QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

móng cọc.

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #46
    Ðề: móng cọc.

    Nguyên văn bởi Nguyen Cong Cuong
    Theo tôi thì nên thử tĩnh 5 cọc là tối thiểu. Vì theo tiêu chuẩn quy định:
    số lượng cọc thử tối thiểu là 2% (Nếu tôi nhớ không nhầm).
    Nếu dự án là của mình đầu tư thì có thể giảm bớt.
    Tiện đây xin hỏi các bác: Ta nên chọn Pmin như thế nào!. Phải chăng càng nhiều cọc thí nghiệm tĩnh bao nhiêu thì người thiết kế đưa ra Pmin càng kinh tế và hợp lý bấy nhiêu. Nếu ta ngại thí nghiệm tĩnh thì có thể chọn Pmin thừa dẫn đến lãng phí.
    Ý bác Pmin là giá trị sức chịu tải thiết kế?

    Bác nói tới thí nghiệm tĩnh thăm dò hay kiểm tra?

    Nếu bác thí nghiệm thăm dò thì chưa chắc nhiều đã là kinh tế.

    Nếu bác thí nghiệm kiểm tra thì không đủ cơ sở để tăng giá trị sức chịu tải của cọc.

    Tất nhiên thí nghiệm càng nhiều thì càng cho độ tin cậy cao, nhưng đảm bảo kinh tế thì chưa chắc mà phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm địa chất của tư vấn thiết kế nữa.

    Nguyên văn bởi tcd
    Theo tiêu chuẩn quy định thông thường được lấy bằng 1% tổng số cọc của công trình nhưng trong mọi trường hợp không ít hơn hai coc. Trong trường hợp biết rõ điều kiện đất nền và có kinh nghiệm thiết kế cọc khu vực lân cận thì không nhất thiết phải tiến hành thí nghiệm thâm dò
    Bác có số liệu địa chất đầy đủ thì cứ đúng như quy định trên là được rồi. Nếu địa chất phức tạp, công trình đặc biệt thì cần thiết thí nghiệm kiểm tra thêm độ tin cậy.
    Last edited by vis; 15-01-2008, 04:34 PM.

    Ghi chú


    • #47
      Ðề: móng cọc.

      thấy bên này mọi ng` bàn về móng cọc sôi nổi quá, cho em hỏi 1 câu: tại sao lực ma sát đơn vị của cọc lại phụ thuộc vào chiều sâu lớp đất???

      Ghi chú


      • #48
        Ðề: móng cọc.

        Nguyên văn bởi connhangheo
        thấy bên này mọi ng` bàn về móng cọc sôi nổi quá, cho em hỏi 1 câu: tại sao lực ma sát đơn vị của cọc lại phụ thuộc vào chiều sâu lớp đất???
        "phụ thuộc" là sao? hỏi cụ thể hơn đi

        thường áp lực của "đất" tăng theo chiều sâu...

        Ghi chú


        • #49
          Ðề: móng cọc.

          Khi coi hệ số ép hông của đất là hằng số, thì càng xuống sâu sẽ có lực ép hông càng lớn, do đó ma sát sẽ lớn.

          Ghi chú


          • #50
            Ðề: móng cọc.

            Nguyên văn bởi vis
            Nếu bác thí nghiệm kiểm tra thì không đủ cơ sở để tăng giá trị sức chịu tải của cọc.

            Tất nhiên thí nghiệm càng nhiều thì càng cho độ tin cậy cao, nhưng đảm bảo kinh tế thì chưa chắc mà phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm địa chất của tư vấn thiết kế nữa.

            .
            Câu một bác viết không chuẩn. Sức chịu tải cọc trong đất là không thay đổi, Ptk mới thay đổi. Khi hiểu được các số liệu thí nghiệm cung cấp, kỹ sư có thể chọn hệ số an toàn ở giá trị min để tăng Ptk ( mặc dù đang có kết quả thí nghiệm kiểm tra).
            Câu 2 quá đúng vì con người là nhân tố quyết định.

            Ghi chú


            • #51
              Ðề: móng cọc.

              Bác có số liệu địa chất đầy đủ thì cứ đúng như quy định trên là được rồi. Nếu địa chất phức tạp, công trình đặc biệt thì cần thiết thí nghiệm kiểm tra thêm độ tin cậy.
              Vấn đề là ở chổ có đến 5 công trình nằm gần nhau trong phạm vi xây dựng như đã đề cập ở trên, co 3 công trình quy mô vừa còn lại là nhỏ nếu áp dụng tiêu chuẩn coi mỗi công trình như riêng biệt và áp dụng tối thiểu 2 cọc thì số cọc sẽ rất nhiều
              Vì vây tôi muốn muốn nói là ta có thể quyết định số cọc thí nghiệm dựa trên tổng số cọc của tất cả cả các công trình trong dự án vừa tiết kiệm vừa đẩy nhanh tiến độ.
              Ý các bác thế nào

              Ghi chú


              • #52
                Ðề: móng cọc.

                Nguyên văn bởi betameo
                Câu một bác viết không chuẩn. Sức chịu tải cọc trong đất là không thay đổi, Ptk mới thay đổi. Khi hiểu được các số liệu thí nghiệm cung cấp, kỹ sư có thể chọn hệ số an toàn ở giá trị min để tăng Ptk ( mặc dù đang có kết quả thí nghiệm kiểm tra).
                Câu 2 quá đúng vì con người là nhân tố quyết định.

                Tôi đồng ý với bác là: giá trị sức chịu tải của cọc có một giá trị (tương đối vì cái này quy ước thôi).

                Cái quan trọng là:

                -Tôi nhấn mạnh là thí nghiệm nén tĩnh kiểm tra.

                -Giá trị sức chịu tải của cọc để thí nghiệm kiểm tra là theo thiết kế (Ptk)(hiển nhiên rồi vì nếu biết được giá trị sức chịu tải (thực) thì cần gì phải kiểm tra). Trong Ptk đã kể tới hệ số tin cậy thành phần theo ma sát thân và sức chống mũi. Hệ số này do năng lực của tư vấn phù hợp quy định.

                -Khi mang Ptk đi thí nghiệm thì sẽ biết được khả năng tối đa của nó là Ptk nếu nó chưa bị phá hoại quy ước. Từ biểu đồ tải trọng-lún cũng có thể ước đoán tiềm năng sức chịu tải của cọc.

                -Tôi trộm nghĩ bác dựa trên cái ước đoán trên.

                Vì thế:

                -Nếu thẳng tay giảm hệ số tin cậy(+xác suất) thành phần thì là bao nhiêu? Vì thực tế đối với đất tính dính sẽ cho biểu đồ phá hoại đột ngột (lún) khó lường. Do đó không đảm bảo là tại giá trị lớn ngay sau giá trị Ptk cọc sẽ không bị vượt giá trị giới hạn (phá hoại).

                -Nếu tăng giá trị Pkt cho các cọc thí nghiệm sau đó thì ok, và giá trị sẽ là bao nhiêu để không bị rủi ro là thí nghiệm kiểm tra trở thành thí nghiệm thăm dò?

                Ghi chú


                • #53
                  Ðề: móng cọc.

                  Nguyên văn bởi tcd
                  Vấn đề là ở chổ có đến 5 công trình nằm gần nhau trong phạm vi xây dựng như đã đề cập ở trên, co 3 công trình quy mô vừa còn lại là nhỏ nếu áp dụng tiêu chuẩn coi mỗi công trình như riêng biệt và áp dụng tối thiểu 2 cọc thì số cọc sẽ rất nhiều
                  Vì vây tôi muốn muốn nói là ta có thể quyết định số cọc thí nghiệm dựa trên tổng số cọc của tất cả cả các công trình trong dự án vừa tiết kiệm vừa đẩy nhanh tiến độ.
                  Ý các bác thế nào
                  Không có ý của bác nào cả, mà TCD phải làm đúng quy định của TCXD. Chú ý tiêu chuẩn của móng cọc của VN là không bắt buột, nên để được việc bác nghiên cứu thêm các TC các nướpc khác nếu muốn.
                  Nếu bác đã đọc được các kinh nghiệm của các bác trên diển đàn thì bác sẽ thấy: địa chất nền biến đổi không có quy luật.
                  Như vậy có thể 99 CT bác hên sẽ không có sự cố, công trình 100 sẽ dính. Con số 100 này có thể là CT đầu tiên.
                  Theo tôi: xem từng khối nhà là 1 CT độc lập và áp dụng đúng TCXD
                  ( nhưng nội dung trên là khi dự án đang dùng vốn ngân sách)

                  Ghi chú


                  • #54
                    Ðề: móng cọc.

                    Nguyên văn bởi tcd
                    Vấn đề là ở chổ có đến 5 công trình nằm gần nhau trong phạm vi xây dựng như đã đề cập ở trên, co 3 công trình quy mô vừa còn lại là nhỏ nếu áp dụng tiêu chuẩn coi mỗi công trình như riêng biệt và áp dụng tối thiểu 2 cọc thì số cọc sẽ rất nhiều
                    Vì vây tôi muốn muốn nói là ta có thể quyết định số cọc thí nghiệm dựa trên tổng số cọc của tất cả cả các công trình trong dự án vừa tiết kiệm vừa đẩy nhanh tiến độ.
                    Ý các bác thế nào
                    Bác hiểu rõ địa chất, địa chất không phức tạp, mặt bằng không quá rộng (256x62 m2), tầm quan trọng của công trình (con người, thiết bị) có nhậy cảm không?

                    Dựa trên: "Theo tiêu chuẩn quy định thông thường được lấy bằng 1% tổng số cọc của công trình nhưng trong mọi trường hợp không ít hơn hai coc. Trong trường hợp biết rõ điều kiện đất nền và có kinh nghiệm thiết kế cọc khu vực lân cận thì không nhất thiết phải tiến hành thí nghiệm thâm dò"

                    Chọn 3 cọc >1% thí nghiệm nén tĩnh kiểm tra cho nhanh đỡ tốn xiền và thời gian.

                    Ghi chú


                    • #55
                      Ðề: móng cọc.

                      Đây là công trình cảng quốc tế, vốn đầu tư nước ngoài, bên tôi làm tổng thầu, nên muốn giảm thời gian và chi phí. Nhưng vấn đề này còn phải thương lượng với tư vấn thiết kế và chủ đầu tư. Công trình nhà xưởng nhịp lớn nhất 10.5m, tải trọng cần trục 3 tấn, building 2 tầng _ chiều dài nhịp trung bình.

                      Ghi chú


                      • #56
                        Ðề: móng cọc.

                        Nguyên văn bởi vis
                        "phụ thuộc" là sao? hỏi cụ thể hơn đi

                        thường áp lực của "đất" tăng theo chiều sâu...
                        dùng từ "phụ thuộc" ở đây là chính xác rồi còn gì nữa hả bác. Khi tra bảng lực ma sát đơn vị thì bác fải dựa vào độ sâu trung bình của lớp đất. Tại sao khi chiều sâu trung bình lớp đất tăng lên thì lực ma sát đơn vị lại tăng

                        Ghi chú


                        • #57
                          Ðề: móng cọc.

                          Nguyên văn bởi tcd
                          Đây là công trình cảng quốc tế, vốn đầu tư nước ngoài, bên tôi làm tổng thầu, nên muốn giảm thời gian và chi phí. Nhưng vấn đề này còn phải thương lượng với tư vấn thiết kế và chủ đầu tư. Công trình nhà xưởng nhịp lớn nhất 10.5m, tải trọng cần trục 3 tấn, building 2 tầng _ chiều dài nhịp trung bình.

                          Tôi cứ nghĩ bác là tư vấn thiết kế, công trình là nhà xưởng hay kho hàng gì đó. Không biết công trình nằm ở vùng nào?

                          Nếu như vậy thì hơi khó đây: địa chất ven biển rất có thể phức tạp, cần thí nghiệm nhiều để có độ tin cậy cao. Quan niệm của tư vấn thiết kế khó có thể thay đổi???

                          Ghi chú


                          • #58
                            Ðề: móng cọc.

                            Nguyên văn bởi connhangheo
                            dùng từ "phụ thuộc" ở đây là chính xác rồi còn gì nữa hả bác. Khi tra bảng lực ma sát đơn vị thì bác fải dựa vào độ sâu trung bình của lớp đất. Tại sao khi chiều sâu trung bình lớp đất tăng lên thì lực ma sát đơn vị lại tăng
                            Thô thiển một tí nhé: nếu lớp đất là đồng nhất giống như nước chẳng hạn bác sẽ thấy nước ở càng sâu thì áp lực càng lớn không? (xin đừng hỏi nước thì làm @#$%^ gì có ma sát nhé)

                            Từ phụ thuộc là đúng khi đất nền có tính đồng nhất. Nếu nền có nhiều lớp đất, mà lớp yếu nằm dưới lớp đất tốt vẫn có thể cho áp lực đo được theo thí nghiệm Premetertest thấp hơn nhé!
                            Last edited by vis; 15-01-2008, 06:47 PM.

                            Ghi chú


                            • #59
                              Ðề: móng cọc.

                              Nguyên văn bởi vis
                              Tôi đồng ý với bác là: giá trị sức chịu tải của cọc có một giá trị (tương đối vì cái này quy ước thôi).

                              Cái quan trọng là:

                              -Tôi nhấn mạnh là thí nghiệm nén tĩnh kiểm tra.

                              -Giá trị sức chịu tải của cọc để thí nghiệm kiểm tra là theo thiết kế (Ptk)(hiển nhiên rồi vì nếu biết được giá trị sức chịu tải (thực) thì cần gì phải kiểm tra). Trong Ptk đã kể tới hệ số tin cậy thành phần theo ma sát thân và sức chống mũi. Hệ số này do năng lực của tư vấn phù hợp quy định.

                              -Khi mang Ptk đi thí nghiệm thì sẽ biết được khả năng tối đa của nó là Ptk nếu nó chưa bị phá hoại quy ước. Từ biểu đồ tải trọng-lún cũng có thể ước đoán tiềm năng sức chịu tải của cọc.

                              -Tôi trộm nghĩ bác dựa trên cái ước đoán trên.

                              Vì thế:

                              -Nếu thẳng tay giảm hệ số tin cậy(+xác suất) thành phần thì là bao nhiêu? Vì thực tế đối với đất tính dính sẽ cho biểu đồ phá hoại đột ngột (lún) khó lường. Do đó không đảm bảo là tại giá trị lớn ngay sau giá trị Ptk cọc sẽ không bị vượt giá trị giới hạn (phá hoại).

                              -Nếu tăng giá trị Pkt cho các cọc thí nghiệm sau đó thì ok, và giá trị sẽ là bao nhiêu để không bị rủi ro là thí nghiệm kiểm tra trở thành thí nghiệm thăm dò?
                              Đây là chủ đề hay nên có bác cùng bàn thì xôm rồi.
                              1. Thí nghiệm nén tỉnh để kiểm tra: các CT tại khu vực của tôi chỉ ngang mức độ này.
                              2. Giá trị sức chịu tải của cọc: Pult là bất biến đây là số liệu tính từ các thông số của thí nghiệm tính ra. Từ đây chia HSAT để có Ptk. Tuy nhiên
                              Hệ số này do năng lực của tư vấn phù hợp quy định. thì không chuẩn. Trong khoản biến đổi của HSAT theo TC quy định, năng lực của TK tốt sẽ có con số tốt. Bạn có biết vì sao HSAN cho ma sát từ 1-2, cho chống mủi từ 2-3 không? Tại sao hai con số này lại khác nhau? (1-2, 2-3).
                              3. Khi mang Ptk đi thí nghiệm thì sẽ biết được khả năng tối đa của nó là Ptk nếu nó chưa bị phá hoại quy ước. Từ biểu đồ tải trọng-lún cũng có thể ước đoán tiềm năng sức chịu tải của cọc.
                              Với PTk đã nới trên mục 2, tùy yêu cầu đề cương nén tỉnh bạn sẽ thí nghiệm 1 hay nhiều chu kỳ và với tải tối đa la 200; 250; 300 % Ptk để đạt được mục tiêu. Đôi khi đã đạt tải tối đa mà cọc vẫn không phá hoại quy ước thì vẫn ngừng thí nghiệm. Tuy nhiên để chọn HSAT chính xác từ kết quả thí nghiệm ( Hệ số này nhỏ hơn HSAT ở mục 1) thì bác dựa vào cơ sở nào? vì chúng ta có nhiều cái: lún tổng, lún dư, lún tại đỉnh, tại mủi , quan hệ P và s, tốc độ lún, điều kiện phá hoại quy ước, quan hệ giưa kháng ma sát và kháng mủi theo độ lún.....Theo bác nếu chỉ thí nghiệm 1 chu kỳ thì kết quả có gì khác không ( kết quả là chọn HSAT chính xác)
                              Khi biểu đồ đã có điểm uốn thì vấn đề đơn giản rồi tôi không bàn thêm (trường hợp phá hoại bác nêu trên)
                              Còn giảm HSAT thì giảm tới đâu:
                              Tài liệu đã post trên Forum ( US Army) cho thấy = 1.1
                              Một anh bạn tôi đã thi công công trình nhà dân tại TP HCM đã dùng 1.1.
                              Tôi hỏi sao nhỏ vậy? anh ấy trả lời: địa chất không biến động và đã kiểm chứng ở các CT lân cận. Nhờ trời CT vẫn tốt.
                              Bác cùng bàn thêm nhé. Thân.

                              Ghi chú


                              • #60
                                Ðề: móng cọc.

                                Nguyên văn bởi vis
                                Thô thiển một tí nhé: nếu lớp đất là đồng nhất giống như nước chẳng hạn bác sẽ thấy nước ở càng sâu thì áp lực càng lớn không? (xin đừng hỏi nước thì làm gì có ma sát nhé)

                                Từ phụ thuộc là đúng khi đất nền có tính đồng nhất. Nếu nền có nhiều lớp đất, mà lớp yếu nằm dưới lớp đất tốt vẫn có thể cho áp lực đo được theo thí nghiệm Premetertest thấp hơn nhé!
                                Ko bàn về từ phụ thuộc nữa vì các lớp đất khác nhau thì có độ sâu trung bình khác nhau
                                ở đây em hỏi lực ma sát đơn vị bác ah,bác có thể giải thích rõ hơn vì sao độ sâu trung bình của lớp đất tăng thì lực ma sát tăng. Giải thích như bác em chỉ hiểu được cái áp lực đất thôi chứ em vẫn chưa hiểu về cái lực ma sát đơn vị mà em hỏi.thanks

                                Ghi chú

                                Working...
                                X