Ðề: Bàn về vấn đề sử dụng vách cứng trong nhà cao tầng
Thấy các bạn bàn tán sôi nổi quá, mình cũng tham góp tý ty kinh nghiệm bản thân thui, mình là người làm thực tế nhiều hơn và không có nhiều điều kiện đi sâu vào lý thuyết.
Việc sử dụng vách cứng hợp lý trong nhà cao tầng thực sự rất quan trọng, vì thực tế nhiều khi do yêu cầu công năng, mục đích khai thác sử dụng và điều kiện mặt bằng mà kỹ sư kết cấu không thể quyết định được nhiều đến lựa chọn giải pháp mặt bằng. Trong thiết kế, mình luôn luôn ưu tiên giải pháp khung, sàn BTCT chịu lực trước, sau đó mới sử dụng giải pháp vách trong trường hợp cần thiệt Thực tế thì mình đã gặp một số trường hợp lúc ấy mới thấy thật cần vách trong quá trình sử lý kết cấu:
1.Nhà 23 tầng, mặt bằng phức tạp, góc cạnh 02 khối và nhỏ (dưới 1000m2), các vách thang máy bị đẩy ra phía các góc hoặc biên nhà. Dao động riêng rất lớn nhạy biến dạng và xoắn lớn khi chịu tác dụng của tải trọng ngang. Lựa chọn tiết tiện cột, vách thang thế nào cũng không đạt. Do không thay đổi được vị trí các thang máy, sau đã quyết định bổ sung hẳn các vách từ cột đến cột (trùng với tường biên) không làm ảnh hưởng đến kiến trúc ở các góc đối diện để tăng cứng và kháng xoắn.
2. Hiện nay ở Hà Nội bắt đầu có các nhà có chiều rộng 4-6m, dài vài chục mét là bình thường. XPXD thường được quanh 28m chiều cao. Như vậy chủ đầu tư sẽ thường quyết định xây 8-10 tầng nổi, 01 tầng bán chìm. Với các nhà này kiến trúc yêu cầu không gian mở và linh hoạt về bố trí nội thất và tường ngăn, các cột sẽ phải dẹt (trừ các cột biên góc) và cũng sẽ chỉ dùng 01 thang máy. Nếu theo tính toán lý thuyết thì thường sẽ mất ổn định về biến dạng việc chia nhỏ lưới cột cũng không giải quết được, nhất là nhà chỉ 01 khung ngang rộng 4-6m và cao gần 30m. Việc sử dụng một các khéo léo kết cấu vách tại các công trình này mới giải quyết được vấn đề.
Thấy các bạn bàn tán sôi nổi quá, mình cũng tham góp tý ty kinh nghiệm bản thân thui, mình là người làm thực tế nhiều hơn và không có nhiều điều kiện đi sâu vào lý thuyết.
Việc sử dụng vách cứng hợp lý trong nhà cao tầng thực sự rất quan trọng, vì thực tế nhiều khi do yêu cầu công năng, mục đích khai thác sử dụng và điều kiện mặt bằng mà kỹ sư kết cấu không thể quyết định được nhiều đến lựa chọn giải pháp mặt bằng. Trong thiết kế, mình luôn luôn ưu tiên giải pháp khung, sàn BTCT chịu lực trước, sau đó mới sử dụng giải pháp vách trong trường hợp cần thiệt Thực tế thì mình đã gặp một số trường hợp lúc ấy mới thấy thật cần vách trong quá trình sử lý kết cấu:
1.Nhà 23 tầng, mặt bằng phức tạp, góc cạnh 02 khối và nhỏ (dưới 1000m2), các vách thang máy bị đẩy ra phía các góc hoặc biên nhà. Dao động riêng rất lớn nhạy biến dạng và xoắn lớn khi chịu tác dụng của tải trọng ngang. Lựa chọn tiết tiện cột, vách thang thế nào cũng không đạt. Do không thay đổi được vị trí các thang máy, sau đã quyết định bổ sung hẳn các vách từ cột đến cột (trùng với tường biên) không làm ảnh hưởng đến kiến trúc ở các góc đối diện để tăng cứng và kháng xoắn.
2. Hiện nay ở Hà Nội bắt đầu có các nhà có chiều rộng 4-6m, dài vài chục mét là bình thường. XPXD thường được quanh 28m chiều cao. Như vậy chủ đầu tư sẽ thường quyết định xây 8-10 tầng nổi, 01 tầng bán chìm. Với các nhà này kiến trúc yêu cầu không gian mở và linh hoạt về bố trí nội thất và tường ngăn, các cột sẽ phải dẹt (trừ các cột biên góc) và cũng sẽ chỉ dùng 01 thang máy. Nếu theo tính toán lý thuyết thì thường sẽ mất ổn định về biến dạng việc chia nhỏ lưới cột cũng không giải quết được, nhất là nhà chỉ 01 khung ngang rộng 4-6m và cao gần 30m. Việc sử dụng một các khéo léo kết cấu vách tại các công trình này mới giải quyết được vấn đề.
Ghi chú