QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Bàn về vấn đề sử dụng vách cứng trong nhà cao tầng

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Ðề: Bàn về vấn đề sử dụng vách cứng trong nhà cao tầng

    Thấy các bạn bàn tán sôi nổi quá, mình cũng tham góp tý ty kinh nghiệm bản thân thui, mình là người làm thực tế nhiều hơn và không có nhiều điều kiện đi sâu vào lý thuyết.
    Việc sử dụng vách cứng hợp lý trong nhà cao tầng thực sự rất quan trọng, vì thực tế nhiều khi do yêu cầu công năng, mục đích khai thác sử dụng và điều kiện mặt bằng mà kỹ sư kết cấu không thể quyết định được nhiều đến lựa chọn giải pháp mặt bằng. Trong thiết kế, mình luôn luôn ưu tiên giải pháp khung, sàn BTCT chịu lực trước, sau đó mới sử dụng giải pháp vách trong trường hợp cần thiệt Thực tế thì mình đã gặp một số trường hợp lúc ấy mới thấy thật cần vách trong quá trình sử lý kết cấu:

    1.Nhà 23 tầng, mặt bằng phức tạp, góc cạnh 02 khối và nhỏ (dưới 1000m2), các vách thang máy bị đẩy ra phía các góc hoặc biên nhà. Dao động riêng rất lớn nhạy biến dạng và xoắn lớn khi chịu tác dụng của tải trọng ngang. Lựa chọn tiết tiện cột, vách thang thế nào cũng không đạt. Do không thay đổi được vị trí các thang máy, sau đã quyết định bổ sung hẳn các vách từ cột đến cột (trùng với tường biên) không làm ảnh hưởng đến kiến trúc ở các góc đối diện để tăng cứng và kháng xoắn.
    2. Hiện nay ở Hà Nội bắt đầu có các nhà có chiều rộng 4-6m, dài vài chục mét là bình thường. XPXD thường được quanh 28m chiều cao. Như vậy chủ đầu tư sẽ thường quyết định xây 8-10 tầng nổi, 01 tầng bán chìm. Với các nhà này kiến trúc yêu cầu không gian mở và linh hoạt về bố trí nội thất và tường ngăn, các cột sẽ phải dẹt (trừ các cột biên góc) và cũng sẽ chỉ dùng 01 thang máy. Nếu theo tính toán lý thuyết thì thường sẽ mất ổn định về biến dạng việc chia nhỏ lưới cột cũng không giải quết được, nhất là nhà chỉ 01 khung ngang rộng 4-6m và cao gần 30m. Việc sử dụng một các khéo léo kết cấu vách tại các công trình này mới giải quyết được vấn đề.
    Last edited by baobin; 29-12-2007, 03:18 AM.
    Right First Time For EveryTime

    Ghi chú


    • #17
      Ðề: Bàn về vấn đề sử dụng vách cứng trong nhà cao tầng

      Nguyên văn bởi baobin
      Thấy các bạn bàn tán sôi nổi quá, mình cũng tham góp tý ty kinh nghiệm bản thân thui, mình là người làm thực tế nhiều hơn và không có nhiều điều kiện đi sâu vào lý thuyết.
      Việc sử dụng vách cứng hợp lý trong nhà cao tầng thực sự rất quan trọng, vì thực tế nhiều khi do yêu cầu công năng, mục đích khai thác sử dụng và điều kiện mặt bằng mà kỹ sư kết cấu không thể quyết định được nhiều đến lựa chọn giải pháp mặt bằng. Trong thiết kế, mình luôn luôn ưu tiên giải pháp khung, sàn BTCT chịu lực trước, sau đó mới sử dụng giải pháp vách trong trường hợp cần thiệt Thực tế thì mình đã gặp một số trường hợp lúc ấy mới thấy thật cần vách trong quá trình sử lý kết cấu:

      1.Nhà 23 tầng, mặt bằng phức tạp, góc cạnh 02 khối và nhỏ (dưới 1000m2), các vách thang máy bị đẩy ra phía các góc hoặc biên nhà. Dao động riêng rất lớn nhạy biến dạng và xoắn lớn khi chịu tác dụng của tải trọng ngang. Lựa chọn tiết tiện cột, vách thang thế nào cũng không đạt. Do không thay đổi được vị trí các thang máy, sau đã quyết định bổ sung hẳn các vách từ cột đến cột (trùng với tường biên) không làm ảnh hưởng đến kiến trúc ở các góc đối diện để tăng cứng và kháng xoắn.
      2. Hiện nay ở Hà Nội bắt đầu có các nhà có chiều rộng 4-6m, dài vài chục mét là bình thường. XPXD thường được quanh 28m chiều cao. Như vậy chủ đầu tư sẽ thường quyết định xây 8-10 tầng nổi, 01 tầng bán chìm. Với các nhà này kiến trúc yêu cầu không gian mở và linh hoạt về bố trí nội thất và tường ngăn, các cột sẽ phải dẹt (trừ các cột biên góc) và cũng sẽ chỉ dùng 01 thang máy. Nếu theo tính toán lý thuyết thì thường sẽ mất ổn định về biến dạng việc chia nhỏ lưới cột cũng không giải quết được, nhất là nhà chỉ 01 khung ngang rộng 4-6m và cao gần 30m. Việc sử dụng một các khéo léo kết cấu vách tại các công trình này mới giải quyết được vấn đề.
      Chú nói như vậy em hiểu được đôi chút ,nhưng có phần Em không hiểu hôm đi thực tập ở một công trình nhà 23tầng em thấy người ta thiết kế vách cứng bao quanh cầu thang ngay giữa toà nhà như zdậy nằm trong yếu tố lý luận nào của anh.ngoài ra khả năng chịu các lực như thế nào mấy bác biết gíup em với???thank!!!!
      Ngựa Non Tập Chạy
      Đường Phẳng Hay Biết Mấy

      Ghi chú


      • #18
        Ðề: Bàn về vấn đề sử dụng vách cứng trong nhà cao tầng

        Nguyên văn bởi David Giang
        Chú nói như vậy em hiểu được đôi chút ,nhưng có phần Em không hiểu hôm đi thực tập ở một công trình nhà 23tầng em thấy người ta thiết kế vách cứng bao quanh cầu thang ngay giữa toà nhà như zdậy nằm trong yếu tố lý luận nào của anh.ngoài ra khả năng chịu các lực như thế nào mấy bác biết gíup em với???thank!!!!
        Cái này em nhớ không lầm thì người ta gọi là Lõi Cứng Trung Tâm . Trên Forum cũng nói về cái này nhiều rồi !

        Ghi chú


        • #19
          Ðề: Bàn về vấn đề sử dụng vách cứng trong nhà cao tầng

          Nguyên văn bởi David Giang
          Chú nói như vậy em hiểu được đôi chút ,nhưng có phần Em không hiểu hôm đi thực tập ở một công trình nhà 23tầng em thấy người ta thiết kế vách cứng bao quanh cầu thang ngay giữa toà nhà như zdậy nằm trong yếu tố lý luận nào của anh.ngoài ra khả năng chịu các lực như thế nào mấy bác biết gíup em với???thank!!!!
          Đúng vậy,ngoài khả năng chịu lực cho công trình thì hệ thống ***g thang bộ này còn được gọi là thang thoát hiểm.Ở VN hiện nay vấn đề làm thang thoát hiểm đã được quan tâm khi xây dựng những nhà cao tầng.Gần như đó là yêu cầu bắt buộc.Có một đặc điểm là cầu thang bộ trong lõi này có thể chạy tuột từ bất kì tầng nào xuống ngay dưới đất mà không cần thông qua các tầng dưới và tại mỗi tầng đều có cửa để đóng mở.Chính vì thế khi xảy ra sự cố(Hỏa hoạn ,động đất...)Mọi người có thể chạy vào trong đó đong cửa lại và chạy một mạch xuống đất.
          Vài dòng!
          VINACONEX6
          manvuxd@gmail.com

          Ghi chú


          • #20
            Ðề: Bàn về vấn đề sử dụng vách cứng trong nhà cao tầng

            Nguyên văn bởi henycuong
            Cái này bắt buộc phải có chứ quan tâm gì
            ""Có một đặc điểm là cầu thang bộ trong lõi này có thể chạy tuột từ bất kì tầng nào xuống ngay dưới đất mà không cần thông qua các tầng dưới ""
            cái này bác ko lếch từ trên xuống ah. Bác làm cầu tuột lượn vòng kiểu công viên nước thì đi lẹ hơn
            Bác nói mà chưa tìm hiểu thêm gì cả.
            VINACONEX6
            manvuxd@gmail.com

            Ghi chú


            • #21
              Ðề: Bàn về vấn đề sử dụng vách cứng trong nhà cao tầng

              đọc qua nhiều ý kiến của các bạn ; Tôi thấy vấn đề này có thể đã rõ ràng và không cần bàn đến nữa.
              Việc binh phương án kết cấu nói tóm lại là cần có trình độ về SBVL : CƠ học kết cấu ; VÀ chuyên đề nhà cao tầng ; động lực học công trình ---
              chúc các bạn thành công trogn quá trình nguyên cứu và làm việc
              TÌNH YÊU HẠNH PHÚC VÀ SỰ NGHIỆP THÀNH ĐẠT

              Ghi chú


              • #22
                Ðề: Bàn về vấn đề sử dụng vách cứng trong nhà cao tầng

                Các bạn làm ơn cho mình hỏi: Trong Etabs (Hoặc Sap) có cho biết trị số gia tốc dao động của công trình không. Mình đã thử tìm nhưng không thấy. Cảm ơn các bạn nhiều.

                Ghi chú


                • #23
                  Ðề: Bàn về vấn đề sử dụng vách cứng trong nhà cao tầng

                  Nguyên văn bởi quynhtrang
                  Các bạn làm ơn cho mình hỏi: Trong Etabs (Hoặc Sap) có cho biết trị số gia tốc dao động của công trình không. Mình đã thử tìm nhưng không thấy. Cảm ơn các bạn nhiều.
                  rất tiết etabs không cho ra gia tốc cho mỗi dạng dao động công trình được.Nếu bác muốn tính toán cái này ; thì trogn sách có trình bày cách tính gia tốc đĩnh công trình ; và xem công trình là cây conson để tính. với GIA TỐc đĩnh < gia tốc quy định của quy phạm thì kh6ong cần tính toán cho dạng dao động đó.
                  có thể 1 số phần mền mới sẽ cugn cấp cái này nhưng tôi chưa research nó.
                  TÌNH YÊU HẠNH PHÚC VÀ SỰ NGHIỆP THÀNH ĐẠT

                  Ghi chú


                  • #24
                    Ðề: Bàn về vấn đề sử dụng vách cứng trong nhà cao tầng

                    Nguyên văn bởi ksminh
                    công trình được gọi cứgn quá hay mềm quá phụ thuộc vào nhiều yếu tố khi tính toán ; mặt bằng côntg trình ; quy mô ----
                    nhưng chủ yếu là chuyển vị đĩnh của công trình với modal đầu tiên ( modal cơ bản) rất ít ; có khi chỉ có vài mm ; vì thế để thiết kế phù hợp và tiết kiệm ; cần có kinh nghiệm về vấn đề này ; thiết kế cần chú ý đến gia tốc đĩnh của công trình phỉa phù hợp và gần sát với tiêu chuẩn thì càng tốt ; không nhất thiết phải cố gắng làm cho kết cấu có EJ tươgn đương lớn để có các MODAL theo như mong muốn ; thường người ta sài 0.1n thì không hợp lý lắm;
                    + phương án kết cấu cần chú ý nhiều đến chuyển vị đĩnh ; dạng dao động phù hợp ; liên kết các cấu kiện có bậc siêu tĩnh càng nhiều càng tốt ; và không nhất thiết tăng cườgn tiết diện vách ; cột ; lõi ; dầm ; sàn để đạt mục đích EJ cứgn lên để thoả mã 1 vấn đề kinh nghiệm nào đó không hợp lý ; ví dụ tăng vách lõi ; hay thêm vào vách lõi để cho chu kỳ giảm đến mức 0.1n thì không hợp lý ; mà chúgn ta xét nhiều đều kiện ; chuyển vị ; tầng số ; gia tốc là được
                    + không nên tính toán mô hình kết cấu không có vách lõi ; nhưng khi thể hiện bản vẽ ; 1 số kỷ sư thường không an tâm và thêm vách lõi vào cho an toàn ; thực ra cái này là phản tác dụng và nguy hiểm thêm không chừng
                    + nhưng kết cấu quá mềm ; tức là lúc đó chuyển vị đĩnh quá lớn ; thì coi như thiết kế theo TTGH II không hợp lý ; thì cũng không ok.
                    vậy để có được kết quả và kinh nghiệm binh phương án kết cấu phù hợp là đòi hỏi kỷ sư có trình độ và kinh nghiệm về kêt cấu cao tầng.
                    vài dòng
                    Mình xin góp ý với ksminh
                    - Chuyển vị của công trình khi dao động không có thứ nguyên, vì vậy ksminh nói chỉ có vài mm là không hợp lý (Có thể xem vd trong phụ lục D, TCXD 229:1999).
                    - Công thức T=0.1n được xác định bằng quan trắc các công trình thực tế nên theo mình có độ tin cậy cao. Do kết cấu ( Đặc biệt là kc BTCT) có nhiều giả thiết khi tính toán chưa phù hợp với thực tế nên tính toán có thể sẽ cho kết quả lớn hơn thực tế, cần phải nhân với hệ số giảm (Trong sách đã nói nhiều). Không nên coi thường kinh nghiệm của các ks lớn tuổi hơn mình.
                    - Khi cho thêm vách (Không tính toán) vào công trình thì chắc chắn sẽ an toàn hơn (Vấn đề này trong sách nói sai), vì:
                    . Tổng lực cắt trong 2 trường hợp không đổi (Dĩ nhiên khi có xét tải động đất thì sẽ tăng do khi có vách T sẽ giảm, tuy nhiên cũng không quá lớn).
                    . Khi kc làm việc thực tế (Có vách), thì một phần khá lớn lực cắt sẽ do vách chịu (Cần lưu ý để kiểm tra móng, tuy nhiên ngay cả trong trường hợp không đạt trong tổ hợp có tải ngang thì cũng chẳng làm sao), cho dù lực cắt phân phối cho phần khung các tầng trên có lớn hơn trường hợp thuần khung thì cũng an toàn hơn nhiều vì khi tính toán đã cho khung chịu 100%.
                    - Mình không hiểu tại sao Etabs không cho trị số dao động khi đã cho được chuyển vị ứng với các dạng dđ tức là phải có được phtrình đường biến dạng. Nếu vẫn phải tính tay thì chán quá.

                    Ghi chú


                    • #25
                      Ðề: Bàn về vấn đề sử dụng vách cứng trong nhà cao tầng

                      Nguyên văn bởi quynhtrang
                      Mình xin góp ý với ksminh
                      - Chuyển vị của công trình khi dao động không có thứ nguyên, vì vậy ksminh nói chỉ có vài mm là không hợp lý (Có thể xem vd trong phụ lục D, TCXD 229:1999).
                      - Công thức T=0.1n được xác định bằng quan trắc các công trình thực tế nên theo mình có độ tin cậy cao. Do kết cấu ( Đặc biệt là kc BTCT) có nhiều giả thiết khi tính toán chưa phù hợp với thực tế nên tính toán có thể sẽ cho kết quả lớn hơn thực tế, cần phải nhân với hệ số giảm (Trong sách đã nói nhiều). Không nên coi thường kinh nghiệm của các ks lớn tuổi hơn mình.
                      - Khi cho thêm vách (Không tính toán) vào công trình thì chắc chắn sẽ an toàn hơn (Vấn đề này trong sách nói sai), vì:
                      . Tổng lực cắt trong 2 trường hợp không đổi (Dĩ nhiên khi có xét tải động đất thì sẽ tăng do khi có vách T sẽ giảm, tuy nhiên cũng không quá lớn).
                      . Khi kc làm việc thực tế (Có vách), thì một phần khá lớn lực cắt sẽ do vách chịu (Cần lưu ý để kiểm tra móng, tuy nhiên ngay cả trong trường hợp không đạt trong tổ hợp có tải ngang thì cũng chẳng làm sao), cho dù lực cắt phân phối cho phần khung các tầng trên có lớn hơn trường hợp thuần khung thì cũng an toàn hơn nhiều vì khi tính toán đã cho khung chịu 100%.
                      - Mình không hiểu tại sao Etabs không cho trị số dao động khi đã cho được chuyển vị ứng với các dạng dđ tức là phải có được phtrình đường biến dạng. Nếu vẫn phải tính tay thì chán quá.

                      Cảm ơn bạn đã góp ý . Diễn đàn là nơi trao đổi nên tôi cũng có thể thảo luận với bạn vài dòng :
                      +Chuyển vị của công trình không thứ nguyên thì điều này trogn sách là sai bét . Khi ta học lớp 12 đã có học về dao động đều hòa ; chuyển vị của dao động là biên độ ; vậy biên độ cũng có thể đo bằng đơn vị ; trong etabs hay sáp ; khi bạn thay đổi đơn vị thì giá trị của biên độ dao động cũng thay đổi ; nếu là không thứ nguyên thì nó sẽ không thay đổi rồi .
                      + công thức 0.1n được quan trắc ở nhũng công trình thấp ; ước chừng 15 -17 tầng là hết , mà hiện tại thì 20-35 ---- nhưng nếu công trình nào cũng áp dụng 0.1n thì tính toán gió động có vẽ khỏe re như bò kéo xe ; chẳng suy nghĩ chi cho mệt . Nhưng phí lắm
                      +làm thế nào biết được tính toán có thể lớn hơn thực tế mà giảm hay không giảm ; hệ số giảm tải cho nhà cao tầng đố anh kỷ sư nào giám áp dụng cho dù là hệ số kinh nghiệm 1000 năm
                      +việc thêm vách vào công trình khi xét công trình đó không có vách mà an toàn hơn thì chưa chắc . Kết cấu khung khác kết cấu vách ; khác kết cấu khung kết hợp vách ; và khác kết cấu lõi ------
                      + sư làm việc của các vách lỏi không chỉ đơn giản là chịu lực cắt tầng mà còn nhiều yếu tố ; ảnh hưởng đến sự xoắn ; lệch tâm ; và độ cứng đồng đều hay kh6ong đồng đều trên diện tích mặt bằng ; ví dụ cái nhà đang cân xứng và đủ chịu lực với kết cấu khung ; khi thiết kế buồn buồn nhớ người yêu thêm đại cái vách ở góc tường thì chắc nó xoắn ào ào ; mà tính toán thì đối xứng
                      + trong etabs cho bạn biên độ; chu kỳ thì còn gì mà tính tay ; phương trình đường biến dạng là biên độ ứng với mỗi dạng dao động rồi còn gì ??? các dáng điệu của công trình ứng với mỗi dạng dao động thì là đường biến dạng dao động .
                      TÌNH YÊU HẠNH PHÚC VÀ SỰ NGHIỆP THÀNH ĐẠT

                      Ghi chú


                      • #26
                        Ðề: Bàn về vấn đề sử dụng vách cứng trong nhà cao tầng

                        Nguyên văn bởi quynhtrang
                        - Khi cho thêm vách (Không tính toán) vào công trình thì chắc chắn sẽ an toàn hơn (Vấn đề này trong sách nói sai), vì:
                        . Tổng lực cắt trong 2 trường hợp không đổi (Dĩ nhiên khi có xét tải động đất thì sẽ tăng do khi có vách T sẽ giảm, tuy nhiên cũng không quá lớn).
                        . Khi kc làm việc thực tế (Có vách), thì một phần khá lớn lực cắt sẽ do vách chịu (Cần lưu ý để kiểm tra móng, tuy nhiên ngay cả trong trường hợp không đạt trong tổ hợp có tải ngang thì cũng chẳng làm sao), cho dù lực cắt phân phối cho phần khung các tầng trên có lớn hơn trường hợp thuần khung thì cũng an toàn hơn nhiều vì khi tính toán đã cho khung chịu 100%.
                        + Bác nói thế em nghe không thấy ổn .
                        + VC là cấu kiện ngàm chịu uốn phương đứng , càng lên đỉnh thì biến dạng càng nhanh ( Ngược lại với khung : là biến dạng cắt , càng lên cao thì biến dạng càng chậm ) Khung và VC được sàn liên kết để cùng biến dạng . Vì tác động lẫn nhau , VC phần tầng dưới đảm nhiệm hầu hết lực động đất , khung chịu lực động đất rất nhỏ . Đến các tầng trên : VC chịu Lực cắt âm , khung thì chịu lực cắt tương đối lớn .
                        + Vì vậy , Khi thiết kế theo kết cấu khung , lực cắt tầng phần trên rất nhỏ , bố trí thép cho Dầm và Cột của Khung rất ít . Nếu thêm VC thì lực cắt của Khung phần dưới giảm đi rất nhiều --> có lợi cho việc chống động Đất . Nhưng càng gần các tầng trên thì lực cắt sẽ tăng rất nhanh . Do vậy , Các tầng phía trên vốn thiết kế theo kết cấu khung sẽ không còn an toàn nữa .
                        Tóm lại , Ta nên tính toán theo đúng với sự làm việc thật tế của kết cấu là tối ưu nhất .
                        HAPPY NEW YEAR

                        Ghi chú


                        • #27
                          Ðề: Bàn về vấn đề sử dụng vách cứng trong nhà cao tầng

                          - Thành thật xin lỗi ksminh, vì mình đánh thiếu nên bạn hiểu lầm, trị số mình muốn nói đến là trị số gia tốc dao động của công trình. Hệ số mình nói ko phải hệ số giảm tải mà là giảm chu kỳ T.
                          - Các vấn đề còn lại mình xin ngừng tranh luận. Cảm ơn các bạn.

                          Ghi chú


                          • #28
                            Ðề: Bàn về vấn đề sử dụng vách cứng trong nhà cao tầng

                            Nguyên văn bởi quynhtrang
                            - Thành thật xin lỗi ksminh, vì mình đánh thiếu nên bạn hiểu lầm, trị số mình muốn nói đến là trị số gia tốc dao động của công trình. Hệ số mình nói ko phải hệ số giảm tải mà là giảm chu kỳ T.
                            - Các vấn đề còn lại mình xin ngừng tranh luận. Cảm ơn các bạn.
                            khi đã có biên độ và chu kỳ thì bạn có thể tính toán gia tốc theo công thức trogn sách là được rồi.
                            TÌNH YÊU HẠNH PHÚC VÀ SỰ NGHIỆP THÀNH ĐẠT

                            Ghi chú


                            • #29
                              Ðề: Bàn về vấn đề sử dụng vách cứng trong nhà cao tầng

                              Việc tính vách cho nhà cao tầng hiện nay Viện khoa học công nghệ Bộ Xây dựng đã phối hợp với Viện kỹ thuật xây dựng - Sở xây dựng Hà nội viết phần mềm tính toán riêng biệt (dùng nguồn StadIII). Đây là đề tài nghiên cứu cấp Thành phố.
                              Bác có thể tham khảo.

                              Ghi chú


                              • #30
                                Ðề: Bàn về vấn đề sử dụng vách cứng trong nhà cao tầng

                                Nguyên văn bởi xnosleep
                                Việc tính vách cho nhà cao tầng hiện nay Viện khoa học công nghệ Bộ Xây dựng đã phối hợp với Viện kỹ thuật xây dựng - Sở xây dựng Hà nội viết phần mềm tính toán riêng biệt (dùng nguồn StadIII). Đây là đề tài nghiên cứu cấp Thành phố.
                                Bác có thể tham khảo.
                                nguyên cứu vách cứng hả bác. THực ra cái này cả thế giới người ta tính toán và thết kế ra thép rồi ; có gì nữa đâu mà nguyên cứu ; nguyên cứu nền móng kia kìa để khỏi xụp nhà còn hay hơn là làm những cái người ta biết lâu rồi.
                                TÌNH YÊU HẠNH PHÚC VÀ SỰ NGHIỆP THÀNH ĐẠT

                                Ghi chú

                                Working...
                                X