nhưng người ta hơn nhau ở chỗ là họ biết cái gì nên làm, cái gì không nên làm và sẽ làm như thế nào.
                              Còn nếu chỉ có tinh thần" dám nghĩ, dám làm", phớt lờ những ý kiến khác thì đó chỉ là duy ý chí và liều lĩnh, chưa thể hiện được tầm nhìn và tư duy biện chứng.
                              Endeavor Team- Professionalism makes difference
                              Email: aiscdesigner@gmail.com

                              Ghi chú


                              • Ðề: đường sắt cao tốc (HSR)

                                Nguyên văn bởi yenhoangminh
                                Thưa bác, câu này bác nói rất hay, đặc biệt thích hợp với những người trẻ tuổi như bác. Còn đối với dự án này em nghĩ nó nằm ngoài cái câu bác nói đó là vì nó liên quan quá lớn đến sự phát triển và vận mệnh của đất nước, không thể đem ra để thử nghiệm tìm kết quả. Việc làm hay không làm đều phải dựa trên các nghiên cứu, dự báo một cách khách quan tình hình kinh tế và định hướng phát triển kinh tế của đất nước. Liệu các con số về sự phát triển của nền kinh tế của VN trong thuyết minh dự án này đã chính xác?
                                Cá nhân em, em không đồng ý với việc xây dựng tuyến đường này.
                                Chào bác. Lúc đầu tôi cũng không hoàn toàn đồng ý với thời điểm của dự án và khối lượng của dự án làm một lúc toàn tuyến SG-HN ngay trong kỳ họp này, tức là phải tiến hành trước năm 2020. Một vấn đề vô cùng hệ trọng lại đưa ra một cách vội vã trong khi tính thuyết phục lại không cao... tất nhiên ai cũng nghi ngờ. Thế nhưng, qua tìm hiểu, tôi thấy tuyến SG-Khánh Hòa cũng hoàn toàn khả thi, về vốn đầu tư ban đầu sẽ ít hơn rất nhiều, thị trường lại rất tiềm năng, là điểm nối giữa một đầu đông dân và phát triển nhất cả nước, có nhu cầu hưởng thụ và đi du lịch, còn đầu kia đã và đang và sẽ là điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước; về môi trường chắc cũng không tác hại như toàn tuyến hoặc tuyến HN-Vinh... Quan trọng hơn nữa, muốn phát triển đất nước thì phải có gì đó đột phá và mạo hiểm, tất nhiên không thể mù quáng nôn nóng và quan liêu như tàu làm một phát "đại nhảy vọt" được. Đó là ý riêng của cá nhân em!
                                Chúng ta làm thật và cũng không phải "thử nghiệm" như bác nói. Phải công nhận một điều đất nước chúng ta có nhiều chuyên gia nhiều nhà khoa học giỏi, thế nhưng không phải cứ chuyên gia, cứ nhà khoa học nào cũng đồng ý thống nhất quan điểm với nhau, tất cả chỉ là dự báo. Và điều quan trọng, cũng là mong muốn của người dân là những người có trách nhiệm quyết định phải biết lắng nghe ý kiến một cách khách quan... Không phải, cứ số đông là đúng...
                                Mr.DO512
                                Mobile: 0990.512.8668
                                Mail: dotoan512@gmail.com
                                Chị Kết Cấu cấu Anh Kết Cấu, cấu đúng chỗ kết, kết đúng chỗ cấu

                                Ghi chú

                                Working...
                                X