QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tải trọng gió tác dụng vào cột hay vào dầm

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #61
    Ðề: Tải trọng gió tác dụng vào cột hay vào dầm

    Nguyên văn bởi ksminh
    tùy . nếu là gió tĩnh thì tại tâm hình học , gió động tại tâm khối lượng
    bác Minh ơi sao bác lại phân chia thế được..thế gió Mỹ thì bacác gán vào đâu trong khi nó có mỗi vận tốc gió ..mà gió thì dù nước nào cũng cùng 1 bản chất

    Ghi chú


    • #62
      Ðề: Tải trọng gió tác dụng vào cột hay vào dầm

      Nguyên văn bởi ksminh
      tôi đã trao đổi với 1 anh bạn đã làm gần 20 năm bên mỹ . Ông nói rằng bên mỹ nó tính gió tĩnh cộng gió động vào 1 loại gió . chẳng phân chia như ở VN . Nhưng khai báo gió của nó là bằng áp lực . tức ra trong etabs bác phải dựng wall ở chế độ none . thì nó sẽ tự động áp gió vào .
      CÒn việt nam mình thì phân ra . còn nếu ai thích thì gộp chung cũng chẳng sao . nếu ctrinh có độ cứng trên mặt bằng tương đối đồng đều . thì không thay đổi nhiều
      Thực ra thì ko phải là chung hay riêng bởi bản chất của gió chẳng bao giờ phân chia theo kiểu gió động hay gió tĩnh j cả đâu..cái đường time của gió nó loằng ngoằng như điện tim ấy..người ta căn cứ vào đó vẽ ra 1 đường trung bình(TB), từ đường TB đó xuống dưới là gió tĩnh, còn cái ở trên đường TB là gió động... đấy là do m cho là như thế chứ bản chất gió vấn là vận tốc V, được tính và gán vào ctrinhf bằng 1 mặt phẳng đón gió mà ngay trong tài liệu manual của Etabs chỉ dẫn là làm thế nào rồi...
      - bác bảo là gộp chung ấy..thì cái tải tập trung thì bác bảo gán 2 cái ở 2 vị trí khác nhau thì có vẻ chưa hợp lý lắm vì gió chỉ là 1..gán vào 2 vị trí khác nhau momen tăng lên đáng kể đấy....

      Ghi chú


      • #63
        Ðề: Tải trọng gió tác dụng vào cột hay vào dầm

        Nguyên văn bởi ngoctan_q
        Ý bác Ninh là gán gió vào tâm cứng là sai -> cứng đầu gán vào đó -> anh Ninh pó tay
        ý mình hiểu là bác Ninh đang coi rằng tài liệu do người viết chương trình ra đang quan niệm sai..

        Ghi chú


        • #64
          Ðề: Tải trọng gió tác dụng vào cột hay vào dầm

          Nguyên văn bởi ksminh
          tất cả là tiêu chuẩn quy định . Bác làm theo tiêu chuẩn nào thì phải tuân thủ theo tiêu chuẩn đó . Về mặt bản chất khoa học thì không thể tách ra làm 2 loại gió mà khi gió nó thổi 1 phát thì nó đã kết hợp cả tĩnh lẫn động . cái mà Con người ta tự tách ra làm 2 thành phần để mô phỏng và tính toán thôi bác .
          Ai chẳng biết gió là từ vận tốc . Nhưng tôi nói nôm na là khi gió thổi vào công trình , ctrinh lúc nào cũng có sự dao động tự do của nó . và hiễn nhiên nó gặp sự tác động bên ngoài thì sẽ có sự đáp ứng . việc phân tích động cho công trình khi chịu gió đã bàn cải nhiều rồi .
          nên bác muốn tính kiểu gì cũng xong . vấn đề là bác tính còn thực tế chưa hẳn là như bác đang nghĩ mà nó nằm trong hệ số an toàn .
          Bên mỹ hay các nước tiên tiến . CDT có money nên chấp nhận tạo mô hình thật thu nhỏ và đưa vào phòng thí nghiệm . thì lúc đó sẽ cho bác giá trị thực tế của gió và chỉ duy nhất là 1 loại gió . Nhưng thường nó vẫn nhỏ hơn so với việc tính toán thông thường .
          thế bác cho hỏi tải trọng gió của VIet Nam theo cthuc của VN: W=n.Wo.k.c là tải trọng gió tiêu chuẩn hay là tải trọng gió tính toán

          Ghi chú


          • #65
            Ðề: Tải trọng gió tác dụng vào cột hay vào dầm

            Nguyên văn bởi ksminh
            tải tính toán
            cảm ơn bác...thực sự bác đang nhầm rồi đấy...nếu có cơ hội ra Hn mời bác trầu cafe a e trao đổi...hihi...

            Ghi chú


            • #66
              Ðề: Tải trọng gió tác dụng vào cột hay vào dầm

              Nguyên văn bởi ksminh
              nhầm ah???? nhầm chổ nào chỉ xem
              bác đọc 229 đi..rồi xem bác đang tính ctrinhf bác tồn tại trong tjan bao lâu thì bác biết ngay là bác đang tính gió tiêu chuẩn hay tính toán

              Ghi chú


              • #67
                Ðề: Tải trọng gió tác dụng vào cột hay vào dầm

                Nguyên văn bởi ksminh
                bác nói rõ đi ? chổ nào trong 229 nói là tôi nhầm ?????
                thực sự cái này nói ra thì ko hay lắm vì một số vấn đề nhạy cảm, và nó tồn tại cũng đã được 15 năm rồi, lại là cơ sở tính toán cơ bản...
                Có lẽ khi nào gặp bác riêng a e mình trao đổi..mình cũng là bạn của Tùng làm ở IBST mà đã có dịp nc vs bác rồi
                CÒn về vấn đề topic này thực sự ko muốn tranh cãi nhiều đâu chỉ cơ bản do comment của bác Ninh mà mình vào thôi...chứ bt cũng chỉ đọc để biêtết a e XD mình đang làm thế nào thôi vì chắc chắn mình ko làm nhiều ằng các bác ở ngoài được

                Ghi chú


                • #68
                  Ðề: Tải trọng gió tác dụng vào cột hay vào dầm

                  Nguyên văn bởi ksminh
                  IBST tôi đã làm việc nhiều với mấy bác trong đó . NÓi cái gì cũng dựa vào tiêu chuẩn , trang nào , chổ nào , góc nào . đó là kiểu của IBST . bác làm trong đó mà nói lang bang thế .
                  cái công thức của bác là tải tính toán . Trong tiêu chuẩn không nói đến tải gió tính toán mà nó chỉ nói là tải tiêu chuẩn và n của bác là hệ số tin cậy . có thể hiểu chugn là lực gió tính toán . Bác cứ lơ mơ thế .
                  chính xác IBST luôn nói là có cơ sở, và điều đó nếu bác muốn tôi sẽ nói cho bác ..tuy nhiên khi trao đổi a e mình ra ngoài diễn đàn được chứ, trong này e ko tiện....bác có nick của tôi rồi đó
                  "bác dở mục 6.4.4 và bảng 12 trong tiêu chuẩn việt nam TCVN 2737:1995" kết hợp 1 số suy luận logic sẽ ra ngay cái điều cần biết...

                  Ghi chú


                  • #69
                    Ðề: Tải trọng gió tác dụng vào cột hay vào dầm

                    Chào mọi người,
                    Tôi thấy mọi người tranh luận cái này quá nên chỉ có vài dòng sau:
                    - Với Việt Nam: tính toán gió phân tình 2 phần: tĩnh và động nhưng việc gán gió vào công trình là không giống nhau. Gió tĩnh phải được gán vào tâm hình học và gió động phải được gán vào tâm cứng. Và cũng theo tiêu chuẩn việt nam thì phải tổ hợp nội lực của các loại gió chứ không phải là gộp vào 1 loại. Gió động phụ thuộc chính vào độ cứng của công trình, khối lượng bản thân, gia tốc và tần số riêng của công trình đó. Và nó hoàn toàn non-linear.
                    - ở Mỹ, áp dụng gió theo tiêu chuẩn ASCE 7 thì không phân biệt các thành phần gió vì đã kể đến các thông số đầu vào như đã nói trên nhưng nó là có kể đến cross wind.
                    - Do kiến thức của tôi hạn hẹp nên tôi chưa thấy ai tính toán sự ảnh hưởng của tải trọng gió đến con người cả (human comfort). Nhưng ở chúng tôi, phải tính toán cụ thể là gia tốc đỉnh của tòa nhà có cho chấp nhận hay không? (Theo NBCC, ISO 6879 & ISO 10137). Bản thân của tòa nhà đã có dao động theo 1 gia tốc riêng nhưng khi có gió vào thì nó sẽ làm thay đổi gia tốc đó và có thể làm cho con người có cảm giác đung đưa, khó chịu nếu ta không biết hoặc không tính toán kỹ về nó.
                    - Ngoài ra, với Wind tunnel testing sẽ giúp cho KS thiết kế đúng đắn hơn / tối ưu hóa hơn về gió. Nó thật sự có ý nghĩa với các công trình cao tầng, hình dáng và kích thước phức tạp --> giảm giá thành cho việc thiết kế hệ chịu tải ngang và đặt biệt quan trọng đối với facade engineering --> giảm giá thành toàn bộ công trình. Bạn có thể tham khảo ở công ty CPP (www.cppwind.com).
                    Hy vọng những góp ý của tôi là hữu ích!
                    Phương
                    ARUP

                    Ghi chú


                    • #70
                      Ðề: Tải trọng gió tác dụng vào cột hay vào dầm

                      Nguyên văn bởi phuong.le View Post
                      Chào mọi người,
                      Tôi thấy mọi người tranh luận cái này quá nên chỉ có vài dòng sau:
                      - Với Việt Nam: tính toán gió phân tình 2 phần: tĩnh và động nhưng việc gán gió vào công trình là không giống nhau. Gió tĩnh phải được gán vào tâm hình học và gió động phải được gán vào tâm cứng. Và cũng theo tiêu chuẩn việt nam thì phải tổ hợp nội lực của các loại gió chứ không phải là gộp vào 1 loại. Gió động phụ thuộc chính vào độ cứng của công trình, khối lượng bản thân, gia tốc và tần số riêng của công trình đó. Và nó hoàn toàn non-linear.
                      - ở Mỹ, áp dụng gió theo tiêu chuẩn ASCE 7 thì không phân biệt các thành phần gió vì đã kể đến các thông số đầu vào như đã nói trên nhưng nó là có kể đến cross wind.
                      - Do kiến thức của tôi hạn hẹp nên tôi chưa thấy ai tính toán sự ảnh hưởng của tải trọng gió đến con người cả (human comfort). Nhưng ở chúng tôi, phải tính toán cụ thể là gia tốc đỉnh của tòa nhà có cho chấp nhận hay không? (Theo NBCC, ISO 6879 & ISO 10137). Bản thân của tòa nhà đã có dao động theo 1 gia tốc riêng nhưng khi có gió vào thì nó sẽ làm thay đổi gia tốc đó và có thể làm cho con người có cảm giác đung đưa, khó chịu nếu ta không biết hoặc không tính toán kỹ về nó.
                      - Ngoài ra, với Wind tunnel testing sẽ giúp cho KS thiết kế đúng đắn hơn / tối ưu hóa hơn về gió. Nó thật sự có ý nghĩa với các công trình cao tầng, hình dáng và kích thước phức tạp --> giảm giá thành cho việc thiết kế hệ chịu tải ngang và đặt biệt quan trọng đối với facade engineering --> giảm giá thành toàn bộ công trình. Bạn có thể tham khảo ở công ty CPP (www.cppwind.com).
                      Hy vọng những góp ý của tôi là hữu ích!
                      Phương
                      ARUP
                      Cảm ơn bác đã đóng góp..cái này có thể nói là rất giống với động đất vì đểu phải kiểm gia giới hạn gia tốc đỉnh của công trình..
                      Bên bác nếu làm như thế thì quả thật là quá an tâm...có thể nói là một công ty có trách nhiệm với điều kiện sống bình thường ...
                      Đúng là khi ko biết thì cứ bảo khi mua chung cư lên cao 1 tí cho mát, nhưng đã biết rồi thì e cứ từ tầng 10 trở xuống mà mua thoai...hơn thì thoai

                      Ghi chú


                      • #71
                        Ðề: Tải trọng gió tác dụng vào cột hay vào dầm

                        Nguyên văn bởi vivid_ibs View Post
                        Cảm ơn bác đã đóng góp..cái này có thể nói là rất giống với động đất vì đểu phải kiểm gia giới hạn gia tốc đỉnh của công trình..
                        Bên bác nếu làm như thế thì quả thật là quá an tâm...có thể nói là một công ty có trách nhiệm với điều kiện sống bình thường ...
                        Đúng là khi ko biết thì cứ bảo khi mua chung cư lên cao 1 tí cho mát, nhưng đã biết rồi thì e cứ từ tầng 10 trở xuống mà mua thoai...hơn thì thoai
                        Chào vivid_ibs,
                        Khi tính toán gia tốc và cảm nhận của con người giữa gió và động đất là hoàn toàn khác nhau. Chúng ta chỉ tính toán human comfort cho gió thôi vì nó là tải luôn xuyên xảy ra, nhưng ta có thể tính với đỉnh là 20, 50, hay 100 năm.
                        Còn động đất thì e là khó có thể giải quyết được vì nó thay đổi theo chu kỳ và ngẫu nhiên và tôi chắc chắn với bạn rằng cho dù bạn ở tòa nhà nào trên thế giới này thì bạn cũng cảm nhận được động đất khi nó xảy ra. Vấn đề là nó sẽ qua rất nhanh và chẳng gây tổn hại về vật chất và con người là được rồi.
                        Nếu mua chung cư cao tầng, siêu cao tầng (hahaha, nếu bạn có đủ tiền) nào thì hãy để ý là đơn vị thiết kế là ai và gửi thắc mắc của bạn đến chủ đầu tư.
                        Chúc bạn vui.
                        Phuong

                        Ghi chú


                        • #72
                          Ðề: Tải trọng gió tác dụng vào cột hay vào dầm

                          Nguyên văn bởi phuong.le View Post
                          Chào vivid_ibs,
                          Khi tính toán gia tốc và cảm nhận của con người giữa gió và động đất là hoàn toàn khác nhau. Chúng ta chỉ tính toán human comfort cho gió thôi vì nó là tải luôn xuyên xảy ra, nhưng ta có thể tính với đỉnh là 20, 50, hay 100 năm.
                          Còn động đất thì e là khó có thể giải quyết được vì nó thay đổi theo chu kỳ và ngẫu nhiên và tôi chắc chắn với bạn rằng cho dù bạn ở tòa nhà nào trên thế giới này thì bạn cũng cảm nhận được động đất khi nó xảy ra. Vấn đề là nó sẽ qua rất nhanh và chẳng gây tổn hại về vật chất và con người là được rồi.
                          Nếu mua chung cư cao tầng, siêu cao tầng (hahaha, nếu bạn có đủ tiền) nào thì hãy để ý là đơn vị thiết kế là ai và gửi thắc mắc của bạn đến chủ đầu tư.
                          Chúc bạn vui.
                          Phuong
                          Cám ơn bác!
                          Tôi sẽ gửi đến CĐT một câu hỏi là nếu tôi ở trên tầng cao (>tầng 10) thì mai sau tôi có phải thuê thầy cúng đến ko vì tôi thường xuyên bị chóng mặt...di ở ngoài cả ngày ko sao cứ về đến nhà tôi lại chóng mặt..hình như có tà ma j thì phải..
                          Nói cho vui thôi...chào bacác..rất vui được biết bác
                          Nếu có cơ hội mong bác chỉ giáo thêm

                          Ghi chú


                          • #73
                            Ðề: Tải trọng gió tác dụng vào cột hay vào dầm

                            Nguyên văn bởi lthienkt
                            Em cũng ít làm nên cũng chỉ đọc cho biết. Nhưng bác cho hỏi, như bác nói thì có tổ hợp nào có gió động thổi mà gió tĩnh thì không không nhỉ ?
                            có đấy, dưới địa phủ bạn ah...với chiều cao công trình>40m(chân ctrinh dứoi địa phủ) và phần có chiều cao từ 40m trở lên ủa ctrinfh đó nằm trên mặt đất ..hjhjhjh

                            Ghi chú


                            • #74
                              Ðề: Tải trọng gió tác dụng vào cột hay vào dầm

                              Nguyên văn bởi ksminh
                              cũng chẳng muốn tranh cải gì nữa cho mệt . nhưng bác nói mà tôi thấy lạ và cứ phải lặp đi lặp lại cả trăm lần về chuyện tâm cứng .
                              Gió động mà nhập vào tâm cứng là không đúng .
                              Chào anh ksminh,
                              Nói tâm cứng (ngôn ngữ Etabs) , chứ cần phải hiểu cụ thể là tâm khối lượng của công trình, nơi mà khối lượng 'm' và gia tốc 'a'. Không biết là anh đã bao giờ tính toán bằng tay về tâm này chưa và sự tương tác / ảnh hưởng của nó? Hãy đơn giản (nếu tính bằng tay) sàn là một tấm ngang phẳng truyền lực ngang vào các thành phần đứng và tùy theo độ cứng của từng thành phần mà nó sẽ nhận lực ngang tương ứng.
                              Chúc anh giải quyết được thắc mắc.
                              Phuong
                              ARUP

                              Ghi chú


                              • #75
                                Ðề: Tải trọng gió tác dụng vào cột hay vào dầm

                                Nguyên văn bởi lthienkt
                                Em cũng ít làm nên cũng chỉ đọc cho biết. Nhưng bác cho hỏi, như bác nói thì có tổ hợp nào có gió động thổi mà gió tĩnh thì không không nhỉ ?
                                Chào lthienkt,
                                Theo tcvn thì mới có gió tĩnh và động. Còn các tiêu chuẩn mạnh về gió của thế giới như NBCC của Canada và ASCE 7 thì không phân biệt cụ thể.
                                Hahaha, phải nói rằng phải có tĩnh thì mới có động do đó sẽ không có trường hợp nào như bạn nói đâu.
                                Chúc vui.
                                Phương

                                Ghi chú

                                Working...
                                X