QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

móng cọc.

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Ðề: móng cọc.

    May quá ! em cũng đang làm thiết kế nền móng
    Các bác cho em hỏi : đề bài của em cho tải trọng công trình thì nhỏ, địa chất thì tốt nên tính ra số lượng cọc cũng rất ít
    Khi kiểm toán lực dọc , độ lún... đều đạt nhưng riêng có cái tên " tải trọng ngang" thì không đạt được , TH này để khắc phục chỉ có thể là tăng số cọc thôi , mà tăng khá nhiều. Khi đạt được thì các kiểm toán khác lại quá thừa
    Mai mình bảo vệ rồi , mình không đủ tự tin. Help me
    Khẩn cấp !!!!
    KT : sinh viên bỡ ngỡ , không chút kinh nghiệm

    Ghi chú


    • #32
      Ðề: móng cọc.

      Thấy các bác bàn luận rất sôi nổi và có vẻ như rất am hiểu về móng cọc nên em xin mạo muội hỏi : Có bác nào biết cách tính toán hay có tài liêu hướnh dẫn thiết kế và tính toán CỌC VỮA XIMANG Không? Nếu có thì chỉ cho em với.
      Cám ơn anh em nhiều !

      Ghi chú


      • #33
        Ðề: móng cọc.

        Xin hỏi, tính thép cho đài móng theo 2 phương x, y --> em dùng 2 mặt ngàm I-I & II-II như trên đc ko àh? Em đã thử cắt dải, nhưng ko đc (chỉ đc 1 gối tựa)!
        Attached Files
        hanh03xd

        Ghi chú


        • #34
          Ðề: móng cọc.

          So Sánh về vật liệu (BT & Cốt thép) giữa 2 PA móng cọc ép & Cọc khoan nhồi (cho cug một móng) như thế nào là hợp lý (về tiết diện cọc đã chọn) vậy? Các bác giúp em với! Em cảm ơn trước!
          hanh03xd

          Ghi chú


          • #35
            Ðề: móng cọc.

            Nguyên văn bởi betameo
            Đọc sách tiếng việt vẫn hiểu được. Cuốn khá xưa là Thiết kế móng cọc của TG Lê Đức Thắng.
            Khoảng cách cọc < 3D thì diện tiếp xúc của cọc với đất củng vậy và bằng 4 phía quanh cọc nhưng bản chất làm việc của cọc trong đất đã thay đổi.
            Theo sách: tùy theo địa chất mà cọc khi làm việc theo nhóm sẽ có trường hợp sức chịu tải của nhóm > tổng của các thành phần tham gia ( From Thiết kế móng cọc).
            Tuy nhiên tôi chưa từng thử tải tỉnh cho nhóm cọc nên không áp dụng kiến thức trên.
            anh nói là diện tiếp xúc với đất khi các cọc gần nhau là vẫn vậy sao????
            khi các cọc gần nhau quá nó sẽ tạo ra 1 lực ép chặt đất bên trong các cọc ; Ví dụ 3 cọc gần nhau thì đất ở giữa 3 cọc đó sẽ nén chặt ; diện tiếp xúc các cọc với đất ở giữa không còn ý nghĩ gì nữa.
            nghĩa là f ma xát sẽ giảm ; 3 cái cọc đó biến thành 1 cái cọc lớn có diện tích tiếp xúc với đất để có f ma xát < 3 cái cọ đơn. Nếu cả 1 nhóm cọc với mấy chục cái cọc vào 1 đài cọc thì sẽ gây ra việc ép cọc không xuống vì đất quá chặt.
            nếu không có hiện tượng này sảy ra thì dù đất thay đổi thế nào thì nếu đất đứng yên và cọc có hướgn đi xuống do tải bên trên đè xuống thì các cọ gần nhau vẫn tốt vì Fma sát =N*k với K là hệ số ma sát ; và càng nén thì ma sát càng tăng ; nhưng nén 1 mức nào đó thì đất dính chặt vào cọc ; thì khi chịu tải cọc và đất đều có xu hướgn đi xuống ; như vậy ma sát mất tác dụng.
            vài dòng
            TÌNH YÊU HẠNH PHÚC VÀ SỰ NGHIỆP THÀNH ĐẠT

            Ghi chú


            • #36
              Ðề: móng cọc.

              Nguyên văn bởi X.HanhNg
              So Sánh về vật liệu (BT & Cốt thép) giữa 2 PA móng cọc ép & Cọc khoan nhồi (cho cug một móng) như thế nào là hợp lý (về tiết diện cọc đã chọn) vậy? Các bác giúp em với! Em cảm ơn trước!
              so sánh phươgn án cọ ép và cọc khoan nhồi thì quá trời nhiều thứ để so sánh :
              + vật liệu
              + điều kiện thi công
              +phương pháp thi công
              ----
              nếu so sánh về vật liệu BTCT thì còn phải hỏi nữa sao???
              tính thể tích của các cọc và tính ra khối bê tông ; thép thì tính ra bao nhiêu ký ; cái nào nhiều hơn cái nào thì phí hơn.
              TÌNH YÊU HẠNH PHÚC VÀ SỰ NGHIỆP THÀNH ĐẠT

              Ghi chú


              • #37
                Ðề: móng cọc.

                Nguyên văn bởi ksminh
                so sánh phươgn án cọ ép và cọc khoan nhồi thì quá trời nhiều thứ để so sánh :
                + vật liệu
                + điều kiện thi công
                +phương pháp thi công
                ----
                nếu so sánh về vật liệu BTCT thì còn phải hỏi nữa sao???
                tính thể tích của các cọc và tính ra khối bê tông ; thép thì tính ra bao nhiêu ký ; cái nào nhiều hơn cái nào thì phí hơn.
                Ý em muốn hỏi: Thể tích BT, khối lượng thép giữa 2 PA này "cách nhau" bao nhiêu thì tiết diện mình đã chọn là hợp lý?
                Anh Minh trả lời cho em câu hỏi trước với: Em tính thép cho đài móng như vậy hợp lý chưa? Cảm ơn anh trước!
                hanh03xd

                Ghi chú


                • #38
                  Ðề: móng cọc.

                  Nguyên văn bởi henycuong
                  Cốt thép phương X thì hợp lý. Còn theo phương y mời giáo sư Minh trả lời
                  Theo phương Y em cg thấy sao í, nhưng ko biết làm thế nào! Ko thể cắt dải tính đc!
                  hanh03xd

                  Ghi chú


                  • #39
                    Ðề: móng cọc.

                    Nguyên văn bởi X.HanhNg
                    Theo phương Y em cg thấy sao í, nhưng ko biết làm thế nào! Ko thể cắt dải tính đc!
                    nếu là móng đơn trên nền đất ; khi tính toán theo 2 phương X và Y ; áp lực dưới móng sẽ phần bố theo ứgn suất không gian ; nếu mógn lệch tâm lớn thì có ứgn suất Âm , còn nếu lệch tâm bé thì chủ yếu ứng xuất dương ;
                    Việc tính thép cho cái đài này thì bạn cũng lấy theo từng phương mà tính ; theo phương x nó phân bố theo dạng hìn thang ; theo phương y nó phân bố theo dạng hình chử nhật với giá trị có thể là lấy trugn bình cộng của áp lực móng; tính an toàn cho nó yên tâm; và chẳng cần cắt theo dãy 1 mét chi cho mệt ; để luôn tiết diện với bề rộng bằng móng luôn ; và sau đó sẽ cho lượng thép tổng thể của móng theo phương bạn tính rồi chọn thép. cắn ra rắc rối ; lở có cái mógn nào 900x900 thì cắt như thế nào cho 1 dãy????
                    Cón nếu thích chính xác thì có 1 cách theo ACI như sau :
                    bạn dựng một mô hình dàn tinh thể ảo quy tụ tại đỉnh cột ; sau đó tạo thành 1 tinh thể gần giống với kinh tử tháp ; các góc nghiên của dàn khỏng 42-45 độ theo hình dáng chọc thủng của cột ; tính toán theo PP dàn ảo thì bạn xem sách nhé ; khi đó bạn có nội lực của các dàn ảo thì đạt thép theo dàn ảo ; vừa an toàn ; vừa chính xác....
                    Last edited by ksminh; 11-01-2008, 11:18 AM.
                    TÌNH YÊU HẠNH PHÚC VÀ SỰ NGHIỆP THÀNH ĐẠT

                    Ghi chú


                    • #40
                      Ðề: móng cọc.

                      Nguyên văn bởi ksminh
                      nếu là móng đơn trên nền đất ; khi tính toán theo 2 phương X và Y ; áp lực dưới móng sẽ phần bố theo ứgn suất không gian ; nếu mógn lệch tâm lớn thì có ứgn suất Âm , còn nếu lệch tâm bé thì chủ yếu ứng xuất dương ;
                      Việc tính thép cho cái đài này thì bạn cũng lấy theo từng phương mà tính ; theo phương x nó phân bố theo dạng hìn thang ; theo phương y nó phân bố theo dạng hình chử nhật với giá trị có thể là lấy trugn bình cộng của áp lực móng; tính an toàn cho nó yên tâm; và chẳng cần cắt theo dãy 1 mét chi cho mệt ; để luôn tiết diện với bề rộng bằng móng luôn ; và sau đó sẽ cho lượng thép tổng thể của móng theo phương bạn tính rồi chọn thép. cắn ra rắc rối ; lở có cái mógn nào 900x900 thì cắt như thế nào cho 1 dãy????
                      Cón nếu thích chính xác thì có 1 cách theo ACI như sau :
                      bạn dựng một mô hình dàn tinh thể ảo quy tụ tại đỉnh cột ; sau đó tạo thành 1 tinh thể gần giống với kinh tử tháp ; các góc nghiên của dàn khỏng 42-45 độ theo hình dáng chọc thủng của cột ; tính toán theo PP dàn ảo thì bạn xem sách nhé ; khi đó bạn có nội lực của các dàn ảo thì đạt thép theo dàn ảo ; vừa an toàn ; vừa chính xác....
                      Cái móng của em lại ko phải móng đơn. Phản lực tác dụng lên đài đó là các phản lực đầu cọc!
                      Còn cái cách anh chỉ, mấy bữa nữa rảnh em sẽ tìm hiểu thêm. Cảm ơn anh Minh hen
                      hanh03xd

                      Ghi chú


                      • #41
                        Ðề: móng cọc.

                        To KSMINh:
                        Thống nhất với bạn về bản chất làm việc của cọc khi khoảng cách giữa hai tim cọc thay đổi. Chẳng qua vì từ ngử không rỏ ràng mà thôi ( đọc kỹ hơn bác sẽ nhận thấy điều đó)
                        Khi tim hai cọc gần nhau thì hiện tượng giống như bác đã ghi, lưu ý lúc đó sẽ có cộng ứng suất tại mủi cọc gây tăng độ lún so với kết quả tính theo cọc đơn.
                        Chào bạn.

                        Ghi chú


                        • #42
                          Ðề: móng cọc.

                          Nguyên văn bởi betameo
                          To KSMINh:
                          Thống nhất với bạn về bản chất làm việc của cọc khi khoảng cách giữa hai tim cọc thay đổi. Chẳng qua vì từ ngử không rỏ ràng mà thôi ( đọc kỹ hơn bác sẽ nhận thấy điều đó)
                          Khi tim hai cọc gần nhau thì hiện tượng giống như bác đã ghi, lưu ý lúc đó sẽ có cộng ứng suất tại mủi cọc gây tăng độ lún so với kết quả tính theo cọc đơn.
                          Chào bạn.
                          khi các cọ làm việc chung ; sức chịu tải mũi cọc có thể tăng lên ; giống như cọc đơn mổ rộng mũi ; vì thế rất mơ hồ ; nếu muốn tính toán có ảnh hưởng đến nhóm cọc ; thì dọc sách người ta tính toán cụ thể sẽ biết ; còn rắc rồi thì >3d cho yên tâm
                          thân
                          TÌNH YÊU HẠNH PHÚC VÀ SỰ NGHIỆP THÀNH ĐẠT

                          Ghi chú


                          • #43
                            Ðề: móng cọc.

                            Xin mời các bác vào đây tư vấn giúp.
                            Về vấn đề chọn số lượng cọc thí nghiệm nén tĩnh.
                            Phạm vi thi công các công trình trong dự án : phương dọc 262m, phương ngang 56 m, có 5 building, nhà xưởng và các công trình nhỏ nằm một cách tương đối theo phương dọc, có 4 hố khoan địa chất trong khu vực xây dựng và 18 hố khoan địa chất các khu vực xung quanh, tổng số cọc trong tất cả các công trình 254 tim 400 x 400 , L = 42 m.
                            Theo thiết kế của tư vấn thiết kế là tiến hành thí nghiệm 6 cọc nén tĩnh trong đó có 2 cọc cho buiding. Theo tôi như vây là quá nhiều và muốn yêu cầu thay đổi thiết kế. Phương án như sau:
                            Bố trí 1 cọc thử nằm gần khu vực nhà xưởng (không thuộc cọc trong móng của các công trình cọc này được thí nghiệm sau đó thì bỏ chỉ để xem kết quả và tiến hành thi công đại trà ngay vi tiến độ gấp) một cọc thuộc building, và một cọc thuộc một trong các công trình còn lại. Theo tôi thì với số liệu địa chất đầy đủ như vậy thì số cọc như trên là hợp lý không cần phải mổi công trình phải có tối thiểu 1 cọc thử như thiết kế, thậm chí có thể giảm thêm. Ý kiến các bác thế nào xin mời vào đây tư vấn giúp.
                            Mời bác henycuong và bác David Giang cho ý kiến cho xôm tụ.

                            Ghi chú


                            • #44
                              Ðề: móng cọc.

                              Theo tôi thì nên thử tĩnh 5 cọc là tối thiểu. Vì theo tiêu chuẩn quy định:
                              số lượng cọc thử tối thiểu là 2% (Nếu tôi nhớ không nhầm).
                              Nếu dự án là của mình đầu tư thì có thể giảm bớt.
                              Tiện đây xin hỏi các bác: Ta nên chọn Pmin như thế nào!. Phải chăng càng nhiều cọc thí nghiệm tĩnh bao nhiêu thì người thiết kế đưa ra Pmin càng kinh tế và hợp lý bấy nhiêu. Nếu ta ngại thí nghiệm tĩnh thì có thể chọn Pmin thừa dẫn đến lãng phí.

                              Ghi chú


                              • #45
                                Ðề: móng cọc.

                                Theo tiêu chuẩn quy định thông thường được lấy bằng 1% tổng số cọc của công trình nhưng trong mọi trường hợp không ít hơn hai coc. Trong trường hợp biết rõ điều kiện đất nền và có kinh nghiệm thiết kế cọc khu vực lân cận thì không nhất thiết phải tiến hành thí nghiệm thâm dò

                                Ghi chú

                                Working...
                                X