QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

đường sắt cao tốc (HSR)

Collapse
This is a sticky topic.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #91
    Ðề: đường sắt cao tốc (HSR)

    Nhân tiện có bài phát biểu của GS Phan Văn Trường liên quan đến 1 số thông tin DSCT , trong đó có cách huy động vốn , thời gian trả vốn,công nghệ,.. gửi thêm các bác một số thông tin về 3 dự án DSCT sắp được thực hiện tại Pháp

    http://www.allbusiness.com/construct...3465685-1.html

    Hiện nay chỉ có dự án lớn nhất , khoảng 340 km , trị giá khoảng 7.2 tỉ Euros là công bố tập đoàn trúng thầu ,Vinci ,...còn 2 dự án còn lại vẫn chưa công bố nhà thầu nhưng không hiểu sao dân tình ai cũng nói là nhà thầu sẽ là 2 tập đoàn đứng thứ 2 và thứ 3 của Pháp , Bouygues và Eiffage (Giá trị dự án lớn hơn sẽ thuộc về vị trí tập đoàn nào cao hơn !!!)

    http://www.vinci.com/vinci.nsf/en/pr...00330-1745.htm

    1 chút thông tin về DSCT ở 1 nước đã rất phát triển trong DSCT , anh em xem có thể có 1 chút so sánh về giá cả, phương thức huy động vốn , công nghệ thực hiện,...

    Ghi chú


    • #92
      Ðề: đường sắt cao tốc (HSR)

      Cũng như dự án Bôxit, dự án HSR sẽ được thông qua. Anh em mình nên đóng topic này lại thôi, mọi phán xét đúng sai có lẽ để cho con cháu sau này.
      Anh em xem bài này nhé.
      http://vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/Q...0/05/3BA1C5F8/
      Nguyên tắc sống là không sống theo nguyên tắc

      Ghi chú


      • #93
        Ðề: đường sắt cao tốc (HSR)

        Nguyên văn bởi arnold
        . Nếu có ai ủng hộ dự án này, có lẽ nên lập 1 danh sách ghi đầy đủ tên tuổi của họ, để về sau nếu có vấn đề gì mà còn biết túm đầu. Nếu không thì tình trạng "lỗi này là lỗi của tập thể" lại tiếp diễn thôi.
        Bác nói đúng, nhưng bệnh đổ tội tập thể là bệnh kinh niên, không chữa được đâu.
        Endeavor Team- Professionalism makes difference
        Email: aiscdesigner@gmail.com

        Ghi chú


        • #94
          Ðề: đường sắt cao tốc (HSR)

          Nguyên văn bởi ninh47xd
          Có bố còn bảo trong 10 năm nữa GDP VN tăng gấp 3, đủ điều kiện thực hiện dự án HSR => bình quân 1 năm tăng trưởng GDP phải ở mức 12%
          Chính phủ chỉ báo cáo tăng trưởng GDP, còn GNP thì sao? Để đánh giá thực lực của 1 đất nước, chỉ số GNP quan trọng hơn GDP nhiều.
          Mặt khác, tăng trưởng của VN là tăng trưởng không bền vững,phụ thuộc nhiều vào đầu tư nước ngoài, nên tăng trưởng cao đồng nghĩa với nhập khẩu tăng, nợ nước ngoài tăng.
          Theo mình biết, năm nào VN cũng bội chi ngân sách, năm nào cũng nhập siêu. Vậy thì lấy đâu ra tiền mà trả nợ? ...chắc chắn là lấy tiền đi vay để trả nợ rồi.
          Endeavor Team- Professionalism makes difference
          Email: aiscdesigner@gmail.com

          Ghi chú


          • #95
            Ðề: đường sắt cao tốc (HSR)

            "..Anh bạn cựu sinh viên Học viện Công nghệ Á Châu (AIT) khi đọc về công nghệ Mini Shinkansen ở Nhật Bản áp dụng cho khổ tàu 1m, thấy rất thú vị và tự đặt câu hỏi: "tại sao bộ phận chấp bút dự án không xem xét, đánh giá phương án này"?. Tuyến đường sắt hiện tại Hà Nội - TP.HCM khổ 1m, nếu tập trung đầu tư nâng cấp cải tạo bằng các kỹ thuật mới của Nhật thì hoàn toàn có thể nâng cao tốc độ chạy tàu gấp đôi (từ 60km/h lên 120km/h trung bình). Bên Nhật cũng chỉ có hơn 1000km đường Shinkanshen dùng rails khổ tiêu chuẩn 1m43, còn lại là hơn 20.000km đường rails 1067mm (lớn hơn VN 6.7cm, không đáng kể) và họ cũng đã nghiên cứu chạy shinkanshen trên khổ rails này thành công. Các lớp tàu cao tốc này gọi là Minishinkanshen, tốc độ tối đa có thể lên 240km/h, còn tốc độ hành trình khoảng 130km/h vì các tuyến này xây dựng từ lâu nên giao cắt với nhiều đường ngang và khu dân cư (tình trạng tương tự như Việt Nam)..."

            Ngay trong đoạn đầu của bài viết, tác giả đã đưa ra câu hỏi gián tiếp bằng cách trích câu chuyện về anh bạn cùng học ở AIT. Nhưng quá tiếc là câu hỏi này quá ngây ngô và thậm chí thiếu tích cực. Xin lý giải như sau:

            1. Đường sắt Việt Nam hiện tại sử dụng khổ đường 1000mm và 1435mm. Mặc dù khổ đường này được áp dụng cho mọi tuyến, nhưng số km đường sắt ở VN hiện vẫn là quá ít so với diện tích lãnh thổ và dân số, (2600 km). Trong đó, có gần 200km đường sắt khổ 1435 ở phía Bắc nối với nước tàu. Tuyến đường sắt Bắc Nam là tuyến dài chiếm đáng kể trong tổng chiều dài đường sắt cả nước, nhưng đồng thời cũng là tuyến độc đạo 1 đường ray. Tôi cho rằng ngành đường sắt đã tổ chức khai thác rất tốt tuyến này và khó có thể tăng hiệu quả khai thác cao hơn nữa.

            2. Khổ đường sắt hẹp thông dụng ở Nhật là 1067mm, theo như cách viết trên, nghĩa là chỉ có chênh nhanh 6,7cm. Nhưng các bác này nghĩ đơn giản quá, chênh nhau 1mm thôi cũng đã phải điều chỉnh hoàn toàn dây chuyền chế tạo cũng như hàng loạt tiêu chuẩn kỹ thuật khác. Làm kỹ thuật không thể áng chừng đại khái thế được. Việc tự tạo một qui trình riêng tạo ra quá nhiều khó khăn và không thích hợp với sự phát triển chung, đặc biệt là khi trình độ kỹ thuật của nước mình chưa thể làm được.

            3. Khổ đường 1435 rõ ràng giúp cho các chuyến tàu được vận hành ổn định hơn, cũng như không gian trên tàu được rộng rãi tiện nghi hơn, khắc phục được các hạn chế của khổ hẹp. Đó là điều không phải bàn cãi nữa. Một điểm quan trọng nữa, chính là với khổ đường rộng lơn cho phép tốc độ khai thác cũng tăng lên rất nhiều.

            4. Không nên đi lại sai lầm của người Nhật trong việc sử dụng khổ đường hẹp. Sử dụng khổ đường 1435mm cho phép nhiều loại tàu ở các nước tiên tiến khác nhau có thể cùng khai thách ở Việt Nam, nghĩa là tạo ra môi trường đầu tư cạnh tranh hơn.

            Tóm lại, có thể nói đường sắt Việt Nam là còn non trẻ về trình độ phát triển kỹ thuật với tổng chiều dài đường sắt là rất nhỏ so với nhu cầu. Việc chuyển hẳn sang khổ đường sắt 1435mm là rất hợp lý, trong khi tuyến cũ 1000mm cũng có thể tiếp tục khai thác. Vì vậy câu hỏi và cách đặt vấn đề như ở bài viết trên là rất ngây ngô, mang nhiều cảm tính và làm hạn chế rất nhiều tác dụng của bài viết. Tiếc quá.

            Ghi chú


            • #96
              Ðề: đường sắt cao tốc (HSR)

              Nguyên văn bởi tnlinh View Post
              "..Anh bạn cựu sinh viên Học viện Công nghệ Á Châu (AIT) khi đọc về công nghệ Mini Shinkansen ở Nhật Bản áp dụng cho khổ tàu 1m, thấy rất thú vị và tự đặt câu hỏi: "tại sao bộ phận chấp bút dự án không xem xét, đánh giá phương án này"?. Tuyến đường sắt hiện tại Hà Nội - TP.HCM khổ 1m, nếu tập trung đầu tư nâng cấp cải tạo bằng các kỹ thuật mới của Nhật thì hoàn toàn có thể nâng cao tốc độ chạy tàu gấp đôi (từ 60km/h lên 120km/h trung bình). Bên Nhật cũng chỉ có hơn 1000km đường Shinkanshen dùng rails khổ tiêu chuẩn 1m43, còn lại là hơn 20.000km đường rails 1067mm (lớn hơn VN 6.7cm, không đáng kể) và họ cũng đã nghiên cứu chạy shinkanshen trên khổ rails này thành công. Các lớp tàu cao tốc này gọi là Minishinkanshen, tốc độ tối đa có thể lên 240km/h, còn tốc độ hành trình khoảng 130km/h vì các tuyến này xây dựng từ lâu nên giao cắt với nhiều đường ngang và khu dân cư (tình trạng tương tự như Việt Nam)..."

              Ngay trong đoạn đầu của bài viết, tác giả đã đưa ra câu hỏi gián tiếp bằng cách trích câu chuyện về anh bạn cùng học ở AIT. Nhưng quá tiếc là câu hỏi này quá ngây ngô và thậm chí thiếu tích cực. Xin lý giải như sau:

              1. Đường sắt Việt Nam hiện tại sử dụng khổ đường 1000mm và 1435mm. Mặc dù khổ đường này được áp dụng cho mọi tuyến, nhưng số km đường sắt ở VN hiện vẫn là quá ít so với diện tích lãnh thổ và dân số, (2600 km). Trong đó, có gần 200km đường sắt khổ 1435 ở phía Bắc nối với nước tàu. Tuyến đường sắt Bắc Nam là tuyến dài chiếm đáng kể trong tổng chiều dài đường sắt cả nước, nhưng đồng thời cũng là tuyến độc đạo 1 đường ray. Tôi cho rằng ngành đường sắt đã tổ chức khai thác rất tốt tuyến này và khó có thể tăng hiệu quả khai thác cao hơn nữa.

              2. Khổ đường sắt hẹp thông dụng ở Nhật là 1067mm, theo như cách viết trên, nghĩa là chỉ có chênh nhanh 6,7cm. Nhưng các bác này nghĩ đơn giản quá, chênh nhau 1mm thôi cũng đã phải điều chỉnh hoàn toàn dây chuyền chế tạo cũng như hàng loạt tiêu chuẩn kỹ thuật khác. Làm kỹ thuật không thể áng chừng đại khái thế được. Việc tự tạo một qui trình riêng tạo ra quá nhiều khó khăn và không thích hợp với sự phát triển chung, đặc biệt là khi trình độ kỹ thuật của nước mình chưa thể làm được.

              3. Khổ đường 1435 rõ ràng giúp cho các chuyến tàu được vận hành ổn định hơn, cũng như không gian trên tàu được rộng rãi tiện nghi hơn, khắc phục được các hạn chế của khổ hẹp. Đó là điều không phải bàn cãi nữa. Một điểm quan trọng nữa, chính là với khổ đường rộng lơn cho phép tốc độ khai thác cũng tăng lên rất nhiều.

              4. Không nên đi lại sai lầm của người Nhật trong việc sử dụng khổ đường hẹp. Sử dụng khổ đường 1435mm cho phép nhiều loại tàu ở các nước tiên tiến khác nhau có thể cùng khai thách ở Việt Nam, nghĩa là tạo ra môi trường đầu tư cạnh tranh hơn.

              Tóm lại, có thể nói đường sắt Việt Nam là còn non trẻ về trình độ phát triển kỹ thuật với tổng chiều dài đường sắt là rất nhỏ so với nhu cầu. Việc chuyển hẳn sang khổ đường sắt 1435mm là rất hợp lý, trong khi tuyến cũ 1000mm cũng có thể tiếp tục khai thác. Vì vậy câu hỏi và cách đặt vấn đề như ở bài viết trên là rất ngây ngô, mang nhiều cảm tính và làm hạn chế rất nhiều tác dụng của bài viết. Tiếc quá.
              Anh tnlinh bắt đầu đi sâu vào kỷ thuật đường, sắt cao tốc tại Đức. Thời gian nầy kịp lúc
              Còn có bạn nào đang tu nghiêp tại Nhật, Pháp, Hàn ... có kỷ thuật nầy xem dần thêm là vừa lúc. (Tôi có nghe kể vài người)
              Công trình dài hạn, tuy tốn kém rất cao. Nhưng nếu VN ứng trước 40% vốn thì phải giử được khỏang 40% công việc cho các KSVN có khả năng cao chứ ? Chưa kể là môt số vật liệu thép có thể cung cấp bằng hàng nội (phải có đủ quality theo TC đòi hỏi). Lương Hướng cao vưng chổ làm ít nhất 10 năm.

              ACE trong Diển đàng có ai chuyên môn về môn nầy không ? Chuẩn bị là vừa.

              Ghi chú


              • #97
                Ðề: đường sắt cao tốc (HSR)

                Nguyên văn bởi trung ha
                Có thể sử dụng cho bên " công " chứ khôg dùng cho bên " thủ "
                Lại còn thế cơ đấy
                Endeavor Team- Professionalism makes difference
                Email: aiscdesigner@gmail.com

                Ghi chú


                • #98
                  Ðề: đường sắt cao tốc (HSR)

                  Khi xem thông tin trên báo chí và trên mạng nghiêm túc, hình như thấy rằng:

                  - trong lý luận về phát triển số khách đi tầu từ tàu chậm kiểu Việt nam chuyển lên đi tầu cao tốc kiểu Nhật bản hình như đã kể đến cả các bà con nông dân đi bán rau cùng với người có tiền đang đi nghỉ mát. Có lẽ cần xem lại các con số này
                  GS.TS. Nguyễn Viết Trung - Trường ĐHGTVT Hà Nội
                  ĐT: 0913 555 194

                  Ghi chú


                  • #99
                    Ðề: đường sắt cao tốc (HSR)

                    Sáng kiến: các bác nào phản đối dự án đường sắt cao tốc thì nên đăng ký tập trung lại. Tất cả sẽ được gửi sang nước Nhật đi thử tàu cao tốc, loại nhanh như máy bay ấy, rồi sau đó các bác về chúng ta cùng bàn lại, chứ các bác chưa đi chưa biết thì nói cũng bằng thừa. Ghi chú quan trọng: đi thử không mất tiền, có quà lưu niệm (ví dụ: tài liệu về hướng dẫn sử dụng tàu điện cao tốc,...).

                    http://vietnamnet.vn/chinhtri/201006...ao-toc-913657/

                    Ghi chú


                    • Ðề: đường sắt cao tốc (HSR)

                      Hỏi các bác giỏi phân tích:

                      "Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên nói, Quốc hội đã yêu cầu chủ đầu tư cung cấp thêm thông tin về đường sắt cao tốc Bắc - Nam. Ít nhất là phải chia thành 4 dự án: đường, tàu, đền bù giải phóng tái định cư và xây các nhà ga."

                      Các "dự án" được phân loại như trên thực sự là dự án? Hay thực chất chỉ là các hạng mục của một công trình (một dự án). Tất nhiên, tôi hiểu là một dự án lớn có thể chia thành nhiều dự án nhỏ.

                      Nếu tôi làm phần đường (DỰ ÁN ĐƯỜNG), rồi sau đó kẹt tiền thì sao nhỉ? Như vậy chỉ để thấy rằng, bản chất là không đổi, chỉ là cách nói hay cách thể hiện khác nhau mà thôi.

                      Ghi chú


                      • Ðề: đường sắt cao tốc (HSR)

                        Tôi ủng hộ đóng topic này lại đi thôi, kẻo nhiều anh em lại phân tâm trong công việc riêng của mình. Chúng ta bàn bàn cãi cái, cuối cùng thấy có khác gì mấy ông thày bói mù xem voi, ông sở cái tai, ông cầm cái đuôi rồi cứ thế mà phán con voi nó rộng nó dài thế thế . Sorry các bác, dạo này nóng nực quá mà lại mất điện nên em đùa tí cho nó đỡ căng thẳng. Các bác ạ, tôi nghĩ nên cứ chính danh mà sống, mình là kỹ sư, là dân kỹ thuật, thì bàn mấy chuyện kinh tế chính trị này thì có khác gì mấy ông kia.
                        Nghiêm túc thì tôi thấy có 3 điều thế này:
                        1, Việt Nam còn cần phát triển cơ sở hạ tầng, cầu đường hay không? Trả lời là còn, rất cần. Hỏi, làm đường sắt cao tốc có giúp ích được trong vấn đề giao thông ko, trả lời rất có ích.
                        2, Ta đang ko có tiền, tiết kiệm mà làm đường sắt cao tốc thì không được, vậy phải đi vay. Giờ cả thế giới có mấy bên cho việt nam vay, trả lời, chỉ có Nhật, Hàn, Pháp, Worldbank.... Thế không vay ODA Nhật thì nên vay ai...Trả lời là chịu. Sau ODA - Nhật thì chỉ thấy có Pháp đánh tiếng là cho vay để làm và dùng công nghệ TGV của Pháp. Mà 2 bên này cũng một ruột như nhau, chả ai cho không ai cái gì, thế nên vay Nhật có lẽ vẫn hơn.
                        3, Đã là đồng tiền đi vay, thì dân chúng ta trả nợ, vậy các bác cứ phát huy hết khả năng đóng góp đi. Mài dao mài kéo thật sắc, làm cho thật tiết kiệm, đảm bảo chất lượng, tự lấy đó là cơ hội để tiếp cận nghiên cứu, học hỏi thêm. Rồi tham gia vào quản lý, đừng để thất thoát, nước mình còn nghèo, nhưng lại nghèo nhất ở tinh thần đoàn kết, dám làm. Cứ công tâm mà làm vì dân vì nước thì chả ai nói được gì. Đâu có chuyện tham gia vào dự án thì được nhiều "xèng" nhưng hơi bị "buồn".
                        Tôi thấy các bác cứ bàn tán, chả biết tiến hay lùi, cũng chả đưa ra quyết sách gì hay hơn cả, rồi mấy hồi QL1 tắc nghẽn lại thì lại kêu ầm kêu ĩ lên.
                        Còn nhớ tinh thần Hưng Đạo Vương ngày xưa mong anh em binh sĩ người nào cũng tài giỏi, giết giặc lập công. Giờ tôi chỉ mong thanh niên việt nam ai cũng tiếng anh tiếng pháp thật pro, tin học, tài chính thật giỏi, mạnh khỏe về thể chất, vững vàng về tinh thần thì chả sợ gì chuyện vay nợ. Có ai làm giàu mà không đi vay, không sử dụng công cụ tài chính đâu?
                        Cái dự án đó chả ai dám nói nó tốt 10 phần, dở 10 phần, mà cũng chả có cái dự án nào không 5 này 5 kia. Nếu ta phát huy được cái tốt, hạn chế được cái nhược, thì mới thật là may mắn cho đất nước.
                        Cơ hội đến, không nắm lấy rồi cứ ngồi mà hối tiếc!
                        Last edited by ngayxuan; 03-06-2010, 01:34 PM.

                        Ghi chú


                        • Ðề: đường sắt cao tốc (HSR)

                          Nguyên văn bởi ngayxuan View Post
                          1, Việt Nam còn cần phát triển cơ sở hạ tầng, cầu đường hay không? Trả lời là còn, rất cần. Hỏi, làm đường sắt cao tốc có giúp ích được trong vấn đề giao thông ko, trả lời rất có ích.
                          Nếu không làm được sắt cao tốc, nhưng vẫn mở rộng và hiện đại hóa đường sắt có ích hay không? Trả lời: có ích.

                          Vậy hai phương án trên, cái nào có ích hơn cái nào trong điều kiện ở Việt Nam? Cái "rất có ích" của bác hay cái "có ích" của tôi?

                          Tôi không biết gì mấy về ngành đường sắt. Nhưng nếu ông Trần Đình Bá đúng với các con số được viết trong bài "Đường sắt cao tốc, ý tưởng của những người thích đùa". Thì chỉ lấy ra một số liệu, chúng ta thấy là: chi phí đầu tư đường sắt cao tốc nhiều gấp 10 lần đường sắt thường khổ 1435 điện khí hóa theo cùng chiều dài.

                          Nào thì đá qua một chút về lợi nhuận giữa các phương án. Lấy tổng công ty đường sắt Đức làm ví dụ.

                          Lợi nhuận năm 2006 (trích trong http://de.wikipedia.org/wiki/Deutsche_Bahn)

                          Nhóm công ty 2005 2006
                          DB Fernverkehr 50 Mio. € 124 Mio. €
                          Đường sắt vùng 554 Mio. € 690 Mio. €
                          Đường sắt thành phố 115 Mio. € 154 Mio. €
                          Railion 12 Mio. € 226 Mio. €
                          Đường sắt Schenken 257 Mio. € 367 Mio. €
                          DB Netz 17 Mio. € 100 Mio. €
                          Ga hành khách 136 Mio. € 136 Mio. €
                          Dịch vụ đường sắt 128 Mio. € 31 Mio. €
                          Khác 468 Mio. €

                          Lưu ý là cái nhóm Fernverkehr (đường sắt chạy tuyến dài) không hẳn là đường sắt cao tốc, nhưng nó có chạy với tốc độ cao. Trung bình từ 100km/h đến 200km/h. Có một đoạn ngắn chạy cao hơn. Cả nước Đức chỉ có 600km đường sắt cao tốc. Một điểm cần chú ý nữa là mọi loại tàu chậm nhanh ở Đức đều chạy trên cùng một đường ray khổ 1435 !!!

                          Giờ nhìn qua con số lợi nhuận. Bảng trên cho thấy lợi nhuận từ đường sắt vùng là cao nhất. (Đường sắt vùng - Region Bahn - là đường sắt nối giữa các thành phố lân cận nhau, chạy tốc độ chậm, khoảng 60km/h, dừng ở nhiều ga). Tiếp đến là giao thông đường sắt trong khối Schenken, gồm nhiều nước trong châu Âu. Thứ ba là giao thông trong thành phố (đường sắt, không kể Bus..). Nó vẫn là các tàu chạy điện khổ 1435, gọi là S-Bahn, điển hình như ở Berlin và Frankfurt, Stuttgart, München,...

                          Cái gọi là đường sắt cao tốc với 600km chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong nhóm lợi nhuận nhỏ (Fernverkehr), là đường sắt đường dài.

                          Với cùng một diện tích lãnh thổ, cùng dân số, nhưng hệ thống giao thông của nước Đức hơn chúng ta về mọi mặt, từ đường bộ, đường sắt, đường hàng không, và cả đường thủy. Nhưng họ không đầu tư vào đường sắt cao tốc nhiều, chắc họ sai lầm lắm đây???

                          2. Nhật:
                          Về tiền nong, không phải bàn cãi nữa, giờ chỉ nói về khía cạnh kỹ thuật. Câu hỏi là, tại sao Nhật lại cho ta vay tiền để (ép) ta làm đường sắt cao tốc?
                          - Nhật đầu tư công nghệ làm đường sắt cao tốc. Nên làm ở nhà 1 đoạn, bán công nghệ được càng nhiều thì mới có lợi. Họ chưa chắc đã bán cho ta, vì ta có lẽ còn chưa đủ tầm để nhận biết được hết. Do đó, họ cho ta vay tiền để áp dụng công nghệ của họ, họ đảm nhiệm mọi thứ, gọi là ăn toàn tập, cũng là một kiểu sinh lợi.
                          - Hệ thống đường sắt của Nhật hầu hết sử dụng khổ nhỏ, 1067, còn lại là đường sắt cao tốc khổ lớn. Nếu ta có muốn làm khổ lớn đường sắt thường, họ chẳng có gì để bán cho ta cả. Đường sắt cao tốc khổ nhỏ không đủ thuyết phục vì tính an toàn, đường sắt cao tốc khổ lớn mang đến nhiều cái nhất, nên họ "đề nghị" mình làm. Thế thôi.

                          3. Kỹ sư xây dựng cũng là một nghề, và nghề nào thì cũng cần có việc để làm, để sống. Lẽ dĩ nhiên, khi dự án được duyệt thì cũng nên lao vào mà làm nếu có cơ hội, khi đó, việc đóng góp sức của mình cũng là một cách giúp cho đất nước tốt hơn. Người kỹ sư chỉ là người làm chi tiết, cụ thể. Nhưng nếu người đưa ra đề bài đã được chọn lọc hợp lý, và vừa sức thì sẽ mang lại lợi ích về mọi mặt. Đó mới là người ra đề giỏi và chúng ta cần người như vậy, chứ không chỉ cần việc làm.

                          Ghi chú


                          • Ðề: đường sắt cao tốc (HSR)

                            Một bài viết hay, câu chuyện câu chuyện cổ "Bộ quần áo mới của Hoàng đế" của nhà văn Andersen rất có ý nghĩa.

                            http://www.tuanvietnam.net/2010-06-0...-luong-the-che

                            Ghi chú


                            • Ðề: đường sắt cao tốc (HSR)

                              Hay quá, có 3 vấn đề
                              1, Bài toán so sánh giữa đường sắt cao tốc và hiện đại hóa đường sắt hiện tại. Có ai bảo làm đường sắt cao tốc thì ko cần hiện đại hóa đường sắt hiện tại đâu. Cho dù có hiện đại hóa thế nào, điện khí hóa thế nào chăng nữa, thì cũng tăng được gấp đôi năng lực là cùng. (Xin lỗi trước là con số cảm tính, không chính xác, nhưng với cái đường sắt này mà bảo chạy bắc nam 10h thì em xin nghỉ ở nhà cho khỏe, đừng bao giờ bước chân lên tàu). Nhật cho vay tiền làm cao tốc, chứ có cho vay để hiện đại hóa đâu, cái này có người nói rồi, hiện đại hóa thì tự bỏ tiền hay kiếm nguồn khác. Trong bối cảnh hiện nay em đoán chắc là giấc mơ đó còn viển vông hơn ạ. Rồi thì các bác thấy đấy, làm cái mới còn may ra.....
                              2. Mọi so sánh đều là khập khiễn, không thể lôi Đức Mỹ Nhật mà áp vào vn được. Mình cần gì, cơ hội gì đến với mình, mình có nắm lấy hay không, vậy thôi. Người có quyền quyết không phải là chúng ta đúng không nào. Tôi chỉ thấy anh em nhiều người tỏ ra bức bối, tôi sợ anh em lại ảnh hưởng đến công việc, tâm lý riêng nên mới viết thế. Nhất là những bức bối đó có khi không thực sự do mình khách quan nhìn nhận ra được, mà cứ nghe đài địch....
                              3. Cái bài báo về ông vua ở tr...đó khá khiên cưỡng trong sự vụ này. Nhưng đó cũng là điều tôi chia sẻ, anh em làm xây dựng công trình, phải có tâm trong sáng, phải công tâm, phải có sức phản kháng lại tệ nạn, đừng a dua theo.
                              Cao tốc đường sắt, 10 năm nữa may ra mới nên hình hài lờ mờ, nhưng không nghĩ tới từ bây giờ, không đặt cục gạch cho nó, thì chả bao giờ sung nó rụng cả.
                              Tự nhiên hôm nay tôi thấy vui vui, chắc do thời tiết Hà Nội mát mẻ, các bác thông cảm.

                              Ghi chú


                              • Ðề: đường sắt cao tốc (HSR)

                                Chạy Bắc Nam 10h, bác không thích thì cứ nghỉ ở nhà. Nhưng rất nhiều bà con nông dân lại được đi lại đấy. Bác có nghĩ đến điều đó không? Ở nước ta, có nhiều người còn không đủ tiền để ra miền Bắc gặp lại người thân khi bị li tán, mà đành sống biệt tăm nhiều chục năm...

                                Chuyện kết quả duyệt dự án như thế nào thì ai cũng đoán được cả. Bởi ở mình, khi thông tin đã được đưa ra công chúng, thì lúc đó đã là quá muộn để thay đổi. Bác nói đúng một điểm: anh em hãy cứ yên tâm làm việc và yêu nghề.

                                Ghi chú

                                Working...
                                X