QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Những câu "khó dịch" trong xây dựng

Collapse
This is a sticky topic.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • nguyenngoc74
    replied
    Ðề: Những câu "khó dịch" trong xây dựng

    15.5 THE CQC METHOD OF MODAL COMBINATION
    The most conservative method that is used to estimate a peak value of displacement or force within a structure is to use the sum of the absolute of the modal response values. This approach assumes that the maximum modal values for all modes occur at the same point in time.
    Another very common approach is to use the Square Root of the Sum of the Squares, SRSS, on the maximum modal values to estimate the values of displacement or forces. The SRSS method assumes that all of the maximum modal values are statistically independent. For three-dimensional structures in which a large number of frequencies are almost identical, this assumption is not justified.
    The relatively new method of modal combination is the Complete Quadratic Combination, CQC, method [1] that was first published in 1981. It is based on random vibration theories and has found wide acceptance by most engineers and has been incorporated as an option in most modern computer programs for seismic analysis. Because many engineers and building codes are not requiring the use of the CQC method, one purpose of this chapter is to explain by example the advantages of using the CQC method and illustrate the potential problems in the use of the SRSS method of modal combination.
    The peak value of a typical force can now be estimated from the maximum modal values using the CQC method with the application of the following double summation equation:
    where is the modal force associated with mode . The double summation is conducted over all modes. Similar equations can be applied to node displacements, relative displacements and base shears and overturning moments.
    The cross-modal coefficients, , for the CQC method with constant damping are:
    where r/ and must be equal to or less than 1.0. It is important to note that the cross-modal coefficient array is symmetric and all terms are positive.

    15.5 Phương pháp CQC của các dạng tổ hợp
    Phương pháp thận trọng nhất để tính toán giá trị đỉnh của chuyển vị và lực trong kết cấu là sử dụng tổng các giá trị tuyệt đối của các dạng. Phương pháp này thừa nhận là các giá trị max ch tất cả các trưòng hợp (tải trọng) xuất hiện cùng một lúc.
    Phương pháp phổ biến kháclà sử dụng SRSS (căn bậc hai của tổng các bình phương), dựa trên các giá trị max từng trường hợp để tính lực và chuyển vị. Phương pháp SRSS thừa nhận rằng tất cả các giá trị max theo các dạng là độc lập theo số liệu thống kê. Đối với kết cấu không gian trong đó một số lượng lớn của tần số là hầu như giống nhau, sự thừa nhận này không được thừa nhận là đúng.
    Một phương pháp tổ hợp mới là Tổ hợp căn bậc hai toàn chỉnh (CQC), phương pháp này được xây dựng năm 1981. Nó dựa trên lý thuyết biến dạng ngẫu nhiên và tìm được một sự chấp thuận sâu rộng bởi hầu hết kỹ sư và đã được tổ chức như là một sự lựa chọn trong hầu hết chương trình tính toán hiện đại khi phân tích động đất. Bởi vì nhiều kỹ sư và tiêu chuẩn xây dựng đang không yêu cầu sử dụng phương pháp CQC, một mục đích của chương này là để giải thích bằng ví dụ những tiện ích của việc sử dụng phương pháp CQC và minh họa những vấn đề tiềm năng trong cách dùng phương pháp SRSS khi tổ hợp.
    Giá trị đỉnh của lực đặc trưng bây giờ có thể được tính từ giá trị max của các dạng sử dụng phương pháp CQC với việc áp dụng công thức tổng double dưới đây:

    Ở đây fn là giá trị lực liên quan đến dạng n. Tổng double được diễn giải cho tất cả các kiểu. Các công thức tương tự có thể được áp dụng cho chuyển vị nút, chuyển vị liên quan và lực cắt nền và mômen lật.
    Hệ số rnm trong phương pháp CQC với hệ số giảm chấn là hằng số là:
    rnm= 8.z2.(1+r).r3/2 / [(1-r2)2 + 4.z2.r.(1+r2)]
    Trong đó r=wn / wm và phải bằng hoặc nhỏ hơn 1. Rất quan trọng để ghi nhớ rằng các dãy các hệ số là đối xứng và luôn dương.

    _______________________________________________
    Hình như tớ dịch ko rõ hay sao mà chẳng thấy ai trao đổi nhi?

    Leave a comment:


  • nguyenngoc74
    replied
    Ðề: Những câu "khó dịch" trong xây dựng

    17.4.7. Torsional Effects
    Possible torsional ground motion, the unpredictable distribution of live load mass
    and the variations of structural properties are three reasons why both regular and
    irregular structures must be designed for accidental torsional loads. Also, for a
    regular structure lateral loads do not excite torsional modes. One method suggested in the Code is to conduct several different dynamic analyses with the mass at different locations. This approach is not practical since the basic dynamic
    properties of the structure (and the dynamic base shears) would be different for each analysis. In addition, the selection of the maximum member design forces would be a monumental post-processing problem.
    The current Code allows the use of pure static torsional loads to predict the additional design forces caused by accidental torsion. The basic vertical distribution of lateral static loads is given by the Code equations. The static torsional moment at any level is calculated by the multiplication of the static load at that level by 5 percent of the maximum dimension at that level. In this book it is recommended that these pure torsional static loads, applied at the center of mass at each level, be used as the basic approach to account for accidental torsional loads. This static torsional load is treated as a separate load condition so that it can be appropriately combined with the other static and dynamic loads.


    17.4.7 Ảnh hưởng xoắn:
    Xoắn của chuyển động nền có thể, sự phân bố bất kỳ của hoạt tải và các đặc trưng kết cấu khác nhau là 3 nguyên nhân tại sao kết cấu đều đặn và không đều đặn phải được thiết kế cho tải trọng xoắn ngẫu nhiên. Mặc dù, đối với KC đều đặn tải trọng ngang không kích động mô hình xoắn. Một phương pháp đề nghị trong TC là để điều khiển nhiều phương pháp phân tích động khác nhau với khối lượng ở các vị trí khác nhau. Phương pháp này là không hiện thực từ khi các đặc trưng động cơ bản của kết cấu (và lực cắt nền động) sẽ khác nhau cho mỗi phân tích. Thêm vào đó, sự chọn lựa của lực thiết kế cấu kiện max là “vấn đề quy trình lạ thường.”
    TC hiện hành cho phép sử dụng những tải trọng xoắn tĩnh thuần túy để dự đoán lực thiết kế gia tăng gây ra bởi lực xoắn ngẫu nhiên. Sự phân bố theo phương đứng cơ bản của tải trọng ngang tĩnh được cho bởi phương trình TC. Mô men xoắn tĩnh ở bất kỳ cao trình được tính bởi tích của tải trọng tĩnh ở cao độ đó với 5% của kích thước ngang max ở cùng cốt. Trong sách này nhắc nhở rằng những tải trọng tĩnh xoắn thuần túy này đặt ở tâm khối lượng ở mỗi cốt, được sử dụng như là phương pháp cơ bản để tính toán những tải trọng xoắn ngẫu nhiên. Tải trọng xoắn tĩnh được nghiên cứu điều kiện tải trọng độc lập vì vậy nó có thể đựoc tổ hợp thích đáng với các tải trọng tĩnh và động khác.

    Có một đoạn hơi lủng củng, ai biết thì cho ý kiến nhé.

    Leave a comment:


  • phu_ho
    replied
    Ðề: Những câu "khó dịch" trong xây dựng

    Nguyên văn bởi hien nghiem
    Nó đây, tôi tìm mãi mới thấy.
    Cảm ơn bác hien_nghiem

    Leave a comment:


  • zmt
    replied
    Ðề: Những câu "khó dịch" trong xây dựng

    Nguyên văn bởi nguyenngoc74
    Cám ơn hiennghiem, tôi tìm mãi mà không thấy, không biết bạn lấy ở đâu vậy.
    Có một số từ tôi vẫn chưa hiểu nghĩa đích thực của nó: Superposition, monumental post-processing problem, is far more rational since.
    Em xin phép viết 1 câu ngoài lề vì lẽ ra vấn đề tìm kiếm trên mạng cần đưa vào một chủ đề riêng.

    Theo kinh nghiệm của em (em tìm được gần như 100% các sách có nội dung tiếng Anh trên mạng Internet). thì có 2 cách tìm kiếm
    1) tìm bằng các search engine (ví dụ: GOOGLE)
    2) tìm trên mạng ngang hàng (ví dụ: mininova)

    Em giới thiệu cách 1, đây là một cách đơn giản và hiệu quả:
    1a) anh vào trang: www.goolge.com
    2a) sau đó gõ vào nội dung cần tìm (tốt nhất là một câu tương đối dài trong sách của anh)

    Ví dụ: anh gõ câu:"Also, a “dynamic base shear” can be calculated in the minor principal"

    anh sẽ tìm được kết quả sau:
    http://www.google.com.vn/search?hl=v...cipal%22&meta=

    Đây chính là File PDF của cuốn sách của anh

    Leave a comment:


  • nguyenngoc74
    replied
    Ðề: Những câu "khó dịch" trong xây dựng

    Cám ơn hiennghiem, tôi tìm mãi mà không thấy, không biết bạn lấy ở đâu vậy.
    Có một số từ tôi vẫn chưa hiểu nghĩa đích thực của nó: Superposition, monumental post-processing problem, is far more rational since.
    Last edited by nguyenngoc74; 21-07-2006, 09:36 AM.

    Leave a comment:


  • hien nghiem
    replied
    Ðề: Những câu "khó dịch" trong xây dựng

    Nguyên văn bởi phu_ho
    Cái tài liệu này của bác hien_nghiem là một số chương rời rạc, không biết bác có bản đầy đủ không cho tôi xin để đọc với ?
    Nó đây, tôi tìm mãi mới thấy.
    Attached Files

    Leave a comment:


  • nguyenngoc74
    replied
    Ðề: Những câu "khó dịch" trong xây dựng

    Nguyên văn bởi hien nghiem
    Đây chắc là tài liệu bác ngoc74 đang đọc
    Có lẽ không phải đâu, tôi cũng có một số chương nữa (chưa đủ), các bạn có thể xem thêm.
    Attached Files

    Leave a comment:


  • phu_ho
    replied
    Ðề: Những câu "khó dịch" trong xây dựng

    Nguyên văn bởi hien nghiem
    Đây chắc là tài liệu bác ngoc74 đang đọc
    Cái tài liệu này của bác hien_nghiem là một số chương rời rạc, không biết bác có bản đầy đủ không cho tôi xin để đọc với ?

    Leave a comment:


  • hien nghiem
    replied
    Ðề: Những câu "khó dịch" trong xây dựng

    Đây chắc là tài liệu bác ngoc74 đang đọc
    Attached Files

    Leave a comment:


  • nguyenngoc74
    replied
    Ðề: Những câu "khó dịch" trong xây dựng

    17.4.6. Dynamic Displacements and Member Forces
    The displacement and force distribution are calculated using the basic SRSS method to combine the results from 100 percent of the scaled spectra applied in each direction. If two analyses are conducted in any two orthogonal directions, in which the CQC method is used to combine the modal maximums for each analysis, and the results are combined by the SRSS method, exactly the same results will be obtained regardless of the orientation of the orthogonal reference system. Therefore, the direction of the base shear of the first mode defines a reference system for the building.
    If site-specific spectra are given, for which scaling is not required, any orthogonal reference system can be used. In either case, only one computer run is necessary to calculate all member forces to be used for design.

    17.4.6 Lực cấu kiện và chuyển vị động
    Sự phân bố lực và chuyển vị được tính sử dụng phương pháp SRSS cơ bản để tổ hợp các kết quả từ 100% của hàm phổ tỷ lệ áp dụng cho mỗi hướng. Nếu hai phân tích được thực hiện trong hai hướng trực giao bất kỳ, trong đó phương pháp CQC được dùng để tổ hợp giá trị max cho mỗi phân tích, và các kết quả được tổ hợp bởi phương pháp SRSS, chính xác là các kết quả giống nhau sẽ được tạo ra bất kể sự định hướng của hệ thống trực giao tham khảo.
    Nếu hàm phổ riêng cho từng vùng được cung cấp, ở đó sự tỷ lệ không được yêu cầu, bất kỳ hệ thống tham khảo trực giao có thể được dùng. Cách khác, chỉ một lần máy tính chạy là đủ để tính toán tất cả lực cấu kiện sử dụng cho thiết kế.
    Bình: Có thể chịn bất cứ cặp hướng trực giao nào để tính toán
    Last edited by nguyenngoc74; 20-07-2006, 12:25 PM.

    Leave a comment:


  • nguyenngoc74
    replied
    Ðề: Những câu "khó dịch" trong xây dựng

    17.4.5. Scaling of Results
    Each of these analyses will produce a base shear in the major principal direction. A single value for the “dynamic base shear” is calculated by the SRSS method. Also, a “dynamic base shear” can be calculated in the minor principal direction. The next step is to scale the previously used spectra shapes by the ratio of “design base shear” to the minimum value of the “dynamic base shear”. This approach is more conservative than proposed by the current requirements, since only the scaling factor that produces the largest response is used. However, this approach is far more rational since it results in the same design earthquake in all directions.

    17.4.5 Tỷ lệ hóa kết quả:
    Mỗi phân tích trên sẽ tạo rao một lực cắt nền trong hướng chính chủ đạo. Một giá trị đơn lẻ của lực cắt nền động được tính bởi phưong pháp SRSS. Mặc dù, lực cắt nền động có thể được tính trong hướng chính phụ. Bước tiếp theo là tỷ lệ những mô hình hàm phổ sử dụng ở trước bởi hệ số của “lực cắt nền thiết kế” với giá trị min của “lực cắt nền động”. Phương pháp này là an toàn nhiều hơn là yêu cầu hiện hành, từ đó chỉ có một hệ số tỷ lệ mà tạo ra phản ứng lơn nhất được sử dụng. Tuy nhiên, phương pháp này “bất hợp lý” khi nó cho kết quả giống nhau trong thiết kế động đất trong tất cả các hướng.

    Hình như phần mềm sap sau khi tính “lực cắt nền động” rồi nhân với một hệ số nữa để thành “lực cắt nền thiết kế”, các chuyên gia về sap có rõ vấn đề này không nhi?

    Leave a comment:


  • nguyenngoc74
    replied
    Ðề: Những câu "khó dịch" trong xây dựng

    Nguyên văn bởi lamviethoansdcc
    Với lại cái em muốn nói là ở chỗ khác. Ví dụ, với tải trọng gió xiên thì ta tách thành hai lực thành phần (đương nhiên hai thành phần này bị giảm theo hàm cos và sin), nhưng với tải động đất thì ta tính riêng rẽ (chả giảm gì cả) và tổ hợp lại theo SRSS: Rõ ràng là kết quả quá thiên về an toàn, và 30% law xuất hiện...

    Còn SRSS chỉ đúng khi chu kì dao động của hai phương chênh lệch không nhỏ hơn 20%. Nếu nhỏ hơn thì áp dụng CQC method cho nó chính xác (nếu không thì kết quả gần với SRSS). Cái này có người nghiên cứu rồi!

    Trong một số phần mềm và tiêu chuẩn em đọc được vẫn tồn tại song song hai cách tổ hợp này, nên em cũng không hiểu cái "chương 5" nó có cái gì mà bác bỏ SRSS cả. Chính EN nó cũng công nhận đấy thôi (tất nhiên có cái 30% kia).

    Đề nghị anh nguyenngoc74 post cả cái manual đấy lên để mọi người dễ tham khảo, chứ anh cứ post nhỏ giọt thế thì có dịch đúng cũng chưa thể gọi là đúng context được.

    Em góp ý, hí hí.
    Rất tiếc là tớ chỉ có sách thôi chứ không có file nên chịu không post lên được, nội dung chương 17 bác Phạm đã post lê rồi đấy thôi. Nếu bác có cả chương 5 và chương 15 post lên luôn để anh em chưa có sách tham khảo thì hay quá (tôi nghĩ sách này cũng phổ biến, các anh chị học cao học ở DHXD HN hình như ai cũng có cả).
    - Các TC tính toán nào mà chả thiên về an toàn, chỉ là nhiều hay ít mà thôi, như EC quy định thì tính động đất với xác xuất 1 lần xảy ra trong 475 năm. Có khi cả năm đời kỹ sư nhà mình chả thấy trận động đất nào cả.
    - Tớ đang nghiên cứu tiếp mấy chương kia để xem nó viết như thế nào và SRSS và CQC, nhưng theo sơ bộ tớ nắm thì CQC là phương pháp tính lực max thì một phương, còn SRSS là phương pháp tổ hợp lực theo mấy TC nước ngoài hay dùng (ở mình thì chẳng thấy).

    TC động đất sắp ban hành rồi, chắc rồi ai mà chả dùng được, tớ muốn anh em mình trau dồi thêm một chút vốn tiếng anh, với lại xem các nước áp dụng máy tính để tính động đất như thế nào, ở đây còn nhiều điều rất mới, nhất là sử dụng phần mềm để tính động đất (trước nay minh hay tính tay), bởi vậy mong anh em tham gia nhiều nhé.

    Leave a comment:


  • phu_ho
    replied
    Ðề: Những câu "khó dịch" trong xây dựng

    Nguyên văn bởi lamviethoansdcc
    ...
    - Việc tổ hợp các hệ quả độc lập theo hai phương theo SRSS là thiên về an toàn. Trên thực tế, lực động đất tác dụng theo hai phương không phải lúc nào cũng trùng pha (gây ra cộng hưởng) nên để tiết kiệm thì tiêu chuẩn một số nước đưa ra “30% law”,
    ...
    Ngoại lực mà trùng pha với nhau thi không gây ra công hưởng đâu bác ạ.

    Leave a comment:


  • lamviethoansdcc
    replied
    Ðề: Những câu "khó dịch" trong xây dựng

    Nguyên văn bởi XUAN THUY
    Biểu thức tổ hợp: E_Emax = [(E_Edx)^2 + (E_Edx)^2]^(1/2)
    mặt dù không phải tổng hợp lực mà tổng hợp ứng suất, nhưng công thức thì đâu có khác (NTHBH) phải không?
    Việc xác định "hoàn toàn độc lập" tức là phép phân tích tĩnh riêng lẻ theo hai phương.
    Trước đây là như thế, nhưng đáng nói ở đây là tác giả không dùng SRSS nữa mà đề xuất dùng CQC tổng hợp trước từng dao động trên cả hai phương.
    Khác chứ anh! Cái (NTHBH) là để "tách" một véctơ thành hai (hay nhiều) vector theo các phương cho trước. Nó có hướng , hơn nữa trường hợp 2 vector không vuông góc thì không áp dụng pitagor (hay SRSS) được.

    Với lại cái em muốn nói là ở chỗ khác. Ví dụ, với tải trọng gió xiên thì ta tách thành hai lực thành phần (đương nhiên hai thành phần này bị giảm theo hàm cos và sin), nhưng với tải động đất thì ta tính riêng rẽ (chả giảm gì cả) và tổ hợp lại theo SRSS: Rõ ràng là kết quả quá thiên về an toàn, và 30% law xuất hiện...

    Còn SRSS chỉ đúng khi chu kì dao động của hai phương chênh lệch không nhỏ hơn 20%. Nếu nhỏ hơn thì áp dụng CQC method cho nó chính xác (nếu không thì kết quả gần với SRSS). Cái này có người nghiên cứu rồi!

    Trong một số phần mềm và tiêu chuẩn em đọc được vẫn tồn tại song song hai cách tổ hợp này, nên em cũng không hiểu cái "chương 5" nó có cái gì mà bác bỏ SRSS cả. Chính EN nó cũng công nhận đấy thôi (tất nhiên có cái 30% kia).

    Đề nghị anh nguyenngoc74 post cả cái manual đấy lên để mọi người dễ tham khảo, chứ anh cứ post nhỏ giọt thế thì có dịch đúng cũng chưa thể gọi là đúng context được.

    Em góp ý, hí hí.

    Leave a comment:


  • lamviethoansdcc
    replied
    Ðề: Những câu "khó dịch" trong xây dựng

    Em có ý kiến giải thích về cái SRSS như sau:
    (tham khảo giáo trình của thầy Nguyễn Lê Ninh)

    Gia tốc cực đại của chuyển động địa chấn có thể xuất hiện theo hướng bất kỳ, nên người ta tổ hợp các hệ quả của tác động địa chấn theo hai phương vuông góc:
    - Theo phương X: E_Edx
    - Theo phương Y: E_Edy
    Việc xác định các giá trị này là hoàn toàn độc lập với nhau (tức là tính với cùng tải trọng động đất theo từng phương một).
    Tiến hành tổ hợp theo SRSS method: E_Emax = [(E_Edx)^2 + (E_Edx)^2]^(1/2)

    Từ đó có 1 số chú ý:
    - Do ta không tổ hợp tải trọngtổ hợp hệ quả của ảnh hưởng tải trọng nên quy tắc hình bình hành dùng để tách lực không áp dụng ở đây.
    - Việc tổ hợp các hệ quả độc lập theo hai phương theo SRSS là thiên về an toàn. Trên thực tế, lực động đất tác dụng theo hai phương không phải lúc nào cũng trùng pha (gây ra cộng hưởng) nên để tiết kiệm thì tiêu chuẩn một số nước đưa ra “30% law”, ví dụ:
    EN 1998-1:2004 Clause 4.3.3.5.1 Subclause (3):
    E_Emax = E_Edx “+” 0.3*E_Edx
    E_Emax = 0.3*E_Edx + E_Edx
    (dấu “+” có nghĩa là “tổ hợp với”)
    Do đó mà ở đoạn dịch có ý nói tổ hợp theo SRSS thỏa mãn “30% theo phương còn lại”.

    Leave a comment:

Working...
X